02/09/2016
Thứ sáu đầu
tháng, tuần 22 thường niên
Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 4, 1-5
"Chúa sẽ phơi bày những ý định của tâm hồn".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, như vậy người ta coi chúng tôi như những thừa
tác viên của Ðức Kitô, và những người phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Do đó, người ta đòi hỏi nơi những người phân phát các mầu nhiệm là mỗi người phải
trung tín. Phần tôi, tôi không lấy làm quan trọng khi bị anh em hay toà án nhân
loại đoán xét; nhưng tôi cũng không đoán xét chính mình tôi. Vì chưng, mặc dầu
lương tâm không trách cứ tôi điều gì, nhưng không phải vì thế mà tôi đã được
công chính hoá. Ðấng đoán xét tôi chính là Chúa. Vì thế, anh em đừng đoán xét
trước thời gian cho đến khi Chúa đến, Người sẽ đưa ra ánh sáng những điều giấu
kín trong bóng tối và phơi bày những ý định của tâm hồn, và bấy giờ Thiên Chúa
sẽ ban khen tương xứng cho mỗi người.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 36, 3-4. 5-6. 27-28. 39-40
Ðáp: Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ (c. 39a).
Xướng: 1) Hãy trông cậy vào Chúa và hãy làm lành, để được cư ngụ
trong đất nước, thọ hưởng an ninh. Hãy hân hoan tin tưởng vào Chúa, Người sẽ
ban cho sự lòng bạn thỉnh cầu. - Ðáp.
2) Bạn hãy phó thác đường lối mình cho Chúa, hãy trông cậy vào
Người và để chính Người hành động. Người sẽ làm cho chính nghĩa bạn sáng như
bình minh, và quyền lợi bạn tỏ như giờ ngọ. - Ðáp.
3) Hãy tránh ác và hãy làm lành, hầu được an cư tới ngàn thu; bởi
vì Chúa yêu điều chân lý, và không bỏ rơi những tôi tớ trung thành. - Ðáp.
4) Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ, trong cơn khốn khó, Người
là chỗ họ dung thân. Chúa bang trợ và giải thoát họ, Người giải thoát và cứu họ
khỏi lũ ác nhân, vì họ đã nương tựa vào Người. - Ðáp.
Alleluia: Cl 3, 16a và 17c
Alleluia, alleluia! - Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào
trong anh em; anh em hãy nhờ Ðức Kitô mà tạ ơn Thiên Chúa Cha. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 5, 33-39
"Khi tân lang phải đem đi khỏi họ, bấy giờ họ ăn
chay".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, những người biệt phái và luật sĩ nói với Chúa Giêsu rằng:
"Tại sao môn đồ của Gioan năng ăn chay và cầu nguyện, cả môn đồ của những
người biệt phái cũng vậy, còn môn đệ của Thầy lại cứ ăn uống?" Người đáp lại
rằng: "Các ông có thể bắt các bạn hữu đến dự tiệc cưới, ăn chay, đang khi
tân lang còn ở với họ chăng? Nhưng sẽ đến những ngày mà tân lang phải đem đi khỏi
họ, bấy giờ họ sẽ ăn chay trong những ngày ấy".
Người còn nói với họ thí dụ này rằng: "Không ai xé miếng vải
áo mới mà vá vào áo cũ; chẳng vậy, áo mới đã bị xé, mà mảnh vải áo mới lại
không ăn hợp với áo cũ. Cũng chẳng ai đổ rượu mới vào bầu da cũ; chẳng vậy, rượu
mới sẽ làm vỡ bầu da, rượu chảy ra và bầu da hư mất. Nhưng rượu mới phải đổ vào
bầu da mới, thì giữ được cả hai. Và không ai đang uống rượu cũ mà lại thèm rượu
mới, vì người ta nói: 'Rượu cũ thì ngon hơn' ".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm: Dứt Khoát Tận Căn
Kỷ luật hay cách sống của Chúa Giêsu đề ra cho các môn đệ Ngài
khiến nhiều người khó chịu. Ngài và các môn đệ sống theo một lề lối hoàn toàn
khác với những tuân giữ của những người Biệt phái và ngay cả với Gioan Tẩy giả:
trong khi Gioan Tẩy giả và các người Biệt phái tuân giữ một số ngày chay tịnh
trong tuần, thì các môn đệ Chúa Giêsu xem chừng không biết thế nào là chay tịnh.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng hai dụ ngôn để biện minh
cho thái độ ấy. Trước hết, Ngài nói đến sự hiện diện của Tân Lang: bao lâu Tân
Lang còn đó, thì việc chay tịnh được miễn chuẩn. Trong Cựu Ước, việc giữ chay gắn
liền với việc mong đợi Ðấng Cứu Thế. Chay tịnh là thể hiện của lòng mong đợi.
Gioan Tẩy giả đã lấy chay tịnh làm qui luật cơ bản cho cuộc sống của ông và của
các môn đệ. Như vậy khi miễn chước cho các môn đệ của Ngài khỏi chay tịnh, Chúa
Giêsu muốn cho mọi người thấy rằng Ngài chính là Ðấng Cứu Thế, họ không còn phải
mong đợi gì nữa; thời cứu thế đã đến, con người không còn phải chay tịnh, trái
lại, họ phải vui mừng hoan hỉ.
Dụ ngôn thứ hai Chúa Giêsu đưa ra để giải thích tại sao các môn
đệ Ngài không phải giữ chay, đó là hình ảnh chiếc áo mới và rượu mới: Không nên
lấy áo cũ mà vá vào áo mới, không nên đổ rượu mới vào bầu da cũ. Dĩ nhiên, ở
đây Chúa Giêsu không có ý bảo rằng cái mới thì đương nhiên tốt hơn cái cũ; Ngài
không có ý so sánh cho bằng đưa ra một sự bất tương hợp. Bài học thật rõ ràng:
không nên có thái độ nước đôi hoặc thỏa hiệp, mà phải dứt khoát tận căn. Bài học
này được Chúa Giêsu lặp lại nhiều lần khi nêu ra những điều kiện để vào Nước Trời:
"Hãy bán tất cả, bố thí cho người nghèo, rồi đến theo Ta", "Ai cầm
cày mà còn ngó lại sau, thì không xứng với Nước Thiên Chúa", "Ai yêu
cha mẹ hơn Ta thì không xứng đáng làm môn đệ Ta". Tựu trung, vì Ngài, con
người phải chấp nhận hy sinh tất cả, ngay cả mạng sống mình.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta duyệt xét lại niềm tin cơ bản
trong cuộc sống hàng ngày. Thỏa hiệp vốn là cơn cám dỗ triền miên trong cuộc sống
đạo của chúng ta: Muốn làm môn đệ Chúa Kitô, nhưng lại đeo đuổi những gì nghịch
với Tin Mừng; đi theo Chúa Kitô, nhưng lại không muốn sống theo giáo huấn của
Ngài; muốn là thành phần của Giáo Hội, nhưng lại chống báng Giáo Hội. Thỏa hiệp
để được cả đạo lẫn đời như thế cũng chỉ là đánh mất bản thân mà thôi. Lời sách
Khải huyền đáng được chúng ta suy nghĩ: Thà ngươi nguội lạnh hay nóng hẳn đi;
nhưng vì ngươi hâm hâm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta mửa ngươi ra khỏi miệng.
Xin Chúa nâng đỡ đức tin chúng ta để chúng ta tiến bước theo
Chúa, làm môn đệ Chúa với một đức tin tinh tuyền và làm chứng cho mọi người
xung quanh.
Veritas
Asia
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Sáu Tuần 22 TN2
Bài đọc: 1 Cor 4:1-5; Lk 5:33-39.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Vấn đề xét
đoán.
Xét đoán là điều con người thường xuyên làm trong cuộc đời. Tuy
nhiên, không phải xét đoán nào cũng đúng và có giá trị ngang nhau. Các Bài đọc
hôm nay nói về các lọai phán đoán và vạch ra cái đúng cũng như sai của nó.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Dân thành Corintô xét đoán Phaolô.
Thánh Phaolô không muốn cho người ta gọi ngài, người rao giảng của
Chúa Kitô là nhà lãnh đạo, nhưng muốn được gọi là: đầy tớ (huperétes) và
quản gia (hoikonómos). Người đầy tớ là người làm theo ý của chủ mình khi
được ra lệnh. Người quản gia chịu trách nhiệm mọi việc trong nhà: điều khiển
các người làm việc, mua bán những vật dụng cần thiết và giữ sổ sách cho chủ.
Tuy quyền hành có cao hơn những đầy tớ khác, nhưng đối với chủ, người quản gia
cũng chỉ là đầy tớ. Điều này có thể áp dụng cho mọi chức vụ trong Giáo Hội, cho
dẫu có bao nhiêu quyền hành hay danh vọng, họ vẫn chỉ là đầy tớ của Chúa Kitô.
Đặc tính của người quản gia là phải đáng tin cậy vì chủ đặt trọn
vẹn niềm tin nơi ông. Vì vậy, ông sẽ bị xét xử từ 3 nguồn:
1.1/ Xét xử bởi người đời: Thánh Phaolô khẳng định: “Đối với
tôi, dù có bị anh em hay toà đời xét xử, tôi cũng chẳng coi là gì.” Thông thường
những xét xử của người đời không chính xác cho lắm vì không nắm giữ được toàn bộ
các dữ kiện liên quan; nhất là còn bị ảnh hưởng bởi nhiều những nguyên do khác:
chủ quan, ghen tương, lấy điểm… Tuy nhiên, những nhận định này là buớc đầu giúp
đương sự kiểm điểm các hành động của mình. Thánh Phaolô có lẽ thốt lên những lời
trên sau khi đã tự kiểm điểm mình trước tôn nhan Chúa.
1.2/ Xét xử bởi chính mình: Thánh Phaolô cũng xác quyết: “Quả
thật, tôi không thấy lương tâm áy náy điều gì, nhưng đâu phải vì thế mà tôi đã
được kể là người công chính. Mà tôi, tôi cũng chẳng tự xét xử lấy mình.” Những
lời này cho thấy sự cẩn thận của Phaolô: Cho dù mình xét xử chính mình cũng
chưa chắc hòan toàn đúng vì có thể bị chi phối bởi tính tự mãn, kiêu ngạo, hay
tự đánh lừa. Tuy nhiên, tự xét mình cần thiết trong tiến trình trở nên hoàn hảo.
Phải biết mình trước khi biết các tương quan với Thiên Chúa và tha nhân.
1.3/ Xét xử bởi Thiên Chúa: Đây là sự xét xử mà Phaolô quan
tâm tới và chỉ xét xử bởi Thiên Chúa mới hòan toàn đúng vì: (1) Chỉ mình Ngài
biết mọi hòan cảnh liên quan tới việc làm của đương sự; (2) Chỉ mình Ngài nhìn
thấu những lý do tại sao đương sự làm những việc đó; (3) Chỉ Thiên Chúa không bị
chi phối bởi bất kỳ giới hạn nào như con người.
Vì những lý do này, nên Thánh Phaolô khuyên: “Vậy xin anh em đừng
vội xét xử điều gì trước kỳ hạn, trước ngày Chúa đến. Chính Người sẽ đưa ra ánh
sáng những gì ẩn khuất trong bóng tối, và phơi bày những ý định trong thâm tâm
con người. Bấy giờ, mỗi người sẽ được Thiên Chúa khen thưởng đích đáng.”
2/ Phúc Âm: Các Biệt-phái và Kinh-sư xét đoán Chúa Giêsu và các môn đệ của
Ngài.
Đối với các Biệt-phái và Kinh-sư, cầu nguyện và ăn chay là hai
tiêu chuẩn dùng để xét xử con người có đạo đức hay không, và một cách gián tiếp,
đánh giá người Thầy của các môn đệ đó. Bằng một câu hỏi, họ đã xét xử và kết tội
Chúa và các môn đệ của Ngài là những người không đạo đức vì mê ăn uống. Họ nói
với Người: "Môn đệ ông Gioan năng ăn chay cầu nguyện, môn đệ người Biệt-phái
cũng thế, còn môn đệ ông thì ăn với uống!"
Đức Giêsu trả lời: "Chẳng lẽ các ông lại có thể bắt khách dự
tiệc cưới ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ? Sẽ có ngày chàng rể bị đem đi;
ngày đó, họ mới ăn chay." Mục đích của việc ăn chay, theo truyền thống của
người Do-thái, là dâng chính thân xác mình để cầu xin sự hiện diện của Thiên
Chúa trong cuộc đời. Các môn đệ không cần phải ăn chay vì họ đang có Chúa hiện
diện giữa họ. Chàng rể là Chúa Giêsu và khách dự tiệc là những môn đệ của Chúa.
Sẽ có ngày Chúa Giêsu rời bỏ các môn đệ, lúc đó họ sẽ ăn chay.
Thời đại nào cũng có sự phân biệt và giằng co giữa cái mới và
cái cũ. Có những người luôn chống lại với cái mới và tìm mọi cách để bảo vệ cái
cũ như các Biệt-phái và Kinh-sư hôm nay. Chúa Giêsu không hoàn toàn chống lại
những cái cũ của họ vì có những cái cũ tốt cần được giữ lại, nhưng Chúa muốn
cho họ chấp nhận những cái mới để kiện toàn những cái cũ, hay lọai bỏ đi những
cái cũ không hay. Nhưng để có thể chấp nhận những cái mới, họ cần có một tâm hồn
hay trái tim mới. Ngài dùng hai dụ ngôn này để dẫn chứng điều này:
(1) "Chẳng ai xé áo mới lấy vải vá áo cũ, vì như vậy, không
những họ xé áo mới, mà miếng vải áo mới cũng không ăn với áo cũ.” Khi vá áo,
con người thường chọn miếng vá từ những vải dư thừa hay áo cũ chứ không ai dại
cắt miếng vá từ áo mới. Không những thế, họ còn phải chọn miếng vá nào cùng mầu
và cùng độ giãn với áo cũ; nếu không, độ giãn của miếng vá mới sẽ làm cho chỗ
rách tệ hại hơn.
(2) "Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu mới
sẽ làm nứt bầu, sẽ chảy ra và bầu cũng hư. Nhưng rượu mới thì phải đổ vào bầu mới.
Cũng không ai uống rượu cũ mà còn thèm rượu mới. Vì người ta nói: "Rượu cũ
ngon hơn."” Bầu da mới có độ co giãn trong khi bầu da cũ đã khô và mất hết
độ co giãn. Rượu mới có rất nhiều áp suất, đó là lý do tại sao phải đổ vào bầu
da mới. Các Biệt-phái và Kinh-sư cũng giống như những người thích uống rượu cũ,
vì họ luôn bảo vệ những truyền thống và quay lưng lại với những thay đổi mới.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta đừng vội xét đóan tha nhân khi chưa có đủ bằng chứng.
- Chúng ta đừng quá chú trọng đến những lời phê bình chỉ trích của
tha nhân cũng đừng quá chắc chắn với lối nhìn chủ quan của mình; chỉ có phán
xét của Thiên Chúa mới hoàn toàn đúng.
- Chúng ta không nên mù quáng bảo vệ tất cả cái cũ, nhưng cũng đừng
mang thái độ “có mới nới cũ.” Chúng ta cần khôn ngoan để mở lòng tiếp nhận cái
mới tốt và có can đảm để vứt đi những cái cũ xấu.
Lm.
Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
02/09/16 THỨ SÁU ĐẦU
THÁNG TUẦN 22 TN
Lc 5,33-39
Lc 5,33-39
Suy niệm: Đức Hồng Y Lustiger, tổng giám mục Paris
(+2007), được ca ngợi như là “người của truyền thống và của
canh tân… Ngài đã thành công lớn trong việc tổ chức ngày Quốc Tế Giới Trẻ năm
1997, biểu tượng cho sự đổi mới không mặc cảm trong Giáo Hội...”
(x. Vietcatholic 8.8.2007). Những nhận xét trên về Đức Hồng Y Lustiger như một
minh hoạ cho sứ điệp Tin Mừng hôm nay. Đổi mới để thích nghi và đáp ứng cho
hoàn cảnh mới là qui luật tất yếu của cuộc sống và mọi cơ chế, nếu ta không
muốn phá hư cả ‘rượu’ lẫn
‘bầu da’. Đức Giê-su xuất hiện trong tôn giáo và xã hội Do Thái như một
nhà canh tân triệt để; và theo cha A. de Mello: “Người đã bị từ khước không phải
vì Người mang đến tin mừng mà vì Người mang đến tin mới mẻ”.
Mời Bạn: Dĩ
nhiên, khẩu hiệu “đổi mới” có thể dễ bị lạm dụng và gây ra những xáo trộn không
cần thiết. ‘Nhân đức đứng giữa’, tức trung dung, có vai trò quan trọng ở đây,
như câu ngạn ngữ La-tinh: “Virtus in medio stat.”
Là Ki-tô hữu, ta không đứng bên lề, nhưng trong lòng xã hội. Ta cố gắng thích
nghi với những dấu chỉ mới của thời đại, nhưng đồng thời cũng không tối mặt
‘vơ’ hết những trào lưu mà xã hội hôm nay ‘tọng’ cho mình (x. Thư gởi Đi-ô-nhê-tê).
Chia sẻ: Giáo
xứ hay cộng đoàn bạn cần đổi mới những gì? Đâu là điểm cốt lõi của việc đổi
mới? Dùng phương cách nào? Đâu là những thuận lợi và bất lợi?
Sống Lời Chúa: Dùng
việc xét mình cá nhân hoặc lượng giá tập thể để nhận ra đâu là điều cần đổi mới.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin
biến đổi con mỗi ngày, để con có thể góp phần biến đổi thế giới xung quanh mình
trong Ánh Sáng của Chúa. Amen.
Chàng rể ở với họ
Chúng ta chỉ có thể là sứ giả của Tin Mừng nếu ta
có niềm vui nội tâm. Niềm vui này phải tỏa ra như hương thơm làm mọi người ngây
ngất.
Suy
niệm:
Sau
khi Lêvi, người thu thuế, được Thầy Giêsu mời gọi đi theo,
ông
đã tổ chức bữa đại tiệc khoản đãi Thầy và các môn đệ.
Ông
còn mời các bạn đồng nghiệp đến dùng bữa để từ giã.
Ăn
uống vui vẻ, hòa đồng cả với những người bị xã hội tránh xa,
đó
là một nét đặc biệt của nhóm Thầy Giêsu.
Đừng
quên chính Thầy cũng bị mang tiếng là tay ăn nhậu (Lc 7, 34).
Như
thế nhóm của Thầy không có nét khắc khổ,
như
các nhóm môn đệ của Gioan hay của người Pharisêu.
Các
nhóm này thường hay ăn chay và cầu nguyện.
“Còn
môn đệ Thầy thì ăn với uống !” (c. 33).
Các
nhà lãnh đạo Do Thái giáo hỏi Thầy về lý do có sự khác biệt đó.
Thầy
trả lời: vì bầu khí của nhóm Giêsu là bầu khí vui của tiệc cưới.
Chú
rể chính là Thầy, còn các môn đệ là những khách dự tiệc.
Chẳng
ai dự tiệc cưới mà lại ăn chay.
Chẳng
ai buồn khi chàng rể còn đang ở bên cạnh (c. 34).
Bởi
đó thật là dễ hiểu nếu các môn đệ không ăn chay một tuần hai lần,
nếu
họ có nét mặt tươi tắn và sẵn sàng chung vui với người khác.
Chuyện
Thầy Giêsu ăn uống hồn nhiên với những tội nhân
cho
thấy Thiên Chúa không khinh, nhưng quý họ và mời họ trở về.
Thầy
cho thấy mình đang rao giảng Tin Mừng, loan báo Tin Vui.
Đến
với Thầy là gặp được niềm vui cứu độ.
Thầy
Giêsu và các môn đệ đều mời gọi người ta hoán cải (Mc 1,15; 6,12)
Nhưng
hoán cải ở đây không phải là chuyện buồn, mà là chuyện vui,
bởi
lẽ hoán cải là thay đổi tận căn cái nhìn về Thiên Chúa và người khác.
Chẳng
ai vui bằng người thoát ra khỏi được cảnh nô lệ tội lỗi.
Cả
thiên đàng cũng mừng vui khi một người hoán cải (Lc 15, 7. 10).
Thầy
Giêsu đã trao cho các môn đệ niềm vui của chính mình.
Ba
lần Ngài nói đến niềm vui trọn vẹn (Ga 15,11; 16,24; 17,13).
Kitô
giáo bắt nguồn từ niềm vui phục sinh và sống mãi nhờ niềm vui ấy.
Các
tông đồ bị đánh đòn mà lại vui, bởi họ chịu vì Đức Giêsu (Cv 5,41).
Niềm
vui là đặc nét của người Kitô hữu qua mọi thách đố.
Niềm
vui là quà tặng lớn của chúng ta cho một thế giới muộn phiền.
Chàng
rể Giêsu đang ở với chúng ta cho đến tận thế và mãi mãi,
nên
“anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa” (Pl 4, 4).
Chúng
ta chỉ có thể là sứ giả của Tin Mừng nếu ta có niềm vui nội tâm.
Niềm
vui này phải tỏa ra như hương thơm làm mọi người ngây ngất.
Ông
Nietzsche một triết gia vô thần người Đức viết cho các Kitô hữu:
“Nếu
niềm tin của các anh làm các anh hạnh phúc,
thì
hãy cho tôi thấy hạnh phúc ấy trên khuôn mặt của các anh…
Nếu
Tin Mừng của Sách Thánh được viết trên khuôn mặt của các anh rồi,
thì
các anh chẳng cần phải cố nhấn mạnh đến giá trị của Sách ấy nữa.”
Nietzsche
không tin một Kitô hữu buồn, mà bảo mình tin vào sự phục sinh.
Chúng
ta có bao giờ để ý soi khuôn mặt Kitô hữu của mình không?
Cầu
nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu,
có
những ngày con cảm thấy
đời
sống thật nặng nề;
có
những lúc con muốn buông trôi,
để
mặc cho dòng đời đưa đẩy;
có
những khoảng thời gian dài,
con
như mảnh đất khô khan cằn cỗi.
Xin cho con ánh sáng của Chúa
để con biết lối mà đi.
Xin cho con tấm bánh của Chúa
để con có sức mà dấn bước.
Xin cho con Lời của Chúa
để con vững một niềm tin.
Xin cho con sự sống của Chúa
để con lấy lại niềm hăng say và sự tươi tắn,
niềm vui và sáng tạo.
Lạy Chúa Giêsu,
con thấy mình cần Chúa
trong mỗi giây phút của cuộc đời.
Ước gì ai gặp con
cũng gặp được sự hiện diện của Chúa.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm
Hồn Lên
Đứng Trước Thách Đố Rao Giảng Tin Mừng
Sứ mạng căn bản của Giáo Hội là rao giảng cho thế giới Tin Mừng
cứu độ. Khi mang Tin Mừng cứu độ vào giữa lòng thế giới, Giáo Hội cố gắng nhận
hiểu các đặc nét văn hóa của người ta. Giáo Hội muốn chia sẻ mọi tâm tư của con
người, các giá trị và phong tục của họ, những khó khăn mà họ phải đương đầu, những
hy vọng và ước mơ của họ.
Một khi Giáo Hội biết và hiểu được những khía cạnh văn hoá đa dạng
này của một dân tộc, Giáo Hội sẽ có thể bắt đầu cuộc đối thoại về sự cứu độ. Với
thái độ vừa kính trọng vừa thẳng thắn và trong niềm xác tín, Giáo Hội đứng ở vị
trí giới thiệu Tin Mừng cứu độ cho tất cả những ai thành tâm khao khát lắng
nghe và đáp trả.
Đức Phaolô VI đã từng nói về các tôn giáo ngoài Kitô giáo : “Các
tôn giáo ấy mang trong mình âm vang của bao ngàn năm kiếm tìm Thiên Chúa… Các
tôn giáo ấy nắm giữ một di sản lớn lao các truyền thống tín ngưỡng thâm sâu.
Các tôn giáo ấy đã dạy cho bao thế hệ con người biết cầu nguyện. Các tôn giáo ấy
chứa đựng bao hạt giống được ươm trồng bởi chính Ngôi Lời và có thể thực sự sẵn
sàng để đón nhận Tin Mừng” (EN 53).
Trong niềm trân trọng giá trị của các tôn giáo này, Giáo Hội vẫn
thường nhận ra trong đó những tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng giống như gió
“muốn thổi đâu thì thổi” (Ga 3,8). Tuy nhiên Giáo Hội luôn xác tín rằng mình phải
hoàn thành trọng trách của mình là đem lại cho thế giới chân lý mạc khải cách
trọn vẹn, chân lý về ơn cứu độ nơi Đức Giê-su Kitô. Chúng ta hãy nguyện cầu để
tất cả mọi người đều nhận biết Đức Giê-su Kitô, Đấng Cứu Độ trần gian.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong
Gia Đình
NGÀY 02-9
1Cr 4, 1-5; Lc 5, 33-39.
LỜI SUY NIỆM: Họ
nói với Người: “Môn đệ ông Gioan năng ăn chay cầu nguyện, môn đệ người Pharisêu
cũng thế, còn môn đệ ông thì ăn với uống!” Đức Giêsu trả lời: “Chẳng lẽ các ông
lại có thể bắt khách dự tiệc cưới ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ.” Sẽ có
ngày chàng rể bị đem đi; ngày đó, họ sẽ ăn chay”. (Lc 5, 33-35).
Thật hạnh
phúc cho mỗi người Kitô hữu, khi được Chúa Giêsu cho biết đời sống của một người
Kitô hữu là đang sống với Tin Mừng, vui tươi như thực khách dự một tiệc cưới;
Trong cuộc đời có rất nhiều thứ tiệc, nhưng chỉ có tiệc cưới là một tiệc vui hoàn
hảo, trọn vẹn nhất cho các thực khách. Đồng thời Ngài cũng cho biết, sẽ có ngày
Ngài bị đem đi, chứ không phải bất ngờ đối với Ngài. Trong ngày đó những
con người đang hiệp thông với Ngài mới cần phải ăn chay sám hối tội lỗi của
mình để đón nhận ơn cứu độ.
Mạnh Phương
02 Tháng Chín
Khuôn Mặt
Giuđa
Một trong những giai thoại nổi tiếng nhất trong lịch sử hội họa
đó là câu chuyện danh họa Leonardo da Vinci đi tìm người mẫu để họa khuôn mặt của
Giuđa, kẻ phản bội.
Leonardo đang miệt mài trong bức tranh "Bữa Ăn Cuối
Cùng" của Chúa Giêsu với các môn đệ. Tất cả các khuôn mặt, từ Chúa Giêsu đến
các môn đệ, đều đã hiện nguyên hình trên khung vải. Nhưng đến lúc phải tô vẽ
cho khuôn mặt của Giuđa, danh họa Leonardo da Vinci đã tỏ ra lúng túng vì ông
không biết phải tìm một người nào làm mẫu cho con người phản bội này... Ông đã
phải đi dạo khắp nơi để tìm một khuôn mặt xấu xí, hiện thân của kẻ phản bội,
gian trá. Sau mấy tháng trời tìm kiếm, cuối cùng ông đã gặp được khuôn mặt mà
ông cho là ưng ý nhất. Trong khu xóm lầy lội, nghèo nàn, ông đã khám phá được một
khuôn mặt mà ông cho là có đầy đủ những đường nét của tội ác. Ông đã lần mò đến
gần người đó, và sau khi đã giải thích về bức tranh mình đang thực hiện, ông đã
đề nghị người đó đến xưởng vẽ của ông để bắt tay vào công việc.
Người được chọn làm người mẫu cho Giuđa nhìn nhà danh họahồi
lâu. Cuối cùng, ông đốt lên một ngọn đuốc sáng vào gương mặt của ông...
Leonardo ngạc nhiên vô cùng, bởi vì người đàn ông này cũng chính là người đã
làm mẫu cho ông vẽ chân dung Chúa Giêsu... Cũng khuôn mặt đó, nhưng có lúc
Leonardo da Vinci nhìn thấy những đường nét của Chúa Giêsu, vào lúc khác, ông lại
thấy nó xấu xí như gương mặt của Giuđa.
Chúng ta thường nói: khi yêu thì trái ấu cũng tròn... Trong một
lá thư tình nào đó, có lẽ hai người yêu nhau sẽ nói với nhau: không có anh,
không có em, đất trời như vô nghĩa... Tình yêu có tính sáng tạo. Tình yêu giúp
chúng ta chỉ nhìn thấy cái hay cái đẹp nơi người mình yêu.
Tin và yêu là hai động tác gắn liền với nhau. Ngôn ngữ của đức
tin không thể là ngôn ngữ của khoa học. Con người không đến với Thiên Chúa sau
một thời gian dài tìm kiếm, lý luận. Con người chỉ đến với Thiên Chúa bằng tình
yêu. Nói đến tình yêu là nói đến tin tưởng và phó thác.
Tomas đã đến với Chúa Giêsu Phục Sinh bằng sự lý luận, uyên bác
của một nhà khoa học: "Nếu tôi không xỏ ngón tay tôi vào lỗ đinh và vào cạnh
sường của Ngài... Tôi không tin". Thái độ này rất phù hợp với tinh thần
khoa học. Trong công cuộc nghiên cứu khoa học, người ta quan sát, đưa ra giả
thuyết, kiểm chứng, thí nghiệm rồi đi đến kết luận... Phương pháp này hoàn toàn
vô giá trị trong tình yêu. Không ai quan sát một người nào đó, đưa ra một giả
thuyết, rồi mới đi đến một kết luận: yêu hay không yêu. Mà trái lại, tình yêu đến
trước tất cả các lý luận và tìm tòi của chúng ta...
Trong đức tin cũng thế, Thiên Chúa yêu thương chúng ta và Ngài mời
gọi chúng ta đi vào tình yêu của Ngài.
Tình yêu đó mời gọi chúng ta vượt lên trên tất cả những lý luận
và ngờ vực của chúng ta. Tình yêu đó giúp chúng ta khám phá ra vẻ đẹp và lòng
nhân từ của Thiên Chúa trong tất cả mọi sự, trong ánh mắt của con người cũng
như trong muôn màu sắc của thiên nhiên. Tình yêu đó giúp chúng ta nhìn thấy nơi
gương mặt xấu xí của Giuđa những đường nét yêu thương của Chúa Giêsu. Tình yêu ấy
cho chúng ta tìm thấy nơi niềm vui trong thất vọng, thua thiệt. Tình yêu ấy cho
chúng ta nhìn thấy sự hiện diện của Chúa trong những giờ phút trống rỗng vô
nghĩa của cuộc sống.
Lẽ Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét