Đức Tổng Giám Mục Chaput: căn tính và bầu cử
10/20/2016
10/20/2016
Cuộc tranh cử chức tổng thống
Hoa Kỳ đang đi vào những ngày cuối cùng, trước khi cử tri quyết định dành lá
phiếu của mình cho ai. Càng ngày, hai ứng cử viên Cộng Hòa và Dân Chủ càng làm
cử tri thất vọng thêm và khiến họ không biết phải ứng xử ra sao. Rất có thể số
người không đi bầu lần này sẽ đạt tới con số kỷ lục chưa từng thấy trong lịch sử
bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Điều chắc chắn là những người đi bầu vào ngày 8 tháng
11 sẽ bầu cho một trong hai ứng cử viên hàng đầu hiện nay, chỉ vì họ không
thích ứng cử viên kia.
Về phần các vị lãnh đạo Giáo Hội Hoa Kỳ, không ít vị cho rằng cả hai ứng cử viên đều không đáng lá phiếu của người Công Giáo. Nhưng có lẽ vượt lên trên những chuyện đời tư hay tính tình của các ứng cử viên, và chỉ lưu tâm tới vấn đề chính sách, trong mấy ngày gần đây, ta thấy nhiều vị giám mục lên tiếng xa gần nghiêng về phía ứng cử viên Cộng Hòa.
Thực vậy, Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Kansas, ngày 17 tháng Mười vừa qua, lên tiếng cho rằng ứng cử viên phó tổng thống của Dân Chủ, Tim Kaine, là một “người Công Giáo của quán ăn nhiều món” (cafeteria Catholic): chỉ chọn những điều hợp khẩu vị, chuyên hỗ trợ phá thai theo yêu cầu trong khi rình mò rao bán đức tin Công Giáo của mình.
Nhân tiện, ngài khuyên người Công Giáo nên nhớ điều này: bỏ phiếu có nghĩa chọn “không những một tổng thống mà cả một chính phủ”. Các ứng cử viên của cả hai đảng chính đều “rất khuyết điểm” nhưng khi bỏ phiếu, “tôi khuyến khích anh chị em không chỉ nghĩ tới ứng cử viên, mà nghĩ tới cả những người họ sẽ bổ nhiệm vào nội các và các chức vụ có quyền hành trong chính phủ nếu họ trở thành tổng thống”. Ở đây, chắc chắn ngài muốn ám chỉ những tay chân "phản Công Giáo" của Clinton trong vụ rì rỏ điện thư của Wikileaks vừa qua. Cũng có thể ngài nghĩ tới lời hứa của Trump sẽ bổ nhiệm chánh án tối cao theo khuôn mẫu Scalia.
Ngài nói thêm: “anh chị em hãy đề phòng các ứng cử viên nào tự nhận cho mình vai trò ấn định điều người Công Giáo tin hay nên tin. Bất hạnh thay, cuộc tranh luận của các ứng viên phó tổng thống cho thấy người Công Giáo tranh chức vụ cao thứ hai tại xứ sở ta là một đảng viên chính thống của đảng ông ta, hoàn toàn ủng hộ cương lĩnh của đảng mình, nhưng lại là một người Công Giáo của quán ăn nhiều món, lựa và chọn những giáo huấn nào của Giáo Hội Công Giáo thuận lợi cho chính sách cuả mình”.
Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver, ngày 12 tháng Mười, cho hay: dù chán ngán cả hai ứng cử viên, nhưng ngài kêu gọi người Công Giáo “suy nghĩ về cương lĩnh của cả hai đảng, với việc nhấn mạnh tới các vấn đề về sự sống con người” khi họ chuẩn bị bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống.
Ngài nói rằng “người Công Giáo có lương tâm tốt không thể ủng hộ các ứng cử viên sẽ đẩy mạnh việc phá thai (khi thắng cử)”. Đức Tổng Giám Mục không nêu tên ứng cử viên này, nhưng ai cũng biết ngài ám chỉ Hillary Clinton, người không những ủng hộ phá thai như ông chồng Bill Clinton, mà còn đi xa hơn nữa bằng cách chủ trương bãi bỏ tu chính án Hyde là tu chính án ngăn cấm việc sử dụng tiền liên bang để hỗ trợ các vụ phá thai ở trong nước và ở ngoài nước.
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput, cũng thế, rất chán ngán đối với cả hai ứng cử viên tổng thống: “một người, theo quan điểm của nhiều người, là một người mị dân hung hãn rất khó tự chế. Còn người kia, cũng theo quan điểm của nhiều người, là một kẻ nói láo gây tội ác (criminal liar), rất giầu các ý tưởng hôi thối và các ưu tiên xấu xa”. Nhưng ngài khuyên người Công Giáo không nên thờ ơ với cuộc bầu cử năm nay vì như thế là “trao trứng cho ác”. Họ có nhiệm vụ làm cho đất nước này mỗi ngày trở nên tốt hơn. Nhưng cụ thể phải làm gì trong cuộc bầu cử này, thì ngài chỉ nêu các nguyên tắc tổng quát như đã làm trong bài nói chuyện tại Đại Học Notre Dame ngày 15 tháng 9.
Trong các nguyên tắc tổng quát nói trên, ngài bảo: “ngay trong năm có những ứng viên tổng thống xấu, các ứng viên tốt cho các chức vụ công cộng khác vẫn đang hiện hữu trong cả hai đảng. Vị tổng thống sắp tới sẽ bổ nhiệm một số chánh án cho Toà Án Tối Cao, đưa ra các quyết định chủ yếu về ngoại giao, và khuôn định bộ máy hành chánh liên bang khổng lồ theo những cách mà Quốc Hội rất ít quyền kiểm soát. Nên nhớ rằng Quốc Hội không tạo ra chỉ thị HHS (Obamacare) đầy tính hận thù về chính trị. Bạch Ốc của Obama đã tạo ra nó”.
Khi ám chỉ Hillary Clinton, và đảng Dân Chủ nói chung, là người nói láo gây tội ác, chắc chắn Đức Tổng Giám Mục Chaput có ý nói đến những láo khoét liên quan tới ý niệm tự do và do đó phá thai. Ngài nói: “Những vấn đề ấy (tình dục, gia đình, sự sống con người…) là những vấn đề sinh tử mang theo các hậu quả thực sự cho con người. Và trong tư duy Công Giáo, chính phủ có vai trò phải đóng trong việc làm dịu các vấn đề này, nhưng họ sẽ không làm thế khi dựa vào các ý niệm què quặt trong việc định nghĩa thế nào là con người, thế nào là hôn nhân, và thế nào là gia đình. Họ sẽ không làm thế khi cố tình khuôn định cách chính sách của họ để can thiệp vào và kiểm soát các định chế trung gian trong xã hội dân chính vốn đang phục vụ công chúng cách tốt đẹp. Điều này chẳng may đang mô tả nhiều hành động của chính phủ hiện tại trong suốt 7 năm qua.
“Viết đại diện cho phe đa số trong vụ Casey, Chánh Án Tối Cao Anthony Kennedy cho rằng: ‘ở tâm điểm tự do, là quyền được xác định ý niệm riêng của mình về hiện hữu, về ý nghĩa, về vũ trụ, và về mầu nhiệm sự sống con người’. Bản tuyên ngôn hoàn hảo của phe mơ tưởng dân chủ cấp tiến là đây: cái tôi tối cao, tự tạo. Nhưng nó là một dối trá. Nó hoàn toàn trái ngược với quyền tự do theo Kitô Giáo. Và tùy theo mức độ ta bào chữa hay hợp tác với nó, ta cũng biến mình thành những người dối trá.
“Tin Mừng Gioan nhắc nhở ta rằng sự thật, và chỉ có sự thật mới làm ta thành tự do. Chúng ta chỉ là người và được tự do trọn vẹn khi sống dưới thẩm quyền sự thật. Và dưới ánh sáng này, không có vấn đề nào làm ta bất trung thực và kém tự do trong tư cách tín hữu và trong tư cách quốc gia hơn nạn phá thai”.
Theo ngài, đã đành giáo huấn Công Giáo không phải chỉ đề cập tới phá thai, “nhưng nó bắt đầu và phải bắt đầu từ đó. Nói theo lời một cựu sinh viên ưu tú của Notre Dame: phá thai vốn là ‘đầu cầu đổ bộ cho toàn bộ nền đạo đức vốn thù nghịch với sự sống, thù nghịch với hôn nhân và, như ta thấy trong chỉ thị ngừa thai [HHS], càng ngày càng thù nghịch với tôn giáo, với người Hoa Kỳ có tôn giáo và với các định chế tôn giáo’. Phá thai chuốc độc mọi sự. Không bao giờ có bất cứ thứ gì là ‘tiến bộ’ trong việc sát hại một đứa trẻ chưa sinh ra đời, hay dửng dưng đứng đó trong khi người khác sát hại em”.
Ngày 19 tháng Mười hôm qua, Đức Tổng Giám Mục Chaput lại lên tiếng một lần nữa về cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ hiện nay trong một bài nói chuyện tựa là “Hãy nhớ ta là ai và lịch sử ta thuộc về là gì” tại Hội Nghị Chuyên Đề năm 2016 của Các Giám Mục Hoa Kỳ, cũng tại Đại Học Notre Dame.
Lần này, ngài nói đích danh đến “Ông Trump” và “Bà Clinton”: “Ở đây, tôi thấy có chuyện lạ. Do phong thái khó coi của Ông Trump và sự thù nghịch ông tạo ra nơi giới truyền thông, đáng lẽ sự dẫn đầu của Bà Clinton phải lớn hơn mới đúng. Nhưng không phải thế. Và đây là một bài học. Bài học đó là: dù nhiều người ghét điều Ông Trump đại biểu cho, nhưng xem ra họ lại thích cái tài ông ấy bẻ cong con dao của giai cấp ưu tú đang lãnh đạo nước Mỹ và cái tinh thần ưa chuộng quyền lợi của giai cấp này, hiện thân trong con người của Hillary Clinton”.
“Người Mỹ không đần độn. Họ nhậy cảm về khứu giác khi sự việc không ổn. Và một trong các sự việc không ổn đối với đất nước ta ngay lúc này là việc làm ruỗng hết và tái mài dũa mọi từ ngữ chủ yếu trong ngôn từ công cộng của xứ sở này: những từ ngữ như ‘dân chủ’, ‘chính quyền đại biểu’, ‘tự do’, ‘công lý’, ‘diễn trình thích đáng’ (due process), ‘tự do tôn giáo’ và ‘các che chở hiến định’. Ngôn ngữ chính trị của ta cũng thế. Nội dung các từ ngữ đã ra khác. Việc bỏ phiếu vẫn là việc quan trọng. Các cuộc phản đối và thư từ của công chúng gửi tới các thành viên của Quốc Hội vẫn có hiệu quả. Nhưng càng ngày đời sống của đất nước ta càng bị cai trị bởi lệnh của hành pháp, cánh tay dài của tư pháp và các cơ quan hành chánh, với thật ít việc tính sổ đối với Quốc Hội”.
Đức Tổng Giám Mục cho biết thêm: “Cuộc bầu cử năm 2016 là một trong các khoảnh khắc họa hiếm khi bản chất đáng khinh của cả hai ứng cử viên tổng thống khiến mọi người chúng ta phải xem xem mảnh đất canh tác của quốc gia ta thực sự như thế nào. Và quang cảnh chẳng lấy gì làm vui. Giai cấp ưu tú về văn hóa và chính trị nói khá nhiều về bình đẳng, cơ hội và công lý. Nhưng họ hành xử như giai cấp ưu đãi, với thẩm quyền dựa vào nối kết và kỹ sảo. Và một khi được giới truyền thông tỏ thiện cảm, họ đang biến xứ sở này thành một điều rất khác so với bất cứ điều gì phần lớn chúng ta có thể nhớ hay các quốc phụ có thể tưởng tượng”.
Nói chung chung nhưng ai cũng hiểu là có ý nói tới Đảng Dân Chủ như trên rồi, Đức Tổng Giám Mục Chaput, liền sau đó, đã chĩa thẳng mũi dùi vào ứng cử viên của Đảng này: “việc công bố điện thư của đoàn tùy tùng Clinton vào tuần rồi của WikiLeaks nói khá nhiều về việc nhóm ưu tú ưa chuộng giai cấp này coi những người như những vị ngồi trong phòng này (các giám mục) ra sao. Không được thân thiện lắm”.
Trong một bài báo đăng ngày 13 tháng Mười, ngài cho rằng cũng chính những người trên đã giúp người Hoa Kỳ “bầu chọn một chính phủ (Obama) được coi là bất thân thiện một cách ương ngạnh nhất đối với các tín hữu, các định chế, các quan tâm và tự do tôn giáo trong nhiều thế hệ”.
Về phần các vị lãnh đạo Giáo Hội Hoa Kỳ, không ít vị cho rằng cả hai ứng cử viên đều không đáng lá phiếu của người Công Giáo. Nhưng có lẽ vượt lên trên những chuyện đời tư hay tính tình của các ứng cử viên, và chỉ lưu tâm tới vấn đề chính sách, trong mấy ngày gần đây, ta thấy nhiều vị giám mục lên tiếng xa gần nghiêng về phía ứng cử viên Cộng Hòa.
Thực vậy, Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Kansas, ngày 17 tháng Mười vừa qua, lên tiếng cho rằng ứng cử viên phó tổng thống của Dân Chủ, Tim Kaine, là một “người Công Giáo của quán ăn nhiều món” (cafeteria Catholic): chỉ chọn những điều hợp khẩu vị, chuyên hỗ trợ phá thai theo yêu cầu trong khi rình mò rao bán đức tin Công Giáo của mình.
Nhân tiện, ngài khuyên người Công Giáo nên nhớ điều này: bỏ phiếu có nghĩa chọn “không những một tổng thống mà cả một chính phủ”. Các ứng cử viên của cả hai đảng chính đều “rất khuyết điểm” nhưng khi bỏ phiếu, “tôi khuyến khích anh chị em không chỉ nghĩ tới ứng cử viên, mà nghĩ tới cả những người họ sẽ bổ nhiệm vào nội các và các chức vụ có quyền hành trong chính phủ nếu họ trở thành tổng thống”. Ở đây, chắc chắn ngài muốn ám chỉ những tay chân "phản Công Giáo" của Clinton trong vụ rì rỏ điện thư của Wikileaks vừa qua. Cũng có thể ngài nghĩ tới lời hứa của Trump sẽ bổ nhiệm chánh án tối cao theo khuôn mẫu Scalia.
Ngài nói thêm: “anh chị em hãy đề phòng các ứng cử viên nào tự nhận cho mình vai trò ấn định điều người Công Giáo tin hay nên tin. Bất hạnh thay, cuộc tranh luận của các ứng viên phó tổng thống cho thấy người Công Giáo tranh chức vụ cao thứ hai tại xứ sở ta là một đảng viên chính thống của đảng ông ta, hoàn toàn ủng hộ cương lĩnh của đảng mình, nhưng lại là một người Công Giáo của quán ăn nhiều món, lựa và chọn những giáo huấn nào của Giáo Hội Công Giáo thuận lợi cho chính sách cuả mình”.
Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver, ngày 12 tháng Mười, cho hay: dù chán ngán cả hai ứng cử viên, nhưng ngài kêu gọi người Công Giáo “suy nghĩ về cương lĩnh của cả hai đảng, với việc nhấn mạnh tới các vấn đề về sự sống con người” khi họ chuẩn bị bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống.
Ngài nói rằng “người Công Giáo có lương tâm tốt không thể ủng hộ các ứng cử viên sẽ đẩy mạnh việc phá thai (khi thắng cử)”. Đức Tổng Giám Mục không nêu tên ứng cử viên này, nhưng ai cũng biết ngài ám chỉ Hillary Clinton, người không những ủng hộ phá thai như ông chồng Bill Clinton, mà còn đi xa hơn nữa bằng cách chủ trương bãi bỏ tu chính án Hyde là tu chính án ngăn cấm việc sử dụng tiền liên bang để hỗ trợ các vụ phá thai ở trong nước và ở ngoài nước.
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput, cũng thế, rất chán ngán đối với cả hai ứng cử viên tổng thống: “một người, theo quan điểm của nhiều người, là một người mị dân hung hãn rất khó tự chế. Còn người kia, cũng theo quan điểm của nhiều người, là một kẻ nói láo gây tội ác (criminal liar), rất giầu các ý tưởng hôi thối và các ưu tiên xấu xa”. Nhưng ngài khuyên người Công Giáo không nên thờ ơ với cuộc bầu cử năm nay vì như thế là “trao trứng cho ác”. Họ có nhiệm vụ làm cho đất nước này mỗi ngày trở nên tốt hơn. Nhưng cụ thể phải làm gì trong cuộc bầu cử này, thì ngài chỉ nêu các nguyên tắc tổng quát như đã làm trong bài nói chuyện tại Đại Học Notre Dame ngày 15 tháng 9.
Trong các nguyên tắc tổng quát nói trên, ngài bảo: “ngay trong năm có những ứng viên tổng thống xấu, các ứng viên tốt cho các chức vụ công cộng khác vẫn đang hiện hữu trong cả hai đảng. Vị tổng thống sắp tới sẽ bổ nhiệm một số chánh án cho Toà Án Tối Cao, đưa ra các quyết định chủ yếu về ngoại giao, và khuôn định bộ máy hành chánh liên bang khổng lồ theo những cách mà Quốc Hội rất ít quyền kiểm soát. Nên nhớ rằng Quốc Hội không tạo ra chỉ thị HHS (Obamacare) đầy tính hận thù về chính trị. Bạch Ốc của Obama đã tạo ra nó”.
Khi ám chỉ Hillary Clinton, và đảng Dân Chủ nói chung, là người nói láo gây tội ác, chắc chắn Đức Tổng Giám Mục Chaput có ý nói đến những láo khoét liên quan tới ý niệm tự do và do đó phá thai. Ngài nói: “Những vấn đề ấy (tình dục, gia đình, sự sống con người…) là những vấn đề sinh tử mang theo các hậu quả thực sự cho con người. Và trong tư duy Công Giáo, chính phủ có vai trò phải đóng trong việc làm dịu các vấn đề này, nhưng họ sẽ không làm thế khi dựa vào các ý niệm què quặt trong việc định nghĩa thế nào là con người, thế nào là hôn nhân, và thế nào là gia đình. Họ sẽ không làm thế khi cố tình khuôn định cách chính sách của họ để can thiệp vào và kiểm soát các định chế trung gian trong xã hội dân chính vốn đang phục vụ công chúng cách tốt đẹp. Điều này chẳng may đang mô tả nhiều hành động của chính phủ hiện tại trong suốt 7 năm qua.
“Viết đại diện cho phe đa số trong vụ Casey, Chánh Án Tối Cao Anthony Kennedy cho rằng: ‘ở tâm điểm tự do, là quyền được xác định ý niệm riêng của mình về hiện hữu, về ý nghĩa, về vũ trụ, và về mầu nhiệm sự sống con người’. Bản tuyên ngôn hoàn hảo của phe mơ tưởng dân chủ cấp tiến là đây: cái tôi tối cao, tự tạo. Nhưng nó là một dối trá. Nó hoàn toàn trái ngược với quyền tự do theo Kitô Giáo. Và tùy theo mức độ ta bào chữa hay hợp tác với nó, ta cũng biến mình thành những người dối trá.
“Tin Mừng Gioan nhắc nhở ta rằng sự thật, và chỉ có sự thật mới làm ta thành tự do. Chúng ta chỉ là người và được tự do trọn vẹn khi sống dưới thẩm quyền sự thật. Và dưới ánh sáng này, không có vấn đề nào làm ta bất trung thực và kém tự do trong tư cách tín hữu và trong tư cách quốc gia hơn nạn phá thai”.
Theo ngài, đã đành giáo huấn Công Giáo không phải chỉ đề cập tới phá thai, “nhưng nó bắt đầu và phải bắt đầu từ đó. Nói theo lời một cựu sinh viên ưu tú của Notre Dame: phá thai vốn là ‘đầu cầu đổ bộ cho toàn bộ nền đạo đức vốn thù nghịch với sự sống, thù nghịch với hôn nhân và, như ta thấy trong chỉ thị ngừa thai [HHS], càng ngày càng thù nghịch với tôn giáo, với người Hoa Kỳ có tôn giáo và với các định chế tôn giáo’. Phá thai chuốc độc mọi sự. Không bao giờ có bất cứ thứ gì là ‘tiến bộ’ trong việc sát hại một đứa trẻ chưa sinh ra đời, hay dửng dưng đứng đó trong khi người khác sát hại em”.
Ngày 19 tháng Mười hôm qua, Đức Tổng Giám Mục Chaput lại lên tiếng một lần nữa về cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ hiện nay trong một bài nói chuyện tựa là “Hãy nhớ ta là ai và lịch sử ta thuộc về là gì” tại Hội Nghị Chuyên Đề năm 2016 của Các Giám Mục Hoa Kỳ, cũng tại Đại Học Notre Dame.
Lần này, ngài nói đích danh đến “Ông Trump” và “Bà Clinton”: “Ở đây, tôi thấy có chuyện lạ. Do phong thái khó coi của Ông Trump và sự thù nghịch ông tạo ra nơi giới truyền thông, đáng lẽ sự dẫn đầu của Bà Clinton phải lớn hơn mới đúng. Nhưng không phải thế. Và đây là một bài học. Bài học đó là: dù nhiều người ghét điều Ông Trump đại biểu cho, nhưng xem ra họ lại thích cái tài ông ấy bẻ cong con dao của giai cấp ưu tú đang lãnh đạo nước Mỹ và cái tinh thần ưa chuộng quyền lợi của giai cấp này, hiện thân trong con người của Hillary Clinton”.
“Người Mỹ không đần độn. Họ nhậy cảm về khứu giác khi sự việc không ổn. Và một trong các sự việc không ổn đối với đất nước ta ngay lúc này là việc làm ruỗng hết và tái mài dũa mọi từ ngữ chủ yếu trong ngôn từ công cộng của xứ sở này: những từ ngữ như ‘dân chủ’, ‘chính quyền đại biểu’, ‘tự do’, ‘công lý’, ‘diễn trình thích đáng’ (due process), ‘tự do tôn giáo’ và ‘các che chở hiến định’. Ngôn ngữ chính trị của ta cũng thế. Nội dung các từ ngữ đã ra khác. Việc bỏ phiếu vẫn là việc quan trọng. Các cuộc phản đối và thư từ của công chúng gửi tới các thành viên của Quốc Hội vẫn có hiệu quả. Nhưng càng ngày đời sống của đất nước ta càng bị cai trị bởi lệnh của hành pháp, cánh tay dài của tư pháp và các cơ quan hành chánh, với thật ít việc tính sổ đối với Quốc Hội”.
Đức Tổng Giám Mục cho biết thêm: “Cuộc bầu cử năm 2016 là một trong các khoảnh khắc họa hiếm khi bản chất đáng khinh của cả hai ứng cử viên tổng thống khiến mọi người chúng ta phải xem xem mảnh đất canh tác của quốc gia ta thực sự như thế nào. Và quang cảnh chẳng lấy gì làm vui. Giai cấp ưu tú về văn hóa và chính trị nói khá nhiều về bình đẳng, cơ hội và công lý. Nhưng họ hành xử như giai cấp ưu đãi, với thẩm quyền dựa vào nối kết và kỹ sảo. Và một khi được giới truyền thông tỏ thiện cảm, họ đang biến xứ sở này thành một điều rất khác so với bất cứ điều gì phần lớn chúng ta có thể nhớ hay các quốc phụ có thể tưởng tượng”.
Nói chung chung nhưng ai cũng hiểu là có ý nói tới Đảng Dân Chủ như trên rồi, Đức Tổng Giám Mục Chaput, liền sau đó, đã chĩa thẳng mũi dùi vào ứng cử viên của Đảng này: “việc công bố điện thư của đoàn tùy tùng Clinton vào tuần rồi của WikiLeaks nói khá nhiều về việc nhóm ưu tú ưa chuộng giai cấp này coi những người như những vị ngồi trong phòng này (các giám mục) ra sao. Không được thân thiện lắm”.
Trong một bài báo đăng ngày 13 tháng Mười, ngài cho rằng cũng chính những người trên đã giúp người Hoa Kỳ “bầu chọn một chính phủ (Obama) được coi là bất thân thiện một cách ương ngạnh nhất đối với các tín hữu, các định chế, các quan tâm và tự do tôn giáo trong nhiều thế hệ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét