Đức Hồng Y Müller viết cuốn sách mới về Đức
Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô
10/21/2016
10/21/2016
Đức Hồng Y Gerhard Müller, Tổng Trưởng Thánh Bộ
Giáo Lý Đức Tin, vừa viết một cuốn sách mới nói về Đức Bênêđíctô XVI và Đức
Phanxicô, lưu ý người đọc tới trọng điểm của hai vị: “độc tài duy tương đối” và
“hoàn cầu hóa dửng dưng”.
Trong cuốn sách tựa là Bênêđíctô và Phanxicô, Các Vị Kế Nhiệm Phêrô trong Việc Phục Vụ Giáo Hội, Đức Hồng Y Tổng Trưởng đã đưa ra “một cuộc phân tích và một sự suy nghĩ thành thực” về các thách thức mà các xã hội và nền văn hóa đương thời đang đặt ra cho Giáo Hội dưới ánh sáng hai triều giáo hoàng.
Theo các nhà xuất bản của nó, đây là một cuốn sách bao gồm nhiều bài tiểu luận bàn về “vai trò của ngôi vị giáo hoàng ngày nay, giá trị của chủ nghĩa thế tục đối với Kitô hữu, sự lưỡng phân biểu kiến giữa tính duy nhất của Giáo Hội do Chúa Giêsu Thành Nadarét lập ra và tính đại kết, và ơn gọi phổ quát làm tông đồ và nên thánh giữa các đòi hỏi của ‘tân phúc âm hóa’”.
Các nhà xuất bản này cũng cho rằng “Trước các điển hình trên, các vị giáo hoàng, trong đó có Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô, mỗi người đáp ứng bằng một đặc sủng riêng, được tác giả muốn nhấn mạnh”.
Trong các tiểu luận của ngài, Đức Hồng Y Müller muốn phân tích xem, với cảnh “khủng hoảng trầm trọng của con người thời ta” và thế giới “mỗi ngày xem ra mỗi tiến tới điểm tan tác” do “chủ nghĩa yêu mình thái quá và càng ngày các tranh chấp hoàn cầu càng gia tăng”, Tin Mừng có thể được tái khám phá, “được nhập thân như thế nào qua các thế kỷ thuộc Truyền Thống của Giáo Hội”. Điều này giúp Giáo Hội thi hành “sứ mệnh có tính bí tích của mình quanh vị Giám Mục Rôma, ngọn hải đăng duy nhất có thể giúp con người”.
Trong một đoạn văn ngắn, các nhà xuất bản trích dẫn lời của Đức Hồng Y Müller viết rằng “trong ‘nền độc tài duy tương đối’ và trong ‘việc hoàn cầu hóa dửng dưng’, nói theo các kiểu nói của Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô, các biên giới giữa chân và giả, giữa thiện và ác, đã trở nên lẫn lộn”.
Ngài viết thêm rằng: “thách thức đối với hàng giáo phẩm và đối với mọi chi thể của Giáo Hội là chống lại sự lây lan tinh thần thế gian và các chứng bệnh thiêng liêng của thời ta”.
Tính liên tục và sự phê phán
Đức Hồng Y Müller thường cố gắng nối kết tính liên tục giữa Đức Bênêđíctô và Đức Phanxicô, nhưng cũng đồng thời phê phán một số yếu tố và khuynh hướng trổi vượt trong Giáo Hội.
Có lẽ các điều trên được thấy rõ nhất trong một bài nói chuyện ít được phổ biến của ngài tại Chile cách nay một năm. Trong bài nói chuyện này, Đức Hồng Y nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc các giám mục tái khẳng định sự hợp nhất của các ngài với Đức Giáo Hoàng, nhưng cũng cảnh giác trước “sự du nhập của một số yếu tố của chủ nghĩa Thệ Phản cấp tiến” trong Giáo Hội.
Về các hội đồng giám mục, ngài cho rằng các hội đồng này không nên trở thành “một thứ chính phủ trung ương trên thực tế của Giáo Hội” tại một quốc gia đặc thù. Trích dẫn Thánh Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y nói rằng các hội đồng này hiện hữu để “giúp các giám mục, chứ không thay thế các ngài”, nhưng “một cái hiểu nghèo nàn” thuộc bản chất thần học về một định chế tương đối mới đã dẫn tới nguy cơ các hội đồng này tự khoác cho mình một “phong thái tổ chức kiểu cộng đồng Cải Cách”. Lúc ấy, các hội đồng này trở nên tương tự như “một Giáo Hội quốc gia”, có khả năng xác định “một số nhấn mạnh nào đó về nội dung và thủ tục” bắt chương trình mục vụ của các giáo phận phải thích ứng theo.
Đức Hồng Y Müller cũng nói tới các nguy hiểm của chủ nghĩa duy tương đối trong Giáo Hội, lưu ý mọi người rằng tuyên bố Dominus Jesusnăm 2000 đã bị một số giới thần học bác bỏ ra sao và chủ nghĩa duy tương đối đã dẫn tới một thứ “chủ nghĩa chiết trung tôn giáo” như thế nào. Ngài cũng nhận định rằng chủ nghĩa này đã “tác động lên mối liên hệ với các hệ phái Kitô Giáo” như thế nào, khiến dẫn tới một thứ đại kết mà trong một số trường hợp đã bác bỏ cả sứ điệp Kitô Giáo chân thực để tuyên xưng “các chân lý tôn giáo hoàn toàn tự nhiên”. Hậu quả là các chân lý nhân học nền tảng về con người nhân bản đã trở thành “tan loãng”, nhất là các ý niệm đặc trưng Kitô Giáo về “nhân vị, hôn nhân và sự sống”.
Ngài nhận định thêm: “sự bất đồng thần học” trong lãnh vực luân lý Công Giáo, luôn là mối quan tâm của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã “hiện diện cách đặc biệt” trong các thập niên gần đây. Ngài nhắc nhở các giám mục và các giáo sĩ rằng vì được “ủy thác nhiệm vụ duy trì, giải thích và truyền bá Lời Thiên Chúa”, các ngài phải “can đảm và mạnh bạo sửa sai các lầm lạc”, thậm chí phải dùng các phương tiện truyền thông đại chúng để làm việc này.
Đức Hồng Y Müller nhiều lần nhắc tới Chỉ Thị Donum Veritatis năm 1990 của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, một chỉ thị dạy rằng “thần học quan trọng đối với Giáo Hội mọi thời để Giáo Hội có thể đáp ứng kế hoạch của Thiên Chúa ‘Đấng muốn mọi người được cứu rỗi và tiến tới chỗ biết sự thật’ (1Tm 2:4)”.
Đức Hồng Y cũng phê phán ảnh hưởng bất xứng của các khoa học nhân văn đối với thần học, và việc các nhà bất đồng đôi khi nại tới một “thứ lý luận xã hội học để chủ trương rằng ý kiến của số lớn các Kitô hữu nói lên một cách trực tiếp và thỏa đáng ‘cảm thức đức tin siêu nhiên’”.
Về “cảm thức đức tin” hay cảm thức tín hữu này, ngài nói “không thể đồng hóa hoàn toàn và một cách đơn giản các ý kiến của tín hữu với cảm thức đức tin”. Vì cảm cảm thức đức tin vốn là “đặc tính của đức tin đối thần, và vì là hồng ơn của Thiên Chúa, giúp người ta đích thân gắn bó với Sự Thật, nên không thể sai lầm”.
Đức Hồng Y cũng ghi nhận sự “biến mất hay thiếu đánh giá cao tầm quan trọng của ơn thánh trong đời sống thiêng liêng”, một điều kết cục sẽ “dị hình hóa mục đích của các bí tích, việc cầu nguyện và giáo huấn truyền thống của Giáo Hội đối với Kitô hữu và đời sống ơn gọi”.
Ngoài ra, ngài còn nhấn mạnh tới sự quan trọng của “giáo huấn thỏa đáng trong nội dung Sách Giáo Lý” mà theo ngài, nói theo ngôn từ của Đức Gioan Phaolô II, “là một dụng cụ có giá trị và hợp pháp để hiệp thông Giáo Hội và là chuẩn mực chắc chắn để giảng dạy đức tin”.
Trong cuốn sách tựa là Bênêđíctô và Phanxicô, Các Vị Kế Nhiệm Phêrô trong Việc Phục Vụ Giáo Hội, Đức Hồng Y Tổng Trưởng đã đưa ra “một cuộc phân tích và một sự suy nghĩ thành thực” về các thách thức mà các xã hội và nền văn hóa đương thời đang đặt ra cho Giáo Hội dưới ánh sáng hai triều giáo hoàng.
Theo các nhà xuất bản của nó, đây là một cuốn sách bao gồm nhiều bài tiểu luận bàn về “vai trò của ngôi vị giáo hoàng ngày nay, giá trị của chủ nghĩa thế tục đối với Kitô hữu, sự lưỡng phân biểu kiến giữa tính duy nhất của Giáo Hội do Chúa Giêsu Thành Nadarét lập ra và tính đại kết, và ơn gọi phổ quát làm tông đồ và nên thánh giữa các đòi hỏi của ‘tân phúc âm hóa’”.
Các nhà xuất bản này cũng cho rằng “Trước các điển hình trên, các vị giáo hoàng, trong đó có Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô, mỗi người đáp ứng bằng một đặc sủng riêng, được tác giả muốn nhấn mạnh”.
Trong các tiểu luận của ngài, Đức Hồng Y Müller muốn phân tích xem, với cảnh “khủng hoảng trầm trọng của con người thời ta” và thế giới “mỗi ngày xem ra mỗi tiến tới điểm tan tác” do “chủ nghĩa yêu mình thái quá và càng ngày các tranh chấp hoàn cầu càng gia tăng”, Tin Mừng có thể được tái khám phá, “được nhập thân như thế nào qua các thế kỷ thuộc Truyền Thống của Giáo Hội”. Điều này giúp Giáo Hội thi hành “sứ mệnh có tính bí tích của mình quanh vị Giám Mục Rôma, ngọn hải đăng duy nhất có thể giúp con người”.
Trong một đoạn văn ngắn, các nhà xuất bản trích dẫn lời của Đức Hồng Y Müller viết rằng “trong ‘nền độc tài duy tương đối’ và trong ‘việc hoàn cầu hóa dửng dưng’, nói theo các kiểu nói của Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô, các biên giới giữa chân và giả, giữa thiện và ác, đã trở nên lẫn lộn”.
Ngài viết thêm rằng: “thách thức đối với hàng giáo phẩm và đối với mọi chi thể của Giáo Hội là chống lại sự lây lan tinh thần thế gian và các chứng bệnh thiêng liêng của thời ta”.
Tính liên tục và sự phê phán
Đức Hồng Y Müller thường cố gắng nối kết tính liên tục giữa Đức Bênêđíctô và Đức Phanxicô, nhưng cũng đồng thời phê phán một số yếu tố và khuynh hướng trổi vượt trong Giáo Hội.
Có lẽ các điều trên được thấy rõ nhất trong một bài nói chuyện ít được phổ biến của ngài tại Chile cách nay một năm. Trong bài nói chuyện này, Đức Hồng Y nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc các giám mục tái khẳng định sự hợp nhất của các ngài với Đức Giáo Hoàng, nhưng cũng cảnh giác trước “sự du nhập của một số yếu tố của chủ nghĩa Thệ Phản cấp tiến” trong Giáo Hội.
Về các hội đồng giám mục, ngài cho rằng các hội đồng này không nên trở thành “một thứ chính phủ trung ương trên thực tế của Giáo Hội” tại một quốc gia đặc thù. Trích dẫn Thánh Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y nói rằng các hội đồng này hiện hữu để “giúp các giám mục, chứ không thay thế các ngài”, nhưng “một cái hiểu nghèo nàn” thuộc bản chất thần học về một định chế tương đối mới đã dẫn tới nguy cơ các hội đồng này tự khoác cho mình một “phong thái tổ chức kiểu cộng đồng Cải Cách”. Lúc ấy, các hội đồng này trở nên tương tự như “một Giáo Hội quốc gia”, có khả năng xác định “một số nhấn mạnh nào đó về nội dung và thủ tục” bắt chương trình mục vụ của các giáo phận phải thích ứng theo.
Đức Hồng Y Müller cũng nói tới các nguy hiểm của chủ nghĩa duy tương đối trong Giáo Hội, lưu ý mọi người rằng tuyên bố Dominus Jesusnăm 2000 đã bị một số giới thần học bác bỏ ra sao và chủ nghĩa duy tương đối đã dẫn tới một thứ “chủ nghĩa chiết trung tôn giáo” như thế nào. Ngài cũng nhận định rằng chủ nghĩa này đã “tác động lên mối liên hệ với các hệ phái Kitô Giáo” như thế nào, khiến dẫn tới một thứ đại kết mà trong một số trường hợp đã bác bỏ cả sứ điệp Kitô Giáo chân thực để tuyên xưng “các chân lý tôn giáo hoàn toàn tự nhiên”. Hậu quả là các chân lý nhân học nền tảng về con người nhân bản đã trở thành “tan loãng”, nhất là các ý niệm đặc trưng Kitô Giáo về “nhân vị, hôn nhân và sự sống”.
Ngài nhận định thêm: “sự bất đồng thần học” trong lãnh vực luân lý Công Giáo, luôn là mối quan tâm của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã “hiện diện cách đặc biệt” trong các thập niên gần đây. Ngài nhắc nhở các giám mục và các giáo sĩ rằng vì được “ủy thác nhiệm vụ duy trì, giải thích và truyền bá Lời Thiên Chúa”, các ngài phải “can đảm và mạnh bạo sửa sai các lầm lạc”, thậm chí phải dùng các phương tiện truyền thông đại chúng để làm việc này.
Đức Hồng Y Müller nhiều lần nhắc tới Chỉ Thị Donum Veritatis năm 1990 của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, một chỉ thị dạy rằng “thần học quan trọng đối với Giáo Hội mọi thời để Giáo Hội có thể đáp ứng kế hoạch của Thiên Chúa ‘Đấng muốn mọi người được cứu rỗi và tiến tới chỗ biết sự thật’ (1Tm 2:4)”.
Đức Hồng Y cũng phê phán ảnh hưởng bất xứng của các khoa học nhân văn đối với thần học, và việc các nhà bất đồng đôi khi nại tới một “thứ lý luận xã hội học để chủ trương rằng ý kiến của số lớn các Kitô hữu nói lên một cách trực tiếp và thỏa đáng ‘cảm thức đức tin siêu nhiên’”.
Về “cảm thức đức tin” hay cảm thức tín hữu này, ngài nói “không thể đồng hóa hoàn toàn và một cách đơn giản các ý kiến của tín hữu với cảm thức đức tin”. Vì cảm cảm thức đức tin vốn là “đặc tính của đức tin đối thần, và vì là hồng ơn của Thiên Chúa, giúp người ta đích thân gắn bó với Sự Thật, nên không thể sai lầm”.
Đức Hồng Y cũng ghi nhận sự “biến mất hay thiếu đánh giá cao tầm quan trọng của ơn thánh trong đời sống thiêng liêng”, một điều kết cục sẽ “dị hình hóa mục đích của các bí tích, việc cầu nguyện và giáo huấn truyền thống của Giáo Hội đối với Kitô hữu và đời sống ơn gọi”.
Ngoài ra, ngài còn nhấn mạnh tới sự quan trọng của “giáo huấn thỏa đáng trong nội dung Sách Giáo Lý” mà theo ngài, nói theo ngôn từ của Đức Gioan Phaolô II, “là một dụng cụ có giá trị và hợp pháp để hiệp thông Giáo Hội và là chuẩn mực chắc chắn để giảng dạy đức tin”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét