Một điển hình tuổi trẻ Công Giáo: Lên bản đồ cho Giáo Hội, một trong các sở hữu đất đai lớn nhất thế giới
Vũ Văn An
23/Oct/2017
Ngày 24 tháng 5 năm 2016, Molly
Burhans bước vào Palazzo San Callisto ở Rôma, một tòa nhà bằng gạch có rào bao
quanh tọa lạc ở phía ngoài Thành Vatican, nơi đặt trụ sở của một số tổ chức
quan trọng của Công Giáo. Lúc đó 26 tuổi, Burhans bay tới Rôma với hy vọng sẽ
được hội kiến với Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về
Công Lý và Hòa Bình, cũng như một số thành viên của Phủ Quốc Vụ Khanh, tức cơ
quan hành chánh cao cấp nhất của Giáo Hội…
Các ưu tư môi trường
Cô mới tốt nghiệp hậu đại học tại Conway School, một trường nhỏ, cấp tiến dạy về thiết kế ở Massachusetts, và ngay sau đó, đã thành lập GoodLands, một tổ chức vô vị lợi với sứ mệnh đầy tham vọng là tạo ra một kế hoạch sử dụng đất đai hợp sinh thái cho Giáo Hội Công Giáo. Cô biết rằng Vatican chắc chắn không chính thức ủng hộ một tổ chức ở bên ngoài, nhưng cô hy vọng Vatican sẽ im lặng chấp thuận và hợp tác. Cô nói về những cuộc hội kiến đầu tiên như sau: “tôi biết nếu ai trong hàng giáo phẩm mà nói rằng: ‘chúng tôi không muốn điều đó xẩy ra’ thì chắc chắn nó sẽ không xẩy ra”.
Là một người Công Giáo ngoan đạo, Burhans từng theo học tại một cao đẳng của Dòng Tên ở New York, thậm chí còn bắt đầu diễn trình biện phân để trở thành một nữ tu. Cô đã dành một năm để cầu nguyện, nội suy, tĩnh tâm cho mục đích này và cho biết hiện vẫn đang theo đuổi diễn trình này.
Trong thời gian ở đan viện, Cô luôn nghĩ tới các khu đất của nó đang ở trong một tình trạng thảm bại, xuống cấp vì bị xói mòn và bỏ bê. Cô thấy đây là một cơ hội, không chỉ đối với đan viện mà cả cộng đồng chung quanh sẽ được lợi nếu có sự cải thiện về phẩm chất không khí và nguồn nước. Lúc cô nạp đơn xin học ở Conway và được hỏi cô sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp, cô trả lời “tôi sẽ giúp các cộng đồng tu trì trong việc quản trị đất đai của họ”. Một năm rưỡi sau, cô có mặt ở Rôma.
Đến đó quả là một canh bài. Burhans không có bất cứ cuộc hẹn nào được xác nhận, chỉ có trong tay một số tên tuổi và một ít số điện thoại. Cô phải ở trong một nhà trọ dành cho người trẻ, âm thầm lên bản đồ kỹ thuật số cho một dòng tu có tên là Gia Đình Vincentian.
Khi liên lạc được với Đức Hồng Y Turkson và ngài bằng lòng gặp cô, cô vừa nhẹ nhõm vừa lo lắng. Cô nói: “tôi rất lo sợ trước viễn ảnh phải nói với bất cứ vị nào trong số các vị này”. Đức Hồng Y Turkson vốn là người có ảnh hưởng trong việc lên khung cho thông điệp Laudato Sí năm 2015 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Thông điệp này trình bầy các luận điểm tinh thần cũng như sinh thái cho việc quản lý môi trường của Giáo Hội Công Giáo. Đức Phanxicô cho rằng săn sóc môi trường tự nhiên cũng là điều quan trọng như săn sóc người nghèo.
Laudato Si’ công bố một cái nhìn coi Giáo Hội như một tác nhân tích cực trong việc giúp quản trị các tài nguyên thiên nhiên của thế giới một cách hợp đạo đức và công bình. Burhans tìm ra một phương cách thực thi viễn kiến này. Lên bản đồ cho Giáo Hội, hay, nói cho chính xác hơn, khai triển một hệ thống thông tin địa dư của Công Giáo (gọi tắt là GIS [Geographic Information System]), tức một cơ sở dữ liệu (database) rộng lớn và tinh vi gồm đủ loại dữ kiện địa dư, là bước đầu trong việc quản lý tốt hơn các đất đai do Giáo Hội sở hữu, bất kể điều này có nghĩa là sử dụng chúng để cải thiện nơi sống cho muông thú (wildlife) hay cung cấp nhà ở hợp túi tiền.
Việc thiếu sử dụng đất đai trong Giáo Hội
Cùng một lúc, các tổ chức Công Giáo đang phải đối diện với một áp lực gia tăng buộc họ phải khảo sát lại các đất đai của họ. Ở Florida chẳng hạn, một ủy viên cấp quận (county) mới đây cho rằng khi sở hữu nhiều mảnh đất giá trị, nhưng lại không nạp thuế tài sản, các giáo hội đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng hợp túi tiền mà nhiều thành phố đang phải đối phó. Ở Massachusetts, Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang mới đây phán quyết rằng chỉ một phần trong số gần 200 mẫu Anh đất của một đền thờ Công Giáo được sử dụng cho việc thờ phượng và do đó được miễn trả thuế đất của địa phương. Kết quả, đền thờ được yêu cầu trả $92,000 tiền thuế đất.
Sau phán quyết hồi tháng Ba năm ngoái, Burhans viết rằng “Nếu Giáo Hội không thể chứng minh và chi tiết hóa tính giải trình (accountability) của việc quản lý và sử dụng đất đai, họ có nguy cơ phải trả hàng tỷ dollars tiền thuế”. Theo cô, với GIS, việc theo dõi luật lệ về sử dụng đất đai “sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết. Thiếu việc lên kế hoạch cho việc quản trị đất đai, thiếu tính giải trình và sự ủng hộ của cộng đồng địa phương đối với việc quản lý các bất động sản trong Giáo Hội Công Giáo là một điều cần được giải quyết trước khi nó trở thành một cuộc khủng hoảng lớn”.
Với hơn 1 tỷ tín hữu, Giáo Hội Công Giáo là một trong các sở hữu nhân phi chính phủ lớn nhất trên thế giới. Có người ước lượng rằng hiện Giáo Hội nắm giữ gần 177 triệu mẫu Anh hay 277,000 dặm vuông đất đai. Nếu các tài sản này được gộp lại với nhau và đặt vào danh sách các nước trên thế giới theo diện tích đất đai, thì chúng đứng hàng 50, cao hơn cả Pháp và Tây Ban Nha. Có người còn cho rằng con số này chưa kể đất đai do các định chế thống thuộc sở hữu, như trường học, bệnh viện Công Giáo, mà con số lên tới hàng trăm ngàn, nếu không muốn nói là hàng triệu.
Không ai biết chính xác Giáo Hội sở hữu bao nhiêu đất đai vì dù định chế này trung ương tập quyền về phương diện tín lý, luật lệ, nhưng nó tản mạn khắp nơi. Vatican thực sự không sở hữu các nhà cửa của giáo hội tại Vermont hay California. Các quyết định tạo mãi hay chuyển nhượng phần lớn được cấp giáo phận đưa ra.
Riêng ở Hoa Kỳ, các tổ chức Công Giáo sở hữu các bất động sản ở gần hết mọi quận hạt của tất cả các Tiểu Bang. Một số khu đất này lên đến hàng ngàn mẫu Anh. Theo quan điểm của Burhans, sự kiện này đem lại cho Giáo Hội một trách nhiệm lớn lao. Cô cho rằng hiện nay, tại khá nhiều nơi, việc sử dụng đất đai của Công Giáo thiếu trách nhiệm một cách kinh khủng. Nhiều chỗ bị bỏ xó, không được sử dụng. Quả là một việc bỏ lỡ cơ hội lớn lao”.
Lợi ích của Hệ Thống Thông Tin Địa Dư (GIS)
Trong khi ấy, Giáo Hội là định chế duy nhất được lợi nếu theo đề nghị của Burhans. Các đất đai do Công Giáo sở hữu cũng đóng một vai trò trong việc hỗ trợ việc làm của các tổ chức môi trường như The Nature Conservancy (TNC). Mark Anderson, Giám Đốc của TNC về khoa học bảo tồn cho miền tây Hoa Kỳ, đang hướng dẫn một nhóm nhỏ gồm các phân tích gia GIS nhằm lên bản đồ cho mọi điều từ khí hậu vi mô (microclimates) dọc East Coast tới các đường viền đáy biển. Ông gọi nhóm này là “Tiệm GIS Cao Cấp”. Anderson đã sử dụng GIS gần 15 năm nay, và trong khoảng thời gian này, ông nói kỹ thuật đã trở thành chủ yếu đối với mọi việc TNC làm.
Một trong các vấn đề nóng bỏng trong ít năm qua, theo Anderson, là vấn đề nối kết (connectivity), nghĩa là vấn đề sự việc sẽ chuyển vần và tái sắp xếp ra sao để đáp ứng sự thay đổi khí hậu. TNC đã lên bản đồ cho nhiều hành lang quan yếu của muông thú (wildlife) dọc theo các dẫy núi và đường nước của vùng East Coast. Một bản đồ các bất động sản thuộc sở hữu của Giáo Hội có thể nhận diện các mảnh đất góp phần vào việc nối kết này. TNC có thể hợp tác với các nhà lãnh đạo Công Giáo để quản trị các tài sản này cho phù hợp.
Điều cũng quan trọng là ảnh hưởng của Giáo Hội. Giống các nhà lãnh đạo khác của thế giới, một vị giáo hoàng thường vẫn lên khuôn cho công luận. Anderson, người vốn được dưỡng dục trong đức tin Công Giáo nhưng không còn giữ đạo, cho rằng thông điệp Laudato Si’ “có một tiếng vang lớn lao trong thế giới bảo tồn. Chúng tôi vốn đang cố gắng bảo vệ chính nghĩa bảo tồn, nhất là đối với công chúng, và trong thập niên vừa qua, chúng tôi đã dành nhiều năng lực hơn để cổ vũ nó về phương diện kinh tế, một việc có ý nghĩa đối với giới kinh doanh. Đây là một chính nghĩa mạnh mẽ. Nhưng Đức Giáo Hoàng đã khiến chúng tôi hướng nhiều hơn về phía gốc rễ của việc bảo tồn, và đây là vấn đề đạo đức nhiều hơn”.
Lúc Burhans rời Rôma, Phủ Quốc Vụ Khanh đã hết lòng ủng hộ GoodLands. Từ đó, cô đã nhận được hơn $60,000 tài trợ từ nhiều qũy và người hiến tặng tư nhân và đã thực hiện hai chuyến tới Rôma nữa, trong đó, một chuyến, cô đã trình bầy tại một hội nghị chuyên đề về sự giao thoa của kỹ thuật học và việc bảo tồn. Tháng Mười Hai vừa rồi, một số bản đồ của Burhans đã được trưng bầy tại Casina Pio IV, là trụ sở của Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Học, cơ quan ngày xưa từng được lãnh đạo bởi Galileo Galilei.
Các đột phá của Goodlands
Cô cũng đã qui tụ được khá nhiều cố vấn, trong đó, có Dana Tomlin, một người tiền phong của kỹ thuật GIS và là sáng lập viên của Phòng Thí Nghiệm Lập Bản Đồ của Đại Học Pennsylvania, và Paul Cawood Hellmund, cựu chủ tịch của Conway, người từng nói về Burhans: “Cô ấy là một trong những người không buông bỏ một điều gì cho tới khi cô ấy vắt hết những gì cô có thể vắt được từ nó”.
Tomlin và Burhans gặp nhau lần đầu năm 2015, sau khi cô điện thư cho ông để hỏi ông xem có học trò cao học nào muốn giúp Goodlands trong việc GIS hay không. Tomlin, người cũng dạy tại Đại Học Yale nhưng sống ở miền trung Massachusetts, thỏa thuận gặp Burhans tại Hartford, Connecticut, trên đường ông về nhà vào buổi tối. Nhưng vì giao thông rất tệ, nên suýt nữa Burhans lỡ hẹn. Tomlin cho hay: “Tôi sắp sửa cho xe chạy vì nghĩ rằng cô ta không thể đến được, nhưng khi nhìn vào kính chiếu hậu, thì như trong xinêma, cô ta đang bước vội trên đường”.
Họ lái xe vòng quanh Hartford cả tiếng đồng hồ, càng đi, Tomlin càng lưu ý hơn tới lời rao hàng của Burhans. Kỹ năng của cô về kỹ thuật được quân bình bằng một độ mẫn cảm đầy chất mỹ thuật đến ngạc nhiên mà theo ông rất họa hiếm trong thế giới kỹ thuật số của GIS. Ông bảo: “tổng hợp điều đó với viễn tượng đầy hứa hẹn có thể làm một điều gì đó cho một khách hàng hết sức lớn lao và có tiềm năng tác động phi thường như Giáo Hội Công Giáo, là một việc chỉ có thể nói là lôi cuốn mà thôi”.
Một cố vấn thân cận khác của Burhans là Rosanne Haggerty, tức người cổ vũ có tiếng cho việc có nhà hợp túi tiền. Vốn là tổng giám đốc của cơ quan vô vị lợi Community Solutions, Haggerty có kinh nghiệm hàng thập niên trong việc khai thác các bất động sản có năng xuất thấp. Một trong các dự án có tiếng nhất của cô là biến cải Khách Sạn Times Square thành khu gia cư hỗ trợ cho các cá nhân trước đây vốn vô gia cư, một thí nghiệm tiên khởi và đã được giải thưởng trong việc tài trợ cho các dự án có nhà hợp túi tiền.
Trước đó, giữa thập niên 1980, Haggerty là phối trí viên về phát triển gia cư tại Các Cơ Quan Bác Ái Công Giáo ở Brooklyn. Như ai cũng biết Brooklyn là một nơi, theo lời cô, “rất khác”. Khu phố này vốn kinh qua môt biến đổi đáng kể về dân số học và càng ngày càng có ít trẻ em tới trường, nên Các Cơ Quan Bác Ái Công Giáo đã đóng cửa nhiều ngôi trường. Cùng một lúc, nó phải lao đao trong việc phục vụ một số dân vô gia cư càng ngày càng gia tăng. Nhiệm vụ của Haggerty là “dùng các tu viện, trường học và viện mồ côi trước đây và giúp chúng phục vụ mục đích mới”.
Ngày nay, Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu thấy mình cũng đang ở trong một tình thế tương tự, với hàng triệu mẫu Anh đất không sử dụng hết trong một thế giới bị đe dọa bởi việc thay đổi khí hậu. GoodLands hy vọng tiếp nối điều Haggerty đã thực hiện ở Brooklyn và thăng tiến nó. Như Haggerty từng nói “Điều gì sẽ xẩy ra nếu Giáo Hội ở khắp nơi có được một cái hiểu sâu xa về tầm ảnh hưởng không gian của mình, chứ không phải chỉ là ảnh hưởng thiêng liêng?”
Đột phá lớn nhất của Burhans diễn ra hồi tháng Tám năm 2016, khi Jack Dangermond, nhà tỷ phú và nhà tiên phong của GIS, mời Burhans tới Redlands, California, để cư ngụ 4 tháng tại Esri. Esri là một trong các nhà phân phối nhu liệu GIS lớn nhất trên thế giới. Nhu liệu dẫn đầu của nó, ArcGIS, được sử dụng bởi mọi người từ những nhà quản lý rừng tới các lực lượng duy trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Tomlin làm việc giới thiệu, còn Dangermond, dù không tôn giáo bao nhiêu, nhưng cho biết ông hiểu tiềm năng của GoodLands “gần như tức khắc”.
Dangermond nổi tiếng là người bảo vệ môi trường một cách nhiệt tình, và công ty của ông đã cung cấp cho các tổ chức môi trường như TNC các giấy phép nhu liệu với giá thật rẻ. Nhưng Dangermond đặc biệt lưu ý tới Burhans, người được ông mô tả là một lực lượng của thiên nhiên. Ông nói: “cô ta đòi hỏi, cô ta mạnh mẽ, cô ta quả quyết. Cô ta sáng tạo sự vật từ con số không. Đó quả là bản chất của một nhà doanh nghiệp”.
Khi tới Redlands, Burhans được cấp một căn hộ, một văn phòng, và một đội ngũ các nhà khoa học vi tính, các nhà lập bản đồ, các nhà khai triển mạng, và các chuyên viên giao tế nhân sự, cũng như được sử dụng vô giới hạn Phòng Thí Nghiệm Nguyên Mẫu Áp Dụng của Esri. Sử dụng các dữ kiện của Trung Tâm Nghiên Cứu Áp Dụng Vào Việc Tông Đồ của Đại Học Georgetown và các nguồn khác, Burhans và đội ngũ của cô tạo ra điều được coi là cơ sỡ dữ liệu địa dư lớn nhất của kỹ thuật thông tin Công Giáo trên thế giới.
Đầu tiên, họ sử dụng dữ liệu này để lên bản đồ cho các biên giới tài phán (jurisdiction). Hàng trăm vòng tròn mầu xanh tượng trưng cho dân số các giáo tỉnh rải rác khắp mặt địa cầu. Với một cái “click”, người ta có thể biết có bao nhiêu người Công Giáo sống tại một giáo tỉnh, như Portland, chẳng hạn, vốn bao trùm Oregon, Idaho và Montana, so với tổng dân số, hay tổng số các linh mục.
Lần đầu tiên, một tôn giáo thế giới được hiển thị hóa kiểu này. Như Dangermond từng nói “Hàng trăm năm trước, Giáo Hội sử dụng các bản đồ để hiểu thế giới. Ngày nay, những bản đồ này giúp chúng ta hiểu Giáo Hội, trong tham chiếu với thế giới”.
Bản đồ nền tảng cũng giúp Burhans tích nhập các dữ kiện GIS hiện hữu, như các thay đổi dự báo về nhiệt độ hoàn cầu. Một trong các bản đồ này cho thấy sự gia tăng có thể có về tử xuất do hậu quả của việc gia tăng nhiệt độ, bằng những mầu cam và đỏ có tính báo động.
Trong một cố gắng nhằm cải thiện việc quản trị đất đai, Burhans cũng đã phân tích giá trị sinh thái của hơn 30,000 tài sản thuộc sở hữu của Giáo Hội tại Hoa Kỳ, bằng cách sử dụng các dữ kiện của Sáng Kiến Hạ Tầng Cơ Sở Xanh của Esri, một nhu liệu tự do sử dụng và dựa vào mạng, phát hành năm 2016. Các dữ kiện này giúp Burhans đánh giá tiềm năng đối với việc bảo tồn và tính nối kết với muông thú trên căn bản từng thửa đất một. Cô tính toán rằng nếu 70 phần trăm các giáo xứ Công Giáo chỉ cần trồng trung bình 3 cây, thì việc này sẽ cô lập được 10 triệu cân Anh khí cácbon mỗi năm.
Nhờ phạm vi của nó, các áp dụng của một hệ thống như thế thực sự là bất tận. Tại các nước kém phát triển, các dữ kiện dân số có thể giúp các tổ chức viện trợ động viên được tài nguyên tiếp theo sau, và đôi khi đi trước cả, một thiên tai hay một cuộc khủng hoảng tỵ nạn. Đối với Haggerty, đây là điều hết sức mạnh mẽ trong viễn kiến của GoodLands. “Nó vừa là một ý tưởng lớn có tính hoàn cầu, vừa là một ý tưởng có thể hướng dẫn hành động trên thực tế”.
Chỉ là một khởi đầu với nhiều thách đố
Bất chấp các tiến bộ trên, GoodLands vẫn chỉ là một khởi đầu. Khi Burhans không du hành, cô sống và làm việc tại căn nhà của Haggerty ở Hartford, không phải trả tiền. Khi cô du hành, rất ít khi như thế, cô phải dựa vào các trang mạng như Airbnb hay Couchsurfing. Cũng có điều may, khi sử dụng trang mạng Couchsurfing ở Washington, D.C., cô đã gặp được một sinh viên đang dọn tiến sĩ về địa dư tại Đại Học Maryland; người này chịu bao gồm GoodLands trong luận án tiến sĩ của anh ta. Dĩ nhiên, đối với Burhans, sống kiểu này không có vấn đề gì cả vì như lời cô nói “tôi sống đơn giản đã quen”.
Tuy nhiên, để GoodLands phát triển, cần có sự gây qũy liên tục và một số nhân viên tận tụy. Hiện nó đang sống trong tình thế khó khăn: có dư việc làm để tuyển thêm nhân viên nhưng ngân sách lại quá ít để tuyển dụng họ. Năm 2016, ngân sách của nó chỉ là $35,000. Là chủ nhân của Hệ Thống Địa Dư Công Giáo, tức cơ sở dữ kiện GIS do Burhans xây dựng tại Redlands, tổ chức có thể cho thuê dữ kiện. Việc này, cùng với việc bán bản đồ và các sách bản đồ, có thể đem lại thu nhập. Nhưng theo Burhans, thách đố là tìm ra một mẫu kinh doanh có thể cân bằng phương thức vụ sứ mệnh của GoodLands và các nhu cầu tài chánh của tổ chức.
GoodLands cũng đang đương đầu với các trở ngại định chế. Không phải ai ai trong Giáo Hội Công Giáo cũng ủng hộ thông điệp của Đức Giáo Hoàng, và hiện có khả thể một số tổ chức sẽ không chịu để các tài sản của họ được lên bản đồ. Paul Hellmund, chủ tịch cũ của Conway, nói rằng “người ta thường hay sợ các dữ kiện địa dư và việc đặt mọi chuyện thành rõ như đen và trắng”. Ông cho hay không phải vì người ta muốn dấu giếm điều chi, mà vì họ lo âu trước việc các dữ kiện này được sử dụng ra sao. GoodLands “đang làm một điều chưa được ai làm. Phần lớn người ta thấy tiềm năng tốt đẹp trong đó, nhưng cũng không thiếu lo âu”.
Phần Burhans vẫn lạc quan. Mới đây, cô vừa ký một khế ước với Gia Đình Vincentian, tức dòng tu cô đã bắt đầu lên bản đồ từ nhà trọ lúc ở Rôma, để lên bản đồ cho mọi tài sản của họ ở Tỉnh Miền Đông, tức khu vực bao trùm phần lớn East Coast, cũng như một sứ vụ tại Panama. Việc này sẽ được mở rộng để bao trùm toàn bộ dòng tu này, một cộng đồng hơn 2 triệu thành viên tại hơn 80 quốc gia.
Bất kể có thành công trong tương lai hay không, Burhans đã hiến cho thế giới một điều vô giá. Đó là nhận định của Jack Dangermond. Theo ông, các ý tưởng của cô mà thôi đã gợi hứng cho một trình độ ý thức mới bên trong và bên ngoài Giáo Hội. Ông nói: “Nó như một thứ ngôn ngữ, một thứ ngôn ngữ đem lại tiếng nói cho mối tương quan giữa một giáo hội, với mọi thành viên của nó, và môi trường. Cô đang tạo ra một thứ phong trào ánh sáng mới cho Giáo Hội, một ý thức mới về cách nó hành động, về các xu hướng của nó, các khuôn thước của nó, các mối liên hệ của nó”.
Nếu tầm cỡ của Giáo Hội Công Giáo làm cho trách vụ của Burhans trở thành nản lòng, thì nó cũng đem đến cho cô niềm hy vọng. Vì theo cô: “việc chăm sóc y tế của Công Giáo là mạng lưới lớn nhất loại này trên thế giới, và nền giáo dục Công Giáo cũng lớn nhất thuộc loại của nó”. Sứ mệnh của cô là làm cho các mạng lưới ấy và việc bảo tồn môi trường tồn tại lâu dài.
Các ưu tư môi trường
Cô mới tốt nghiệp hậu đại học tại Conway School, một trường nhỏ, cấp tiến dạy về thiết kế ở Massachusetts, và ngay sau đó, đã thành lập GoodLands, một tổ chức vô vị lợi với sứ mệnh đầy tham vọng là tạo ra một kế hoạch sử dụng đất đai hợp sinh thái cho Giáo Hội Công Giáo. Cô biết rằng Vatican chắc chắn không chính thức ủng hộ một tổ chức ở bên ngoài, nhưng cô hy vọng Vatican sẽ im lặng chấp thuận và hợp tác. Cô nói về những cuộc hội kiến đầu tiên như sau: “tôi biết nếu ai trong hàng giáo phẩm mà nói rằng: ‘chúng tôi không muốn điều đó xẩy ra’ thì chắc chắn nó sẽ không xẩy ra”.
Là một người Công Giáo ngoan đạo, Burhans từng theo học tại một cao đẳng của Dòng Tên ở New York, thậm chí còn bắt đầu diễn trình biện phân để trở thành một nữ tu. Cô đã dành một năm để cầu nguyện, nội suy, tĩnh tâm cho mục đích này và cho biết hiện vẫn đang theo đuổi diễn trình này.
Trong thời gian ở đan viện, Cô luôn nghĩ tới các khu đất của nó đang ở trong một tình trạng thảm bại, xuống cấp vì bị xói mòn và bỏ bê. Cô thấy đây là một cơ hội, không chỉ đối với đan viện mà cả cộng đồng chung quanh sẽ được lợi nếu có sự cải thiện về phẩm chất không khí và nguồn nước. Lúc cô nạp đơn xin học ở Conway và được hỏi cô sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp, cô trả lời “tôi sẽ giúp các cộng đồng tu trì trong việc quản trị đất đai của họ”. Một năm rưỡi sau, cô có mặt ở Rôma.
Đến đó quả là một canh bài. Burhans không có bất cứ cuộc hẹn nào được xác nhận, chỉ có trong tay một số tên tuổi và một ít số điện thoại. Cô phải ở trong một nhà trọ dành cho người trẻ, âm thầm lên bản đồ kỹ thuật số cho một dòng tu có tên là Gia Đình Vincentian.
Khi liên lạc được với Đức Hồng Y Turkson và ngài bằng lòng gặp cô, cô vừa nhẹ nhõm vừa lo lắng. Cô nói: “tôi rất lo sợ trước viễn ảnh phải nói với bất cứ vị nào trong số các vị này”. Đức Hồng Y Turkson vốn là người có ảnh hưởng trong việc lên khung cho thông điệp Laudato Sí năm 2015 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Thông điệp này trình bầy các luận điểm tinh thần cũng như sinh thái cho việc quản lý môi trường của Giáo Hội Công Giáo. Đức Phanxicô cho rằng săn sóc môi trường tự nhiên cũng là điều quan trọng như săn sóc người nghèo.
Laudato Si’ công bố một cái nhìn coi Giáo Hội như một tác nhân tích cực trong việc giúp quản trị các tài nguyên thiên nhiên của thế giới một cách hợp đạo đức và công bình. Burhans tìm ra một phương cách thực thi viễn kiến này. Lên bản đồ cho Giáo Hội, hay, nói cho chính xác hơn, khai triển một hệ thống thông tin địa dư của Công Giáo (gọi tắt là GIS [Geographic Information System]), tức một cơ sở dữ liệu (database) rộng lớn và tinh vi gồm đủ loại dữ kiện địa dư, là bước đầu trong việc quản lý tốt hơn các đất đai do Giáo Hội sở hữu, bất kể điều này có nghĩa là sử dụng chúng để cải thiện nơi sống cho muông thú (wildlife) hay cung cấp nhà ở hợp túi tiền.
Việc thiếu sử dụng đất đai trong Giáo Hội
Cùng một lúc, các tổ chức Công Giáo đang phải đối diện với một áp lực gia tăng buộc họ phải khảo sát lại các đất đai của họ. Ở Florida chẳng hạn, một ủy viên cấp quận (county) mới đây cho rằng khi sở hữu nhiều mảnh đất giá trị, nhưng lại không nạp thuế tài sản, các giáo hội đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng hợp túi tiền mà nhiều thành phố đang phải đối phó. Ở Massachusetts, Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang mới đây phán quyết rằng chỉ một phần trong số gần 200 mẫu Anh đất của một đền thờ Công Giáo được sử dụng cho việc thờ phượng và do đó được miễn trả thuế đất của địa phương. Kết quả, đền thờ được yêu cầu trả $92,000 tiền thuế đất.
Sau phán quyết hồi tháng Ba năm ngoái, Burhans viết rằng “Nếu Giáo Hội không thể chứng minh và chi tiết hóa tính giải trình (accountability) của việc quản lý và sử dụng đất đai, họ có nguy cơ phải trả hàng tỷ dollars tiền thuế”. Theo cô, với GIS, việc theo dõi luật lệ về sử dụng đất đai “sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết. Thiếu việc lên kế hoạch cho việc quản trị đất đai, thiếu tính giải trình và sự ủng hộ của cộng đồng địa phương đối với việc quản lý các bất động sản trong Giáo Hội Công Giáo là một điều cần được giải quyết trước khi nó trở thành một cuộc khủng hoảng lớn”.
Với hơn 1 tỷ tín hữu, Giáo Hội Công Giáo là một trong các sở hữu nhân phi chính phủ lớn nhất trên thế giới. Có người ước lượng rằng hiện Giáo Hội nắm giữ gần 177 triệu mẫu Anh hay 277,000 dặm vuông đất đai. Nếu các tài sản này được gộp lại với nhau và đặt vào danh sách các nước trên thế giới theo diện tích đất đai, thì chúng đứng hàng 50, cao hơn cả Pháp và Tây Ban Nha. Có người còn cho rằng con số này chưa kể đất đai do các định chế thống thuộc sở hữu, như trường học, bệnh viện Công Giáo, mà con số lên tới hàng trăm ngàn, nếu không muốn nói là hàng triệu.
Không ai biết chính xác Giáo Hội sở hữu bao nhiêu đất đai vì dù định chế này trung ương tập quyền về phương diện tín lý, luật lệ, nhưng nó tản mạn khắp nơi. Vatican thực sự không sở hữu các nhà cửa của giáo hội tại Vermont hay California. Các quyết định tạo mãi hay chuyển nhượng phần lớn được cấp giáo phận đưa ra.
Riêng ở Hoa Kỳ, các tổ chức Công Giáo sở hữu các bất động sản ở gần hết mọi quận hạt của tất cả các Tiểu Bang. Một số khu đất này lên đến hàng ngàn mẫu Anh. Theo quan điểm của Burhans, sự kiện này đem lại cho Giáo Hội một trách nhiệm lớn lao. Cô cho rằng hiện nay, tại khá nhiều nơi, việc sử dụng đất đai của Công Giáo thiếu trách nhiệm một cách kinh khủng. Nhiều chỗ bị bỏ xó, không được sử dụng. Quả là một việc bỏ lỡ cơ hội lớn lao”.
Lợi ích của Hệ Thống Thông Tin Địa Dư (GIS)
Trong khi ấy, Giáo Hội là định chế duy nhất được lợi nếu theo đề nghị của Burhans. Các đất đai do Công Giáo sở hữu cũng đóng một vai trò trong việc hỗ trợ việc làm của các tổ chức môi trường như The Nature Conservancy (TNC). Mark Anderson, Giám Đốc của TNC về khoa học bảo tồn cho miền tây Hoa Kỳ, đang hướng dẫn một nhóm nhỏ gồm các phân tích gia GIS nhằm lên bản đồ cho mọi điều từ khí hậu vi mô (microclimates) dọc East Coast tới các đường viền đáy biển. Ông gọi nhóm này là “Tiệm GIS Cao Cấp”. Anderson đã sử dụng GIS gần 15 năm nay, và trong khoảng thời gian này, ông nói kỹ thuật đã trở thành chủ yếu đối với mọi việc TNC làm.
Một trong các vấn đề nóng bỏng trong ít năm qua, theo Anderson, là vấn đề nối kết (connectivity), nghĩa là vấn đề sự việc sẽ chuyển vần và tái sắp xếp ra sao để đáp ứng sự thay đổi khí hậu. TNC đã lên bản đồ cho nhiều hành lang quan yếu của muông thú (wildlife) dọc theo các dẫy núi và đường nước của vùng East Coast. Một bản đồ các bất động sản thuộc sở hữu của Giáo Hội có thể nhận diện các mảnh đất góp phần vào việc nối kết này. TNC có thể hợp tác với các nhà lãnh đạo Công Giáo để quản trị các tài sản này cho phù hợp.
Điều cũng quan trọng là ảnh hưởng của Giáo Hội. Giống các nhà lãnh đạo khác của thế giới, một vị giáo hoàng thường vẫn lên khuôn cho công luận. Anderson, người vốn được dưỡng dục trong đức tin Công Giáo nhưng không còn giữ đạo, cho rằng thông điệp Laudato Si’ “có một tiếng vang lớn lao trong thế giới bảo tồn. Chúng tôi vốn đang cố gắng bảo vệ chính nghĩa bảo tồn, nhất là đối với công chúng, và trong thập niên vừa qua, chúng tôi đã dành nhiều năng lực hơn để cổ vũ nó về phương diện kinh tế, một việc có ý nghĩa đối với giới kinh doanh. Đây là một chính nghĩa mạnh mẽ. Nhưng Đức Giáo Hoàng đã khiến chúng tôi hướng nhiều hơn về phía gốc rễ của việc bảo tồn, và đây là vấn đề đạo đức nhiều hơn”.
Lúc Burhans rời Rôma, Phủ Quốc Vụ Khanh đã hết lòng ủng hộ GoodLands. Từ đó, cô đã nhận được hơn $60,000 tài trợ từ nhiều qũy và người hiến tặng tư nhân và đã thực hiện hai chuyến tới Rôma nữa, trong đó, một chuyến, cô đã trình bầy tại một hội nghị chuyên đề về sự giao thoa của kỹ thuật học và việc bảo tồn. Tháng Mười Hai vừa rồi, một số bản đồ của Burhans đã được trưng bầy tại Casina Pio IV, là trụ sở của Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Các Khoa Học, cơ quan ngày xưa từng được lãnh đạo bởi Galileo Galilei.
Các đột phá của Goodlands
Cô cũng đã qui tụ được khá nhiều cố vấn, trong đó, có Dana Tomlin, một người tiền phong của kỹ thuật GIS và là sáng lập viên của Phòng Thí Nghiệm Lập Bản Đồ của Đại Học Pennsylvania, và Paul Cawood Hellmund, cựu chủ tịch của Conway, người từng nói về Burhans: “Cô ấy là một trong những người không buông bỏ một điều gì cho tới khi cô ấy vắt hết những gì cô có thể vắt được từ nó”.
Tomlin và Burhans gặp nhau lần đầu năm 2015, sau khi cô điện thư cho ông để hỏi ông xem có học trò cao học nào muốn giúp Goodlands trong việc GIS hay không. Tomlin, người cũng dạy tại Đại Học Yale nhưng sống ở miền trung Massachusetts, thỏa thuận gặp Burhans tại Hartford, Connecticut, trên đường ông về nhà vào buổi tối. Nhưng vì giao thông rất tệ, nên suýt nữa Burhans lỡ hẹn. Tomlin cho hay: “Tôi sắp sửa cho xe chạy vì nghĩ rằng cô ta không thể đến được, nhưng khi nhìn vào kính chiếu hậu, thì như trong xinêma, cô ta đang bước vội trên đường”.
Họ lái xe vòng quanh Hartford cả tiếng đồng hồ, càng đi, Tomlin càng lưu ý hơn tới lời rao hàng của Burhans. Kỹ năng của cô về kỹ thuật được quân bình bằng một độ mẫn cảm đầy chất mỹ thuật đến ngạc nhiên mà theo ông rất họa hiếm trong thế giới kỹ thuật số của GIS. Ông bảo: “tổng hợp điều đó với viễn tượng đầy hứa hẹn có thể làm một điều gì đó cho một khách hàng hết sức lớn lao và có tiềm năng tác động phi thường như Giáo Hội Công Giáo, là một việc chỉ có thể nói là lôi cuốn mà thôi”.
Một cố vấn thân cận khác của Burhans là Rosanne Haggerty, tức người cổ vũ có tiếng cho việc có nhà hợp túi tiền. Vốn là tổng giám đốc của cơ quan vô vị lợi Community Solutions, Haggerty có kinh nghiệm hàng thập niên trong việc khai thác các bất động sản có năng xuất thấp. Một trong các dự án có tiếng nhất của cô là biến cải Khách Sạn Times Square thành khu gia cư hỗ trợ cho các cá nhân trước đây vốn vô gia cư, một thí nghiệm tiên khởi và đã được giải thưởng trong việc tài trợ cho các dự án có nhà hợp túi tiền.
Trước đó, giữa thập niên 1980, Haggerty là phối trí viên về phát triển gia cư tại Các Cơ Quan Bác Ái Công Giáo ở Brooklyn. Như ai cũng biết Brooklyn là một nơi, theo lời cô, “rất khác”. Khu phố này vốn kinh qua môt biến đổi đáng kể về dân số học và càng ngày càng có ít trẻ em tới trường, nên Các Cơ Quan Bác Ái Công Giáo đã đóng cửa nhiều ngôi trường. Cùng một lúc, nó phải lao đao trong việc phục vụ một số dân vô gia cư càng ngày càng gia tăng. Nhiệm vụ của Haggerty là “dùng các tu viện, trường học và viện mồ côi trước đây và giúp chúng phục vụ mục đích mới”.
Ngày nay, Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu thấy mình cũng đang ở trong một tình thế tương tự, với hàng triệu mẫu Anh đất không sử dụng hết trong một thế giới bị đe dọa bởi việc thay đổi khí hậu. GoodLands hy vọng tiếp nối điều Haggerty đã thực hiện ở Brooklyn và thăng tiến nó. Như Haggerty từng nói “Điều gì sẽ xẩy ra nếu Giáo Hội ở khắp nơi có được một cái hiểu sâu xa về tầm ảnh hưởng không gian của mình, chứ không phải chỉ là ảnh hưởng thiêng liêng?”
Đột phá lớn nhất của Burhans diễn ra hồi tháng Tám năm 2016, khi Jack Dangermond, nhà tỷ phú và nhà tiên phong của GIS, mời Burhans tới Redlands, California, để cư ngụ 4 tháng tại Esri. Esri là một trong các nhà phân phối nhu liệu GIS lớn nhất trên thế giới. Nhu liệu dẫn đầu của nó, ArcGIS, được sử dụng bởi mọi người từ những nhà quản lý rừng tới các lực lượng duy trì hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Tomlin làm việc giới thiệu, còn Dangermond, dù không tôn giáo bao nhiêu, nhưng cho biết ông hiểu tiềm năng của GoodLands “gần như tức khắc”.
Dangermond nổi tiếng là người bảo vệ môi trường một cách nhiệt tình, và công ty của ông đã cung cấp cho các tổ chức môi trường như TNC các giấy phép nhu liệu với giá thật rẻ. Nhưng Dangermond đặc biệt lưu ý tới Burhans, người được ông mô tả là một lực lượng của thiên nhiên. Ông nói: “cô ta đòi hỏi, cô ta mạnh mẽ, cô ta quả quyết. Cô ta sáng tạo sự vật từ con số không. Đó quả là bản chất của một nhà doanh nghiệp”.
Khi tới Redlands, Burhans được cấp một căn hộ, một văn phòng, và một đội ngũ các nhà khoa học vi tính, các nhà lập bản đồ, các nhà khai triển mạng, và các chuyên viên giao tế nhân sự, cũng như được sử dụng vô giới hạn Phòng Thí Nghiệm Nguyên Mẫu Áp Dụng của Esri. Sử dụng các dữ kiện của Trung Tâm Nghiên Cứu Áp Dụng Vào Việc Tông Đồ của Đại Học Georgetown và các nguồn khác, Burhans và đội ngũ của cô tạo ra điều được coi là cơ sỡ dữ liệu địa dư lớn nhất của kỹ thuật thông tin Công Giáo trên thế giới.
Đầu tiên, họ sử dụng dữ liệu này để lên bản đồ cho các biên giới tài phán (jurisdiction). Hàng trăm vòng tròn mầu xanh tượng trưng cho dân số các giáo tỉnh rải rác khắp mặt địa cầu. Với một cái “click”, người ta có thể biết có bao nhiêu người Công Giáo sống tại một giáo tỉnh, như Portland, chẳng hạn, vốn bao trùm Oregon, Idaho và Montana, so với tổng dân số, hay tổng số các linh mục.
Lần đầu tiên, một tôn giáo thế giới được hiển thị hóa kiểu này. Như Dangermond từng nói “Hàng trăm năm trước, Giáo Hội sử dụng các bản đồ để hiểu thế giới. Ngày nay, những bản đồ này giúp chúng ta hiểu Giáo Hội, trong tham chiếu với thế giới”.
Bản đồ nền tảng cũng giúp Burhans tích nhập các dữ kiện GIS hiện hữu, như các thay đổi dự báo về nhiệt độ hoàn cầu. Một trong các bản đồ này cho thấy sự gia tăng có thể có về tử xuất do hậu quả của việc gia tăng nhiệt độ, bằng những mầu cam và đỏ có tính báo động.
Trong một cố gắng nhằm cải thiện việc quản trị đất đai, Burhans cũng đã phân tích giá trị sinh thái của hơn 30,000 tài sản thuộc sở hữu của Giáo Hội tại Hoa Kỳ, bằng cách sử dụng các dữ kiện của Sáng Kiến Hạ Tầng Cơ Sở Xanh của Esri, một nhu liệu tự do sử dụng và dựa vào mạng, phát hành năm 2016. Các dữ kiện này giúp Burhans đánh giá tiềm năng đối với việc bảo tồn và tính nối kết với muông thú trên căn bản từng thửa đất một. Cô tính toán rằng nếu 70 phần trăm các giáo xứ Công Giáo chỉ cần trồng trung bình 3 cây, thì việc này sẽ cô lập được 10 triệu cân Anh khí cácbon mỗi năm.
Nhờ phạm vi của nó, các áp dụng của một hệ thống như thế thực sự là bất tận. Tại các nước kém phát triển, các dữ kiện dân số có thể giúp các tổ chức viện trợ động viên được tài nguyên tiếp theo sau, và đôi khi đi trước cả, một thiên tai hay một cuộc khủng hoảng tỵ nạn. Đối với Haggerty, đây là điều hết sức mạnh mẽ trong viễn kiến của GoodLands. “Nó vừa là một ý tưởng lớn có tính hoàn cầu, vừa là một ý tưởng có thể hướng dẫn hành động trên thực tế”.
Chỉ là một khởi đầu với nhiều thách đố
Bất chấp các tiến bộ trên, GoodLands vẫn chỉ là một khởi đầu. Khi Burhans không du hành, cô sống và làm việc tại căn nhà của Haggerty ở Hartford, không phải trả tiền. Khi cô du hành, rất ít khi như thế, cô phải dựa vào các trang mạng như Airbnb hay Couchsurfing. Cũng có điều may, khi sử dụng trang mạng Couchsurfing ở Washington, D.C., cô đã gặp được một sinh viên đang dọn tiến sĩ về địa dư tại Đại Học Maryland; người này chịu bao gồm GoodLands trong luận án tiến sĩ của anh ta. Dĩ nhiên, đối với Burhans, sống kiểu này không có vấn đề gì cả vì như lời cô nói “tôi sống đơn giản đã quen”.
Tuy nhiên, để GoodLands phát triển, cần có sự gây qũy liên tục và một số nhân viên tận tụy. Hiện nó đang sống trong tình thế khó khăn: có dư việc làm để tuyển thêm nhân viên nhưng ngân sách lại quá ít để tuyển dụng họ. Năm 2016, ngân sách của nó chỉ là $35,000. Là chủ nhân của Hệ Thống Địa Dư Công Giáo, tức cơ sở dữ kiện GIS do Burhans xây dựng tại Redlands, tổ chức có thể cho thuê dữ kiện. Việc này, cùng với việc bán bản đồ và các sách bản đồ, có thể đem lại thu nhập. Nhưng theo Burhans, thách đố là tìm ra một mẫu kinh doanh có thể cân bằng phương thức vụ sứ mệnh của GoodLands và các nhu cầu tài chánh của tổ chức.
GoodLands cũng đang đương đầu với các trở ngại định chế. Không phải ai ai trong Giáo Hội Công Giáo cũng ủng hộ thông điệp của Đức Giáo Hoàng, và hiện có khả thể một số tổ chức sẽ không chịu để các tài sản của họ được lên bản đồ. Paul Hellmund, chủ tịch cũ của Conway, nói rằng “người ta thường hay sợ các dữ kiện địa dư và việc đặt mọi chuyện thành rõ như đen và trắng”. Ông cho hay không phải vì người ta muốn dấu giếm điều chi, mà vì họ lo âu trước việc các dữ kiện này được sử dụng ra sao. GoodLands “đang làm một điều chưa được ai làm. Phần lớn người ta thấy tiềm năng tốt đẹp trong đó, nhưng cũng không thiếu lo âu”.
Phần Burhans vẫn lạc quan. Mới đây, cô vừa ký một khế ước với Gia Đình Vincentian, tức dòng tu cô đã bắt đầu lên bản đồ từ nhà trọ lúc ở Rôma, để lên bản đồ cho mọi tài sản của họ ở Tỉnh Miền Đông, tức khu vực bao trùm phần lớn East Coast, cũng như một sứ vụ tại Panama. Việc này sẽ được mở rộng để bao trùm toàn bộ dòng tu này, một cộng đồng hơn 2 triệu thành viên tại hơn 80 quốc gia.
Bất kể có thành công trong tương lai hay không, Burhans đã hiến cho thế giới một điều vô giá. Đó là nhận định của Jack Dangermond. Theo ông, các ý tưởng của cô mà thôi đã gợi hứng cho một trình độ ý thức mới bên trong và bên ngoài Giáo Hội. Ông nói: “Nó như một thứ ngôn ngữ, một thứ ngôn ngữ đem lại tiếng nói cho mối tương quan giữa một giáo hội, với mọi thành viên của nó, và môi trường. Cô đang tạo ra một thứ phong trào ánh sáng mới cho Giáo Hội, một ý thức mới về cách nó hành động, về các xu hướng của nó, các khuôn thước của nó, các mối liên hệ của nó”.
Nếu tầm cỡ của Giáo Hội Công Giáo làm cho trách vụ của Burhans trở thành nản lòng, thì nó cũng đem đến cho cô niềm hy vọng. Vì theo cô: “việc chăm sóc y tế của Công Giáo là mạng lưới lớn nhất loại này trên thế giới, và nền giáo dục Công Giáo cũng lớn nhất thuộc loại của nó”. Sứ mệnh của cô là làm cho các mạng lưới ấy và việc bảo tồn môi trường tồn tại lâu dài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét