Chuyện đau buồn: Đánh nhau ngay tại Bức Tường
Than Khóc
11/4/2016
11/4/2016
Bạo
loạn đã xảy ra giữa những người Do Thái thuộc phái chính thống và những người
Do Thái thuộc phái bình đẳng nam nữ vào ngày thứ Tư 2 tháng 11 ngay tại Bức tường
Than Khóc trong khu vực Cổ Thành Giêrusalem. Những tranh cãi đã nhanh chóng
bùng phát thành một vụ đánh đấm dữ dội lôi cuốn 12 giáo sĩ Do Thái và khoảng
200 người khác. Không ai chết nhưng rất nhiều người bị thương phải đưa vào nhà
thương cấp cứu.
Neshot HaKotel, tiếng Anh gọi là Women of the Wall, nghĩa là nhóm Phụ nữ giành quyền bình đẳng tại Bức tường Than Khóc, là nhóm nữ quyền Do Thái muốn giành được quyền cầu nguyện tại Bức tường Than Khóc, hay còn gọi là Kotel, theo cách của họ bao gồm ca hát, nhảy múa, rước và đọc lớn những đoạn văn từ Torah và mặc các phẩm phục tôn giáo vẫn thường dành riêng cho nam giới.
Các giáo sĩ Do Thái tại Bức tường Than Khóc quy định rằng nam nữ không được cầu nguyện chung mà phải đứng tại các khu vực dành riêng tách biệt với nhau. Các giáo sĩ Do Thái cũng cấm không cho phụ nữ được mặc các phẩm phục tôn giáo và không được chạm đến sách Torah.
Phong trào Neshot HaKotel thường tổ chức các buổi cầu nguyện mỗi tháng một lần với các ý chỉ đặc biệt cho phụ nữ. Để lôi cuốn nhiều người tham gia, ban đầu họ chấp nhận quy định nam nữ không được đứng chung cầu nguyện với nhau. Nhưng việc họ ca hát, nhảy múa, đọc lớn những đoạn văn từ Torah và mặc các phẩm phục tôn giáo vẫn khiến cho nhiều người Do Thái bảo thủ và cực đoan bất bình. Nhiều cuộc biểu tình cuả cả hai bên nổ ra và nhiều người bị bắt.
Tháng Năm năm 2013, một thẩm phán phê bình Tòa Án Tối Cao Israel cấm phụ nữ không được rước sách Torah và không được mặc phẩm phục shawls là không có cơ sở. Đầu tháng Giêng năm nay, Hội Đồng Nội Các Israel chuẩn y một kế hoạch thành lập một khu vực tại Bức tường Than Khóc nơi nam nữ có thể đứng chung. Khu vực này cũng không thuộc thẩm quyền tài phán của Hội Đồng Giáo Sĩ Do Thái.
Tuy nhiên kế hoạch này gặp những chống đối dữ dội. Một số đảng trong liên minh cầm quyền của thủ tướng Benjamin Netanyahu đe doạ rút lui nếu kế hoạch này được thực hiện.
Do đó, các cãi vã lại tiếp tục diễn ra mỗi tháng một lần khi các phụ nữ nhóm Neshot HaKotel đến đây cầu nguyện. Tuy nhiên, đây có lẽ là lần đầu tiên các tranh cãi đã bùng nổ thành một vụ thượng cẳng tay, hạ cẳng chân.
Neshot HaKotel, tiếng Anh gọi là Women of the Wall, nghĩa là nhóm Phụ nữ giành quyền bình đẳng tại Bức tường Than Khóc, là nhóm nữ quyền Do Thái muốn giành được quyền cầu nguyện tại Bức tường Than Khóc, hay còn gọi là Kotel, theo cách của họ bao gồm ca hát, nhảy múa, rước và đọc lớn những đoạn văn từ Torah và mặc các phẩm phục tôn giáo vẫn thường dành riêng cho nam giới.
Các giáo sĩ Do Thái tại Bức tường Than Khóc quy định rằng nam nữ không được cầu nguyện chung mà phải đứng tại các khu vực dành riêng tách biệt với nhau. Các giáo sĩ Do Thái cũng cấm không cho phụ nữ được mặc các phẩm phục tôn giáo và không được chạm đến sách Torah.
Phong trào Neshot HaKotel thường tổ chức các buổi cầu nguyện mỗi tháng một lần với các ý chỉ đặc biệt cho phụ nữ. Để lôi cuốn nhiều người tham gia, ban đầu họ chấp nhận quy định nam nữ không được đứng chung cầu nguyện với nhau. Nhưng việc họ ca hát, nhảy múa, đọc lớn những đoạn văn từ Torah và mặc các phẩm phục tôn giáo vẫn khiến cho nhiều người Do Thái bảo thủ và cực đoan bất bình. Nhiều cuộc biểu tình cuả cả hai bên nổ ra và nhiều người bị bắt.
Tháng Năm năm 2013, một thẩm phán phê bình Tòa Án Tối Cao Israel cấm phụ nữ không được rước sách Torah và không được mặc phẩm phục shawls là không có cơ sở. Đầu tháng Giêng năm nay, Hội Đồng Nội Các Israel chuẩn y một kế hoạch thành lập một khu vực tại Bức tường Than Khóc nơi nam nữ có thể đứng chung. Khu vực này cũng không thuộc thẩm quyền tài phán của Hội Đồng Giáo Sĩ Do Thái.
Tuy nhiên kế hoạch này gặp những chống đối dữ dội. Một số đảng trong liên minh cầm quyền của thủ tướng Benjamin Netanyahu đe doạ rút lui nếu kế hoạch này được thực hiện.
Do đó, các cãi vã lại tiếp tục diễn ra mỗi tháng một lần khi các phụ nữ nhóm Neshot HaKotel đến đây cầu nguyện. Tuy nhiên, đây có lẽ là lần đầu tiên các tranh cãi đã bùng nổ thành một vụ thượng cẳng tay, hạ cẳng chân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét