Trang

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Tình yêu Thiên Chúa trong cuộc đời mẹ Antonia Brenner, thiên thần trại tù

Tình yêu Thiên Chúa trong cuộc đời mẹ Antonia Brenner, thiên thần trại tù

“Thiên Chúa vẽ đường thẳng bằng những nét cong ”; dù cho chúng ta là ai hay chúng ta làm gì và ở đâu, Thiên Chúa luôn gọi chúng ta. Điều này được thể hiện rõ trong cuộc đời của Mẹ Antonia Brenner, một phụ nữ đã từng kết hôn và ly dị hai lần, có 8 người con, lại được gọi trở thành nữ tu và sáng lập một dòng tu mới. 
Mẹ Antonia Brenner có tên thời con gái là Mary Clarke, sinh tại Beverly Hills ngày 1 tháng 12 năm 1926. Ông Joe, cha của Mary là một thương gia thành đạt và các con ông lớn lên trong sự sung túc và quyến rũ của thế giới điện ảnh. Ông Joe có tình yêu thương đối với tất cả mọi người; dù cho cuộc sống của gia đình ông sướng khổ thế nào, ông chắc chắn là các con luôn được dạy giúp đỡ những người kém may mắn. Lòng tốt này đã đâm rễ trong lòng của Mary và chờ ngày sinh hoa trái. Tuy nhiên trước đó, cuộc sống gia đình của Mary rất phức tạp.  đưa bà đi phân phát thức ăn, thuốc men và quần áo cho các tù nhân ở trại tù La Mesa ở Tijuana. Sự khốn khổ của các tù nhân đã tác động mạnh mẽ đến bà. Dần dần sự cảm thông và tình yêu dành cho những người lân cận mà Mary đã có trước đây trở thành cụ thể trong việc quan tâm đến các tù nhân ở trại tù La Mesa. Những tù nhân này trở thành đối tượng đặc biệt của bà, là sứ vụ và mục đích sống của bà. Trong suốt 10 năm, Mary Brenner liên tục đến trại La Mesa, mang theo các nhu yếu phẩm nhưng trên hết đó là tình yêu và lòng thương xót của bà. Sự hiện diện của bà được biết đến và các tù nhân, cả nam lẫn nữ, đều chờ đợi bà đến thăm trại tù. Họ bắt đầu gọi bà là “mẹ”. Cai ngục còn dành cho bà một chỗ ở để bà có thể ngủ qua đêm ở đó.

Sau khi ly dị, Mary tham gia ngày càng nhiều hơn vào các việc từ thiện. Năm 1965 bà gặp cha Henry Vetter. Cha đã đưa bà đi phân phát thức ăn, thuốc men và quần áo cho các tù nhân ở trại tù La Mesa ở Tijuana. Sự khốn khổ của các tù nhân đã tác động mạnh mẽ đến bà. Dần dần sự cảm thông và tình yêu dành cho những người lân cận mà Mary đã có trước đây trở thành cụ thể trong việc quan tâm đến các tù nhân ở trại tù La Mesa. Những tù nhân này trở thành đối tượng đặc biệt của bà, là sứ vụ và mục đích sống của bà. Trong suốt 10 năm, Mary Brenner liên tục đến trại La Mesa, mang theo các nhu yếu phẩm nhưng trên hết đó là tình yêu và lòng thương xót của bà. Sự hiện diện của bà được biết đến và các tù nhân, cả nam lẫn nữ, đều chờ đợi bà đến thăm trại tù. Họ bắt đầu gọi bà là “mẹ”. Cai ngục còn dành cho bà một chỗ ở để bà có thể ngủ qua đêm ở đó. 
Mary nhận tên Antonia theo tên của Đức ông Anthony Bowers, người cố vấn cho bà và bà trở thành mẹ Antonia Brenner. Mẹ Antonia may tu phục và mặc áo dòng, đi đến gặp Đức cha Leo Maher của Giáo phận San Diego và quỳ xuống kể cho ngài nghe câu chuyện của mẹ. Đức cha biết tất cả về mẹ; ngài  chúc lành cho mẹ và công nhận sứ vụ của mẹ. Mẹ còn lập một hội dòng mới với tên gọi “các Nữ tỳ Eudist của giờ thứ 11”, một hội dòng dành cho các phụ nữ từ 45 tuổi trở lên và muốn phục vụ cho người kém may mắn. Mẹ cũng nhận được chúc lành của Đức cha Juan Jesus Posadas ở Tijuana. Như vậy là mẹ đã có phép của Giáo hội từ hai Giám mục của hai nơi khác nhau, công nhận sứ vụ của mẹ.
Sau khi các con đã lớn khôn, mẹ Antonia đã phân phát các đồ đạc của mình, rời khỏi nhà ở Ventura và đi đến trại tù La Mesa. Mẹ được phép sống ở đó. Nhà mới của mẹ là một căn phòng 9 mét vuông trong trại tù nữ. Mẹ sống như mọi người khác, ngủ trong căn phòng nhỏ và chỉ có nước lạnh và ăn thức ăn của nhà tù. Các đồ tiện nghi trong phòng của mẹ gồm có một tượng chịu nạn gắn trên tường, một cuốn Kinh thánh, một từ điển tiếng Tây ban nha và một chiếc giường cứng của nhà tù. Vào ban sáng, mẹ cũng xếp hàng điểm danh chung với các tù nhân. Đây chính là nhà của mẹ trong suốt 32 năm.

Mẹ Antonia cũng được biết đến như “thiên thần của trại tù”. Mẹ có thể đi lại tự do giữa các tù nhân phạm tội buôn bán ma túy, trộm cướp, và đủ tội án khác, ôm đôi má của họ và cầu nguyện cho họ. Nhiều người trong số này là các tù nhân nam nữ bạo lực nhất và cũng tuyệt vọng nhất. Tuy vậy, mẹ đi lại cách vui vẻ với họ, xoa dịu và an ủi họ, lau nươc mắt và ôm đầu họ trong tay khi họ qua đời. Mẹ còn dẹp tan bạo loạn trong nhà tù. Mẹ Antonia thật sự nhìn thấy gương mặt Chúa Giêsu nơi mỗi và mọi tù nhân mà mẹ giao tiếp và yêu thương, thương xót tất cả. Tại sao các tù nhân cứng đầu, những người chưa bao giờ yêu và được yêu, gọi người phụ nữ nhỏ bé này mẹ? Họ đáp trả tình yêu thương của mẹ Antonia bắng tình yêu. Mẹ Antonia qua đời ngày 17/10/2013; được xem như một trong những phụ nữ Công giáo vĩ đại cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21. (Aleteia 17/10/2016)
Hồng Thủy


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét