Văn kiện mới của Tòa Thánh về Kinh Tế và Tài Chánh
Vũ Văn An
05/Jul/2018
Ngày 17 tháng Năm vừa qua, Tòa
Thánh đã công bố một văn kiện mới về kinh tế và tài chánh tựa là
"Oeconomicae et pecuniariae quaestiones” (Các Vấn Đề Kinh Tế và Tài Chánh.
Các Xem Xét Để Biện Phân Đạo Đức Học Liên Quan Đến Một Số Khía Cạnh Của Hệ Thống
Kinh Tế - Tài Chánh Hiện Nay) kêu gọi phục hồi những gì “thực sự là nhân bản”
và tùy thuộc vào Thiên Chúa để tránh “rơi vào sự sụp đổ xã hội”.
Văn kiện trên do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và Thánh Bộ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện soạn thảo và công bố. Tại buổi họp báo công bố văn kiện, Đức Tổng Giám Mục Ladaria cho hay vì các thách đố đạo đức hiện thời trong thế giới tài chánh, các xem xét này nhằm trình bầy một “cái nhìn trung thực” đối với một số phạm vi tài chánh, và “đưa ra một cách biện phân hợp đạo đức đối với một số khía cạnh trong các phạm vi này”.
Văn kiện dài hơn 11,000 chữ này bắt đầu với việc nhận định rằng dù phúc lợi kinh tế hoàn cầu đã gia tăng với một “mức độ lớn lao và nhanh chóng” chưa từng thấy, nhưng cần phải ghi nhận “nhiều bất bình đẳng” đã phát triển bên trong và giữa nhiều quốc gia khác nhau và ngoài ra, số người sống trong “các điều kiện nghèo khó cùng cực vẫn còn quá lớn”.
Văn kiện nói đến lúc phải "khởi diễn việc phục hồi những gì là nhân bản chân chính" trong một thời đại "tự chứng tỏ có một tầm nhìn rất giới hạn về con người nhân bản"; họ thường được hiểu như một "người tiêu dùng mà lợi ích trước hết hệ ở việc tối ưu hóa thu nhập tiền tệ của mình”.
Văn kiện nhấn mạnh rằng, trái lại, con người nhân bản có một "bản chất tương quan" mà phúc lợi "không thể giản lược vào thứ luận lý học tiêu dùng hoặc vào các khía cạnh kinh tế của đời sống".
Nó nhấn mạnh một số điểm đáng quan tâm, trong đó, có các điểm sau đây:
• “Thực vậy, không lợi ích nào hợp pháp khi nó không nhắm các mục tiêu: phát huy toàn diện con người nhân bản, của cải có mục đích dành cho mọi người và ưu tiên chọn người nghèo”.
• Phúc lợi phải được “đo bằng các tiêu chuẩn toàn diện hơn chứ không chỉ bằng tổng sản lượng nội địa của một quốc gia (GDP)”.
• Các thị trường “không có khả năng tự quản lý” vì chúng không biết cả việc phải làm sao đạt được các yếu tố cho phép chúng vận hành trơn tru lẫn việc sửa chữa các nguyên nhân khiến chúng gây hại cho xã hội loài người.
• Kỹ nghệ tài chính ngày nay là nơi “lòng ích kỷ và sự lạm dụng quyền lực có khả năng gây hại cho cộng đồng một cách không thể so sánh”.
• Việc làm “không những trở thành một thực tại ngày càng nhiều rủi ro hơn, mà còn mất đi giá trị của nó như một “thiện ích cho con người nhân bản”, tự biến mình thành một “phương tiện trao đổi đơn thuần”.
• Các quỹ đầu tư dựa trên rủi ro đầu cơ tài chính gây nguy hiểm cho “chính sự ổn định kinh tế của hàng triệu gia đình”, buộc các chính phủ phải can thiệp và “xác định một cách giả tạo cách vận hành đúng đắn của các hệ thống chính trị”.
• “Nơi nào thực hành việc bãi bỏ quy định hàng loạt”, tham ô, buôn bán đầu cơ, ở đấy xẩy ra “các vụ sụp đổ đột ngột và tàn hại, và khủng hoảng có hệ thống”.
• Đặt lợi nhuận ở “tột đỉnh” của doanh nghiệp tài chính “dễ dàng tạo ra một luận lý học đồi trụy và lọc lựa thường chỉ có lợi cho việc thăng tiến của các nhà lãnh đạo kinh doanh có khả năng, nhưng tham lam và vô liêm sỉ, và mối quan hệ của họ với những người khác được chủ yếu thúc đẩy bởi lợi ích vị kỷ và cá nhân".
• Văn kiện chỉ trích một số công cụ tài chính như “vốn phái sinh” (derivatives) mà nó cho là đã “khuyến khích sự gia tăng của việc buôn bán đầu cơ (speculative bubbles)” và là “quả bom nổ chậm đang tích tắc sẵn sàng phát nổ chẳng sớm thì muộn, gây độc cho sự lành mạnh của các thị trường”.
• Tương tự như thế, nó chỉ trích “các trao đổi tín dụng không trả được nợ (default credit)” vì đã khuyến khích “việc đánh bạc trên sự thất bại của người khác”, trở thành một loại “ăn thịt người về kinh tế” (econolmic cannibalism) và gây ra “thiệt hại to lớn cho toàn bộ nhiều quốc gia và hàng triệu gia đình”.
• Việc tránh thuế và trốn thuế bằng cách sử dụng các nơi trốn thuế ở ngoại quốc (tax havens) góp phần làm nghèo đi nhiều quốc gia, đặc biệt là khi các công ty lớn thực hiện nó, dẫn đến “việc loại một cách bất công nhiều nguồn tài nguyên ra khỏi nền kinh tế hiện có”.
• Tài liệu cũng chỉ trích các chính phủ vì nợ nần công cộng gây ra bởi " việc quản lý hệ thống hành chính công một cách bất cẩn, nếu không muốn nói là gian lận", dẫn đến các trở ngại lớn lao cho "việc vận hành tốt và tăng trưởng của các nền kinh tế quốc gia khác nhau."
Văn kiện cũng chỉ ra các biện pháp có thể có:
• Bằng cách sống thường xuyên "trong tình liên đới", các thiện ích mà một người sở hữu "được sử dụng không những cho nhu cầu của riêng họ, mà còn tự nhân thừa lên, tạo ra những hoa trái bất ngờ cho người khác."
• Luật lệ không ngừng được cập nhật hóa là điều cần thiết vì sự kiện này: một trong các “lý do chính” đối với cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây là “hành vi vô luân của các chuyên gia trong thế giới tài chánh”.
• Các qui định phải hỗ trợ sự "hoàn toàn minh bạch để loại bỏ mọi hình thức bất bình đẳng", chẳng hạn như các ngân hàng chỉ chào đón các khách hàng nào nếu họ chịu sử dụng vốn vào các mục tiêu đầu cơ.
• Thị trường “cần biết các điều kiện tiên quyết về nhân học và đạo đức học này là nó không có khả năng tự cung cấp cho chính nó, cũng như tự ý sản xuất”.
• Văn kiện chủ trương phải có “các ủy ban đạo đức” bên trong các ngân hàng.
• Nó cũng đề xuất các loại thuế bình đẳng để mang lại "sự bình đẳng hóa và tái phân phối" của cải.
Trong phần kết luận, văn kiện thúc giục độc giả đừng bị cám dỗ rơi vào chỗ hoài nghi và có cảm thức bất lực nhưng phải nhớ “mỗi người chúng ta có thể làm được rất nhiều, đặc biệt nếu ta không sống một mình.”
Nó cho rằng “nhiều hiệp hội” đang xuất hiện để cổ vũ trách nhiệm xã hội, và điều quan trọng là phải lên khuôn các hành động “vì lợi ích chung”, dựa trên “nguyên tắc vững vàng là liên đới và phụ đới”.
Hơn nữa, văn kiện nhấn mạnh rằng tất cả các hành động như trên tùy thuộc vào Thiên Chúa và thiện chí, dẫn đến một "mạng lưới kết hợp thiên đàng và trái đất, vốn là một công cụ thực sự để nhân bản hóa từng người, và cả thế giới như một toàn thể".
Kỳ sau: Dẫn Nhập vào Các Vấn Đề Kinh Tế và Tài Chánh
Văn kiện trên do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và Thánh Bộ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện soạn thảo và công bố. Tại buổi họp báo công bố văn kiện, Đức Tổng Giám Mục Ladaria cho hay vì các thách đố đạo đức hiện thời trong thế giới tài chánh, các xem xét này nhằm trình bầy một “cái nhìn trung thực” đối với một số phạm vi tài chánh, và “đưa ra một cách biện phân hợp đạo đức đối với một số khía cạnh trong các phạm vi này”.
Văn kiện dài hơn 11,000 chữ này bắt đầu với việc nhận định rằng dù phúc lợi kinh tế hoàn cầu đã gia tăng với một “mức độ lớn lao và nhanh chóng” chưa từng thấy, nhưng cần phải ghi nhận “nhiều bất bình đẳng” đã phát triển bên trong và giữa nhiều quốc gia khác nhau và ngoài ra, số người sống trong “các điều kiện nghèo khó cùng cực vẫn còn quá lớn”.
Văn kiện nói đến lúc phải "khởi diễn việc phục hồi những gì là nhân bản chân chính" trong một thời đại "tự chứng tỏ có một tầm nhìn rất giới hạn về con người nhân bản"; họ thường được hiểu như một "người tiêu dùng mà lợi ích trước hết hệ ở việc tối ưu hóa thu nhập tiền tệ của mình”.
Văn kiện nhấn mạnh rằng, trái lại, con người nhân bản có một "bản chất tương quan" mà phúc lợi "không thể giản lược vào thứ luận lý học tiêu dùng hoặc vào các khía cạnh kinh tế của đời sống".
Nó nhấn mạnh một số điểm đáng quan tâm, trong đó, có các điểm sau đây:
• “Thực vậy, không lợi ích nào hợp pháp khi nó không nhắm các mục tiêu: phát huy toàn diện con người nhân bản, của cải có mục đích dành cho mọi người và ưu tiên chọn người nghèo”.
• Phúc lợi phải được “đo bằng các tiêu chuẩn toàn diện hơn chứ không chỉ bằng tổng sản lượng nội địa của một quốc gia (GDP)”.
• Các thị trường “không có khả năng tự quản lý” vì chúng không biết cả việc phải làm sao đạt được các yếu tố cho phép chúng vận hành trơn tru lẫn việc sửa chữa các nguyên nhân khiến chúng gây hại cho xã hội loài người.
• Kỹ nghệ tài chính ngày nay là nơi “lòng ích kỷ và sự lạm dụng quyền lực có khả năng gây hại cho cộng đồng một cách không thể so sánh”.
• Việc làm “không những trở thành một thực tại ngày càng nhiều rủi ro hơn, mà còn mất đi giá trị của nó như một “thiện ích cho con người nhân bản”, tự biến mình thành một “phương tiện trao đổi đơn thuần”.
• Các quỹ đầu tư dựa trên rủi ro đầu cơ tài chính gây nguy hiểm cho “chính sự ổn định kinh tế của hàng triệu gia đình”, buộc các chính phủ phải can thiệp và “xác định một cách giả tạo cách vận hành đúng đắn của các hệ thống chính trị”.
• “Nơi nào thực hành việc bãi bỏ quy định hàng loạt”, tham ô, buôn bán đầu cơ, ở đấy xẩy ra “các vụ sụp đổ đột ngột và tàn hại, và khủng hoảng có hệ thống”.
• Đặt lợi nhuận ở “tột đỉnh” của doanh nghiệp tài chính “dễ dàng tạo ra một luận lý học đồi trụy và lọc lựa thường chỉ có lợi cho việc thăng tiến của các nhà lãnh đạo kinh doanh có khả năng, nhưng tham lam và vô liêm sỉ, và mối quan hệ của họ với những người khác được chủ yếu thúc đẩy bởi lợi ích vị kỷ và cá nhân".
• Văn kiện chỉ trích một số công cụ tài chính như “vốn phái sinh” (derivatives) mà nó cho là đã “khuyến khích sự gia tăng của việc buôn bán đầu cơ (speculative bubbles)” và là “quả bom nổ chậm đang tích tắc sẵn sàng phát nổ chẳng sớm thì muộn, gây độc cho sự lành mạnh của các thị trường”.
• Tương tự như thế, nó chỉ trích “các trao đổi tín dụng không trả được nợ (default credit)” vì đã khuyến khích “việc đánh bạc trên sự thất bại của người khác”, trở thành một loại “ăn thịt người về kinh tế” (econolmic cannibalism) và gây ra “thiệt hại to lớn cho toàn bộ nhiều quốc gia và hàng triệu gia đình”.
• Việc tránh thuế và trốn thuế bằng cách sử dụng các nơi trốn thuế ở ngoại quốc (tax havens) góp phần làm nghèo đi nhiều quốc gia, đặc biệt là khi các công ty lớn thực hiện nó, dẫn đến “việc loại một cách bất công nhiều nguồn tài nguyên ra khỏi nền kinh tế hiện có”.
• Tài liệu cũng chỉ trích các chính phủ vì nợ nần công cộng gây ra bởi " việc quản lý hệ thống hành chính công một cách bất cẩn, nếu không muốn nói là gian lận", dẫn đến các trở ngại lớn lao cho "việc vận hành tốt và tăng trưởng của các nền kinh tế quốc gia khác nhau."
Văn kiện cũng chỉ ra các biện pháp có thể có:
• Bằng cách sống thường xuyên "trong tình liên đới", các thiện ích mà một người sở hữu "được sử dụng không những cho nhu cầu của riêng họ, mà còn tự nhân thừa lên, tạo ra những hoa trái bất ngờ cho người khác."
• Luật lệ không ngừng được cập nhật hóa là điều cần thiết vì sự kiện này: một trong các “lý do chính” đối với cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây là “hành vi vô luân của các chuyên gia trong thế giới tài chánh”.
• Các qui định phải hỗ trợ sự "hoàn toàn minh bạch để loại bỏ mọi hình thức bất bình đẳng", chẳng hạn như các ngân hàng chỉ chào đón các khách hàng nào nếu họ chịu sử dụng vốn vào các mục tiêu đầu cơ.
• Thị trường “cần biết các điều kiện tiên quyết về nhân học và đạo đức học này là nó không có khả năng tự cung cấp cho chính nó, cũng như tự ý sản xuất”.
• Văn kiện chủ trương phải có “các ủy ban đạo đức” bên trong các ngân hàng.
• Nó cũng đề xuất các loại thuế bình đẳng để mang lại "sự bình đẳng hóa và tái phân phối" của cải.
Trong phần kết luận, văn kiện thúc giục độc giả đừng bị cám dỗ rơi vào chỗ hoài nghi và có cảm thức bất lực nhưng phải nhớ “mỗi người chúng ta có thể làm được rất nhiều, đặc biệt nếu ta không sống một mình.”
Nó cho rằng “nhiều hiệp hội” đang xuất hiện để cổ vũ trách nhiệm xã hội, và điều quan trọng là phải lên khuôn các hành động “vì lợi ích chung”, dựa trên “nguyên tắc vững vàng là liên đới và phụ đới”.
Hơn nữa, văn kiện nhấn mạnh rằng tất cả các hành động như trên tùy thuộc vào Thiên Chúa và thiện chí, dẫn đến một "mạng lưới kết hợp thiên đàng và trái đất, vốn là một công cụ thực sự để nhân bản hóa từng người, và cả thế giới như một toàn thể".
Kỳ sau: Dẫn Nhập vào Các Vấn Đề Kinh Tế và Tài Chánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét