Thượng hội đồng sắp tới sẽ bàn về việc phong chức
cho những người đàn ông đã có gia đình
8/15/2016
8/15/2016
(hình minh họa) |
Để giải quyết việc thiếu linh
mục khắp nơi trên thế giới, Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất có thể quyết định để
Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới sắp tới bàn về thừa tác vụ, trong đó có việc
liệu có nên phong chức cho những người đàn ông đã lập gia đình để họ cử hành
các bí tích hay không, thực tế là tạo nên một hình thức linh mục song hành.
Quả thế, sau trải nghiệm gây tranh cãi nhưng rất bổ ích của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, điều đã trở nên rõ ràng là: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề ra phương thức biện phân có khả năng đương đầu với những vấn đề lớn lao trong Giáo Hội đương thời.
Đó quả là một Thượng Hội Đồng canh cải: một cuộc tham khảo hoàn cầu, tiếp theo là hai phiên họp toàn thể cách nhau một năm, kết thúc bằng một văn kiện giáo hoàng quan trọng trình bầy một chiến lược mục vụ cho thế hệ kế tiếp. Điều này có nghĩa: bất cứ vấn đề lớn nào cũng không cần phải tránh né lấy lý do nó quá lớn không thể xử lý được.
Nếu một vấn đề lớn như việc chuẩn bị hôn nhân của Giáo Hội và việc Giáo Hội xử lý người ly dị và tái hôn đã có thể mang ra bàn luận được, thì các vấn đề nóng bỏng khác cũng có thể được làm như thế. Và đứng đầu những vấn đề này chắc chắn là các vấn đề liên quan tới thừa tác vụ: việc lui tới các bí tích, vai trò phụ nữ và hàng ngũ giáo dân, cũng như vai trò các phó tế.
Thành thử, một số người cho rằng các thừa tác mục vụ sẽ là chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới, có thể sẽ được tổ chức trong năm 2018-2019.
Không ai hoài nghi đây là một vấn đề khẩn cấp. Hơn một nửa các cộng đồng của Giáo Hội Công Giáo trên thế giới không có linh mục trú sở. Giáo phận Xingú ở vùng Pará, Ba Tây, chẳng hạn, có 800 giáo xứ trong một khu vực truyền giáo xét về lãnh thổ lớn bằng nước Đức, nhưng chỉ có 27 linh mục, điều này có nghĩa hơn 2 phần 3 tín hữu chỉ được tham dự thánh lễ Chúa Nhật 2 hoặc 3 lần trong một năm.
Giáo phận Xingú có thể là một trường hợp ngoại lệ, nhưng khắp thế giới đang phát triển, cả ở các khu vực nông thôn lẫn ở các thành thị, tỷ lệ linh mục so với giáo dân hiện đang thấp hơn là tại miền Bắc giàu có, một phần vì khoảng cách quá mênh mông và các cộng đoàn thì đang lớn nhanh hơn là các linh mục được huấn luyện.
Nhưng cũng có những điển hình bi đát tại Âu châu, nơi các giáo lý viên hay tín hữu giáo dân đang thực sự phải quản lý các giáo xứ giữa những lần thăm viếng họa hiếm của cha xứ.
Tháng 5 năm 2007, khi các giám mục Châu Mỹ La Tinh họp hội nghị liên lục địa tại đền thánh Aparecida, Ba Tây, một số lớn các vị muốn thảo luận vấn đề khó khăn của việc lui tới các bí tích. Nhưng đại diện của Tòa Thánh nói rõ với các vị rằng đây không phải là lúc và là nơi để mở cuộc thảo luận đó mà không có phép từ Rôma.
Đức Hồng Y Tổng Giám mục Buenos Aires lúc đó, tác giả chính của văn kiện kết thúc Hội Nghị Aparecida, biết rất rõ ước muốn có cuộc thảo luận trên, cũng như, tại Thượng Hội Đồng về Thánh Thể tại Rome hai năm trước đó, ngài đã thấy rõ các giám mục quan tâm xiết bao tới việc thảo luận về việc được lui tới các bí tích của các người ly dị và tái hôn.
Lúc đó, các giám mục nói trên đã được cho hay điều này: thượng hội đồng, như đã được thành lập, không phải là nơi để thảo luận việc đó và Đức Hồng Y Bergoglio đã đồng ý - đó là lý do tại sao, sau khi đắc cử, Đức Phanxicô đã đưa ra một dạng thức mới có thể cho phép một sự biện phân như vậy.
Việc lui tới các bí tích của người ly dị và tái hôn dân sự là một vấn đề gây đau đầu thế nào trong Thượng Hội Đồng về gia đình, một vấn đề mà quanh nó các bất đồng đã được kết hợp lại, thì tại thượng hội đồng tương lai về các thừa tác vụ, vấn đề gây đau đầu cũng sẽ là giáo xứ không có linh mục như thế.
Và giống như đề xuất đã có từ lâu và gây tranh cãi nhằm giải quyết vấn đề người ly dị và tái hôn, tức lời mời gọi của Đức Hồng Y Walter Kasper nhằm xem xét các phương thức của Chính Thống Giáo, ở đây cũng có một đề xuất cho vấn đề giáo xứ không có linh mục.
Đề xuất trên đã được khởi xướng từ nhiều năm qua bởi Đức Cha Fritz Lobinger, một giám mục về hưu người Đức sống ở Durban, Nam Phi.
Trong suốt 50 năm ở Nam Phi, và du hành nhiều nơi trên thế giới, ngài đã quan sát thấy nhiều cộng đồng Thiên Chúa giáo ở các vùng xa xôi hẻo lánh, trên thực tế, đang được hướng dẫn bởi các nhóm nhỏ các giáo dân đầy cam kết, trưởng thành.
Giải pháp của ngài là phong chức cho họ sau môt kỳ đào tạo ngắn, để họ có thể ban các bí tích tại cộng đồng ấy mà thôi.
Đức Cha Lobinger nói: điều quan trọng không phải là gọi “các thừa tác viên được thụ phong tại địa phương” này là linh mục, mặc dù họ ban phát các bí tích y như các linh mục. Thực vậy, chức linh mục của họ có hiệu lực như một chức linh mục song hành, bổ túc cho hình thức linh mục độc thân, được huấn luyện trong các chủng viện thuộc nghi lễ Latinh, được giám mục phái tới các giáo xứ hoặc địa điểm truyền giáo khác nhau.
Đức Cha Lobinger chỉ cho thấy một tiền lệ trong Công Vụ Tông Đồ 14:23 khi Thánh Phaolô và Barnabas bổ nhiệm - hay phong chức - "các trưởng lão" trong các cộng đồng Kitô hữu trẻ. Từ ngữ này không hẳn ám chỉ độ tuổi của người ta cho bằng nói tới sự già dặn hoặc sự xứng đáng lãnh nhiệm vụ của họ.
Trên đây là những nhóm người không phải được phái tới cộng đồng của họ, nhưng phát xuất từ cộng đồng này; họ phục vụ bán thời gian cho cộng đồng, trong khi tiếp tục làm việc ở các ngành nghề của họ; và họ có gia đình.
Đức Cha Lobinger, trong một cuốn sách xuất bản gần đây bằng tiếng Tây Ban Nha, cho hay: điều trên cho thấy: trong một số thế kỷ, Giáo Hội từng phong chức cho các nhà lãnh đạo địa phương được lựa chọn bởi cộng đồng địa phương, đã chứng tỏ sự xứng đáng của họ trong một thời gian.
Đức Phanxicô đã cho ta nhiều tín hiệu chứng tỏ ngài sẵn sàng nêu ra vấn đề phong chức cho các người đàn ông đã lập gia đình, thậm chí còn khuyến khích các Giáo Hội địa phương đưa ra đề xuất.
Đức Cha Erwin Kraütler, giám mục gốc Áo của Xingú, kể lại rằng trong một cuộc hội kiến riêng với Đức Phanxicô hồi tháng 4 năm 2014, các vị đã so sánh các nhận định về việc thiếu linh mục đã ảnh hưởng ra sao đến các Giáo Hội tại Châu Mỹ La Tinh. Đức Cha Kraütler nói rằng Đức Phanxicô đã trưng dẫn một giáo phận Mexico - có lẽ là San Cristóbal ở Chiapas - nơi các giáo xứ được điều hành bởi các phó tế, những người chỉ cần được thụ phong linh mục là có thể cử hành Thánh Lễ.
Đức Phanxicô mô tả đề nghị của Đức Cha Lobinger như là một trong số " các giả thuyết đáng lưu ý" và thúc giục Đức Cha Kraütler khởi sự và xây dựng một sự đồng thuận của hội đồng giám mục quốc gia đối với các đề xuất “táo bạo, cụ thể" này và sau đó, nên đệ trình cho Rôma.
Đức Cha nói với một nhật bào Ái Nhĩ Lan lúc đó rằng "Đức Thánh Cha nói ngài cởi mở đối với vấn đề này, ngài muốn lắng nghe các Giáo Hội địa phương. Tuy nhiên, ngài cho biết không có Giáo Hội địa phương nào, không có Giáo Hội quốc gia nào, nên tiến hành một mình".
Điều đó chính xác là thông điệp Đức Giáo Hoàng gửi cho Giáo Hội Đức khi, năm 2013, Giáo Hội này nói tới việc tái cho phép các cặp vợ chồng ly dị được rước lễ trên căn bản từng trường hợp cụ thể một.
Lời đề nghị của Đức Cha Lobinger đã được khai triển ở Châu Mỹ Latinh bởi một nhà thần học người Ba Tây thuộc Đại học Giáo Hoàng Paraná ở Curitiba, tên Antonio José de Almeida, người gần đây đã xuất bản một cuốn sách về "các thừa tác vụ mới".
Nhà thần học nói trên nhắc đến 40.000 'đại biểu Lời Chúa' ở Honduras, hoặc 400 phó tế bản địa có gia đình ở Chiapas, như là dấu chỉ sự xuất hiện của các ơn gọi 'trưởng lão' bắt nguồn từ cộng đồng thuộc loại được nhắc đến trong Sách Công Vụ.
Nhà thần học Alameida đã làm cố vấn cho một ủy ban của Giáo Hội Ba Tây suy nghĩ về vấn đề này; ủy ban này bao gồm hai vị Hồng Y rất gần gũi với Đức Phanxicô: Claudio Hummes, Tổng Giám Mục hưu trí của São Paolo, và Raymundo Damasceno Assis của Aparecida.
Nếu các vị trên kết luận rằng việc tấn phong các trưởng lão địa phương không phải chỉ là một giải pháp cho tình trạng thiếu linh mục mà còn là một dấu hiệu cho thấy Chúa Thánh Thần đang nói với Giáo Hội, thì có phần rất chắc, Đức Phanxicô sẽ triệu tập một thượng hội đồng để bàn luận về vấn đề này.
Trong khi đó, Đức Cha Lobinger đang cho xuất bản một cuốn sách thảo luận bằng tiếng Anh, sẽ ra mắt nay mai, gọi là Bàn Thờ Trống Rỗng: Một Cuốn Sách Được Minh Họa Giúp Nói Đến Việc Thiếu Các Linh Mục Chính Xứ.
Đối với những người muốn sớm có việc chuẩn bị thượng hội đồng, xem ra đây là cuốn sách nhất thiết phải đọc.
Quả thế, sau trải nghiệm gây tranh cãi nhưng rất bổ ích của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, điều đã trở nên rõ ràng là: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề ra phương thức biện phân có khả năng đương đầu với những vấn đề lớn lao trong Giáo Hội đương thời.
Đó quả là một Thượng Hội Đồng canh cải: một cuộc tham khảo hoàn cầu, tiếp theo là hai phiên họp toàn thể cách nhau một năm, kết thúc bằng một văn kiện giáo hoàng quan trọng trình bầy một chiến lược mục vụ cho thế hệ kế tiếp. Điều này có nghĩa: bất cứ vấn đề lớn nào cũng không cần phải tránh né lấy lý do nó quá lớn không thể xử lý được.
Nếu một vấn đề lớn như việc chuẩn bị hôn nhân của Giáo Hội và việc Giáo Hội xử lý người ly dị và tái hôn đã có thể mang ra bàn luận được, thì các vấn đề nóng bỏng khác cũng có thể được làm như thế. Và đứng đầu những vấn đề này chắc chắn là các vấn đề liên quan tới thừa tác vụ: việc lui tới các bí tích, vai trò phụ nữ và hàng ngũ giáo dân, cũng như vai trò các phó tế.
Thành thử, một số người cho rằng các thừa tác mục vụ sẽ là chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới, có thể sẽ được tổ chức trong năm 2018-2019.
Không ai hoài nghi đây là một vấn đề khẩn cấp. Hơn một nửa các cộng đồng của Giáo Hội Công Giáo trên thế giới không có linh mục trú sở. Giáo phận Xingú ở vùng Pará, Ba Tây, chẳng hạn, có 800 giáo xứ trong một khu vực truyền giáo xét về lãnh thổ lớn bằng nước Đức, nhưng chỉ có 27 linh mục, điều này có nghĩa hơn 2 phần 3 tín hữu chỉ được tham dự thánh lễ Chúa Nhật 2 hoặc 3 lần trong một năm.
Giáo phận Xingú có thể là một trường hợp ngoại lệ, nhưng khắp thế giới đang phát triển, cả ở các khu vực nông thôn lẫn ở các thành thị, tỷ lệ linh mục so với giáo dân hiện đang thấp hơn là tại miền Bắc giàu có, một phần vì khoảng cách quá mênh mông và các cộng đoàn thì đang lớn nhanh hơn là các linh mục được huấn luyện.
Nhưng cũng có những điển hình bi đát tại Âu châu, nơi các giáo lý viên hay tín hữu giáo dân đang thực sự phải quản lý các giáo xứ giữa những lần thăm viếng họa hiếm của cha xứ.
Tháng 5 năm 2007, khi các giám mục Châu Mỹ La Tinh họp hội nghị liên lục địa tại đền thánh Aparecida, Ba Tây, một số lớn các vị muốn thảo luận vấn đề khó khăn của việc lui tới các bí tích. Nhưng đại diện của Tòa Thánh nói rõ với các vị rằng đây không phải là lúc và là nơi để mở cuộc thảo luận đó mà không có phép từ Rôma.
Đức Hồng Y Tổng Giám mục Buenos Aires lúc đó, tác giả chính của văn kiện kết thúc Hội Nghị Aparecida, biết rất rõ ước muốn có cuộc thảo luận trên, cũng như, tại Thượng Hội Đồng về Thánh Thể tại Rome hai năm trước đó, ngài đã thấy rõ các giám mục quan tâm xiết bao tới việc thảo luận về việc được lui tới các bí tích của các người ly dị và tái hôn.
Lúc đó, các giám mục nói trên đã được cho hay điều này: thượng hội đồng, như đã được thành lập, không phải là nơi để thảo luận việc đó và Đức Hồng Y Bergoglio đã đồng ý - đó là lý do tại sao, sau khi đắc cử, Đức Phanxicô đã đưa ra một dạng thức mới có thể cho phép một sự biện phân như vậy.
Việc lui tới các bí tích của người ly dị và tái hôn dân sự là một vấn đề gây đau đầu thế nào trong Thượng Hội Đồng về gia đình, một vấn đề mà quanh nó các bất đồng đã được kết hợp lại, thì tại thượng hội đồng tương lai về các thừa tác vụ, vấn đề gây đau đầu cũng sẽ là giáo xứ không có linh mục như thế.
Và giống như đề xuất đã có từ lâu và gây tranh cãi nhằm giải quyết vấn đề người ly dị và tái hôn, tức lời mời gọi của Đức Hồng Y Walter Kasper nhằm xem xét các phương thức của Chính Thống Giáo, ở đây cũng có một đề xuất cho vấn đề giáo xứ không có linh mục.
Đề xuất trên đã được khởi xướng từ nhiều năm qua bởi Đức Cha Fritz Lobinger, một giám mục về hưu người Đức sống ở Durban, Nam Phi.
Trong suốt 50 năm ở Nam Phi, và du hành nhiều nơi trên thế giới, ngài đã quan sát thấy nhiều cộng đồng Thiên Chúa giáo ở các vùng xa xôi hẻo lánh, trên thực tế, đang được hướng dẫn bởi các nhóm nhỏ các giáo dân đầy cam kết, trưởng thành.
Giải pháp của ngài là phong chức cho họ sau môt kỳ đào tạo ngắn, để họ có thể ban các bí tích tại cộng đồng ấy mà thôi.
Đức Cha Lobinger nói: điều quan trọng không phải là gọi “các thừa tác viên được thụ phong tại địa phương” này là linh mục, mặc dù họ ban phát các bí tích y như các linh mục. Thực vậy, chức linh mục của họ có hiệu lực như một chức linh mục song hành, bổ túc cho hình thức linh mục độc thân, được huấn luyện trong các chủng viện thuộc nghi lễ Latinh, được giám mục phái tới các giáo xứ hoặc địa điểm truyền giáo khác nhau.
Đức Cha Lobinger chỉ cho thấy một tiền lệ trong Công Vụ Tông Đồ 14:23 khi Thánh Phaolô và Barnabas bổ nhiệm - hay phong chức - "các trưởng lão" trong các cộng đồng Kitô hữu trẻ. Từ ngữ này không hẳn ám chỉ độ tuổi của người ta cho bằng nói tới sự già dặn hoặc sự xứng đáng lãnh nhiệm vụ của họ.
Trên đây là những nhóm người không phải được phái tới cộng đồng của họ, nhưng phát xuất từ cộng đồng này; họ phục vụ bán thời gian cho cộng đồng, trong khi tiếp tục làm việc ở các ngành nghề của họ; và họ có gia đình.
Đức Cha Lobinger, trong một cuốn sách xuất bản gần đây bằng tiếng Tây Ban Nha, cho hay: điều trên cho thấy: trong một số thế kỷ, Giáo Hội từng phong chức cho các nhà lãnh đạo địa phương được lựa chọn bởi cộng đồng địa phương, đã chứng tỏ sự xứng đáng của họ trong một thời gian.
Đức Phanxicô đã cho ta nhiều tín hiệu chứng tỏ ngài sẵn sàng nêu ra vấn đề phong chức cho các người đàn ông đã lập gia đình, thậm chí còn khuyến khích các Giáo Hội địa phương đưa ra đề xuất.
Đức Cha Erwin Kraütler, giám mục gốc Áo của Xingú, kể lại rằng trong một cuộc hội kiến riêng với Đức Phanxicô hồi tháng 4 năm 2014, các vị đã so sánh các nhận định về việc thiếu linh mục đã ảnh hưởng ra sao đến các Giáo Hội tại Châu Mỹ La Tinh. Đức Cha Kraütler nói rằng Đức Phanxicô đã trưng dẫn một giáo phận Mexico - có lẽ là San Cristóbal ở Chiapas - nơi các giáo xứ được điều hành bởi các phó tế, những người chỉ cần được thụ phong linh mục là có thể cử hành Thánh Lễ.
Đức Phanxicô mô tả đề nghị của Đức Cha Lobinger như là một trong số " các giả thuyết đáng lưu ý" và thúc giục Đức Cha Kraütler khởi sự và xây dựng một sự đồng thuận của hội đồng giám mục quốc gia đối với các đề xuất “táo bạo, cụ thể" này và sau đó, nên đệ trình cho Rôma.
Đức Cha nói với một nhật bào Ái Nhĩ Lan lúc đó rằng "Đức Thánh Cha nói ngài cởi mở đối với vấn đề này, ngài muốn lắng nghe các Giáo Hội địa phương. Tuy nhiên, ngài cho biết không có Giáo Hội địa phương nào, không có Giáo Hội quốc gia nào, nên tiến hành một mình".
Điều đó chính xác là thông điệp Đức Giáo Hoàng gửi cho Giáo Hội Đức khi, năm 2013, Giáo Hội này nói tới việc tái cho phép các cặp vợ chồng ly dị được rước lễ trên căn bản từng trường hợp cụ thể một.
Lời đề nghị của Đức Cha Lobinger đã được khai triển ở Châu Mỹ Latinh bởi một nhà thần học người Ba Tây thuộc Đại học Giáo Hoàng Paraná ở Curitiba, tên Antonio José de Almeida, người gần đây đã xuất bản một cuốn sách về "các thừa tác vụ mới".
Nhà thần học nói trên nhắc đến 40.000 'đại biểu Lời Chúa' ở Honduras, hoặc 400 phó tế bản địa có gia đình ở Chiapas, như là dấu chỉ sự xuất hiện của các ơn gọi 'trưởng lão' bắt nguồn từ cộng đồng thuộc loại được nhắc đến trong Sách Công Vụ.
Nhà thần học Alameida đã làm cố vấn cho một ủy ban của Giáo Hội Ba Tây suy nghĩ về vấn đề này; ủy ban này bao gồm hai vị Hồng Y rất gần gũi với Đức Phanxicô: Claudio Hummes, Tổng Giám Mục hưu trí của São Paolo, và Raymundo Damasceno Assis của Aparecida.
Nếu các vị trên kết luận rằng việc tấn phong các trưởng lão địa phương không phải chỉ là một giải pháp cho tình trạng thiếu linh mục mà còn là một dấu hiệu cho thấy Chúa Thánh Thần đang nói với Giáo Hội, thì có phần rất chắc, Đức Phanxicô sẽ triệu tập một thượng hội đồng để bàn luận về vấn đề này.
Trong khi đó, Đức Cha Lobinger đang cho xuất bản một cuốn sách thảo luận bằng tiếng Anh, sẽ ra mắt nay mai, gọi là Bàn Thờ Trống Rỗng: Một Cuốn Sách Được Minh Họa Giúp Nói Đến Việc Thiếu Các Linh Mục Chính Xứ.
Đối với những người muốn sớm có việc chuẩn bị thượng hội đồng, xem ra đây là cuốn sách nhất thiết phải đọc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét