01/09/2016
Thứ năm đầu
tháng, tuần 22 thường niên
BÀI ĐỌC I: 1 Cr 3, 18-23
"Tất cả là của anh em, nhưng anh em thuộc về Đức Kitô, và Đức Kitô
thuộc về Thiên Chúa".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, đừng có ai lừa dối mình. Nếu có ai trong anh em
cho mình là người khôn ngoan ở đời này, thì kẻ ấy hãy nên điên dại để được khôn
ngoan: vì sự khôn ngoan của thế gian này là sự điên dại đối với Thiên Chúa, vì
có lời chép rằng: "Chính Người bắt chợt những người khôn ngoan ngay trong
xảo kế của họ". Lại có lời khác rằng: "Chúa biết tư tưởng của những
người khôn ngoan là hão huyền". Vậy đừng có ai còn tự phô trương nơi loài
người. Vì tất cả là của anh em, dù là Phaolô hay Apollô, hoặc Kêpha, hoặc thế
gian, sự sống hay sự chết, hoặc hiện tại hay tương lai. Tất cả là của anh em;
nhưng anh em thuộc về Đức Kitô, và Đức Kitô thuộc về Thiên Chúa. Đó là lời
Chúa.
ĐÁP CA: Tv 23, 1-2. 3-4ab. 5-6
Đáp: Chúa là chủ trái đất và mọi vật làm sung mãn nó (c. 1a).
Xướng: 1) Chúa là chủ trái đất và mọi vật làm sung mãn nó, chủ địa
cầu và muôn loài cư trú ở trong. Vì chính Ngài xây dựng nó trên biển cả, và
Ngài giữ vững nó trên chỗ nước nguồn. - Đáp.
2) Ai khá trèo lên cao sơn của Chúa, ai được đứng trong nơi
thánh của Ngài? Người tay vô tội và lòng thanh khiết, người không để lòng xu hướng
bả phù hoa. - Đáp.
3) Người đó sẽ được Chúa chúc phúc cho, và được Thiên chúa là Đấng
cứu độ ban ân thưởng. Đó là dòng dõi người tìm kiếm Chúa, người tìm long nhan
Thiên Chúa nhà Giacob. - Đáp.
ALLELUIA: 2 Tx 2, 14
Alleluia, alleluia! - Thiên Chúa đã dùng Tin Mừng mà kêu gọi
chúng ta, để chúng ta được chiếm lấy vinh quang của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng
ta. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Lc 5, 1-11
"Các ông đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, dân chúng chen nhau lại gần Chúa Giêsu để nghe lời Thiên
Chúa, lúc đó Người đứng ở bờ hồ Ghênêsarét. Người trông thấy hai chiếc thuyền đậu
gần bờ; những người đánh cá đã ra khỏi thuyền và họ đang giặt lưới. Người xuống
một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simon, và Người xin ông đưa ra khỏi bờ một
chút. Rồi Người ngồi trên thuyền, giảng dạy dân chúng.
Vừa giảng xong, Người bảo ông Simon rằng: "Hãy đẩy thuyền
ra chỗ nước sâu và thả lưới bắt cá". Ông Simon thưa Người rằng: "Thưa
Thầy, chúng con đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì hết; nhưng vì lời Thầy,
con sẽ thả lưới". Các ông đã thả lưới và bắt được rất nhiều cá; lưới các
ông hầu như bị rách. Bấy giờ các ông làm hiệu cho các bạn đồng nghiệp ở thuyền
bên cạnh đến giúp đỡ các ông. Những người này tới, họ đổ cá đầy hai chiếc thuyền,
đến nỗi những thuyền chở nặng gần chìm.
Thấy thế, ông Simon sụp lạy dưới chân Chúa Giêsu và thưa Người rằng:
"Lạy Chúa, xin Chúa hãy tránh xa con, vì con là người tội lỗi". Ông
kinh ngạc và tất cả mọi người ở đó với ông cũng kinh ngạc trước mẻ cá mà các
ông vừa mới bắt được; cả ông Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, bạn đồng nghiệp
với ông Simon cũng thế. Nhưng Chúa Giêsu phán bảo ông Simon rằng: "Đừng sợ
hãi: từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta". Bấy giờ các ông đưa thuyền
vào bờ, và đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người. Đó là lời Chúa.
Suy niệm : sự hiện diện và tác động của Chúa
Ý nghĩa của mẻ cá và ơn gọi của các môn đệ đầu tiên được Luca
ghi lại trong Tin Mừng hôm nay sẽ được sáng tỏ, nếu chúng ta nắm bắt được quan
niệm của người Do thái về biểu tượng của nước, nhất là của biển cả. Người Do
thái tin rằng biển cả là nơi cư ngụ của Satan và những lực lượng chống đối
Thiên Chúa. Trong niềm mong đợi chung, người Do thái tin rằng chỉ có Ðấng Cứu
Thế được Thiên Chúa sai đến mới có đủ uy quyền để chế ngự biển cả và giải thoát
tất cả những ai đang bị chôn vùi trong đó.
Chúa Giêsu muốn cho các môn đệ thấy được quyền năng giải thoát của
Ngài khi thực hiện mẻ cá lạ lùng trước mặt các ông. Chiếc lưới được thả vào
lòng biển khơi để vớt cá lên, đó là hình ảnh của công cuộc cứu thoát mà Ngài
đang thực hiện. Ngài đến là để lôi kéo con người khỏi vực sâu của tội lỗi và sự
dữ. Chính trong ý nghĩa ấy, Chúa Giêsu dùng kiểu nói "đánh lưới người"
mà Ngài sẽ trao phó cho các môn đệ và Giáo Hội mà Ngài sẽ thiết lập; trở thành
ngư phủ đánh lưới người có nghĩa là tham dự vào công trình cứu rỗi của Chúa
Giêsu.
Qua mẻ cá lạ lùng, Chúa Giêsu muốn chứng tỏ cho các môn đệ thấy
rằng tự sức họ, họ không thể làm được gì. Thánh Phêrô đã ý thức được điều đó:
"Chúng con đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả". Thánh Phêrô
không chỉ nói lên cái giới hạn bất toàn của con người, mà còn nhận ra thân phận
tội lỗi yếu hèn của mình: "Lạy Thầy, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi".
Ý thức về thân phận ấy và sống cho đến cùng thân phận ấy là cả một cuộc chiến đấu
cam go. Hơn ai hết, thánh Phêrô đã cảm nghiệm được sự yếu đuối mỏng giòn của
con người khi chối Thầy; cả cuộc đời ngư phủ đánh lưới người của Phêrô chỉ trở
thành hữu hiệu với ý thức ấy. Càng thấy mình yếu hèn, con người càng sống gắn
bó với Chúa; càng thấy mình vô dụng, con người càng trở nên hữu hiệu trong quyền
năng của Chúa. Ra đi tản mát khắp nơi để trở thành ngư phủ đánh lưới người, tất
cả các môn đệ đều nhớ lại bài học của mẻ cá lạ ấy và tâm niệm lời Chúa Giêsu:
"Không có Thầy, các con không làm được gì".
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta tin tưởng nhìn vào tác động của
Chúa qua Giáo Hội. Ngài vẫn hiện diện trong con thuyền Giáo Hội, và ngoài mọi
suy nghĩ, tính toán của chúng ta, Ngài vẫn tiếp tục thực hiện những điều cả thể,
ngay cả những lúc Giáo Hội tưởng mình bị bó tay không làm được gì. Lời nhắn nhủ
của Ðức Hồng Y Etchegaray đáng cho chúng ta suy nghĩ: Người ta dễ chú ý đến tiếng
động của cây rừng ngã đổ, mà lại quên đi âm thanh nhỏ bé của những mầm non đang
mọc lên.
Nguyện xin Chúa củng cố chúng ta trong niềm tin vững vào sự hiện
diện và tác động của Chúa trong Giáo Hội. Xin Ngài ban cho chúng ta đôi mắt
tinh tường bén nhạy để nhận ra biết bao điều cả thể Ngài đang thực hiện trong
những biến cố âm thầm, mất mát, thua thiệt của Giáo Hội.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi
Ngày
Thứ Năm Tuần
22 TN2
Bài đọc: I Cor
3:18-23; Lk 5:1-11.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Khôn ngoan
của Thiên Chúa và khôn ngoan của con người.
Khôn ngoan là một đặc tính cần thiết cho sự sống còn trong cuộc
đời. Người khôn ngoan biết suy nghĩ, đắn đo, lựa chọn sao cho đạt được kết quả
như lòng mong ước. Nhưng khôn ngoan cũng có nhiều loại, chứ không phải khôn
ngoan nào cũng tốt cũng hay; người Việt-nam phân biệt khôn ngoan với ma lanh.
Các bài đọc hôm nay phân biệt khôn ngoan của Thiên Chúa với khôn
ngoan của con người. Trong bài đọc I, thánh Phaolô phân biệt rõ ràng sự khôn
ngoan của Thiên Chúa khác xa sự khôn ngoan của con người. Ngài cũng liệt kê một
số các đặc tính để giúp các tín hữu thấu hiểu và tìm kiếm sự khôn ngoan của
Thiên Chúa hơn là bằng lòng với sự khôn ngoan của con người. Trong Phúc Âm, khi
thánh Phêrô bị thử thách để sống theo lối suy nghĩ khôn ngoan nghề nghiệp của
mình hay làm theo lời truyền khôn ngoan của Chúa Giêsu, thánh nhân đã chọn làm
theo lời truyền khôn ngoan của Thiên Chúa. Hậu quả là Phêrô thu lượm được một mẻ
cá lạ lùng vượt quá lòng mong đợi của ông.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Khôn ngoan của Thiên Chúa và khôn ngoan của con
người.
Khôn ngoan của Thiên Chúa là thứ khôn ngoan cao nhất. Lý do đơn
giản là vì nó đến từ Thiên Chúa. Khôn ngoan của Thiên Chúa khác với con người ở
chỗ nó nhắp tới mục đích tối hậu của cuộc đời và tất cả các suy nghĩ và lựa chọn
phải đặt căn bản trên mục đích này; trong khi khôn ngoan của thế gian chỉ nhắm
tới các mục đích trần thế. Vì mục đích nhắm tới khác nhau nên nhiều khi khôn
ngoan Thiên Chúa hoàn toàn trái ngược với khôn ngoan của con người. Ví dụ: khôn
ngoan Thiên Chúa đòi hy sinh mạng sống để theo Chúa trong khi khôn ngoan con
người tìm mọi cách để bảo vệ mạng sống mình. Lý do của sự khác biệt này là đích
điểm nhắm tới.
Thánh Phaolô cho sự khôn ngoan đời này là sự điên rồ trước mặt
Thiên Chúa. Điều này cũng được Chúa Giêsu khẳng định: “Được lời lãi cả thế gian
mà mất linh hồn, hỏi được lợi ích gì?” Thánh Phaolô chỉ cách cho các tín hữu của
ngài để có được sự khôn ngoan của Thiên Chúa: “Nếu trong anh em có ai tự cho
mình là khôn ngoan theo thói đời, thì hãy trở nên như điên rồ, để được khôn
ngoan thật.”
Khôn ngoan của con người Chúa đều biết cả vì Chúa đã dựng nên
con người. Hơn nữa Chúa còn biết con người hơn cả chính con người. Vì thế, khôn
ngoan của con người chỉ đánh lừa được con người, nhưng không bao giờ đánh lừa
được Thiên Chúa, như thánh Phaolô và sách Job khẳng định: “Chúa bắt được kẻ
khôn ngoan bằng chính mưu gian của chúng.”
Đức Kitô chính là sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì vậy, biết được
Chúa Kitô là biết được sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Sự khôn ngoan Thiên Chúa
bao trùm cả thế gian này: sự sống hay sự chết, hiện tại hay tương lai, tất cả đều
thuộc về những người tin vào Chúa Kitô.
2/ Phúc Âm: Khôn ngoan của Phêrô và khôn ngoan của Chúa Giêsu.
Mặc khải và giảng dạy chiếm một vai trò quan trọng trong sứ vụ của
Chúa Giêsu khi Ngài xuống trần gian, vì qua đó Ngài mặc khải và dạy dỗ cho dân
biết những mầu nhiệm và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Phúc Âm tường thuật: Một
hôm, Đức Giêsu đang đứng ở bờ hồ Gennesareth, dân chúng chen lấn nhau đến gần
Ngài để nghe lời Thiên Chúa. Người thấy hai chiếc thuyền đậu dọc bờ hồ, còn những
người đánh cá thì đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới. Đức Giêsu xuống một chiếc
thuyền, thuyền đó của ông Simon, và Ngài xin ông chèo thuyền ra xa bờ một chút.
Rồi Ngài ngồi xuống, và từ trên thuyền Ngài giảng dạy đám đông.
Kinh nghiệm khôn ngoan đánh cá của Phêrô bị Chúa Giêsu thử thách
khi Ngài bảo ông Simon: "Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá."
Ông Simon đáp: "Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được
gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới." Câu trả lời cho thấy ông
Phêrô ít nhất muốn Chúa hiểu: “Con là dân chài lưới và hành nghề thường xuyên
trên biển này, cả đêm đã chài lưới mà chẳng bắt được con nào. Giờ đây, lưới đã
giặt sạch mà Thầy thì chẳng có kinh nghiệm gì về đánh cá, mà lại bảo con quăng
lưới lần nữa. Vì vâng lời Thầy con sẽ làm, nhưng chắc chắn sẽ chẳng được con
nào!” Nhưng Phêrô đã lầm to, không những có cá mà còn bắt được rất nhiều cá, đến
nỗi hầu như rách cả lưới. Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến
giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần
chìm.
Phản ứng của Phêrô sau khi đã học được bài học quan trọng nhất:
Đừng bao giờ tự hào thử thách Chúa vì không có điều gì là không thể với Thiên
Chúa. Ông biết Chúa Giêsu đã nhìn thấu tâm hồn khi ông khi ông trả lời Ngài. Vì
thế, với tấm lòng khiêm nhường, ông Simon Phêrô sấp mặt dưới chân Đức Giê-su và
nói: "Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!" Quả vậy, thấy
mẻ cá vừa bắt được, ông Simon và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều
kinh ngạc. Cả hai người con ông Zebedee, là Giacôbê và Gioan, bạn chài với ông
Simon, cũng kinh ngạc như vậy. Bấy giờ Đức Giê-su bảo ông Simon: "Đừng sợ,
từ nay anh sẽ là người thu phục người ta."
Đánh cá đã khó, đánh cá người còn khó hơn gấp bội, nhưng với sự
trợ giúp của Thiên Chúa thì không có chi là khó với Ngài. Vì thế, các ông đã từ
bỏ mọi sự theo Chúa để học nghề mới: nghề chinh phục các linh hồn về cho Thiên
Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta đừng bao giờ tự hào về sự khôn ngoan của con người
trước Thiên Chúa. Khi có sự xung đột giữa hai lọai khôn ngoan, chúng ta phải
làm theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
- Khi phải làm những quyết định quan trọng, đích điểm của cuộc đời
phải luôn là lý do nền tảng cho mọi quyết định của chúng ta.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
01/09/16 THỨ NĂM ĐẦU
THÁNG TUẦN 22 TN
Lc 5,1-11
Lc 5,1-11
Suy niệm: Chắc chắn người mặc cảm tội lỗi không thể thi
hành bổn phận truyền giáo, dù nhìn nhận sự yếu hèn của mình là điều cần thiết
của người loan báo Tin Mừng. Tiên tri I-sai-a và Giê-rê-mi-a mặc cảm sự yếu kém
của mình và tìm cách thoái thác sứ mạng ngôn sứ. Phê-rô mang tâm trạng đầy mặc
cảm và sợ hãi trước sự cao cả và quyền năng của Chúa nên không dám đi theo
Ngài: “Lạy Thầy, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi.” Nhưng Chúa đâu muốn để người ta chìm sâu trong
mặc cảm và tránh xa Ngài. Ngài đến để cứu chữa chứ đâu phải để tiêu diệt. Chúa
đã tha thứ tội lỗi rồi và không hề muốn con người được tha cứ đấm ngực rên rỉ.
Vì thế, sau khi nghe I-sai-a thú nhận ông bất xứng làm ngôn sứ, Thiên Chúa đã
dùng than hồng thánh hóa môi miệng ông. Tương tự, sau khi nghe Phê-rô xin Chúa
tránh xa ông, Chúa Giê-su đã trấn an ông: “Đừng
sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.”
Mời Bạn: Nếu
ai đã từng nhận thức mình tội lỗi và bất xứng, thì đồng thời cũng hãy nhớ rằng
tình yêu của Ngài còn mạnh mẽ hơn: Chúa muốn và có thể tái tạo chúng ta trở nên
người mới để đảm nhận lại sứ mạng đưa người thân, người lạ đến với ơn cứu độ.
Sau mỗi lần từ tòa giải tội trở về, bạn làm gì để đáp đền lòng Chúa thương
xót? Cứ mãi mặc cảm tội lỗi hay hăng hái bắt đầu lại bằng việc loan báo
tình thương của Chúa cho tha nhân?
Sống Lời Chúa: Làm
ngay một việc với ý hướng truyền giáo.
Cầu nguyện: Xin Chúa tiếp tục dùng con như khí cụ truyền giáo của Chúa, nỗ lực
thu phục nhiều người cho Chúa trong môi trường con đang sống.
Từ nay anh sẽ bắt người
Chúa vẫn gọi tôi ra khỏi lối mòn quen thuộc, khỏi
những điều tưởng như không thể đổi. Tôi có sẵn sàng lên đường theo Ngài không?
Suy
niệm:
Chẳng
ai ngờ cuộc đời Simon có thể chuyển hướng.
Ông
đã có nghề nghiệp ổn định và đã lập gia đình.
Thế
giới của ông là hồ Ghênêxarét,
là
những con cá quẫy đuôi trong lưới,
là
gia đình cần phải chăm nom.
Ông
yêu vợ con, ông yêu biển cả.
Chúa
đã đặt ông vui sống trong thế giới ấy,
nên
chỉ có Ngài mới có thể kéo ông ra,
và
bất ngờ đưa ông vào một thế giới mới,
một
đại dương bao la hơn nhiều,
một
gia đình rộng lớn hơn vạn bội.
Chỉ
Chúa mới có thể
làm
trái tim ông say mê một Ai khác,
yêu
một Ai đó hơn những người ông đã từng yêu.
Ðức
Giêsu đã đến với Simon thật tự nhiên.
Ngài
chọn thuyền của ông làm nơi giảng dạy.
Sau
đó Ngài mời ông thả lưới bắt cá,
Simon
có nhiều lý do để khước từ.
Ông
có thể nhân danh kinh nghiệm của mình
để
thấy tốt hơn nên chờ dịp khác,
hay
nại lý do mệt mỏi, sau một đêm ra khơn.
Nhưng
Simon đã vâng lời, chỉ vì tin Lời Thầy Giêsu,
Lời
đầy quyền uy, Lời trừ được quỷ (Lc 4,30).
Lời
mạnh mẽ đã chữa cho mẹ ông khỏi bệnh (4,39).
Mẻ
cá lạ lùng, mẻ cá chỉ có trong mơ.
Mẻ
cá làm Simon run rẩy nhận ra mình tội lỗi,
và
nhận ra Ðấng ở gần bên.
Mẻ
cá bất ngờ mở đường cho một lời mời gọi mới:
“Ðừng
sợ, từ nay anh sẽ thành kẻ bắt người.”
Simon
lại có nhiều lý do hơn để từ chối.
Chuyện
gia đình bề bộn, tương lai bấp bênh.
Kẻ
quen bắt cá đâu có khả năng bắt người.
Kẻ
tội lỗi đâu xứng với sứ mạng.
Nhưng
một lần nữa, Simon dám tin vào Lời Chúa,
để
cho Chúa tự do lôi kéo mình.
Ông
đã bỏ lại bao điều ông yêu mến.
Khi
bỏ lại hai thuyền đầy cá,
ông
tin rằng những mẻ cá mới đang đợi ông.
Chúa
vẫn gọi tôi ra khỏi lối mòn quen thuộc,
khỏi
những điều tưởng như không thể đổi.
Tôi
có sẵn sàng lên đường theo Ngài không?
Cầu
nguyện:
Lạy
Chúa,
chúng
con không hiểu tại sao Chúa chọn Simon,
một
người đánh cá ít học và đã lập gia đình,
để
làm vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội.
Chúa
xây dựng Giáo Hội
trên
một tảng đá mong manh,
để
ai nấy ngất ngây trước quyền năng của Chúa.
Hôm
nay Chúa cũng gọi chúng con
theo
Chúa, sống cho Chúa,
đặt
Chúa lên trên mọi sự:
gia
đình, sự nghiệp, người yêu.
Chúng
con chẳng thể nào từ chối
viện
cớ mình kém đức kém tài.
Chúa
đưa chúng con đi xa hơn,
đến
những nơi bất ngờ,
vì
Chúa cần chúng con ở đó.
Xin
cho chúng con một chút liều lĩnh của Simon,
bỏ
mái nhà êm ấm để lên đường,
hạnh
phúc vì biết mình đang đi sau Chúa. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm
Hồn Lên
1 THÁNG CHÍN
Chúa Thánh Thần Hướng Dẫn Giáo Hội
Tất cả chúng ta hãy tôn vinh và tạ ơn Chúa Thánh Thần, Đấng đang
dẫn dắt Giáo Hội hôm nay bước đi trên nẻo đường vừa đầy thách đố vừa chan hòa
niềm vui: đó là nẻo đường canh tân như Công Đồng Vatican II khởi xướng. Dưới sự
hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và trong tinh thần nhiệt tình đổi mới, Hội Nghị Đặc
Biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục đã xác quyết dứt khoát rằng không gì có thể
thành tựu nếu không có sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Chỉ trong Chúa Thánh Thần
chúng ta mới có thể đạt được bất cứ gì là thánh thiện – và chỉ trong Chúa Thánh
Thần chúng ta mới có thể thi hành được sứ mạng mà Chúa Kitô giao phó. Lạy Chúa,
nếu không có Thánh Thần của Ngài, mọi cố gắng của chúng con sẽ chỉ như dã tràng
xe cát biển đông mà thôi!
Chính Chúa Thánh Thần đã dẫn dắt các bước đi của Công Đồng
Vatican II và đã tiếp tục dẫn dắt các cuộc họp Thượng Hội Đồng tiếp sau đó
trong ngọn lửa tình yêu và trong làn gió đổi mới của Ngài. Lạy Chúa Thánh Thần,
Ngài là điểm tựa cho mọi công cuộc của chúng con, Ngài đã tràn ngập trong lòng
các mục tử và toàn dân Chúa, xin Ngài hãy đến chiếm lĩnh trái tim tất cả những
ai tin tưởng vào Ngài.
Thật vậy, Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn chúng ta trên đường sự thật.
“Ngài sẽ dạy anh em biết tất cả sự thật” (Ga 16,13) – Đức Giêsu đã nói rõ về
vai trò của Chúa Thánh Thần như thế. Chúa Thánh Thần là Thần Khí mà Đức Kitô hứa
trao ban cho các Tông Đồ trong Căn Gác Thượng trước cuộc khổ nạn và Phục Sinh của
Người. Ngài tiếp tục cho thấy sự hiện diện của Ngài trong Giáo Hội qua mọi thời,
nhất là trong những giai đoạn đầy căng thẳng như thời đại của chúng ta hôm nay.
Trong tác động của Chúa Thánh Thần, tất cả chúng ta cùng thốt lên: “Lạy Chúa
Thánh Thần, Đấng là nguồn sống, xin hãy đến với chúng con”.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong
Gia Đình
Ngày 01 – 9
1Cr 3, 18-23; Lc 5, 1-11
(Ngày thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc công trình tạo dựng)
Lời Suy niệm: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng
vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.”
Qua sự nhiệt thành, thánh Phêrô, đã cho Chúa Giêsu mượn con thuyền
của mình để Người giảng dạy đám đông dân chúng. Mặc dầu cả đêm đã lao nhọc mà
không bắt được con cá nào, nhưng Phêrô vẫn vâng lời và cố gắng theo sự đề nghị
của Chúa Giêsu là ra sâu thả lưới; Phêrô đã bắt được rất nhiều cá, dầy ngạc
nhiên và vui mừng, Phêrô đã nhận ra quyền năng của Chúa và thân phận của mình;
đã sấp mặt dưới chân Đức Giêsu và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ
tội lỗi!”
Lạy Chúa Giêsu. Trong cuộc sống của mỗi người chúng con có rất
nhiều sự ngạc nhiên đã đến với chúng con. Mỗi lần như vậy, xin Chúa cho chúng
con nghĩ ngay đến quyền năng thương yêu của Chúa và thân phận bất xứng của mình
để thờ lạy và tạ ơn.
Mạnh Phương
01 Tháng Chín
Bờ Dậu Trước
Ngõ
Có một chàng thanh niên chán sống nơi thôn dã, đã bỏ nhà trốn
lên thành thị... Ở đó, chàng đã ăn chơi trác táng... Kiếm sống xa đọa đã đưa đẩy
chàng đến chỗ thân tàn ma dại. Trong nỗi cùng cực, chàng bắt đầu hồi tâm và nhớ
lại nếp sống ấm êm trong gia đình.
Chàng quyết định trở về. Nhưng trên đường về, nghĩ mình quá bất
xứng không biết cha mẹ có tha thứ không, nên chàng đã rẽ lối đi nơi khác. Ở đó,
chàng viết thư về cho cha mẹ và thú nhận tội lỗi. Chàng cũng ngỏ ý. Nếu cha mẹ
bằng lòng thì hãy lấy chiếc áo bông treo trước cửa nhà.
Mẹ chàng đã làm gì? Bà không những treo một chiếc áo bông mà lấy
tất cả áo trong nhà ra treo kín cả dậu trước ngõ.
Thiên Chúa cũng đối xử với chúng ta như thế. Phiêu lưu trong tội
lỗi, chúng ta chỉ cảm thấy chán chường thất vọng, nhưng Thiên Chúa không bao giờ
thất vọng về chúng ta. Ngài chờ đợi chúng ta từng giây từng phút. Tình Yêu của
Ngài vượt lên trên mọi tính toán, đo lường của chúng ta. Ngài thi ân cho chúng
ta hơn cả sự mong đợi và cầu xin của chúng ta. Người con hoang trong tin mừng
chỉ xin được đối xử như một người làm công trong nhà, nhưng người cha đã phục hồi
anh trong tước vị làm con. Ông đã xỏ nhẫn cho anh, mặc áo mới cho anh, và sai mở
tiệc ăn mừng.
Phải, Thiên Chúa yêu thương và tha thứ hơn cả sự chờ mong của
chúng ta.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét