Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đi Assisi ngày 20
tháng 9
8/18/2016
8/18/2016
Nhân ngày Cầu Nguyện cho Hòa
bình 30 năm sau khi được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khởi xướng.
Assisi,18 tháng 8, 2016
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Assisi lần thứ ba vào ngày 20, tháng 9, 2016 nhân dịp Ngày Cầu Nguyện cho Hòa Bình với các nhân vật hữu trách phía tôn giáo và chính quyền. Biến cố này đánh dấu kỷ niệm 30 năm kể từ cuộc gặp gỡ đầu tiên do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khởi xướng.
Đức Thánh Cha sẽ trở lại thành phố mang tên thánh bổn mạng của ngài để bế mạc ba ngày dành cho hòa bình được tổ chức từ 18 đến 20 tháng 9 do các tu sĩ Phanxicô, giáo phận Assisi và Cộng Đồng Sant’Egidio tổ chức. Văn phòng truyền thông của Tòa Thánh cũng đã xác nhận nguồn tin này.
Ngoài Thượng Phụ Đại Kết Constantinople Bartholomaios và Tổng Thống Cộng Hòa Ý Sergio Mattarella, trên 400 phái đoàn đại diện thế giới tôn giáo, chính trị và văn hóa sẽ tham dự với chủ đề “Khao khát hòa bình. Đối Thọai Tôn Giáo và Văn Hóa.” Sáng kiến cầu nguyện này đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khởi sự ngày 27 tháng 10, 1986.
Đây là lần thứ ba Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm thành Poverello: lần đầu ngày 4 tháng 10, 2013, ngài đã đi hành hương thăm viếng ngôi mộ của Thánh Phanxicô và Thánh Clara. Ngài cũng đã gặp gỡ các trẻ em mắc bệnh hay tật nguyền, và những người nghèo khó. Và gần đây, ngày 4 tháng 8 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 800 năm “Xá giải thành Assisi”,
Tinh thần Assisi
Cuộc gặp gỡ với Sultan Al-Kamel tại thành phố của thánh Phanxicô Assisi đã trở nên kiểu mẫu cho việc đối thọai tôn giáo, và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã triệu tập cuộc gặp gỡ liên tôn lần thứ nhất cho hòa bình, nhân dịp Năm Quốc Tế cho Hòa Bình do Liên Hiệp Quốc khởi xướng. Ngài đã tái thiết lời mời gọi của ngài ngay trong trận chiến Balkan năm 1993. Và ngài lại đề nghị một cuộc gặp gỡ khác ngay sau cuộc khủng bố tấn công 11 tháng 9, 2001: và lần gặp gỡ này đã xẩy ra ngày 29 tháng 1, 2002.
Đức Benedict XVI sau đó đã đề nghị một cuộc gặp gỡ của các tôn giáo cho hòa bình, nhân dịp kỷ niệm 25 năm cuộc gặp gỡ đầu tiên, vào ngày 27 tháng 10, 2011. Nhân dịp này vị Giáo Hoàng người Đức đã mời cả những người vô thần tham dự.
Nhân dịp gặp gỡ đầu tiên, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã giải thích “tinh thần Assisi”: “Sự việc chúng ta đến đây không có mục đích tìm kiếm một sự đồng thuận về tôn giáo giữa chúng ta, hay để mưu đồ một sự thương lượng về những tín điều của chúng ta. Cũng không có nghĩa là các tôn giáo có thể được hòa giải trên kế họach của một sự hợp tác, qua sự thỏa thuận tương đối các tín điều, vì tất cả mọi con người đều phải chân thành tuân theo lương tâm ngay thẳng của mình với mục đích tìm kiếm sự thật và để vâng theo chân lý ấy. Cuộc gặp gỡ của chúng ta chỉ chứng nhận điều có ý nghĩa nhất cho mọi người trong thời đại chúng ta, là trong cuộc chiến lớn lao cho hòa bình, nhân lọai, với sư đa dạng, vẫn phải kín múc những suối nguồn sâu thẳm nhất và sống động nhất, nơi lương tâm được tạo dựng, và trên đó luân lý đạo đức của con người phải noi theo.”
Đáp ứng với một thế giới lâm chiến
Năm nay, chương trình gặp gỡ gồm có hai ngày trao đổi “bàn tròn” và một ngày cầu nguyện. Trong một cuộc phỏng vấn của Radio Vatican tháng ba vừa qua, linh mục Mauro Gambetti khẳng định rằng ngoài các lãnh đạo tôn giáo, chính trị gia, các đại diện của thế giới khoa học và văn hóa, các “Người kiến tạo hòa bình” đều được mời tham dự.
Trước một thế giới bị xâu xé bởi các cuộc chiến, các tham dự viên sẽ đáp ứng bằng một lời nguyện và một tuyên ngôn nhất trí, là kết quả của một sự suy nghĩ chung. Các đề tài thảo luận gồm có: Các nguyên tắc được tất cả các tôn giáo công nhận cho một sự sống chung hòa bình; sự đóng góp của chính trị, khoa học, và văn hóa cho hòa bình; và việc bảo vệ môi trường.
Assisi,18 tháng 8, 2016
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Assisi lần thứ ba vào ngày 20, tháng 9, 2016 nhân dịp Ngày Cầu Nguyện cho Hòa Bình với các nhân vật hữu trách phía tôn giáo và chính quyền. Biến cố này đánh dấu kỷ niệm 30 năm kể từ cuộc gặp gỡ đầu tiên do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khởi xướng.
Đức Thánh Cha sẽ trở lại thành phố mang tên thánh bổn mạng của ngài để bế mạc ba ngày dành cho hòa bình được tổ chức từ 18 đến 20 tháng 9 do các tu sĩ Phanxicô, giáo phận Assisi và Cộng Đồng Sant’Egidio tổ chức. Văn phòng truyền thông của Tòa Thánh cũng đã xác nhận nguồn tin này.
Ngoài Thượng Phụ Đại Kết Constantinople Bartholomaios và Tổng Thống Cộng Hòa Ý Sergio Mattarella, trên 400 phái đoàn đại diện thế giới tôn giáo, chính trị và văn hóa sẽ tham dự với chủ đề “Khao khát hòa bình. Đối Thọai Tôn Giáo và Văn Hóa.” Sáng kiến cầu nguyện này đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khởi sự ngày 27 tháng 10, 1986.
Đây là lần thứ ba Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm thành Poverello: lần đầu ngày 4 tháng 10, 2013, ngài đã đi hành hương thăm viếng ngôi mộ của Thánh Phanxicô và Thánh Clara. Ngài cũng đã gặp gỡ các trẻ em mắc bệnh hay tật nguyền, và những người nghèo khó. Và gần đây, ngày 4 tháng 8 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 800 năm “Xá giải thành Assisi”,
Tinh thần Assisi
Cuộc gặp gỡ với Sultan Al-Kamel tại thành phố của thánh Phanxicô Assisi đã trở nên kiểu mẫu cho việc đối thọai tôn giáo, và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã triệu tập cuộc gặp gỡ liên tôn lần thứ nhất cho hòa bình, nhân dịp Năm Quốc Tế cho Hòa Bình do Liên Hiệp Quốc khởi xướng. Ngài đã tái thiết lời mời gọi của ngài ngay trong trận chiến Balkan năm 1993. Và ngài lại đề nghị một cuộc gặp gỡ khác ngay sau cuộc khủng bố tấn công 11 tháng 9, 2001: và lần gặp gỡ này đã xẩy ra ngày 29 tháng 1, 2002.
Đức Benedict XVI sau đó đã đề nghị một cuộc gặp gỡ của các tôn giáo cho hòa bình, nhân dịp kỷ niệm 25 năm cuộc gặp gỡ đầu tiên, vào ngày 27 tháng 10, 2011. Nhân dịp này vị Giáo Hoàng người Đức đã mời cả những người vô thần tham dự.
Nhân dịp gặp gỡ đầu tiên, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã giải thích “tinh thần Assisi”: “Sự việc chúng ta đến đây không có mục đích tìm kiếm một sự đồng thuận về tôn giáo giữa chúng ta, hay để mưu đồ một sự thương lượng về những tín điều của chúng ta. Cũng không có nghĩa là các tôn giáo có thể được hòa giải trên kế họach của một sự hợp tác, qua sự thỏa thuận tương đối các tín điều, vì tất cả mọi con người đều phải chân thành tuân theo lương tâm ngay thẳng của mình với mục đích tìm kiếm sự thật và để vâng theo chân lý ấy. Cuộc gặp gỡ của chúng ta chỉ chứng nhận điều có ý nghĩa nhất cho mọi người trong thời đại chúng ta, là trong cuộc chiến lớn lao cho hòa bình, nhân lọai, với sư đa dạng, vẫn phải kín múc những suối nguồn sâu thẳm nhất và sống động nhất, nơi lương tâm được tạo dựng, và trên đó luân lý đạo đức của con người phải noi theo.”
Đáp ứng với một thế giới lâm chiến
Năm nay, chương trình gặp gỡ gồm có hai ngày trao đổi “bàn tròn” và một ngày cầu nguyện. Trong một cuộc phỏng vấn của Radio Vatican tháng ba vừa qua, linh mục Mauro Gambetti khẳng định rằng ngoài các lãnh đạo tôn giáo, chính trị gia, các đại diện của thế giới khoa học và văn hóa, các “Người kiến tạo hòa bình” đều được mời tham dự.
Trước một thế giới bị xâu xé bởi các cuộc chiến, các tham dự viên sẽ đáp ứng bằng một lời nguyện và một tuyên ngôn nhất trí, là kết quả của một sự suy nghĩ chung. Các đề tài thảo luận gồm có: Các nguyên tắc được tất cả các tôn giáo công nhận cho một sự sống chung hòa bình; sự đóng góp của chính trị, khoa học, và văn hóa cho hòa bình; và việc bảo vệ môi trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét