“Nguyện xin các thánh tử đạo chuyển cầu cho
các Kitô hữu bị bách hại thời nay”
“Nguyện xin lời
chuyển cầu của các thánh tử đạo Georgia đem sự an ủi đến cho nhiều Kitô hữu
ngày nay vẫn còn bị bách hại và vu khống, và nguyện xin các ngài củng cố cho
chúng ta khát khao cao thượng là hiệp nhất trong tình huynh đệ bằng cách tuyên
xưng Phúc âm hòa bình.”
Đây là lời của
Đức Phanxicô tại sảnh tiếp kiến của Dinh Thượng phụ Tbilisi, sau cuộc gặp riêng
với thượng phụ 84 tuổi Ilia II, người giữ tòa Thượng phụ Giáo hội Chính thống
Georgia từ năm 1977.
Thượng phụ Ilia
đã thúc đẩy những cải cách tạo điều kiện cho Giáo hội Georgia dần lấy lại ảnh
hưởng đã mất trong thời kỳ chính quyền cộng sản Xô-viết áp dụng những chính
sách bài trừ tôn giáo. Trong những năm cuối của kỷ nguyên Xô-viết, thượng phụ
Ilia II đã tham gia tích cực vào đời sống xã hội của đất nước. Ngày 09-4-1989,
ngài dự buổi tuần hành hòa bình ở Tbilisi, chống lại chính quyền Xô-viết, thúc
giục những người tham dự hãy đến trú ẩn ở nhà thờ Kashveti để tránh bị tàn sát,
nhưng bất thành. Đám đông bị quân lính Xô-viết giải tán bằng vũ lực, khiến 22
người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Vụ việc này được biết đến là “Cuộc
thảm sát Tbilisi.”
Hôm nay, Thượng
phụ cao tuổi được Đức Giáo hoàng dìu đi vào sảnh tiếp kiến. Thượng phụ Ilia II
gọi Đức Giáo hoàng là “người anh em thân thương trong Chúa Kitô.” Thượng phụ
nói về những nguy cơ của toàn cầu hóa và các bước tiến trong kỹ thuật, khoa học
và văn hóa, đồng thời cũng nói đến những bước lùi trong linh đạo và cách cư xử
nói chung. Thượng phụ cũng nói về việc chiếm đóng Abkhazia và Nam Ossetia, đau
đớn về 600.000 người mất quê hương ở Georgia. Cuối cùng, ngài nói về đối thoại
giữa Giáo hội Công giáo và Chính thống, cảm ơn Đức Giáo hoàng vì đã tạo điều kiện
cho làm việc ở Thư khố Vatican để tìm hiểu các tài liệu liên quan đến lịch sử của
Georgia. “Chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng là vận hội lịch sử cho đất nước
chúng ta, nguyện xin Chúa chúc lành cho cả hai Giáo hội.” Đấy là lời kết tâm
tình của Thượng phụ Ilia II.
Đức Phanxicô cảm
ơn thượng phụ vì vừa được nghe bài Ave Maria do chính tay thượng phụ soạn. “Thật
là một điều tuyệt đẹp chỉ có thể phát xuất từ tâm hồn con cái.”
Trong bài diễn
văn, Đức Phanxicô nhắc lại, “Thượng phụ Ilia đã mở ra một chương mới trong quan
hệ giữa Giáo hội Chính thống Georgia và Giáo hội Công giáo. Dịp đó, ngài đã hôn
tặng hòa bình với Giám mục thành Roma và ngỏ ý muốn cầu nguyện cho nhau.” Sự kiện
này là khi Thượng phụ đến thăm Vatican vào tháng sáu 1980, và ôm hôn thánh
Gioan Phaolô II.
Đức Phanxicô
trích lời thi sỹ người Georgia, Rustaveli:
“Bạn đã đọc
thấy cách các Tông đồ viết về tình yêu, nói về tình yêu, tôn vinh tình yêu
chưa?
Hãy quen biết
với tình yêu này, và hướng lòng trí theo lời này: Tình yêu nâng chúng ta lên”
Và ngài nhận định,
“Thật vậy, tình yêu Thiên Chúa nâng chúng ta lên, bởi tình yêu ấy cho chúng ta
vươn lên khỏi những hiểu lầm quá khứ, trên những tính toán hiện tại và nỗi sợ của
tương lai.”
Đức Phanxicô
nói tiếp, “Thánh Nino, một người được xem như các Tông đồ, và ngài đã lan truyền
đức tin với thánh giá làm bằng cành nho. Vô số các thán của đất nước này là nguồn
khích lệ chúng ta đặt Phúc âm lên trên hết mọi sự và phúc âm hóa như thời trước,
thậm chí còn hơn nữa để thoát khỏi những kìm hãm của định kiến và mở ra với sự
mới mẻ vô tận của Thiên Chúa.
Bằng những khí
cụ hòa bình và tha thứ, chúng ta được mời gọi thắng vượt các địch thù thực sự,
không phải là những nhục thể, mà là ác thân từ bên trong và bên ngoài chúng ta.
Georgia có nhiều bậc anh hùng dũng cảm trong việc tuân giữ Phúc âm, như thánh
George biết cách đánh bại ma quỷ. Tôi biết nhiều tu sỹ, đặc biệt là các thánh tử
đạo, đã sống một đời tín thác và nhẫn nại, họ đã đi qua máy ép nho của đau khổ
mà vẫn hiệp nhất với Chúa, và đem hoa trái Phục sinh đến với Georgia, tưới tràn
tình yêu trên mảnh đất này bằng chính máu mình. Nguyện xin lời chuyển cầu của
các thánh tử đạo Georgia đem sự an ủi đến cho nhiều Kitô hữu ngày nay vẫn còn bị
bách hại và vu khống, và nguyện xin các ngài củng cố cho chúng ta khát khao cao
thượng là hiệp nhất trong tình huynh đệ bằng cách tuyên xưng Phúc âm hòa bình.”
J.B. Thái Hòa
chuyển dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét