23/11/2014
Chúa Nhật 34 Quanh Năm Năm A
Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ
(phần I)
Bài
Ðọc I: Ed 34, 11-12. 15-17
"Phần
các ngươi là những đoàn chiên của Ta, Ta xét xử giữa chiên với chiên".
Trích
sách Tiên tri Êdêkiel.
Ðây
Chúa là Thiên Chúa phán: "Này chính Ta săn sóc đoàn chiên của Ta và Ta sẽ
kiểm soát chúng. Như một mục tử kiểm điểm đoàn chiên trong ngày chúng bị tản
mát, thì Ta cũng kiểm điểm đoàn chiên Ta như vậy. Ta sẽ giải thoát chúng khỏi mọi
nơi mà chúng đã bị phân tán, và trong ngày mây mù đen tối.
"Chính
Ta sẽ chăn dắt các chiên Ta, chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ, Chúa là Thiên Chúa
phán như thế. Ta sẽ tìm con chiên đã mất, sẽ đem con chiên lạc về, sẽ băng bó
con chiên bị thương tích, sẽ lo chữa con chiên bị ốm đau, con nào mập béo, Ta sẽ
chăm sóc, và sẽ chăn dắt nó trong sự công chính.
"Còn
các ngươi, hỡi chiên của Ta, Chúa là Thiên Chúa phán thế này: Này Ta sẽ phân xử
giữa con này với con khác, giữa cừu đực với dê đực".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 22, 1-2a. 2b-3. 5. 6
Ðáp: Chúa chăn nuôi tôi, tôi
chẳng thiếu thốn chi (c. 1).
Xướng:
1) Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi. Trên đồng cỏ xanh rì Người thả
tôi nằm nghỉ. - Ðáp.
2)
Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi, tâm hồn tôi, Người lo bồi
dưỡng. Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. -
Ðáp.
3)
Chúa dọn ra cho tôi mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương: đầu tôi thì
Chúa xức dầu thơm, chén rượu tôi đầy tràn chan chứa. - Ðáp.
4)
Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà
Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài. - Ðáp.
Bài
Ðọc II: 1 Cr 15, 20-26. 28
"Người
đã trao vương quốc lại cho Thiên Chúa Cha, để Thiên Chúa nên mọi sự trong mọi sự".
Trích
thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh
em thân mến, Ðức Kitô đã từ cõi chết sống lại, là hoa quả đầu mùa của những kẻ
yên giấc. Vậy sự chết bởi một người, thì sự kẻ chết sống lại cũng bởi một người.
Cũng như mọi người đều phải chết nơi Ađam thế nào, thì mọi người cũng sẽ được
tác sinh trong Ðức Kitô như vậy. Nhưng ai nấy đều theo thứ tự của mình, hoa quả
đầu mùa là Ðức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Ðức Kitô, những kẻ đã tin Người
xuống thế: rồi đến tận cùng khi Người đã trao vương quốc lại cho Thiên Chúa
Cha, và đã tiêu diệt mọi đầu mục, quyền năng và thế lực.
Nhưng
Người còn phải cai trị cho đến khi Người đặt mọi quân thù dưới chân Người. Kẻ
thù cuối cùng sẽ bị tiêu diệt là sự chết. Khi mọi sự đã suy phục Người, bấy giờ
chính Con cũng sẽ suy phục Ðấng đã bắt mọi sự suy phục mình, để Thiên Chúa nên
mọi sự trong mọi sự.
Ðó
là lời Chúa.
Alleluia:
Mc 11, 10
Alleluia,
alleluia! - Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến: chúc tụng nước Ðavít tổ phụ
chúng ta đã đến. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 25, 31-46
"Người
sẽ ngự trên ngai uy linh của Người, và sẽ phân chia họ ra".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi Con Người đến trong vinh
quang, có hết thảy mọi thiên thần hầu cận, Người sẽ ngự trên ngai uy linh của
Người. Muôn dân sẽ được tập họp lại trước mặt Người, và Người sẽ phân chia họ
ra, như mục tử tách chiên ra khỏi dê. Chiên thì Người cho đứng bên phải, còn dê
ở bên trái.
"Bấy
giờ Vua sẽ phán với những người bên hữu rằng: "Hãy đến, hỡi những kẻ Cha
Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các
ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ. Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ăn; Ta khát, các
ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta mình trần, các
ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù đày, các ngươi
đã đến với Ta".
"Khi
ấy người lành đáp lại rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói
mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ chúng con thấy Chúa là lữ khách mà tiếp
rước, mình trần mà cho mặc; có khi nào chúng con thấy Chúa yếu đau hay bị tù
đày mà chúng con đến viếng Chúa đâu?" Vua đáp lại: "Quả thật, Ta bảo
các ngươi: những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của
Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta".
"Rồi
Người cũng sẽ nói với những kẻ bên trái rằng: "Hỡi phường bị chúc dữ, hãy
lui khỏi mặt Ta mà vào lửa muôn đời đã đốt sẵn cho ma quỷ và kẻ theo chúng. Vì
xưa Ta đói, các ngươi không cho ăn; Ta khát, các ngươi không cho uống; Ta là
khách lạ, các ngươi chẳng tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi không cho đồ mặc;
Ta đau yếu và ở tù, các ngươi đâu có viếng thăm Ta!"
"Bấy
giờ họ cũng đáp lại rằng: "Lạy Chúa có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói
khát, khách lạ hay mình trần, yếu đau hay ở tù, mà chúng con chẳng giúp đỡ Chúa
đâu?" Khi ấy Người đáp lại: "Ta bảo thật cho các ngươi biết: những gì
các ngươi đã không làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các
ngươi đã không làm cho chính Ta". Những kẻ ấy sẽ phải tống vào chốn cực
hình muôn thuở, còn các người lành thì được vào cõi sống ngàn thu".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Vị Vua Mục Tử
Hôm
nay lễ Chúa Yêsu Làm Vua. Từ ngữ này có vẻ lỗi thời, không khoái tai nhiều người,
khiến nhiều người cũng ngại đọc lên. Nhưng nếu tất cả đã nghe Lời Chúa hôm nay
và tìm hiểu ý nghĩa, người ta sẽ thấy việc Chúa Yêsu làm Vua không có gì động đến
chính trị và từ ngữ kia có một ý nghĩa rất phong phú.
A.
Vị Vua Mục Tử
Trước
hết, bài sách Êzêkiel đưa chúng ta về quan niệm "Vua" ở trong Kinh
Thánh. Dĩ nhiên trong quá trình lịch sử, Dân Chúa cũng như mọi dân tộc khác đã
đi qua chế độ quân chủ. Và từ ngữ "Vua" ở trong Kinh Thánh cũng ám chỉ
vị hoàng đế cai trị một quốc gia. Nhưng ngay từ khi Dân Chúa nghĩ đến chế độ ấy,
Kinh Thánh đã có một lập trường và một lý luận rất đặc biệt.
Chúng
ta nhớ câu truyện Dân đến xin tiên tri Samuel thiết lập chế độ quân chủ. Ông đã
bắt đầu phản kháng như thế nào. Ông khẳng định đó chỉ là chế độ bóc lột làm khổ
dân. Nhưng cuối cùng ông đã nhượng bộ trước sức ép. Nói đúng hơn, ông đã vâng lời
Chúa. Và chính Chúa cũng tỏ ý phải chiều theo sự cứng lòng cứng dạ của một dân
bướng bỉnh. Nghĩa là ngay từ đầu, Thánh Kinh đã không có cảm tình với chế độ
quân chủ.
Và
kinh nghiệm cho thấy vị vua đầu tiên đã không tốt. Vì thương dân, Chúa đã phải
ra tay cứu vớt. Người không áp đặt ý tưởng của Người, nhưng sửa chữa ý tưởng của
người ta và nâng nó lên đến chỗ hoàn thiện. Chúng ta hãy cảm mến thái độ quảng
đại chiếu cố cũng như quyền năng êm ái của Người.
Người
không hủy bỏ quân chủ, nhưng ban cho Dân một vị vua lý tưởng. Ðó là Ðavít. Hồi ấy,
chàng còn là đứa trẻ tóc hoe, đang chăn chiên ngoài đồng. Chúa đã gọi chàng và
xức dầu cho chàng làm vua. Mặc dầu đời vua Ðavít không tránh khỏi mọi lỗi lầm,
nhưng tựu trung, đó vẫn là vị vua lý tưởng của Kinh Thánh vì ông kính sợ Chúa,
rất khiêm nhu và từ tâm, luôn nhớ nguồn gốc và các đức tính chăn chiên của
mình. Hành động đặc sắc nhất người làm sau khi được phong vương là đi đương đầu
với tên địch thủ Golyat. Ðavít đã thắng y với phương pháp và tâm hồn một cậu bé
chăn chiên đạo đức.
Thành
ra khi ví các bậc lãnh đạo dân tộc như mục tử, Kinh Thánh không phải chỉ dùng
thể văn thời bấy giờ và quan niệm hoàng đế cai trị dân giống như mục tử săn sóc
đoàn chiên. Luôn luôn không nhiều thì ít, Kinh Thánh vẫn muốn gợi lại hình ảnh
Ðavít, vị vua mục tử rất đẹp lòng Thiên Chúa. Ðặc biệt khi loan tin Ðấng Thiên
Sai sẽ có huy hiệu hoàng đế, Kinh Thánh không nghĩ đến vua chúa của các nước
lân bang, nhưng chỉ nghĩ đến Ðavít và quan niệm Ðấng Thiên Sai sẽ là vua nhưng
là một vua mục tử, khiêm cung, tận tụy, từ tâm.
Bài
sách Êzêkiel hôm nay chứng thực điều đó. Nhà tiên tri loan báo ơn Chúa cứu dân.
Người sẽ cứu dân ra khỏi cảnh lưu đày và tái lập quốc gia của họ ngay trên xứ sở
của họ. Người sẽ làm thế nào? Êzêkiel đáp: Người sẽ làm như một mục tử. Người
coi dân lưu đày như đàn chiên tản mác. Người sẽ kéo chúng ra khỏi mọi nơi mà
chúng đã bị phân tán trong ngày mù tối, ra khỏi các dân mà chúng đang nô lệ.
Người đưa tất cả về trên Núi Thánh cho chúng được gặm cỏ nơi những cánh đồng
xanh rì và được nghỉ ngơi bên những dòng suối mát. Chính Người chứ không phải
ai khác sẽ chăn dắt chúng; tức là chính Người sẽ lãnh đạo dân, làm vua của dân
chứ không ai khác nữa. Chúa tuyên bố Người là vua. Nhưng là vua mục tử và là mục
tử tốt sẽ săn sóc từng con chiên, đáp ứng yêu cầu của từng con; đồng thời sẽ
không để dê cừu lẫn lộn kẻo chúng húc và làm hại nhau, tức là Chúa sẽ phân biệt
kẻ dữ người lành, để đàn chiên của Người, Dân thánh của Người được bình an hạnh
phúc.
Ðó
là lời sấm của Êzêkiel. Ông loan báo việc Chúa dắt dân trở về, nhưng có thể nói
chẳng khi nào để họ lại trở thành một vương quốc có vua cai trị nữa, mà để họ
làm thành một dân có sứ mạng thiêng liêng, phổ biến ơn cứu độ của Chúa và có
Chúa lãnh đạo một cách vô hình.
Nhưng
Thánh Thần đã dùng Êzêkiel để nói về những việc xa hơn. Và đoạn tiên tri hôm
nay vẫn được coi như là lời loan báo thời đại Thiên sai. Chúa Cứu thế đã đến
không phải chỉ để tập họp một dân tản mác lại, mà là muôn dân thiên hạ làm
thành một Hội Thánh. Và Người đã xưng mình là mục tử tốt, cắt đặt các bậc lãnh
đạo trong Hội Thánh làm mục tử.
Tuy
nhiên viễn tượng của bài tiên tri còn đi xa hơn, đi đến tận cùng lịch sử. Chỉ ở
đó, vào thời cánh chung, mọi chiên tản mác của Chúa mới vĩnh viễn được thu về
Núi Thánh, để được nghỉ ngơi vô tận bên các dòng suối hạnh phúc từ lòng Thiên
Chúa Ba Ngôi chảy ra. Khi ấy người ta mới thấy rõ Người là Vua mục tử cụ thể
như thế nào! Và người ta sẽ hân hoan sung sướng nhận Người làm Vua một cách thắm
thiết biết bao!
Dĩ
nhiên bài sách Êzêkiel chưa nói rõ được tất cả. Nhưng nó đã gợi lên; và có thể
giúp ta đi vào hai bài đọc sau.
B.
Vị Vua Vâng Lời
Bài
thư Phaolô đưa chúng ta đến thời đại cánh chung. Chúa Yêsu sống lại là hoa quả
đầu mùa. Người sẽ lôi theo tất cả loài người và tạo vật sống lại. Người như
Ađam mới. Nếu Ađam cũ đã lôi cả loài người - và qua loài người - cả tạo vật vào
hư hỏng và chết chóc, thì Ađam mới lại càng kéo được toàn thể nhân loại sa ngã
và tạo vật hư hoại đi vào cõi sống muôn đời... Bây giờ chưa xảy ra như thế.
Chúa Yêsu đang còn phải lôi kéo tất cả ra khỏi vòng nô lệ của mọi thứ thù địch
để kết hợp tất cả vào Thân Mình Người. Khi nào làm xong công việc ấy; Người sẽ
tiêu diệt kẻ thù cuối cùng là sự chết. Bấy giờ tất cả sẽ sống lại. Và Chúa Kitô
sẽ dâng tất cả lên cho Thiên Chúa để Người là mọi sự ở trong tất cả.
Ðối
với chúng ta bản văn trên đã quen thuộc. Và chúng ta hiểu rằng hiện nay Ơn Chúa
đang làm việc trong lịch sử để dần dần tất cả được quy lại dưới một Ðầu là
chính Ðức Yêsu Kitô. Người là Vua vô hình của toàn thể Hội Thánh là Thân Thể của
Người. Người là Vua của toàn tạo dựng được cứu chuộc nhờ mầu nhiệm Thập giá.
Nhưng
theo lời thư Phaolô, chúng ta có thể tự hỏi: như vậy Chúa Yêsu không là Vua
vĩnh viễn sao? Vào lúc cánh chung, Người sẽ dâng vương quốc của Người cho Thiên
Chúa. Vương quyền của Người sẽ không vô tận như chúng ta vẫn tin!
Không!
Ai có thể tách rời Chúa Kitô ra khỏi Thiên Chúa? Vương quyền mà Người đã nhận
được sau mầu nhiệm tử nạn phục sinh có tính cách vĩnh viễn. Thánh Phaolô viết
như trên để nói lên một chân lý: Ðức Kitô đã được làm Vua trong mầu nhiệm Thánh
giá vì đức vâng lời của Người. Người luôn luôn làm theo Thánh ý Thiên Chúa và
đã vâng lời cho đến chết trên thập giá, nên đã được tôn vinh trên hết thảy, để
từ đó nghe Danh Yêsu, trên trời dưới đất đều thờ lạy... Vậy như Người đã làm
Vua vì vâng lời, thì chúng ta muốn vào Nước của Người, muốn được kết hợp vào
Thân thể của Người, chúng ta cũng phải có lòng vâng lời Thiên Chúa, tức là thi
hành mọi huấn giới của Người. Có như vậy, Chúa Yêsu mới là Ađam mới và chúng ta
mới là dòng dõi Ađam mới, khác với Ađam cũ và dòng dõi cũ của ông ở điểm: Ađam
cũ và dòng dõi ông đã hư đi vì bất vâng phục, thì Ađam mới và dòng dõi mới của
Người sẽ được tôn vinh nhờ đức vâng lời. Khi nói: sau khi đã làm cho tất cả suy
phục mình thì Ðức Kitô dâng tất cả cho vương quyền Thiên Chúa, thánh Phaolô
không có ý nói đến những công việc trước sau, nhưng chỉ muốn gợi lên ý nghĩa
sâu xa và điều kiện căn bản của việc chúng ta thuộc về Ðức Kitô, vì suy phục
Người và muốn được Người làm Vua thì phải vâng lời Thiên Chúa, tức là thi hành
Thánh ý của Người, như chính Ðức Kitô, vì vâng lời Thiên Chúa, mà được đặt lên
thống lĩnh mọi tạo vật. Cũng một hành vi đã đưa Chúa Yêsu lên làm Vua, cũng đưa
chúng ta vào Nước của Người, cũng là Nước Thiên Chúa.
Chúng
ta hãy dựa vào bài Tin Mừng hôm nay để xác định thêm về hành vi này.
C.
Vị Vua Nhân Ái
Cũng
như thánh Phaolô, trong bài Tin Mừng này, thánh Matthêô muốn có một cái nhìn
tiên tri về ngày chung thẩm. Vì quen với văn Cựu Ước, nên khi nghĩ đến ngày của
Thiên Chúa, người nhớ ngay tới hình ảnh Con Người mà tiên tri Ðaniel đã vẽ ra.
Do đó, người viết: khi Con Người sẽ đến trong vinh quang của Người, có mọi
thiên thần của Người hầu cận, thì Người sẽ ngự trên ngai vinh hiển của Người.
Chúng
ta thấy ngay thánh Matthêô đã muốn ám chỉ Con Người thật là một vị hoàng đế uy
nghi, có tất cả mọi sự thuộc về mình. Nhưng vị hoàng đế ấy lại như một mục tử
đang kêu mọi dân tộc đến với đàn chiên. Người là Chúa Con vì Người gọi những kẻ
lành là kẻ được Cha Người chúc phúc. Như vậy, vào ngày chung thẩm chính Chúa
Yêsu sẽ đến phán xét chúng ta. Người ngự trên ngai vinh hiển như một vị Vua.
Nhưng cách làm việc của Người lại như một mục tử. Người là Vua mục tử như
Êzêkiel đã loan báo. Người phân các dân tộc ra hai bên tả hữu của Người như mục
tử phân chiên ra khỏi dê.
Ðể
làm công việc này, Người chỉ có một tiêu chuẩn: bên những người lành là những kẻ
đã thi hành lòng nhân ái; còn bên kẻ dữ là những kẻ thiếu lòng nhân đạo. Ðiều
khó hiểu là Người đã xét xử người ta theo lòng nhân ái và nhân đạo đối với
chính Người. Nhưng có ai đã gặp Người ở trần gian mà thi hành lòng nhân ái? Câu
Người trả lời còn lạ lùng hơn nữa. Người nói: Khi các ngươi làm hay không làm
gì cho một trong các anh em hèn mọn nhất của Người là làm hay không làm cho
chính Người.
Truyền
thống đã cắt nghĩa từ ngữ "các anh em hèn mọn nhất" ám chỉ mọi con
người thiếu thốn, đau khổ mà chúng ta gặp. Quả thật, hết mọi người đã trở thành
anh em của Chúa Yêsu kể từ ngày Người mặc lấy bản tính nhân loại. Và khi hiểu
như vậy, chúng ta có lý để khẳng định rằng sau này Chúa sẽ phán xét chúng ta
theo thái độ bác ái của chúng ta đối với tha nhân. Và đó chính là lệnh truyền
Người đã để lại cho chúng ta trước khi về trời. Và như thế chúng ta thấy thánh
Matthêô và thánh Phaolô đã hợp ý với nhau khi nói rằng muốn được nhận vào Nước
của Chúa Yêsu sau này, chúng ta phải vâng lời Người mà yêu thương bác ái với
anh em.
Nhưng
dường như thánh Matthêô hiểu từ ngữ "các anh em hèn mọn của Chúa" một
cách hẹp hơn. Người nghĩ đặc biệt đến các môn đệ tông đồ của Chúa vì người chỉ
dùng từ ngữ này trong hai trường hợp khác (ở đoạn 12,50 và 28,10) đều để nói về
môn đệ. Họ thật là những người hèn mọn vì gia thế của họ không có gì cả. Và nhất
là vì họ phải nên giống như Người là Ðấng đã tự hạ để trở thành tôi tớ. Cụ thể,
ở thời Matthêô, các Tông đồ thừa sai của Chúa bị tầm nã, bắt bớ, đánh đập, phỉ
báng vì Danh Chúa. Họ đang sống mầu nhiệm Thập giá là mầu nhiệm cứu thế của
Chúa. Những ai đón nhận họ quả thật là đón nhận Chúa. Và những ai cho họ một ly
nước lã vì họ là môn đệ thì quả thật là như ban cho chính Chúa. Người ta săn
sóc các môn đệ trong hoàn cảnh bắt bớ là săn sóc chính Chúa và xứng đáng với Nước
Trời rồi vậy.
Giải
thích từ ngữ trên cách nào cũng rất hợp lý. Và giữ cả hai cách lại còn hợp lý
hơn. Muốn vào Nước Trời, người ta phải đón nhận các Tông đồ của Chúa, cho dù bề
ngoài họ chỉ là những con người hèn mọn. Bấy giờ người ta mới thật sự không đón
nhận họ như người phàm và sứ điệp của họ như sự khôn ngoan của thế gian, nhưng
như các anh em của Chúa và như Tin Mừng cứu độ. Lúc ấy người ta cũng sẽ khám phá
ra rằng theo đạo là hội nhập một cộng đoàn khiêm tốn gồm phần lớn những người
nghèo khó, bởi vì chính Chúa, tuy là Vua nhưng cũng đã sống như một mục tử, đến
nỗi đã bỏ mạng sống mình vì đàn chiên của Người. Và người ta sẽ hiểu rõ vì sao
lệnh truyền của Người là bác ái và có tuân giữ lệnh truyền của Người mới được
vào Nước Trời.
Giờ
đây Chúa cũng ngự đến trong Bí tích Thánh Thể. Người thật là Vua của chúng ta.
Nhưng Người lại chia sẻ Thịt Máu Người cho đàn chiên. Nhận lấy ơn thiêng của
Người chúng ta phải muốn xả kỷ hy sinh cho anh em. Và khi làm như vậy chúng ta
thống trị được bao khuynh hướng xấu xa phát xuất từ căn bản tội lỗi do nguyên tổ
để lại, tức là óc kiêu ngạo, không muốn vâng phục và chỉ muốn đè trên người
khác. Chúng ta sẽ làm cho vương quyền của Chúa Yêsu lan ra nơi con người và đời
sống của chúng ta. Chắc chắn xã hội sẽ được nhờ ảnh hưởng của Vương quyền đó và
dần dần hết mọi người sẽ thấy Chúa chỉ là Vị Vua Mục Tử rất đáng mến và không
có gì phải sợ cho các quyền lợi trần gian.
(Trích
dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Chúa Nhật 34 Thường Niên A, Lễ Chúa
Kitô, Vua vũ trụ
Bài đọc: Eze 34:11-12, 15-17; I Cor
15:20-26; Mt 25:31-46.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Xin Chúa làm Vua cai trị chúng
con.
Con
người ở mọi nơi và mọi thời luôn mơ ước có được một “thiên đàng trần gian;” nơi
sẽ không còn chiến tranh, hận thù, ghen ghét, bóc lột; nơi con người sẽ sống an
vui, yêu thương, hạnh phúc, và không thiếu thốn bất kỳ thứ gì. Biết bao nhiêu
chủ thuyết qua mọi thời hứa hẹn cái “thiên đàng trần gian” này như: các đế quốc
Ba-Tư, Hy-Lạp, Rôma, Fascism, Marxism, Capitalism; nhưng tất cả chỉ là những
bánh vẽ, nghe rất lý tưởng, nhưng khi nếm vào mới cảm thấy nhục nhằn cay đắng.
Có 3 lý do tại sao lý tưởng của nước “thiên đàng trần gian” không thành công:
(1) Vua chúa và các thủ lãnh thế
gian là những con người bất tòan. Họ
sống bất công và không lo lắng cho dân; họ lợi dụng niềm tin của dân để vơ vét
của cải cho mình.
(2) Vuơng quốc trần gian luôn thay đổi:
Hết triều đại này đến triều đại
kia, hết đế quốc này tới đế quốc khác. Kiếm mỏi mắt được một người biết thương
yêu lo lắng cho dân, lại bị ám sát hay chết sớm.
(3) Dân chúng hỗn hợp nhiều lọai
khác nhau: cả người lành lẫn kẻ
dữ, cả chiên lẫn dê; vì thế, rất khó cai trị.
Nhưng
đối với các Kitô hữu, thiên đàng chỉ có được ở đời sau, nơi mà cả 3 điều kiện
trên đều có thể tìm được:
(1) Vua duy nhất là Đức Kitô: Ngài sẽ chiến thắng tất cả, và
các thủ lãnh thế gian phải qui phục Ngài. Ngài sẽ qui tụ tất cả về cho Thiên
Chúa; sẽ cai trị trong tâm hồn; sẽ cai trị trong sự thật, công bằng, và thương
yêu.
(2) Vương quốc của Ngài là Nước Trời,
sẽ tồn tại muôn đời.
(3) Dân của Vua Kitô: chỉ tòan chiên (những người
công chính), dê (những kẻ gian ác) bị lọai ra ngòai. Họ sẽ không bao giờ phải
chết nữa. Điều kiện để thuộc về vương quốc: nghe tiếng (tin) vào Đức Kitô.
Các
Bài đọc hôm nay tập trung vào 3 yếu tố căn bản này: Vua Kitô, vương quốc Nước
Trời, và dân riêng của Ngài: Trong Bài đọc I, TT Êzêkiel tiên đóan trước Ngày
đó sẽ đến và những gì sẽ xảy ra trong Ngày đó. Bài đọc II tập trung vào Đức
Kitô: sự chiến thắng các địch thù và khôi phục Vương Quốc của Ngài. Trong Phúc
Âm, Chúa Giêsu sẽ chọn chiên ra khỏi dê. Ngài phán xét con người theo tiêu chuẩn
của Đức Bác Ái, và thưởng hay phạt tùy theo những gì con người làm cho tha
nhân.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: Đức Kitô là Vua yêu
thương.
1.1/
Chính Chúa Thượng sẽ chăm sóc chiên: Không
ai biết chăm sóc và thương yêu chiên bằng chủ của nó; không ai biết chăm sóc và
thương yêu con người bằng chính Đấng Tạo Hóa đã dựng nên con người. TT Ezekiel
đã nhìn thấy và tiên báo Ngày này sẽ xảy ra: “Quả thật, Đức Chúa là Chúa Thượng
phán thế này: Đây, chính Ta sẽ chăm sóc chiên của Ta và thân hành kiểm điểm.
Như mục tử kiểm điểm đàn vật của mình vào ngày nó ở giữa đàn chiên bị tản mác
thế nào, thì Ta cũng sẽ kiểm điểm chiên của Ta như vậy. Ta sẽ kéo chúng ra khỏi
mọi nơi chúng đã bị tản mác, vào ngày mây đen mù mịt. Chính Ta sẽ chăn dắt
chiên của Ta, chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ - sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa
Thượng.”
1.2/
Người Mục Tử Tốt Lành: Kẻ
chăn chiên là những người làm thuê; vì thế, họ không những không quan tâm đến
tình trạng của chiên, mà còn chỉ để ý đến lông chiên và thịt chiên. Người Mục Tử
Tốt Lành quan tâm đến đòan chiên của mình và sẵn sàng thí mạng sống mình vì
đòan chiên. Một số dấu hiệu của Người Mục Tử Tốt Lành:
(1)
Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; dụ
ngôn Người Cha Nhân Hậu.
(2)
Con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; Chúa
làm bạn với những người thu thuế và gái điếm.
(3)
Con nào bị thương, Ta
sẽ băng bó; Chúa lập các Bí-tích để chữa lành.
(4)
Con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh;
Chúa chữa đủ mọi thứ bệnh tật trong dân.
(5)
Con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta
sẽ canh chừng. Ta sẽ theo lẽ chính trực mà chăn dắt chúng. Chúa giáo huấn dạy dỗ
theo đường ngay nẻo chính.
2/
Bài đọc II: Đức Kitô là Vua uy
quyền.
2.1/
Đức Kitô có quyền trên Thần Chết: Thánh
Phaolô dùng 2 hình ảnh của con người đầu tiên, Adam, và con người mới, Đức
Kitô, để chứng minh con người sẽ sống lại. Vì Adam, con người đầu tiên phạm tội,
nên tội lỗi lan tràn đến con cháu của ông (tội tổ tông); và hậu quả là con người
phải chết đời đời. Con người không những phải chết vì tội tổ tông mà còn vì cả
tội cá nhân của mỗi người nữa. Nhưng Đức Kitô, Con Thiên Chúa từ trời nhập thể
trong thân xác con người, Ngài không vương tì ố tội lỗi, nên sự chết không có
quyền trên Ngài. Không những thế, Ngài còn tiêu diệt sự chết bằng Cuộc Thương
Khó và sự Phục Sinh của Ngài. Thánh Phaolô quả quyết: “Đức Kitô đã trỗi dậy từ
cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. Vì nếu tại một người mà
nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại. Quả thế,
như mọi người vì liên đới với Ađam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với
Đức Kitô, cũng được Thiên Chúa cho sống.” Người đi trước mở đường là Đức Kitô;
sau đó đến những kẻ thuộc về Người. Thánh Phaolô gọi sự sống lại của Đức Kitô
là “Của Đầu Mùa,” vì phải có của đầu mùa mới có những mùa màng hoa quả sau đó;
nếu không có của đầu mùa, cũng không thể có mùa màng hay hoa quả theo sau.
2.2/
Đức Kitô có quyền trên Ba Thù: Rất
nhiều quyền lực thống trị con người trong thế giới. Để hòan tòan giải phóng con
người, Đức Kitô phải tiêu diệt tòan bộ những quyền lực này: “Sau đó mọi sự đều
hoàn tất, khi Người đã tiêu diệt hết mọi giới thống trị, mọi nhà cầm quyền và mọi
sức mạnh, rồi trao vương quyền lại cho Thiên Chúa là Cha.” Bản dịch của Nhóm
PVCGK không sáng tỏ bằng nguyên bản trong câu này, vì họ dịch: quản thần (giới
thống trị), quyền thần (giới cai quản), dũng thần (các sức mạnh). Để hiểu 3 giới
này, có lẽ cách tốt nhất là giải thích theo quan niệm “Ba Thù” luôn đe dọa đời
sống các tín hữu:
(1)
Quỉ Thần: Satan và các đồng
bọn của nó. Với chiến thắng của Đức Kitô, Satan và đồng bọn không còn thống trị
con người nữa như lời Sách Khải Huyền: “Vì Satan, kẻ tố cáo anh em của Ta, ngày
đêm tố cáo họ trước Tòa Thiên Chúa, nay bị tống ra ngòai” (Rev 12:10).
(2)
Thế gian: Rất nhiều các vua
chúa thế gian, ở mọi nơi và mọi thời, luôn có những sắc chỉ và luật lệ chống lại
và bắt bớ các Kitô hữu, vì lối sống theo sự thật và theo tiêu chuẩn Nước Trời của
họ. Nhưng Đức Kitô đã chiến thắng thế gian, và các thánh tử đạo, những người
theo chân Đức Kitô, cũng có sức mạnh vượt thắng được những đe dọa của vua chúa
muốn họ bỏ đạo.
(3)
Sức mạnh của xác thịt và của các khuynh hướng xấu trong tâm hồn con người. Thế gian với mọi cám dỗ của
nó như tiền của, uy quyền, danh vọng, mời gọi thỏa mãn xác thịt, luôn là mối đe
dọa nguy hiểm cho các Kitô hữu. Những cám dỗ này có thể lướt thắng được khi con
người để Đức Kitô hòan tòan làm Vua ngự trị trong tâm hồn. Cuộc đời các thánh
là những bằng chứng hùng hồn cho sức mạnh của Đức Kitô.
3/
Phúc Âm: Chúa Kitô là Vua khôn
ngoan. Ngày Phán Xét: Ngài
phân biệt chiên ra khỏi dê.
"Khi
Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy
giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp
trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên
với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái.”
3.1/
Phán xét chiên (bên phải): Tiêu
chuẩn phán xét là Đức Bác Ái.
(1)
Lời Chúa phán xét và phần thưởng: "Nào
những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi
ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát,
các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng,
các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các
ngươi đến hỏi han."
(2)
Lời kẻ lành đáp lại : Có
bao giờ thấy Chúa đâu? "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà
cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc
trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù,
mà đến hỏi han đâu?"
(3)
Lời củng cố của Chúa: "Ta
bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé
nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta." Không gì làm hài
lòng cha mẹ hơn khi thấy người khác giúp đỡ con cái của mình. Cũng vậy, tất cả
đều là con cái của Thiên Chúa; và Ngài vui sướng khi thấy con cái của Ngài được
yêu thương giúp đỡ.
3.2/
Phán xét dê (bên trái): Cùng
một tiêu chuẩn phán xét: Đức Bác Ái.
(1)
Lời Chúa phán xét và hình phạt: "Quân
bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho
tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta
khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước;
Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã
chẳng thăm viếng."
(2)
Lời kẻ dữ đáp lại: "Lạy
Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần
truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?"
(3)
Lời củng cố của Chúa: "Ta
bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người
bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy."
Thế
là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng
sự sống muôn đời.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta đã nhận ra sự giả tạo của “thiên đàng trần gian:” sự bất tòan của các
nhà lãnh đạo, sự chóng qua của vương quốc trần gian, và sự lẫn lộn của cả người
lành lẫn kẻ dữ. Đồng thời chúng ta cũng nhận ra sự tòan hảo của Đức Kitô: Người
là Vua của thương yêu, uy quyền, và khôn ngoan, vương quốc Nước Trời sẽ tồn tại
muôn đời, và công dân Nước Trời sẽ sống ấm no, hạnh phúc, và bình an muôn đời.
Xin Đức Kitô làm Vua cai trị lòng chúng ta muôn đời.
-
Muốn làm công dân của Vua Kitô, phải có nhân đức thương yêu như Ngài. Nếu không
sẽ bị lọai ra ngòai.
-
Vua Kitô và vương quốc Nước Trời không phải là chuyện tưởng tượng như các nhà
vô thần và cộng sản tuyên truyền. Bằng chứng cụ thể là các tín hữu đã được nếm
thử sự dịu ngọt của Vua tình thương ngay từ đời này. Các Kitô hữu đã chứng minh
họ là những người biết sống, sống có mục đích, và sống yêu thương mọi người.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
23/11/14 CHÚA NHẬT TUẦN
34 TN – A
Chúa Ki-tô Vua vũ trụ
Mt 25,31-46
Chúa Ki-tô Vua vũ trụ
Mt 25,31-46
Suy niệm: Xin
được trích dẫn tâm sự của thánh giáo hoàng Gioan-Phaolô II với các đôi vợ chồng
nhân bài Tin Mừng hôm nay: “Vào ngày phán xét, có thể Đức
Giê-su sẽ nói với người vợ có chồng thất nghiệp: ‘Con là kẻ được chúc phúc, vì
xưa Ta thất nghiệp, không kiếm ra tiền để lo cho gia đình, nhưng con vẫn một
niềm thương yêu kính trọng và nâng đỡ Ta qua cơn thử thách.’ Ngày ấy vị Thẩm
phán sẽ nói với người chồng có vợ đau yếu: ‘Hãy đến thừa hưởng gia nghiệp dành
cho con. Vì xưa Ta đau yếu, nhan sắc tàn tạ, đang khi con lại có nhiều cô gái
vây quanh; vậy mà con vẫn một lòng chung thủy son sắt, chăm sóc Ta ân cần,
khiến Ta được an ủi rất nhiều.’ Ngài sẽ nói với người con hiếu thảo với cha mẹ:
‘Ngày xưa Ta già yếu, khó tính, hay than phiền con cái trong nhà. Ấy thế mà con
đã không xem thường Ta, vẫn một niềm kính trọng và chu đáo chăm nom’.”
Mời Bạn: Ghi
nhớ Lời Chúa : “Mỗi lần các con làm như thế cho
một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là làm cho chính Ta”.
Chia sẻ: Bạn
đã nhận ra Chúa Ki-tô nơi những người đói nghèo, rách rưới, vô gia cư, bệnh
hoạn… chưa?
Sống Lời Chúa: Tập
nhận ra Chúa Ki-tô nơi những người bé mọn chung quanh và có cử chỉ, lời nói
nâng đỡ thích hợp.
Cầu nguyện: Đọc kinh “Thương người 14 mối”.
Đoạn Tin Mừng hôm nay đặt
chúng ta vào trong quang cảnh hùng vĩ của cuộc phán xét chung. Ở đó, Đức Kitô
giữ vai trò xét xử bá nhân bá tánh. Vậy thì sẽ phải xét xử ra làm sao? Hơn nữa,
mỗi người có những hoàn cảnh, những nhiệm vụ, những khả năng riêng, do đó quả
cân nào sẽ phân định tội trạng và công phúc?
Thế nhưng, đối với Chúa
Giêsu mọi sự xem ra lại đơn giản. Muôn dân thiên hạ cuối cùng được phân chia
thành hai loại được đặt ở bên phải và bên trái của Ngài. Tiêu chuẩn để phân
biệt cũng rất đơn giản: Đã làm gì cho những kẻ bé mọn. Đối xử với những kẻ bé
mọn, đói khát, trần truồng, tù tội, đau yếu là đối xử với chính Chúa vậy.
Sự phân xử của Chúa Giêsu
trong ngày phán xét làm cho cả người lành lẫn kẻ dữ phải ngạc nhiên sửng sốt.
Mọi sự sẽ dễ dàng hơn nếu như mỗi người trong cuộc đời của mình đã có lần được
gặp Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt, với một bảng tên rõ ràng và một lý lịch
minh mạch. Biết bao nhiêu người đã xả thân để giải phóng thánh địa chỉ vì đó là
nơi đã ghi dấu tích sự hiện diện của Chúa, huồng hồ là gặp Chúa đói khát, trần
truồng, đau yếu và tù tội. Ai có thể lại làm ngơ.
Nhưng cái làm cho chúng ta
lúng túng đó là Chúa Giêsu đã đồng hoá mình với mỗi người trong anh em chúng
ta, với những con người chúng ta gặp trong cuộc sống thường ngày tại khu phố,
tại trường học, trên đồng ruộng, nơi công sở, ngoài chợ ngoài đường và nhất là
với những kẻ làm chúng ta khó chịu vì cái nghèo nàn, thô kệch và quấy rầy của
họ. Mọi người đều ngạc nhiên.
Nhưng Đức Kitô trong cương
vị Đấng xét xử, đã tuyên bố: Những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em
bé mọn nhất là các ngươi đã làm cho chính ta. Và những gì các ngươi đã không
làm cho một trong các anh em bé mọn nhất là các ngươi đã không làm cho chính
Ta. Thế là đã rõ. Đức Kitô xét xử theo tình yêu chúng ta đã có hay không có đối
với anh em đồng loại, nhất là đối với những người hèn mọn về chức tước, danh
vọng và của cải. Vương quốc của Đức Kitô chính là vương quốc của tình yêu. Giáo
Hội tôn vinh Đức Kitô là Vua, nhưng Ngài không muốn ngự trên ngai vàng để mọi
người bái phục, nhưng Ngài đã đến phục vụ những kẻ hèn và đồng hoá mình với họ.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
23
THÁNG MƯỜI MỘT
Mở
Rộng Tấm Lòng Để Đón Nhận
“Bất
cứ ai đón nhận em bé này nhân danh Thầy là đón nhận chính Thầy” (Lc 9,48). Lời ấy
của Chúa Giêsu soi sáng ý nghĩa của việc đón nhận trẻ em làm con nuôi. Quyết định
nhận nuôi một đứa trẻ luôn luôn phát xuất từ tình yêu đối với trẻ em và từ nỗi
khát khao được làm cha làm mẹ. Việc nhận con nuôi là một chứng tá độc đáo loan
báo cho thế giới thấy tấm lòng rộng mở để chia sẻ sự sống và tình yêu tự nguyện
đối với một đứa trẻ đang cần có cha mẹ và cần một mái ấm gia đình.
Dù
trong thời đại chúng ta những đám mây đen đang vần vũ trên các gia đình, chúng
ta vẫn được khích lệ bởi vô số những tấm gương quảng đại rực sáng lên trong các
gia đình Kitôhữu. Chúng ta ngập tràn hy vọng khi nhìn thấy các chứng tá ấy. Những
sự chọn lựa theo tinh thần Kitô giáo thường trái ngược với não trạng thế gian
xung quanh chúng ta. Những sự chọn lựa ấy sẽ thách đố và chất vấn những người cần
nghe Tin Mừng, những người có khuynh hướng muốn sống một cuộc sống đóng kín và
ích kỷ. Việc nhận con nuôi là một dấu hiệu qua đó các gia đình Kitôhữu tuyên bố
rằng mình không muốn khép kín nơi chính mình – trái lại, muốn mở ra đón nhận một
đứa trẻ đáng thương và nhận một trách nhiệm cao cả cách vui tươi và vô vụ lợi.
Quyết
định nhận con nuôi không bao giờ là một quyết định dễ dàng. Thật vậy, quyết định
đó luôn luôn kèm theo với nó những bổn phận hết sức quan trọng và phức tạp. Tuy
nhiên, đó là một quyết định có sức làm phong phú cộng đồng.
Tôi
muốn nhấn mạnh rằng trong thời đại chúng ta ngày càng có nhiều gia đình ước ao
nhận ocn nuôi. Đây rõ ràng là một chiều hướng tích cực. Đây là một sự đáp trả đầy
yêu thương trước một tiếng gọi cao cả. Đó là lý do tại sao tôi muốn bày tỏ sự ủng
hộ của mình đối với những gia đình đang đảm nhận công việc quan trọng này. Tôi
cũng muốn khích lệ công việc của những người liên hệ đến việc giới thiệu nhận
con nuôi. Xin Chúa chúc lành cho công việc đầy ý nghĩa này và chúc lành cho mọi
gia đình đang nuôi dạy những đứa con nuôi một cách đầy yêu thương và quảng đại.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY
23-11
Chúa
Nhật XXXIV Thường Niên
Chúa
Giêsu Kitô Vua
Ed
34, 11-12. 15-17; 1Cr 15, 20-26. 28; Mt 25, 31-46.
LỜI
SUY NIỆM: “Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt
Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê”
Càng
gần cuối năm phụng vụ. Giáo Hội dẫn đưa chúng ta chuẩn bị đón ngày Chúa đến.
Chúa đến trong vinh quang của Người, để phân nhân loại ra làm hai rõ ràng: Một
bên Hữu và một bên Tả, giữa Tả Hữu này không có chổ đứng cho những kẻ trung lập.
Bên Hữu dành cho những kẻ đã tận hiến cho Thiên Chúa và cứu giúp, thăm viếng và
phục vụ con người sẽ được ân thưởng đời đời trong Nước Thiên Chúa đã dành sẵn.
Còn bên Tả dành cho những kẻ thờ ơ, không quan tâm đến Thiên Chúa cũng như đóng
cửa long mình trước tha nhân, họ sống ích kỷ, chỉ biết mình mà thôi; giờ đây họ
sẽ lãnh lấy hình phạt đau khổ muôn kiếp nơi Lửa thiêu đốt.
Lạy
Chúa Giêsu. Chúa đang cho mỗi thành viên trong gia đình chúng con biết: hạng
người bên Tả và bên Hữu của Chúa trong ngày quang lâm của Chúa. Xin cho mỗi người
chúng con biết trải lòng sống tốt với hết mọi người để ngày sau được vui hưởng
hạnh phúc trong Nước Chúa muôn đời.
Mạnh
Phương
23
Tháng Mười Một
Tấm Gương Trong Lâu Ðài
Versailles
Lâu
đài Versailles ở ngoại ô Paris là một trong những danh lam thu hút nhiều du khách
nhất. Trong lâu đài, nơi mà du khách cảm thấy bị giữ chân lâu nhất đó là phòng
khánh tiết bằng pha lê, được trang bị bằng hàng ngàn tấm kính từ trên trần nhà
đến các vách tường.
Du
khách sẽ ngỡ ngàng vì một hiện tượng lạ lùng: Nếu bạn đưa tay ra và chỉ về một
phía nào đó, bạn sẽ thấy có hàng trăm ngàn cánh tay và hàng ngàn khuôn mặt đang
hướng về bạn như đang ngắm nhìn bạn. Bạn sẽ cảm thấy như mọi người đang chú ý đến
bạn. Nhưng nhìn cho kỹ thì tất cả những cánh tay, tất cả những khuôn mặt đó đều
là của bạn.
Ðó
là hình ảnh của mỗi người trong chúng ta. Ai trong chúng ta cũng cho mình là
quan trọng nhất. Tất cả mọi hành động, mọi ý nghĩ, mọi lời nói, đều tập trung
vào bản thân chúng ta và trong lòng chúng ta không còn một chỗ trống nào dành
cho người khác.
Cái
tôi trong chúng ta có thể là một trở ngại cho tương giao giữa chúng ta và người
khác cũng như tương giao giữa chúng ta và Chúa. Sự sống của Chúa chỉ có thể lớn
mạnh trong chúng ta và sự sống của chúng ta chỉ có thể triển nở là lúc chúng ta
thực sự sống cho Chúa. Lời của Ngài phải tiêu diệt cái tôi ích kỷ trong chúng
ta để chúng ta có thể lớn lên trong Người. Nói như thánh Gioan Tẩy Giả khi gặp
chúa Giêsu: "Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại". Thưa bạn, đó
là bí quyết trong cuộc sống của người Kitô chúng ta.
(Lẽ
Sống)
Đức Giêsu Vua vũ trụ -
Lm. Inhaxiô Hồ Thông
Tin
Mừng trình bày ngày chung thẩm ở đó Đức Vua vinh hiển mở cửa Nước Trời cho tất
cả những ai đã yêu mến Ngài qua việc yêu thương anh chị em bất hạnh của họ, những
người mà Đức Vua tình yêu tự đồng hoá mình với họ.
ĐỨC
GIÊ-SU VUA VŨ TRỤ
Lễ
Chúa Kitô Vua đã được Đức Pi-ô XI thiết định vào năm 1925 để khẳng định niềm
tin của Giáo Hội vào quyền tối thượng của Đức Giê-su trên mọi người, mọi gia
đình và mọi xã hội nhân loại. Trong bức Thông Điệp của mình “Quas primas” vào
ngày 11 tháng 12 năm 1925, Đức Pi-ô XI đặc biệt tố cáo chủ nghĩa thế tục làm
phương hại tận căn vương quyền của Đức Ki-tô.
Trước
đây, Lễ Chúa Ki-tô Vua được ấn định vào Chúa Nhật cuối cùng của tháng mười. Từ
cuộc canh tân phụng vụ, Ngày Lễ nầy đóng lại năm phụng vụ, vì nó được trình bày
như đỉnh cao của tất cả mầu nhiệm Đức Ki-tô.
Lễ
Đức Ki-tô Vua long trọng nhắc nhở rằng Đức Ki-tô không chỉ là anh em của chúng
ta, người bạn đồng hành của chúng ta, nhưng cũng là Chúa của chúng ta.
Ed
34: 11-12, 15-17
Bài
Đọc I, trích từ sách Ê-dê-ki-en, là dụ ngôn người mục tử nhân lành. Ngôn sứ
Ê-dê-ki-en loan báo rằng Đấng Mê-si-a (Đức Ki-tô) mà muôn dân mong đợi sẽ còn
hơn một vị vua: người mục tử nhân lành của dân Ngài, Ngài biết chọn lựa giữa
chiên và dê, giữa người tốt và kẻ xấu.
1Cr
15: 20-26, 28
Trong
thư thứ nhất gởi tín hữu Cô-rin-tô, thánh Phao-lô gợi lên vương quyền của Đức
Ki-tô. Thiên Chúa đã quy phục mọi sự cho Ngài, và vào ngày cùng tận, Chúa Con sẽ
hoàn lại cho Cha Ngài thế giới mà Ngài đã vĩnh viễn tiêu diệt quyền lực Sự Ác
và Tử Thần.
Mt
25: 31-46
Tin
Mừng trình bày ngày chung thẩm ở đó Đức Vua vinh hiển mở cửa Nước Trời cho tất
cả những ai đã yêu mến Ngài qua việc yêu thương anh chị em bất hạnh của họ, những
người mà Đức Vua tình yêu tự đồng hoá mình với họ.
BÀI
ĐỌC I (Ed 34: 11-12; 15-17)
Ngôn
sứ Ê-dê-ki-en sống vào thời kỳ bi thảm nhất của lịch sử Ít-ra-en: thời kỳ những
cuộc xâm lăng của đế quốc Ba-by-lon vào đầu thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên.
Sau khi vua Ba-tư là Na-bu-cô-đô-no-so đánh chiếm kinh thành Giê-ru-sa-lem lần
thứ nhất vào năm 598 tCN, ngôn sứ Ê-dê-ki-en là một trong đoàn người ưu tú đầu
tiên bị dẫn đi lưu đày.
Ngôn
sứ Ê-dê-ki-en tiên báo một tai họa còn lớn lao hơn. Tai họa nầy bất ngờ xảy đến
mười một năm sau đó. Quân Ba-by-lon triệt hạ kinh thành Giê-ru-sa-lem lần thứ
hai và phá hủy Đền Thờ (588-587 tCN). Cuộc xuất chinh thứ nhất của quân
Ba-by-lon là trừng phạt trong khi cuộc xuất chinh thứ hai là chấm dứt vương quốc
Giu-đa.
Trong
những hoàn cảnh bi thương, ngôn sứ Ê-dê-ki-en cực lực tố cáo các nhà lãnh đạo
Ít-ra-en là bất tài, vị kỷ, bất công: họ là những mục tử gian ác đã dẫn dân của
mình đến chỗ phải ly tán khắp nơi. Danh xưng “mục tử” được
dùng để gọi vua rất phổ biến ở Đông Phương, thuộc ngôn ngữ triều đình.
1.Dụ
ngôn người mục tử nhân hậu.
Khi
tai họa bất ngờ giáng xuống trên dân tộc mình, ngôn sứ Ê-dê-ki-en, trước đây đã
loan báo tai họa, nay loan báo niềm hy vọng: sẽ đến ngày Đức Chúa đích thân cầm
lấy vận mệnh của dân Ngài, Ngài sẽ là vị Mục Tử đích thật.
Như
ngôn sứ Ê-dê-ki-en, ngôn sứ Giê-rê-mi-a cũng sống cùng một hoàn cảnh lịch sử
nhưng không bị lưu đày và vẫn còn lưu lại ở kinh thành Giê-ru-sa-lem, đã sử dụng
cùng một hình ảnh để loan báo một tương lai tươi sáng hơn: “Khốn thay
những mục tử làm cho đoàn chiên Ta chăn dắt phải thất lạc và tan tác…Các ngươi
đã xua đuổi và chẳng lưu tâm gì đến chúng. Nầy Ta sẽ để ý đến hành vi gian
ác của các ngươi mà trừng phạt các ngươi. Chính ta sẽ quy tụ đoàn chiên Ta còn
sót lại từ khắp mọi miền Ta đã xua chúng đến. Ta sẽ đưa chúng về đồng cỏ của
chúng…Ta sẽ cho xuất hiện các mục tử để lãnh đạo chúng; họ sẽ chăn dắt chúng” (Gr
23: 1-4).
Chắc
chắn, sấm ngôn nầy của ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã khơi nguồn cảm hứng cho ngôn sứ
Ê-dê-ki-en về dụ ngôn “người mục tử nhân lành” mà ông đã khai
triển dài ở chương 34 được trích dẫn trong Bài Đọc I nầy.
2.Sứ
điệp hy vọng.
Trước
hết, sấm ngôn loan báo tai họa của ngôn sứ Ê-dê-ki-en được ứng nghiệm ngay tức
thời. Kinh Thành Giê-ru-sa-lem bị triệt hạ, Đền Thờ bị tàn phá, đám đông dân cư
bị đi lưu đày. Đó là một thời kỳ thử thách, một thời kỳ “mây mù tăm tối” (hình
ảnh truyền thống để gợi lên sự trừng phạt của Thiên Chúa). Mỗi lần kinh thành
Giê-ru-sa-lem bị đánh chiếm, mỗi lần một đoàn dân cư bị lưu đày ở Ba-by-lon.
Sau khi Giê-ru-sa-lem bị đánh chiếm lần thứ hai, thành thánh bị san thành bình
địa, một số lượng dân cư Giê-ru-sa-lem và Giu-đê trốn chạy sang Ai-cập: đàn
chiên bị tản mác khắp nơi.
Trong
hoàn cảnh bi thương giáng xuống trên đất nước, ngôn sứ loan báo một sứ điệp
chan chứa niềm hy vọng khi hứa rằng Thiên Chúa sẽ can thiệp. Chính Ngài sẽ đích
thân chăn dắt đoàn chiên của mình: “Chúng có tản mác đến tận đâu vào một
ngày mây mù tăm tối, thì Ta cũng sẽ cứu chúng ra”. Đó là lời hứa cuộc hồi
hương trở về Giê-ru-sa-lem và cuộc đoàn tụ lại ở quê cha đất tổ. Đức Chúa sẽ
đích thân băng bó tất cả những ai bị thương tổn, bồi bổ những ai bệnh hoạn
trong cơn thử thách, Ngài “sẽ dựa vào công lý mà săn sóc”. Đây
cũng là dụ ngôn về những mục tử gian ác, những kẻ có quyền cậy thế mà chà đạp
những người nghèo hèn thấp cổ bé miệng.
Sứ
điệp chứa chan niềm hy vọng này được gởi đến những người sống kiếp lưu đày và
những nạn nhân xấu số trong những cuộc xâm lăng, nhưng cũng tiên báo một sự
thay đổi sẽ xảy đến trong lịch sử Ít-ra-en: sau cuộc hồi hương trở về, vương
quyền sẽ không còn được khôi phục lại nữa. Chỉ một mình Đức Chúa sẽ là lãnh đạo
dân Ngài.
3.Tôn
giáo tình yêu.
Qua
dụ ngôn mục tử nhân lành, sứ điệp mà vị ngôn sứ gởi đến cho dân Ngài còn quan
trọng hơn. Những mối liên hệ giữa Thiên Chúa và dân Ngài được trình bày như những
mối quan hệ đầm ấm thân tình; những hình ảnh chất chứa biết bao âu yếm, sôi nổi,
sống động như một điệp khúc: “Con nào mất, Ta sẽ lo tìm kiếm; con nào lạc,
Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh hoạn, Ta sẽ bồi bổ;
con nào béo khỏe, Ta sẽ giữ gìn”. Ở nơi dụ ngôn người mục tử nhân lành ẩn
chứa một tôn giáo tình yêu. Đức Giê-su, khi lấy lại dụ ngôn nầy, sẽ định vị
mình vào trong truyền thống của ngôn sứ Ê-dê-ki-en (Ga 10: 1-16; Mt 18: 12-14;
Lc 15: 4-7).
Đức
Chúa, Đấng trừng phạt dân Ngài, nhưng không quên họ và vẫn một lòng yêu thương
họ, là một Thiên Chúa chí công vô tư: Ngài biết “phân xử giữa chiên và
chiên, giữa dê và cừu”. Đây là hình ảnh mà thánh Mát-thêu lấy lại trong Tin
Mừng về Ngày Chung Thẩm: chính dựa trên những tiêu chuẩn tình yêu nầy mà vị
Vua-Mục Tử sẽ tuyên án.
BÀI
ĐỌC II (1Cr 15: 20-26, 28)
Cộng
đoàn tín hữu Cô-rin-tô, mà thánh Phao-lô đã loan báo Tin Mừng, đa số là người gốc
Hy-lạp, ngay cả những người không phải gốc Hy lạp cũng chịu ảnh hưởng văn hóa
Hy-lạp. Niềm tin vào kẻ chết sống lại đặt ra cho họ một vấn nạn. Tại sao thân
xác, vốn là ngục tù giam hãm linh hồn trong thế giới vật chất, lại được thăng
hoa viên mãn, lại được phục sinh? Đối với tư tưởng Do thái, quan niệm con người
như toàn thể, việc kẻ chết sống lại gồm cả xác lẫn hồn được cắm rể trong một niềm
tin truyền thống từ nhiều thế kỷ.
Thánh
nhân dành đoạn kết của bức thư để trả lời cho những biện bác mà cộng đoàn
Cô-rin-tô nêu lên.
1.Mối
dây liên đới giữa cuộc Phục Sinh của Đức Giê-su và cuộc phục sinh của chúng ta.
“Đức
Giê-su đã chỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu”. Chúng ta đều phải chết vì
thân phận tội lỗi của chúng ta trong mối liên đới với sự chết và tội lỗi ở nơi
A-đam, nhưng được sống lại nhờ liên đới với Đức Giê-su Ki-tô. Đức Giê-su là Đầu
của toàn thể nhân loại được tái sinh, là Trưởng Tử của đoàn người đông đúc được
sống lại. Theo Ngài và nơi Ngài toàn thể con người của chúng ta, cả xác lẫn hồn,
được cứu độ.
2.Vương
quyền của Đức Giê-su.
Lúc
đó, thánh nhân triển khai tư tưởng của mình trong một thị kiến vĩ đại về Ngày
Chung Cuộc. Sau khi đã tiêu diệt vĩnh viễn mọi thế lực Ác Thần và cuối cùng là
Tử Thần, Chúa Con sẽ trao lại cho Chúa Cha vương quyền mà Chúa Cha đã trao ban
cho Ngài. Như vậy mọi sự đều hoàn tất. Sứ mạng của Chúa Con được chu toàn. Lúc
đó, Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài.
TIN
MỪNG (Mt 25: 31-46)
Năm
Phụng Vụ hoàn tất trên thị kiến vĩ đại mà truyền thống Ki-tô giáo gọi là “Ngày
Chung Thẩm”. Thị kiến nầy đóng lại bài diễn từ cánh chung, trong đó Đức
Giê-su gợi lên những viễn cảnh nối tiếp nhau về ngày cùng tận của thế giới và
ơn cứu độ của mỗi người.
1.Con
Người.
Bức
tranh được gợi hứng từ thị kiến của ngôn sứ Đa-ni-en: Con Người ngự giá mây trời
mà đến và Thiên Chúa trao cho Người “quyền thống trị, vinh quang và
vương vị; muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự
Người” (Đn 7: 13-14).
Ngai
vinh hiển và sự hiện diện của các thiên thần vào Ngày Chung Thẩm là những nét đặc
trưng của truyền thống ngôn sứ và các tác giả khải huyền. Nhưng hoạt cảnh được
soi sáng chủ yếu bởi danh xưng “Con Người” được đặt ở đầu.
Danh xưng “Con Người” được dịch sát từ có nghĩa “con của
loài người”. Đây là diễn ngữ Kinh Thánh được gặp thấy trong sách
Ê-dê-ki-en, đồng nghĩa với “một con người”, tức là một phàm nhân mỏng
dòn yếu đuối đối lập với Thiên Chúa cao vời khôn ví như trong câu:“Hỡi con
người, hãy đứng cho vững, Ta sắp nói với ngươi đây” (Ed
2: 1). Trong thị kiến của ngôn sứ Đa-ni-en, “Con Người” là
nhân vật thuộc thiên giới từ mây trời mà đến, nghĩa là từ Thiên Chúa mà đến,
nhưng cũng không kém con người.
Như
vậy, qua danh xưng “Con Người” trong thị kiến Đa-ni-en, Đức
Giê-su mặc khải rằng Đức Vua giáng trần để xét xử trần thế này thuộc về thiên
giới nhưng cũng chia sẻ trọn vẹn nhân tính của chúng ta. Nét đặc trưng độc đáo
nầy ngự trị toàn bộ hoạt cảnh: Vua-Thẩm Phán muốn liên đới với anh em đồng loại
của mình, đặc biệt những kẻ nghèo hèn thua thiệt và bênh vực cho họ đến độ Ngài
tự đồng hoá mình với họ.
Cựu
Ước thường hằng cho thấy Thiên Chúa đứng về phía những kẻ thấp cổ bé miệng bị
áp bức thua thiệt trong cuộc đời này. Chính Ngài đích thân đảm nhận việc báo
oán cho họ. Trong sách Xuất Hành, Thiên Chúa một cách nào đó tự đồng hoá mình với
những người khốn khổ, bị áp bức: “Giờ đây, tiếng rên siết của con cái
Ít-ra-en đã thấu tới Ta; Ta cũng đã thấy cảnh áp bức chúng phải chịu vì người
Ai-cập” (Xh 3: 9). Sách Gióp mô tả những nguyên do Thiên Chúa trừng phạt
nhân danh công lý theo cùng những từ ngữ trong đoạn Tin Mừng hôm nay: “Anh
đòi anh em nộp của cầm mà chẳng có lý do, lại còn lột cả áo che thân của họ. Kẻ
mệt nhoài, anh chẳng cho nước uống, người đói lả, anh từ chối bánh ăn. Anh trao
đất đai cho kẻ có quyền hành, và cho người thần thế được định cư. Các
quả phụ, anh đuổi về tay trắng, các cô nhi, anh bắt phải bó tay.Vì thế, cạm bẫy
bủa vây anh tứ phía làm cho anh bất chợt phải sợ hãi kinh hoàng” (G
22: 6-11).
2.Mến
Chúa và yêu người.
Nét
tiêu biểu của Ki-tô giáo đó là “Mến Chúa và yêu người là một”.
Nhưng ai có thể công bố“mến Chúa và yêu người là một”, nếu không là Đấng
hiệp nhất Thiên Chúa và nhân loại chúng ta ở nơi Ngài? Hoạt cảnh Ngày Chung Thẩm,
trong đó việc chọn lựa giữa những người công chính và quân vô đạo được thực hiện
dựa trên tiêu chuẩn tình yêu, minh họa hùng hồn nhất nét tiêu biểu Ki-tô
giáo: “Mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những kẻ bé nhỏ
nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy”.
3.Bối
cảnh lịch sử.
Được
đặt vào trong bối cảnh lịch sử của nó, đoạn Tin Mừng nầy đã có một âm vang ngay
tức thời. Đức Giê-su đã từng gọi các môn đệ Ngài là những “kẻ bé nhỏ” (Mt
10: 42) hay “anh em Thầy” (Ga 20: 17). Vào lúc thánh ký ghi lại
đoạn văn nầy, những người Ki-tô hữu đang phải sống trong cảnh bách hại, chịu những
gian truân tứ bề, bị tù đày giết chết. Đức Giê-su dự phần vào những nỗi truân
chuyên của họ. Không phải trên đường Đa-mát Ngài đã nói với Phao-lô: “Tại
sao ngươi bách bớ Ta” (Cv 9: 4) đó sao? Chắc chắn đoạn Tin Mừng hôm
nay đã đem đến một niềm an ủi lớn lao biết là ngần nào cho những người Ki-tô hữu
đang sống trong cảnh bách hại và cho những ai giúp đỡ họ hay gia đình của họ.
Tuy nhiên, bản văn có một tầm mức hoàn vũ hơn.
4.
Tầm mức hoàn vũ.
“Các
dân thiên hạ sẽ tụ họp trước mặt Người”. Vị Vua-Thẩm Phán ngỏ lời với hết mọi người. Đức Giê-su đã lật
đổ những viễn cảnh của sách Lê-vi, theo đó, yêu người thân cận chỉ giới hạn ở
nơi đồng bào của mình, để công bố chiều kích “tứ hải giai huynh đệ” của
Luật Đức Ái. Tác giả thư gởi các tín hữu Do thái khẳng định rằng Đức Giê-su đã
trở nên anh em của tất cả mọi người: “Đức Giê-su đã phải nếm sự chết,
là để cho mọi người được cứu độ, nhờ ơn Thiên Chúa…Thật vậy, Đấng thánh hóa là
Đức Giê-su, và những ai được thánh hóa đều do một nguồn gốc. Vì thế, Người đã
không hổ thẹn gọi họ là anh em, khi nói: Con nguyện sẽ loan truyền danh Chúa
cho anh em…” (Dt 2: 9-17). Vả lại, chính Đức Giê-su đã công bố: “Phàm
ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự
trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi” (Mt 12: 50).
Đức
Giê-su nối kết diễn từ Chung Thẩm với diễn từ “Các Mối Phúc Thật”,
đồng thời đem đến một khía cạnh mới mẽ. Ngài mở rộng sự tuyển chọn của Thiên
Chúa ở bên kia Ki-tô giáo nói riêng. Tất cả những ai thực hành Đức Ái huynh đệ
sẽ được định vị trong tinh thần của Đức Kitô, dù thuộc bất kỳ dân tộc nào và bất
kỳ tôn giáo nào: họ sẽ nhận được gia sản và dự phần vào những lời chúc phúc của
Chúa Cha.
Đây
là ân ban trực tiếp của mầu nhiệm Nhập Thể. Ngôi lời Nhập thể không là một giai
đoạn tạm thời: Thiên Chúa tháp nhập vĩnh viễn vào nhân loại, và qua nhân loại
Ngài cho chúng ta được tháp nhập vào Ngài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét