21/10/2016
Thứ Sáu tuần 29 thường niên
Bài Ðọc
I: (Năm II) Ep 4, 1-6
"Chỉ
có một thân thể, một Chúa, một đức tin và một phép rửa".
Trích
thư Thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh
em thân mến, tôi là tù nhân trong Chúa, tôi khuyên anh em hãy ăn ở xứng đáng với
ơn kêu gọi anh em đã lãnh nhận. Anh em hãy hết lòng khiêm nhượng, hiền hậu, nhẫn
nại, chịu đựng nhau trong đức ái: hãy lo bảo vệ sự hợp nhất tinh thần, lấy bình
an hoà thuận làm dây ràng buộc: Chỉ có một thân thể và một tinh thần, cũng như
anh em đã được kêu gọi đến cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một đức tin,
một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa là Cha hết mọi người, Ðấng vượt trên hết mọi
người, hoạt động nơi mọi người, và ở trong mọi người.
Ðó là
lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 23, 1-2. 3-4ab. 5-6
Ðáp: Lạy Chúa, đó là dòng dõi người tìm
kiếm long nhan Chúa (x. c. 6).
Xướng:
1) Chúa là chủ trái đất và mọi vật làm sung mãn nó, chủ địa cầu và muôn loài cư
trú ở trong. Vì chính Người xây dựng nó trên biển cả, và Người giữ vững nó trên
chỗ nước nguồn. - Ðáp.
2) Ai
khá trèo lên cao sơn của Chúa, ai được đứng trong nơi thánh của Người? Người
tay vô tội và lòng thanh khiết, người không để lòng xu hướng bả phù hoa. - Ðáp.
3)
Người đó sẽ được Chúa chúc phúc cho, và được Thiên Chúa là Ðấng cứu độ ban ân
thưởng. Ðó là dòng dõi người tìm kiếm Chúa, người tìm long nhan Thiên Chúa nhà
Giacóp. - Ðáp.
Alleluia:
Ga 15, 15b
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy
đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết". - Alleluia.
Phúc
Âm: Lc 12, 54-59
"Các
ngươi biết tìm hiểu diện mạo trời đất? Còn về thời đại này, sao các ngươi không
tìm hiểu?"
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy,
Chúa Giêsu phán bảo dân chúng rằng: "Khi các ngươi xem thấy đám mây nổi
lên ở phía tây, lập tức các ngươi nói rằng: Trời sắp mưa; và sự thật xảy ra như
thế. Và khi gió nam thổi đến, thì các ngươi nói: Trời sắp nóng nực. Và việc đã
xảy ra như thế. Hỡi những kẻ giả hình, các ngươi biết tìm hiểu diện mạo của trời
đất, còn về thời đại này, sao các ngươi không tìm hiểu? Tại sao các ngươi không
tự mình phê phán điều gì phải lẽ? Thế nên, khi ngươi cùng với kẻ đối phương ra
trước mặt quan quyền, thì đang lúc đi dọc đường, ngươi hãy cố lo liệu cho ổn
thoả với nó đi, kẻo nó lôi ngươi đến trước quan toà, và quan toà trao ngươi cho
lý hình và lý hình tống ngươi vào ngục. Ta bảo cho ngươi hay, ngươi sẽ không thể
ra khỏi đó cho đến khi nào trả xong đồng xu cuối cùng".
Ðó là
lời Chúa.
Suy Niệm: Lạc Quan, Tin Tưởng
"Sinh
ngày mùng 4 tháng 7", và "Bàn chân trái của tôi", đó là tựa đề của
hai cuốn phim Mỹ hay nhất năm1990. "Sinh ngày mùng 4 tháng 7" kể truyện
một thanh niên Mỹ bị động viên sang VN và trở thành kẻ tàn tật suốt đời. Bất
mãn, hận đời, người thanh niên gia nhập phong trào phản chiến ở Mỹ. Còn cuốn
phim "Bàn chân trái của tôi" cho thấy hình ảnh một con người phấn đấu
với những bất hạnh của mình để đạt thành công. "Bàn chân trái của
tôi" nêu bật bài học về lạc quan tin tưởng trong cuộc sống.
Thiên
Chúa không bao giờ bỏ mặc con người. Ngay cả khi con người tưởng chừng như mất
tất cả, thì đó chính là lúc Thiên Chúa ban ơn dồi dào hơn; từ những mất mát,
Thiên Chúa biến thành khởi điểm của những điều kỳ diệu.
Chúa
Giêsu luôn mời gọi chúng ta mặc lấy cái nhìn lạc quan và tin tưởng. Chúng ta dễ
cảm tạ Thiên Chúa khi gặp may mắn, thịnh đạt, thành công; nhưng chúng ta lại dễ
bị cám dỗ để không nhận ra sự hiện diện và tác động của Ngài trong những mất
mát, thua thiệt. Nhìn vào điềm báo thời tiết, chúng ta biết được trời sắp mưa
hay sắp nóng nực; cũng thế, nhìn vào những may mắn và cả những thất bại, chúng
ta hãy nhận ra lời mời gọi tin tưởng và dâng lời cảm tạ Chúa. Mỗi gặp gỡ, mỗi
biến cố đều là dấu chỉ thời gian, vừa bày tỏ sự hiện diện và tác động yêu
thương của Chúa, vừa mời gọi chúng ta tín thác vào bàn tay quan phòng của Thiên
Chúa.
Chỉ với
một bàn chân trái, một người tàn tật có thể vươn lên. Chúng ta hãy tự nhủ: những
mất mát, khổ đau, thử thách là cơ may Thiên Chúa ban để giúp chúng ta vươn cao
trong niềm tin. Chúng ta hãy nói lên niềm tin vào Ðấng luôn có mặt trong cuộc sống
chúng ta và tiếp tục yêu thương chúng ta, ngay cả khi chúng ta yếu hèn tội lỗi.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu Tuần 29 TN2
Bài đọc: Eph 4:1-6; Lk 12:54-59.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cần biết suy xét để biết sống.
Trăm
người trăm ý, hơn nữa còn bao nhiêu tính khí khác nhau. Làm sao con người có thể
san bằng khác biệt và sống chung với nhau? Thánh Phaolô trong Bài đọc I đưa ra
5 đức tính tối quan trọng để con người có thể chung sống với nhau, và 7 điểm
tương đồng con người cần phát huy để bảo vệ sự hiệp nhất. Trong Phúc Âm, Chúa
Giêsu nhấn mạnh đến việc suy xét: quan sát các hiện tượng xảy ra trong trời đất
để rút ra những kinh nghiệm sống cho hiện tại và chuẩn bị cho tương lai.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài
đọc I: Làm thế nào để bảo vệ
sự hiệp nhất?
Sau
khi đã phân tích cho các tín hữu biết Mầu Nhiệm Cứu Độ và tình thương của Thiên
Chúa, thánh Phaolô thành tâm nói với các tín hữu của ngài: “Vậy, tôi là người
đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà
Thiên Chúa đã ban cho anh em.” Để sống xứng đáng với ơn gọi, Thánh Phaolô liệt
kê 5 nhân đức tối cần, theo kinh nghiệm của ngài, để duy trì sự hiệp nhất và những
điểm tương đồng mọi người đều có để xóa tan những chia rẽ và ngăn cách.
1.1/ Năm
nhân đức quan trọng trong cuộc sống để duy trì sự hiệp nhất mà Thánh Thần đem lại:
(1)
Khiêm nhường (tapeinofrosuvnh): Đây là chữ không có trong tự điển của Hy-Lạp;
vì đối với họ, tĩnh từ “khiêm nhường” đồng nghĩa với yếu kém, không đáng giá,
hay không đáng quan tâm, và chỉ dành cho những người nô lệ thấp hèn. Các tác giả
của Kitô hữu sáng chế danh từ này (Acts 20:19, Eph 4:2) bằng cách xử dụng tĩnh
từ (tapeinov~) và cho thêm vào tiếp vĩ ngữ “frosuvnh,” đến từ động từ “fronevw=
hãy coi như.” Đây là một trong những đức tính quan trọng nhất của Kitô hữu tối
cần cho sự hiệp nhất; và gương khiêm nhường tuyệt hảo của Đức Kitô là gương
sáng cho mọi người noi theo (Phil 2:6-11). Sự “coi mình không ra gì” hay “tự hủy
mình ra không” làm con người trông cậy nơi Thiên Chúa và kính trọng tha nhân là
con của Chúa.
(2)
Hiền từ (prau
(3)
Nhẫn nại (makroqumi,a): không bao giờ bỏ cuộc trước khó khăn và luôn trung
thành cho tới khi đạt được kết quả mong muốn. Danh từ này được xử dụng đặc biệt
cho sự kiên nhẫn giữa con người với con người, nhẫn nại để chinh phục người
khác.
(4)
Bác ái (avga,ph||): Danh từ này chỉ được dùng trong khuôn khổ Kitô Giáo. Bác ái
đến từ Thiên Chúa lan rộng đến con người và lan tràn đến mọi người. Khi có đức
bác ái này, con người có thể yêu thương kẻ thù và hy sinh cuộc đời cho tha
nhân.
(5)
Bình an (eivrh,nh): có thể định nghĩa là liên hệ đúng đắn giữa con người với
con người. Để có bình an đích thực, con người cần hiểu biết sự thật.
1.2/ Những
điểm tương đồng của tất cả: Để
mang lại sự hiệp nhất Kitô Giáo, các Đức Giáo Hòang của thế kỷ 20 đã nhấn mạnh
đến những gì là “của chung” trong các phiên họp Đại Kết. Những điểm tương đồng
cần được phát huy mạnh mẽ để xóa dần đi những điểm dị biệt. Thánh Phaolô liệt
kê tài sản chung của các tín hữu:
(1)
Chỉ có một thân thể: là Đức Kitô mà mọi người là những chi thể (I Cor 12:12);
(2) một
Thánh Thần: họat động nơi Đức Kitô và trong mọi người (I Cor 12:13);
(3) một
niềm hy vọng: là được sống đời đời với Thiên Chúa;
(4)
Chỉ có một Chúa: là Đức Giêsu Kitô. Ngòai Ngài ra, không có Chúa nào khác;
(5) một
niềm tin: vào Đức Kitô là Con Thiên Chúa;
(6) một
Phép Rửa: để tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu;
(7)
Chỉ có một Thiên Chúa: Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người
và trong mọi người. Ngài làm mọi sự cho mọi người.
2/
Phúc Âm: Phải biết dùng trí
khôn để tìm ra sự thật.
2.1/ Kiến
thức về thời tiết: Cha ông
chúng ta ngày xưa, tuy không có các dụng cụ dùng để tiên đóan thời tiết như
chúng ta ngày nay, biết dùng kinh nghiệm để tiên đóan thời tiết; và lưu truyền
cho con cháu bằng những câu thơ đơn giản, dễ hiểu, và dễ nhớ. Chẳng hạn: “Cơn
đàng Đông vừa trông vừa chạy,Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi.” Ý nghĩa: Khi
thấy mây đen kéo tới từ phía Đông của Việt Nam, nghĩa là từ Biển Nam Hải đi tới,
là chắc chắn sẽ có mưa. Vì thế, phải chạy cho nhanh chóng kẻo bị ướt; nhưng khi
thấy mây đen kéo tới từ phía Nam, thì sẽ không có mưa, cứ việc thong thả làm
hay chơi.
Đức
Giêsu cũng dùng kinh nghiệm như thế khi nói với đám đông rằng: "Khi các
người thấy mây kéo lên ở phía Tây, các người nói ngay: "Mưa đến nơi rồi,"
và xảy ra đúng như vậy. Khi thấy gió Nồm thổi, các người nói: "Trời sẽ oi
bức," và xảy ra đúng như vậy. Ý nghĩa: Khi mây đen kéo tới từ phía Tây của
Do-Thái, nghĩa là từ Biển Mediterranean đưa tới, là chắc chắn sẽ có mưa; khi
gió Nồm (gió từ phía Nam) thổi tới là trời sẽ oi bức.
2.2/ Kiến
thức về thời gian: Vào thời
đại của Chúa Giêsu, mọi người đều trông đợi Đấng Thiên Sai tới để giải phóng
dân tộc. Theo các Sách Tiên Tri, Thiên Chúa sẽ cho những dấu để dân nhận biết
khi nào Đấng Thiên Sai tới; chẳng hạn, theo Sách Tiên tri Isaiah: “Đức Chúa đã
xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm
lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những
tù nhân” (Isa 61:1). Nhưng khi Chúa Giêsu nhắc cho họ biết, chính Ngài là Đấng
tiên tri Isaiah đã loan báo (Lc 4:21), họ vẫn không tin vào Ngài. Đó là lý do tại
sao hôm nay Chúa trách họ: “Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì
các người biết nhận xét, còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận
xét?”
2.3/
Dùng kiến thức tâm lý để chuẩn bị cuộc sống tương lai: Để chuẩn bị đối diện với sự công bằng của
Thiên Chúa trong Ngày Phán Xét, Chúa trưng dẫn một ví dụ về kiện cáo mà con người
vẫn thường làm: “Thật vậy, khi anh đi cùng đối phương ra toà, thì dọc đường hãy
cố gắng giải quyết với người ấy cho xong, kẻo người ấy lôi anh đến quan toà,
quan toà lại nộp anh cho thừa phát lại, và thừa phát lại tống anh vào ngục. Tôi
bảo cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.”
Ý nghĩa: công bằng là phải trả cho người khác những gì thuộc về họ. Nếu đã đối
xử bất công với người khác thì hãy đền trả họ càng sớm càng tốt; nếu không, sẽ
phải đền trả nơi tòa án và sẽ phải chịu tù đày nữa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Để
sống hiệp nhất với nhau, chúng ta cần có 5 nhân đức: khiêm nhường, hiền lành,
nhẫn nại, bác ái, và an bình; và phát huy những “điểm chung” để có thể cùng
nhau tiến tới.
- Con
người là con vật biết suy xét: biết dùng kinh nghiệm quá khứ để rút ra kinh
nghiệm sống cho hiện tại; đồng thời, biết dùng những gì xảy ra trong hiện tại để
mưu ích cho tương lai.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
21/10/16 THỨ SÁU TUẦN
29 TN
Lc 12,54-59
Lc 12,54-59
Suy niệm: Cuộc sống con người được dệt bằng muôn ngàn
dấu chỉ. Các thứ bảng hiệu, đèn xanh đèn đỏ, là dấu chỉ; thậm chí tiền bạc, nụ
hôn, bản nhạc buồn vui… tất cả đều là dấu chỉ, nói lên những sắc thái của đời
sống xã hội, qua đó con người giao tế, biểu cảm và xây dựng cộng đoàn. Chưa
hết, con người rất thích những dấu chỉ lạ, sẵn sàng bỏ tiền, bỏ thời giờ, dù có
phải lặn lội đường xa để đến xem cho kỳ được, chẳng hạng một danh ca, một người
mẫu nổi tiếng, một nhà trí thức… Tuy nhiên, trước những dấu chỉ của thời đại
mời gọi con người nhận ra ý nghĩa siêu nhiên, nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa
thì con người vẫn cứ lì lợm không chịu sám hối ăn năn bỏ đàng tội lỗi. Đây là
một thực tế đau lòng khiến Chúa phải nhiều lần quở trách.
Mời Bạn: Dấu
chỉ thường đi liền với chứng nhân. Chứng nhân làm tốt, dấu chỉ sẽ đẹp; ngược
lại dấu chỉ sẽ mờ đi hay dẫn tới nguy hiểm nếu chứng nhân làm điều xấu. “Lời
nói bay đi, gương bày lôi kéo”. Khi bạn làm được một điều tốt, bạn nâng cả thế
giới lên (Émile Leseur). Vì vậy ta phải thận trọng trong cách ăn nết ở để không
trở nên những dấu chỉ phản cảm cho người khác.
Sống Lời Chúa: Khi
bạn làm một việc thờ phượng, một việc bác ái với tất cả sự trân trọng và tấm
lòng của bạn, lúc đó bạn đang là chứng nhân, đang làm một dấu chỉ tốt cho tha
nhân.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, thiên nhiên và cuộc sống là hai trang sách Chúa mở sẵn
cho con đọc và ghi chú vào đó. Xin giúp con biết nhận ra ý Chúa và sống sao cho
đẹp lòng Chúa mỗi ngày. Amen.
Nhận xét thời đại này
Thiếu bén nhạy về mặt tôn giáo cũng là cơn bệnh của
con người thời nay. Thiên Chúa vẫn nói với con người hôm nay qua các dấu chỉ. Vấn
đề là làm sao đọc được ý nghĩa của những dấu chỉ đó.
Suy niệm:
Tục ngữ ca dao nước ta
không thiếu những câu nói về thời tiết.
Kinh nghiệm dân gian cho
phép dự đoán những gì sắp xảy ra.
Có những dấu hiệu báo
trước cơn mưa hay dông bão.
“Sấm đàng đông vừa trông
vừa chạy, sấm đàng nam vừa làm vừa chơi.”
Người dân nước Paléttin
cũng có những kinh nghiệm tương tự.
“Mây kéo lên ở phía tây”
là mây đến từ biển Địa Trung Hải.
Khi thấy mây từ biển tiến
vào, người ta đoán mưa đến nơi rồi (c. 54).
Khi thấy gió từ phương
nam thổi đến,
luồng gió nóng từ vùng
núi Ả-rập,
người ta biết ngay thời
tiết sẽ hết sức oi bức (c. 55).
“Và xảy ra đúng như vậy”,
Đức Giêsu nhắc lại câu này hai lần.
Ngài cho thấy dự đoán của
dân chúng về thời tiết ít khi sai.
Họ khá bén nhạy trước
những dấu hiệu thay đổi nhỏ của trời đất.
Tiếc là dân chúng thời
Đức Giêsu lại không đủ bén nhạy
để có thể nhận biết được
ý nghĩa của những dấu chỉ
đang diễn ra trước mắt
họ.
Đức Giêsu ngạc nhiên vì
những người cùng thời với Ngài
không thấy được cái độc
nhất vô nhị của thời đại họ đang sống.
Họ không cảm thấy hạnh
phúc khi được Thiên Chúa đến viếng thăm.
Chính vì thế ơn cứu độ
của Thiên Chúa có thể bị quên lãng.
“Hỡi những kẻ đạo đức
giả!” Đức Giêsu đã gọi họ như thế (c. 56).
Tại sao các anh nhạy bén
trước điều này, mà lại thờ ơ trước điều kia?
Thiếu bén nhạy về mặt tôn
giáo cũng là cơn bệnh của con người thời nay.
Thiên Chúa vẫn nói với
con người hôm nay qua các dấu chỉ.
Vấn đề là làm sao đọc
được ý nghĩa của những dấu chỉ đó.
Thiên Chúa không hiện ra
để dạy con người biết tôn trọng trái đất.
Nhưng những hậu quả mà
con người phải chịu là lời nhắc nhở của Ngài.
Khi trái đất ấm dần lên,
khi băng tan ra và mực nước biển dâng cao,
một số phần đất của quê
hương ta sẽ bị chìm dưới nước.
Khi người dân chặt phá
rừng, thì lụt lội và hạn hán là chuyện dĩ nhiên.
Cơn bệnh của thế kỷ cũng
có thể là một lời nhắc nhở.
Thiên Chúa mời gọi vợ
chồng sống chung thủy trong hôn nhân,
và mời các bạn trẻ sống
trong sạch trước khi lập hôn ước.
Ngay cả cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu cũng là một dấu chỉ.
Con người được mời gọi
tìm ra những cơ cấu kinh tế vững vàng hơn,
để không bị một số ít nhà
tư bản hay nước tư bản thao túng.
Mở mắt to để thấy, mở tai
to để nghe, đó phải là thái độ của Kitô hữu,
vì hôm nay Thiên Chúa vẫn
nói, vẫn làm nơi Đức Kitô, Con của Ngài.
Ngài vẫn nói với chúng ta
qua hơn 90% người Việt Nam chưa biết Chúa.
Ngài vẫn nói với ta khi
có những bạn trẻ Kitô hữu nghiện ngập, hư hỏng.
Ngài vẫn mời chúng ta làm
một điều gì đó cho bao người nghèo khó,
cho trẻ em thất học, cho
những phụ nữ lỡ làng, cho những người neo đơn.
Chỉ xin cho ta cảm được
chút gió nhẹ của Chúa trong đời ta.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, đây là ước mơ của con về thế giới:
Con mơ ước tài nguyên của
cả trái đất này
là thuộc về mọi người,
mọi dân tộc.
Con mơ ước
không còn những Ladarô
đói ngồi ngoài cổng,
bên trong là người giàu
yến tiệc linh đình.
Con mơ ước mọi người đều có việc làm tốt đẹp,
không còn những cô gái
đứng đường
hay những người ăn xin.
Con mơ ước
những ngưòi thợ được
hưởng lương xứng đáng,
các ông chủ coi công nhân
như anh em.
Con mơ ước
tiếng cười trẻ thơ đầy ắp
các gia đình,
các công viên và bãi biển
đầy người đi nghỉ.
Lạy Chúa của con,
con ước mơ một thế giới
đầy màu xanh,
xanh của rừng, xanh của
trời, xanh của biển,
và xanh của bao niềm hy
vọng
nơi lòng những ai ham
sống và ham dựng xây.
Nếu Chúa đã gieo vào lòng con những ước mơ,
thì xin giúp con thực
hiện những ước mơ đó.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
21
THÁNG MƯỜI
Nhu
Cầu Tiếp Nhận Nguời Tị Nạn
Các
quốc gia trên thế giới cần phải hợp tác với nhau để đáp ứng nguyện vọng về chỗ
định cư cho những người muốn tìm đất sống mới. Chỉ có sự hợp tác trên qui mô lớn
giữa các chính phủ mới có thể có được giải pháp thỏa đáng cho vấn đề vốn dai dẳng
và nghiêm trọng này. Trong Thông Điệp Pacem in terris, Đức Gioan XXIII đã đề cập
đến tình trạng của những người bị trục xuất khỏi quê hương mình vì những lý do
chính trị (PT 103–108). Ngài nhấn mạnh: “Những người tị nạn ấy là những nhân vị,
và tất cả những quyền lợi của họ trong tư cách là những nhân vị cần phải được
tôn trọng. Người tị nạn không thể mất các quyền căn bản của mình, cho dù họ bị
tước đoạt quyền công dân tại xứ sở của họ”. (PT 105)
Với
những lời khẳng quyết mạnh mẽ này, Đức Gioan XXIII đã đưa ra những lý do căn bản
tại sao chúng ta – những Kitôhữu – phải quan tâm đến các anh chị em tị nạn. Họ
đến với chúng ta từ những hoàn cảnh đau khổ và bị ngược đãi. Bổn phận của chúng
ta là phải bảo vệ những quyền lợi cốt thiết của họ, những quyền căn bản của mọi
con người, những quyền không thể bị chế định bởi các yếu tố của tự nhiên hay bởi
những hoàn cảnh chính trị xã hội.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày
21 -10
Ep
4,1-6; Lc 12, 54-59.
Lời
suy niệm “Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc trời thì
các ngươi biết nhận xét, còn thời đại này, sao các ngươi lại không biết nhận
xét?”
Trong
cuộc sống lắm người chỉ biét quan tâm đến những gì có thể làm ảnh hưởng đến cuộc
sống của mình, gia đình mình và những người thân thiết nhất của mình, ngoài ra
đều vô tâm, đặc biệt vô tâm đến những sự thiệt hại cho những người đang sống
chung quanh mình, cho xã hội mà mình đang chung sống; vô tâm với tiếng nói
lương tâm ngay thẳng trong con người của mình.
Lạy
Chúa Giêsu. Trong cuộc sống của mỗi người trong chúng con đều có nhiều điều đã
làm bất hòa giữa những người anh chị em chung quanh của chúng con, cũng như đã
làm mất sự giao hòa với Chúa. Xin cho mỗi người trong chúng con biết làm hòa với
người và với Chúa khi chúng con còn thể làm được, khi đang còn sống.
Mạnh
Phương
21
Tháng Mười
Hai Cha Con Và Con Lừa
Một
trong những câu chuyện ngụ ngôn mà người Mỹ thường kể cho con cái nghe nhất đó
là câu chuyện: "Hai cha con và con lừa". Có hai cha con dắt con lừa
ra chợ bán. Cha ngồi trên lưng lừa, con đi bộ theo sau. Người đi đường thấy thế
bèn nói: "Cha gì mà không biết thương con! Ngồi trễm trệ trên lưng lừa,
trong khi con phải đi bộ!". Nghe vậy, người cha bèn nhảy xuống khỏi lưng lừa
và nhường cho con cưỡi lừa. Ði được một chốc, hai cha con lại nghe người hai
bên đường chỉ trích: "Ðồ con bất hiếu, ngồi ung dung trên lưng lừa, trong
khi cha lại đi cuốc bộ". Nghe như vậy, hai cha con mới bảo nhau: "Chỉ
còn một cách để cho thiên hạ khỏi nói là hai ta cùng cưỡi lừa".
Thế
là hai cha con cùng leo lên lưng lừa. Nhưng đi được một quãng, họ lại bắt đầu
nghe một lời phê bình khác: "Thật là đồ vô nhân đạo! Làm sao con lừa chịu
đựng cả một sức nặng như thế".
Nghe
thế, hai cha con lại vội nhảy xuống khỏi lưng lừa. Lần này thì cũng có người
phê bình: "Ðồ dại dột, có lừa mà không dám cưỡi lại phải đi bộ". Hai
cha con không biết nghĩ sao, đành phải nai lưng khiêng con lừa đến chợ.
Ðôi
khi chúng ta cũng bị ảnh hưởng rất nhiều vì những lời khen chê của thiên hạ. Dĩ
nhiên chúng ta cần phải biết lắng nghe những ý kiến xây dựng của những người có
thiện chí muốn giúp đỡ chúng ta. Tuy nhiên chúng ta không nên để mình bị
"rung động" bởi những lời dèm pha thiếu nền tảng của người khác.
Trong
Giáo Hội cũng có những người mắc phải chứng bệnh thích chỉ trích phê bình người
khác. Họ quên rằng mình cũng chỉ là những con người đầy khiếm khuyết. Họ là những
gai nhọn hoặc dấm chua trong Giáo Hội. Sự hiện diện của họ thường gây sứt mẻ
hơn là góp phần xây dựng Giáo Hội trong tình yêu thương và hiệp nhất.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét