10/07/2018
Thứ Ba tuần 14 thường niên.
Bài Ðọc I: (Năm
II) Hs 8, 4-7. 11-13
"Chúng gieo
gió thì sẽ gặt bão".
Trích sách Tiên tri
Hôsê.
Ðây Chúa phán:
"Chúng cai trị chớ không phải Ta. Chúng đã làm thủ lãnh, và Ta không nhận
biết. Chúng đã lấy vàng bạc mà đúc tượng thần, để Ta tàn phá đi.
"Hỡi Samaria, hãy
ném con bê của ngươi đi. Ta đã nổi giận chúng. Chúng không thể thanh tẩy mình đến
bao giờ? Con bê này bởi Israel mà ra, người thợ đúc đã làm ra nó, nó đâu phải
là thần. Con bê của Samaria sẽ giống như con nhện. Chúng gieo gió thì sẽ gặt
bão: lúa mì của chúng chẳng đâm bông, mà nếu có bông cũng chẳng có hạt, và nếu
có được hạt, thì người ngoại bang cũng sẽ nuốt hết.
"Ephraim làm thêm
bàn thờ để phạm tội, những bàn thờ này đã nên dịp tội cho nó. Vì Ta viết cho nó
muôn ngàn lề luật, và nó coi như không can gì đến nó. Chúng sẽ dâng của lễ, sẽ
hiến tế thịt thà, chúng cứ việc ăn, Chúa không chấp nhận đâu. Chúa sẽ nhớ lại sự
gian ác của chúng và sẽ phạt tội chúng: chúng sẽ hướng về Ai-cập".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 113B, 3-4.
5-6. 7-8. 9-10
Ðáp: Nhà Israel! cậy tin vào Chúa (c. 9a).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Thiên Chúa
chúng ta ngự trên trời, phàm điều chi Người ưng ý, Người đã thực thi. Thần tượng
của họ bằng bạc với vàng, đó là sự vật do tay người tác tạo. - Ðáp.
2) Chúng có miệng mà
không nói năng; chúng có mắt mà không nhìn thấy; chúng có tai mà chẳng khá
nghe; chúng có mũi mà không biết ngửi. - Ðáp.
3) Chúng có tay mà
không sờ mó; chúng có chân mà chẳng bước đi. Sẽ nên giống y như chúng, bao
nhiêu kẻ làm ra và cậy tin vào chúng. - Ðáp.
Alleluia: Ga 10, 27
Alleluia, alleluia! -
Chúa phán: "Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng biết
Ta". - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 9, 32-38
"Lúa chín đầy
đồng mà thợ gặt thì ít".
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, người ta đem đến
Chúa Giêsu một người câm bị quỷ ám. Khi đã trừ quỷ, thì người câm nói được, đám
đông dân chúng kinh ngạc và nói rằng: "Chưa bao giờ thấy xảy ra như vậy
trong dân Israel". Nhưng các người biệt phái nói rằng: "Ông ta đã nhờ
tướng quỷ mà trừ quỷ".
Và Chúa Giêsu đi rảo
khắp các thành phố làng mạc, dạy dỗ trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước
Trời, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. Thấy đoàn lũ dân chúng, Người động
lòng xót thương họ, vì họ tất tưởi bơ vơ như những con chiên không có người
chăn. Người liền bảo môn đệ rằng: "Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít.
Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm: Nhu Cầu Truyền Giáo
Nhờ tiếp xúc với người dân, Chúa Giêsu có thể nhận
thấy đời sống thực tế của họ. Thánh sử Mátthêu nói rõ: "Thấy dân chúng
đông đảo, Ngài chạnh lòng thương, vì họ lầm than, vất vưởng, như chiên không
người chăn dắt". Ðứng trước thảm trạng này, Chúa Giêsu gợi ý để các môn đệ
của Ngài suy tư: "Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít".
Quan niệm Cựu Ước về các chủ chăn của dân là quan niệm rộng rãi và ám chỉ
vừa các thẩm phán, vừa các tư tế và tiên tri. Hình ảnh rất quen thuộc với nền
văn hóa của các dân du mục. Chính tổ tiên của họ cũng là những người chăn
chiên, như Môsê, Ðavít. Yêrêmia và Êzêkiel đã báo trước là chính Thiên Chúa sẽ
trở nên người chăn dắt đoàn chiên của Ngài. Lời tiên tri này đã được thực hiện
đầy đủ nơi Chúa Giêsu, vị Mục Tử nhân lành chạnh thương và chăm sóc các con
chiên của Ngài, đến nỗi hy sinh cả mạng sống cho chúng. Như vậy, các Kitô hữu
có thể tin tưởng tiến bước, bởi vì họ biết rằng Chúa là mục tử của họ.
Hình ảnh về mùa gặt hái đã được các Tiên Tri dùng để chỉ Nước Chúa Cứu Thế
sau này. Thời kỳ sau cùng là thời kỳ gặt hái thu lượm, nghĩa là lúc Thiên Chúa
đến phán xét trong ngày tận thế. Chính Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh này trong dụ
ngôn cỏ lùng và lúa. Giai đoạn sau cùng của lịch sử đã bắt đầu với việc Nước
Thiên Chúa đến; tất cả đều sẵn sàng, nhưng thiếu thợ gặt. Thế giới ngày nay như
một cánh đồng mênh mông, nơi có rất nhiều linh hồn sẵn sàng đón nhận Nước Trời
nhưng phải có người chỉ đường cho họ. Chúa muốn cứu thế gian và Ngài kêu gọi sự
cộng tác của con người. Lời kêu gọi của Ngài vẫn có giá trị và khẩn cấp trong mọi
thời đại.
Là người Kitô hữu, chúng ta có lo lắng để Nước Chúa được lan rộng tới các
tâm hồn không? Ðức tin của chúng ta có sống động bằng việc làm cụ thể hay chỉ
là đức tin chết?
Xin Chúa đổ tràn tâm hồn chúng ta lửa nhiệt tâm truyền giáo. Xin cho
chúng ta thực sự trở nên chứng nhân của Chúa bằng lời nói, việc làm, nhất là bằng
lời cầu nguyện và gương sáng.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần 14 TN2,
Năm Chẵn
Bài đọc: Hos
8:4-7, 11-13; Mt 9:32-38.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cần có các
nhà lãnh đạo biết kính sợ Chúa để chăm sóc dân chúng.
Tiêu chuẩn đầu tiên và
quan trọng nhất để chọn các nhà lãnh đạo là họ biết kính sợ Thiên Chúa. Những
nhà lãnh đạo biết kính sợ Thiên Chúa luôn được Ngài chúc lành và bảo vệ. Vì vậy,
dân chúng dưới quyền họ cũng biết kính sợ Thiên Chúa và được chúc lành. Đọc lịch
sử Cựu Ước, chúng ta tìm thấy hai nhà lãnh đạo sáng chói là tổ phụ Abraham và
vua David. Tổ phụ Abraham luôn vâng lời làm theo ý Thiên Chúa cho dù ông không
hiểu được lý do. Vua David tuy yếu đuối phạm tội; nhưng vẫn biết khiêm nhường để
thống hối ăn năn.
Các bài đọc hôm nay
nêu lên hậu quả của việc có những nhà lãnh đạo không biết kính sợ Thiên Chúa.
Trong bài đọc I, ngôn sứ Hosea kết tội những nhà lãnh đạo của Israel đã không
biết kính sợ Thiên Chúa và chạy theo tà thần. Hậu quả là họ hướng dẫn dân chúng
theo đường lối của họ và bị làm nô lệ cho ngoại bang trong chốn lưu đày. Trong
Phúc Âm, khi Chúa Giêsu dùng quyền lực Thiên Chúa để chữa một người bị câm, một
điều mà dân chúng thú nhận chưa từng xảy ra trong Israel bao giờ; nhưng các
kinh sư lại đổ tội cho Chúa: ông ấy dùng quyền lực của tướng quỉ mà trừ quỉ.
Chúa Giêsu động lòng thương dân chúng vì họ sống vất vưởng như chiên không người
chăn. Ngài khuyên họ hãy cầu nguyện với Thiên Chúa để Ngài gởi tới những chủ
chăn thánh thiện đến gặt hái mùa màng về cho Thiên Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hậu quả phải lãnh nhận do các nhà lãnh đạo không biết kính
sợ Thiên Chúa.
1.1/ Phân ly chính trị và
tôn giáo: Vua Solomon, mặc dù có tiếng là
người khôn ngoan nhất, nhưng đã không biết kính sợ Thiên Chúa khi về già. Vua
đã nghe lời xúi giục của các bà vợ Dân Ngoại để lập những bàn thờ cho họ thờ tà
thần và chính vua cũng làm như thế. Tội thờ các thần ngoại của vua Solomon dẫn
tới việc chia đôi đất nước, bắt đầu với thời của vua Jeroboam (1 Kgs 11:30-39).
Mặc dù việc chia đôi đất
nước là do ý của Thiên Chúa; nhưng chính Ngài đã hứa với Jeroboam, Ngài sẽ chúc
lành cho ông nếu ông trung thành thờ phượng Ngài và tuân giữ những điều Ngài chỉ
dạy; nhưng ông đã không làm như thế. Lẽ ra vua Jeroboam phải tìm cách tham khảo
ý của Thiên Chúa về việc phong vương cũng như thờ phượng; nhưng ông đã không
làm cả hai điều. Đây là lý do ngôn sứ Hosea kết tội vương quốc Israel.
(1) Tôn vương các nhà
lãnh đạo ngoài ý Chúa: “Chúng phong vương người mà Ta không chọn, tôn làm lãnh
tụ kẻ Ta không biết.”
(2) Tạc tượng thần để thờ: Vua cho làm hai con bê bằng vàng và bắt dân phải thờ phượng, để họ khỏi tuôn xuống Jerusalem làm mồi cho vua Judah. Nhà vua nói với dân một điều hoàn toàn trái ngược với sự thật: “Đây là thần đã dẫn tổ tiên các ngươi ra khỏi Ai-cập!” Dân chúng chỉ biết làm theo lệnh nhà vua, vì nếu họ không làm theo, họ sẽ bị vua ra hình phạt. Làm riết rồi quen mà không cần suy nghĩ hỏi han gì nữa! Ngôn sứ Hosea theo lệnh của Đức Chúa giải thích: “Hỡi Samaria, hãy gạt bỏ con bê của ngươi – chúng làm Ta nổi giận. Chúng không chịu để cho Ta thanh tẩy mãi cho tới bao giờ? – Vì con bê đó là do Israel làm ra, do một nghệ nhân sản xuất, nó đâu phải là thần! Chắc chắn con bê của Samaria sẽ như thể mùn cưa.”
(2) Tạc tượng thần để thờ: Vua cho làm hai con bê bằng vàng và bắt dân phải thờ phượng, để họ khỏi tuôn xuống Jerusalem làm mồi cho vua Judah. Nhà vua nói với dân một điều hoàn toàn trái ngược với sự thật: “Đây là thần đã dẫn tổ tiên các ngươi ra khỏi Ai-cập!” Dân chúng chỉ biết làm theo lệnh nhà vua, vì nếu họ không làm theo, họ sẽ bị vua ra hình phạt. Làm riết rồi quen mà không cần suy nghĩ hỏi han gì nữa! Ngôn sứ Hosea theo lệnh của Đức Chúa giải thích: “Hỡi Samaria, hãy gạt bỏ con bê của ngươi – chúng làm Ta nổi giận. Chúng không chịu để cho Ta thanh tẩy mãi cho tới bao giờ? – Vì con bê đó là do Israel làm ra, do một nghệ nhân sản xuất, nó đâu phải là thần! Chắc chắn con bê của Samaria sẽ như thể mùn cưa.”
1.2/ Liên hệ giữa việc thờ
phượng và việc giữ Lề Luật: Israel đã
xây dựng nhiều bàn thờ mà không theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa. Ngôn sứ Hosea
không kết tội việc xây dựng bàn thờ; nhưng kết tội việc xử dụng chúng: “Khi
Ephraim đua nhau dựng bàn thờ, thì các bàn thờ ấy chỉ làm cho chúng phạm tội
thêm.”
Tội chính yếu của họ
là tội là không giữ Lề Luật. Họ nghĩ họ có thể dâng lễ vật thay cho việc giữ Luật.
Những lời dạy của ngôn sứ Hosea về Luật thật quan trọng cho lịch sử tôn giáo của
Israel: Việc không giữ Luật sẽ đưa tới việc thờ phượng sai: “Luật lệ của Ta, Ta
có viết cho nó cả ngàn, thì nó cũng coi là xa lạ.” Những lễ vật dâng của người
không giữ Luật chẳng những vô hiệu mà còn làm Thiên Chúa nổi giận: “Hy lễ dâng
Ta thì chúng cứ dâng, chúng cứ ăn thịt đã sát tế,
nhưng Đức Chúa sẽ chẳng đoái hoài.”
nhưng Đức Chúa sẽ chẳng đoái hoài.”
Làm ác phải đền tội:
“Giờ đây Người sẽ nhớ lại sự gian ác của chúng, chúng đã phạm tội thì chúng sẽ
phải đền: chúng sẽ phải trở về Ai-cập.” Trở về Ai-cập không có nghĩa sẽ qua lại
Ai-cập; nhưng phải chịu thân phận người nô lệ một lần nữa.
2/ Phúc Âm: “Anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.”
2.1/ Chúa Giêsu đi khắp
nơi để chữa lành và rao giảng Tin Mừng: Trong
3 năm công khai rao giảng, Chúa Giêsu đã lang thang khắp miền Palestine để rao
giảng Tin Mừng và chữa lành các vết thương hồn xác cho con người. Tuy thế, Ngài
cũng gặp biết bao chống đối từ các kinh sư, luật sĩ, và nhà cầm quyền Rôma.
Trình thuật hôm nay là một trường hợp điển hình.
(1) Hai phản ứng trước
phép lạ Chúa Giêsu trục xuất quỉ ám ra khỏi người câm:
+ Dân chúng kinh ngạc,
nói rằng: “Ở Israel, chưa hề thấy thế bao giờ!” Người chất phác thành thật thấy
sao nói vậy; họ không bị ảnh hưởng bởi thành kiến và các tính toán lợi nhuận.
+ Nhưng người
Pharisees lại bảo: “Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.” Họ buộc tội Chúa có
liên hệ với quỷ vương để khỏi phải tin và giữ những gì Chúa dạy. Hơn nữa, họ
không muốn toàn dân tin theo Chúa vì họ sẽ mất uy quyền, thế lực, và những lợi
nhuận vật chất.
(2) Phản ứng của Chúa
Giêsu: Chẳng quan tâm đến những lời phê bình của họ, Chúa Giêsu đi khắp các
thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời
và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền. Ba việc tông đồ Ngài làm gương cho chúng
ta:
+ Dạy dỗ: để dân chúng
biết đâu là sự thật từ biết bao điều sai trái trong thế gian.
+ Rao giảng Tin Mừng:
loan báo tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho con người, và chỉ đường cho
con người biết sống làm sao để đạt được hạnh phúc muôn đời bên Ngài.
+ Chữa lành mọi vết
thương hồn xác: Chúa Giêsu cảm thương với những đau khổ hồn xác của con người.
Ngài muốn mặc lấy để cứu chữa hay cất đi tất cả khổ đau mà con người phải chịu.
2.2/ Chúa Giêsu lo lắng
nhân loại không đủ người dẫn dắt: Không
phải chỉ lo cho thế hệ đương thời, Ngài còn lo cho các thế hệ tương lai. Chỉ một
câu vắn vỏi, nhưng đã lột tả hết sự quan tâm của Chúa Giêsu: “Khi Đức Giêsu
nhìn thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy
chiên không người chăn dắt.” Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: “Lúa chín đầy
đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Khi chúng ta phải lựa
chọn người lãnh đạo, hãy lựa chọn người biết kính sợ Thiên Chúa như vua David.
Tuy ông không có kinh nghiệm, Đức Chúa đã làm mọi việc qua ông.
– Chúng ta hãy cầu nguyện
để xin Thiên Chúa sai những nhà lãnh đạo biết kính sợ Ngài đến chăm sóc dân
chúng, và dạy cho dân luôn biết kính sợ Thiên Chúa và giữ Luật của Ngài.
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
10/07/18 – THỨ BA TUẦN 14 TN
Mt 9,32-38
GIÁO DỤC CÁI TÂM
Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm
than vất vưởng. (Mt 9,36)
Suy niệm: “Sẽ là sỉ nhục tôi, nếu hỏi
tôi định giá Viện Tim là bao nhiêu.” Vâng, chỉ một câu nói thôi, nhưng đã gói
ghém cả tấm lòng, tình thương, và trách nhiệm của bác sĩ A. Carpentier, người
đã sáng lập Viện Tim ở Sài Gòn. Cũng vậy, chỉ một câu Tin Mừng ngắn gọn (9,36),
Mát-thêu đã diễn tả trọn vẹn tấm lòng, tâm tình, và trách nhiệm của Đức Giê-su
với đám đông vô danh. Trước tình cảnh cùng khốn của dân chúng, trái tim Ngài thổn
thức, xúc động mãnh liệt; lòng trắc ẩn thương cảm sâu đến tận đáy lòng. Đám
đông lầm than vất vưởng vì bị hướng dẫn do những nhà lãnh đạo tôn giáo vô tâm,
bị cai trị do những quan chức tham lam, tàn bạo. Đó cũng là tình cảnh của đám
đông dân chúng ngày nay tại nhiều nơi.
Mời Bạn: Mọi điều đáng tiếc và đáng
sợ nơi con người và xã hội thời nay đều phát xuất từ tình trạng thiếu tình yêu
hay yêu không đúng đắn. Do đó, liệu pháp cần thiết là giáo dục trái tim hay cái
tâm của con người (Đức Bênêđitô 16). Mời bạn chú tâm giáo dục trái tim mình nên
giống Trái Tim Chúa qua tâm tình chạnh lòng thương trước nỗi khổ của người
khác.
Chia sẻ: Người Ki-tô hữu có thể làm những việc cụ thể nào để giảm
nhẹ đau khổ của đám đông dân chúng hiện nay?
Sống Lời Chúa: Tập chạnh lòng thương qua
việc không bằng lòng khi mình sở hữu quá nhiều, đang khi người chung quanh quá
thiếu thốn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su,
cảm tạ Chúa đã chạnh lòng thương truớc nỗi khổ của chúng con. Xin cho chúng con
biết giáo dục trái tim mình nên giống Trái Tim Chúa hơn. Amen.
(5 Phút Lời Chúa)
Sai thợ ra gặt lúa
(10.7.2018 – Thứ ba Tuần 14 Thường niên)
Suy niệm
Phép lạ Đức Giêsu chữa người câm là phép lạ cuối
của chuỗi mười phép lạ trong hai chương 8 và 9 của Tin Mừng Mátthêu.
Mátthêu đã kể lại phép lạ này với rất ít chi tiết.
Người ta coi bệnh câm của anh này là do quỷ ám.
Khi quỷ bị trục xuất thì người câm nói được.
Không thấy Đức Giêsu đã làm gì hay nói gì để trừ quỷ.
Nhưng quyền năng của Ngài được lộ ra khi người câm cất tiếng nói.
của chuỗi mười phép lạ trong hai chương 8 và 9 của Tin Mừng Mátthêu.
Mátthêu đã kể lại phép lạ này với rất ít chi tiết.
Người ta coi bệnh câm của anh này là do quỷ ám.
Khi quỷ bị trục xuất thì người câm nói được.
Không thấy Đức Giêsu đã làm gì hay nói gì để trừ quỷ.
Nhưng quyền năng của Ngài được lộ ra khi người câm cất tiếng nói.
Có hai phản ứng ngược nhau trước phép lạ.
Đám đông thì kinh ngạc và nói : “Ở Israel, chưa hề thấy thế bao giờ.”
Họ đứng trước một điều hết sức mới mẻ khiến họ ngỡ ngàng (c. 33).
Người câm nói được là một dấu chỉ cho thấy Nước Trời đã gần,
thời đại thiên sai đã đến, Đấng Thiên sai đã ở kề bên.
Đức Giêsu đã làm ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia tiên báo:
“miệng lưỡi người câm sẽ reo hò” (35, 6).
Nhưng những người Pharisêu lại nghĩ khác.
Họ không phủ nhận quyền năng trừ quỷ của Đức Giêsu,
nhưng họ lại cho rằng Ngài đã bắt tay với quỷ vương để trừ quỷ (c. 34).
Đây là phản ứng đầu tiên có tính thù nghịch công khai của người Pharisêu.
Đám đông thì kinh ngạc và nói : “Ở Israel, chưa hề thấy thế bao giờ.”
Họ đứng trước một điều hết sức mới mẻ khiến họ ngỡ ngàng (c. 33).
Người câm nói được là một dấu chỉ cho thấy Nước Trời đã gần,
thời đại thiên sai đã đến, Đấng Thiên sai đã ở kề bên.
Đức Giêsu đã làm ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia tiên báo:
“miệng lưỡi người câm sẽ reo hò” (35, 6).
Nhưng những người Pharisêu lại nghĩ khác.
Họ không phủ nhận quyền năng trừ quỷ của Đức Giêsu,
nhưng họ lại cho rằng Ngài đã bắt tay với quỷ vương để trừ quỷ (c. 34).
Đây là phản ứng đầu tiên có tính thù nghịch công khai của người Pharisêu.
Phần còn lại của bài Tin Mừng là một bản tóm lược
về các hoạt động của Đức Giêsu: dạy dỗ, rao giảng, và chữa bệnh (c. 35).
Tất cả cuộc sống của Ngài như dành trọn cho đám đông.
Đôi chân Ngài đi khắp các thành thị, làng mạc và hội đường.
Đôi môi Ngài không ngớt đem tin vui đến cho những người mong đợi.
Đôi tay Ngài chạm đến những bệnh tật yếu đau của con người.
Nhưng trên hết vẫn là chuyện Đức Giêsu chạnh lòng thương (c. 36).
Chạnh lòng thương là nhói đau ở chỗ sâu bên trong của ruột gan mình.
Thấy thì thương: đó luôn là cái nhìn của Đức Giêsu trước đám đông.
Ngài thấy họ như chiên không có người chăn dắt, lãnh đạo.
Chính vì thế họ bị rơi vào tình cảnh vất vưởng lầm than.
Đức Giêsu không đau xót về chuyện bệnh tật thân xác của đám đông.
Ngài quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu tâm linh của con người.
Con người đánh mất ý nghĩa cuộc sống, thấy bơ vơ, cô độc, tuyệt vọng.
Con người loại trừ Thiên Chúa, để rồi rơi vào sa đọa, chán chường.
Đức Giêsu đến như người mục tử chăm sóc mọi mặt cho đoàn dân.
về các hoạt động của Đức Giêsu: dạy dỗ, rao giảng, và chữa bệnh (c. 35).
Tất cả cuộc sống của Ngài như dành trọn cho đám đông.
Đôi chân Ngài đi khắp các thành thị, làng mạc và hội đường.
Đôi môi Ngài không ngớt đem tin vui đến cho những người mong đợi.
Đôi tay Ngài chạm đến những bệnh tật yếu đau của con người.
Nhưng trên hết vẫn là chuyện Đức Giêsu chạnh lòng thương (c. 36).
Chạnh lòng thương là nhói đau ở chỗ sâu bên trong của ruột gan mình.
Thấy thì thương: đó luôn là cái nhìn của Đức Giêsu trước đám đông.
Ngài thấy họ như chiên không có người chăn dắt, lãnh đạo.
Chính vì thế họ bị rơi vào tình cảnh vất vưởng lầm than.
Đức Giêsu không đau xót về chuyện bệnh tật thân xác của đám đông.
Ngài quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu tâm linh của con người.
Con người đánh mất ý nghĩa cuộc sống, thấy bơ vơ, cô độc, tuyệt vọng.
Con người loại trừ Thiên Chúa, để rồi rơi vào sa đọa, chán chường.
Đức Giêsu đến như người mục tử chăm sóc mọi mặt cho đoàn dân.
Cách đây hai ngàn năm, Đức Giêsu đã than về chuyện ơn gọi.
Đồng lúa thì bao la mênh mông, mà thợ gặt thì ít.
Ngài mời các môn đệ của mình cầu nguyện nài xin với Thiên Chúa.
Đồng lúa là của Thiên Chúa, thợ gặt cũng là của Thiên Chúa sai đến.
Nước Việt Nam chúng ta cũng cần bao thợ gặt.
Có bao nhiêu tỉnh thành làng mạc còn thiếu linh mục, thiếu nữ tu.
Số linh mục mới chịu chức không đủ bù cho các vị về hưu và qua đời.
Làm sao để các bạn trẻ thấy con người hôm nay và chạnh lòng thương?
Làm sao để họ muốn dấn bước lo cho đám đông như Giêsu?
Đồng lúa thì bao la mênh mông, mà thợ gặt thì ít.
Ngài mời các môn đệ của mình cầu nguyện nài xin với Thiên Chúa.
Đồng lúa là của Thiên Chúa, thợ gặt cũng là của Thiên Chúa sai đến.
Nước Việt Nam chúng ta cũng cần bao thợ gặt.
Có bao nhiêu tỉnh thành làng mạc còn thiếu linh mục, thiếu nữ tu.
Số linh mục mới chịu chức không đủ bù cho các vị về hưu và qua đời.
Làm sao để các bạn trẻ thấy con người hôm nay và chạnh lòng thương?
Làm sao để họ muốn dấn bước lo cho đám đông như Giêsu?
Lời nguyện
Lạy Cha là người chủ ruộng tốt lành,
đồng lúa đã chín vàng chờ ngày gặt hái.
đồng lúa đã chín vàng chờ ngày gặt hái.
Xin Cha sai những người thợ lành nghề và tận tụy
đến làm việc trong cánh đồng bao la của Cha.
đến làm việc trong cánh đồng bao la của Cha.
Xin Cha gieo vào lòng các bạn trẻ hôm nay
những ước mơ lớn lao, những lý tưởng cao cả.
những ước mơ lớn lao, những lý tưởng cao cả.
Xin cho họ
biết quên hạnh phúc và tương lai của mình
để yêu tha nhân bằng trái tim rộng mở.
biết quên hạnh phúc và tương lai của mình
để yêu tha nhân bằng trái tim rộng mở.
Ước gì họ nghe được tiếng kêu của người bị áp bức,
cảm được cơn đói khát Lời Chúa và tình thương,
thấy được những mất mát của bao người đau khổ,
và chạm đến sự trống vắng của tâm hồn lạc hướng.
cảm được cơn đói khát Lời Chúa và tình thương,
thấy được những mất mát của bao người đau khổ,
và chạm đến sự trống vắng của tâm hồn lạc hướng.
Xin Cha sai Thánh Thần đến với các bạn trẻ
để họ quảng đại đáp lại tiếng gọi của Chúa Giêsu,
sống như Ngài đã sống
và tiếp tục làm những gì
Ngài đã làm trên trần gian.
để họ quảng đại đáp lại tiếng gọi của Chúa Giêsu,
sống như Ngài đã sống
và tiếp tục làm những gì
Ngài đã làm trên trần gian.
Cũng xin Cha
gìn giữ gia đình và giáo xứ chúng con,
thanh lọc bầu khí của trường học và xã hội,
để tất cả trở thành những môi trường tốt
giúp các bạn trẻ dễ dàng tìm gặp ý Cha. Amen.
gìn giữ gia đình và giáo xứ chúng con,
thanh lọc bầu khí của trường học và xã hội,
để tất cả trở thành những môi trường tốt
giúp các bạn trẻ dễ dàng tìm gặp ý Cha. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
10 THÁNG BẢY
Hậu Quả Cay Đắng Của
Sự Tự Do Sai Quấy
Trên hành trình đào
sâu nhận thức về mầu nhiệm quan phòng của Thiên Chúa, chúng ta thường phải đối
diện với vấn nạn này: Nếu Thiên Chúa hiện diện và điều hành mọi sự, thì làm sao
con người có thể tự do được? Và nhất là, đâu là ý nghĩa và vai trò của tự do trong
đời sống chúng ta? Và đâu là hậu quả cay đắng của tội lỗi gây ra do sự tự do
sai quấy? Làm sao có thể hiểu tất cả những điều này trong ánh sáng của sự quan
phòng thần linh?
Chúng ta hãy nhớ lại
giáo huấn của Công Đồng Vatican I: “Tất cả những gì Thiên Chúa đã tạo thành thì
Ngài giữ gìn và điều khiển với sự quan phòng của Ngài – sự quan phòng mở rộng từ
chân trời này đến chân trời kia và cai quản mọi sự một cách tốt đẹp (Kn 8,1). Mọi
sự đều phơi bày rõ ràng trước mắt Ngài (Dt 4,13), kể cả những gì diễn ra trong
sáng kiến tự do của tạo vật” (DS 3003).
Mầu nhiệm quan phòng
thần linh tác động trên tất cả thế giới tạo vật một cách thâm sâu. Trong tư
cách là một diễn tả của sự khôn ngoan vĩnh cửu của Thiên Chúa, kế hoạch quan
phòng đến trước chính công cuộc sáng tạo. Trong tư cách là một diễn tả quyền lực
của Thiên Chúa, nó hướng dẫn và triển khai công cuộc ấy. Một cách nào đó, chúng
ta thậm chí có thể nói rằng sự quan phòng được thực hiện trong chính công việc
của nó. Đó là một sự quan phòng siêu việt, nhưng đồng thời nó cũng hiện diện
trong mọi sự. Điều này áp dụng cho giáo huấn của Giáo Hội mà chúng ta vừa mới
nhắc lại trên đây, nhất là khi vận dụng vào con người với lý trí và tự do của
mình.
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 10/7
Hs 8, 4-7.11-13; Mt
9, 32-38.
LỜI SUY NIỆM: “Đức Giêsu đi
khắp các thành thị làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng
Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền”
Tiếp liền sau khi Chúa Giêsu làm cho cô bé của vị thủ lãnh chết sống lại, Người
ta đặt trọn niềm tin vào quyền năng của Chúa Giêsu; và người ta đem đến cho Người
một người câm bị quỷ ám và Người đã trừ tên quỷ ra khỏi người câm và người câm
nói được. Thay vì vui mừng và tạ ơn Thiên Chúa, nhóm Pharisêu lại bảo Người cậy
dựa vào quỷ vương mà trừ quỷ. Mặc dầu vậy Người vẫn tiếp tục sứ điệp: “Loan báo
Tin Mừng Nước Trời trong mọi nơi và mọi lúc không ngưng nghỉ.
Lạy Chúa Giêsu, trong mỗi người chúng con đây cũng đang tích cực vì sứ vụ loan
báo Tin Mừng Nước Trời theo khả năng mà Chúa đã ban cho, có khi chúng con cũng
bị những người chung quanh nhạo báng. Xin cho chúng con nhìn vào Chúa. Với Chúa
mà người ta còn cho Chúa dựa vào “quỷ vương” thì xin cho chúng con biết khiêm
nhường thinh lặng mà tiếp tục công việc tông đồ mà Chúa đang muốn chúng con sống
và thực hiện.
Mạnh Phương
10 Tháng Bảy
Lời Lãi Cả Thế Gian Ðể Làm Gì?
Có một lý tưởng để
đeo đuổi, có một hướng đi cho cuộc đời: đó là nguồn hạnh phúc lớn lao cho con
người.
Thông thường, những
kẻ than thân trách phận, những con người bất mãn trong cuộc sống, những kẻ chán
đời, không phải là những kẻ nghèo khổ, những người kiếm cơm kiếm gạo từng ngày,
mà chính là những con người dư dả, giàu sang.
Thi sĩ Anh, Lord
Byron, mặc dù sống trên nhung lụa, vẫn than thở: “Sâu bọ, ruồi nhằn, khổ đau là
thức ăn hằng ngày của tôi”. Văn sĩ nổi tiếng của Pháp là Voltaire, mặc dù có một
đời sống phú túc và danh tiếng vẻ vang, vẫn phải thốt lên: “Tận cùng của cuộc sống
ấy là buồn thảm, khoảng giữa của cuộc sống là vô nghĩa và khởi đầu của cuộc sống
ấy là thô bỉ… Phải chi tôi đừng sinh ra thì hơn”.
Talleyrand, một nhà
chính trị nổi tiếng của Pháp vào thế kỷ thứ 19, sau một quãng đời sống trong
nhung lụa và vinh quang, đã ghi lại trong tập nhật ký của mình nhân ngày sinh
83 như sau: “83 năm của đời tôi đã đi qua, không để lại một kết quả nào khác
hơn là mệt mỏi, trong thể xác lẫn tâm hồn, một nỗi đắng cay khi nhìn về tương
lai và chán chường khi nhìn lại quá khứ”.
Tại sao những con người
trên đây đã tỏ ra đắng cay và thất vọng về cuộc sống? Thưa là bởi vì họ đã
không tìm ra được mục đích của cuộc đời. Một cuộc đời không có mục đích thì chẳng
khác nào một công trình xây dựng không đồ án. Với tất cả mọi vật liệu, nhưng nếu
không có đồ án, người ta không thể kiến thiết được bất cứ công trình nào.
Một cuộc sống không có
mục đích, một cuộc sống không có lý tưởng thường cũng chỉ kéo theo cay đắng, buồn
sầu, bất mãn… Chúa Giêsu đã chẳng nói với chúng ta: “Lời lãi cả thế gian để làm
gì, nếu để mất linh hồn?”.Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, phúc cho những
ai hiền lành, phúc cho những ai khóc lóc, phúc cho những ai đói khát công
chính, phúc cho những ai có lòng thương xót, phúc cho những ai có lòng trong sạch,
phúc cho những ai kiến tạo hòa bình, phúc cho những ai bị bách hại vì Nước Trời…
Trước khi công bố Hiến Chương của Hạnh Phúc ấy, Chúa Giêsu hẳn phải là con người
hạnh phúc. Hạnh phúc đối với Chúa Giêsu không có nghĩa là không có nước mắt và
đau khổ. Hạnh phúc đối với Chúa Giêsu không có nghĩa là được mọi may mắn trên
cõi đời này. Hạnh phúc đối với Chúa Giêsu không có nghĩa là thành công trong cuộc
sống này.
Ngài đã sống như một
con người đau khổ. Ngài đã không trốn chạy khỏi đau khổ. Ngài đã không cất lấy
đau khổ khỏi cuộc đời này.
Hạnh phúc của Ngài
chính là tiếp nhận đau khổ, là đi vào cõi chết, nhưng không tiếp nhận đau khổ
và đi vào cõi chết như một ngõ cụt, trái lại khai thông con đường dẫn đến sự sống.
Cuộc đời đã có một hướng đi. Cuộc đời đã có một ý nghĩa, và đó chính là nguồn hạnh
phúc đích thực của con người.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét