Các
Con Hãy Mang Ách Của Thầy Vì Ách Thầy Êm Ái
Thân
mẫu mắc bệnh phong-chẩn khi đang mang thai nên
bé Anne-Samuel chào đời
trước kỳ hạn với tứ chi bị teo lại. Lớn lên trong môi trường vô tín ngưỡng nhưng thời thơ ấu rồi đến tuổi dậy-thì, cô thiếu nữ tự để mình được Đức Chúa GIÊSU KITÔ lôi cuốn quyến rũ và trở thành nữ tu. Năm nay 54 tuổi và là nữ đan sĩ Biển-Đức Chúa GIÊSU Chịu-Đóng-Đinh, Chị Anne-Samuel gợi lại chặng đường trải qua đưa đến ơn gọi tu dòng vượt lên trên chứng khuyết tật như sau.
Không
được chính thức rửa tội mà chỉ được ”rửa tội tạm” vào lúc mở mắt chào đời nhưng không
hiểu tại sao tôi luôn luôn được Kitô Giáo lôi cuốn. Năm 7-8 tuổi tôi như bị Thánh Giá thôi miên và
tin chắc rằng Đức Chúa GIÊSU đã cứu chuộc loài người.
Năm
12 tuổi tôi nhớ rõ đã tự nhủ: ”Một ngày mình sẽ trở thành nữ tu” nhưng tức khắc tôi lại lý luận: ”Không thể được, bởi lẽ mình không tin nơi THIÊN
CHÚA!”. Lúc ấy
tôi như bị Các Nữ Tu mặc áo dòng thu hút ..
Vào
thời kỳ này nhân một trại hè với Các Bệnh Nhân Tê Liệt toàn nước Pháp tôi xin vị trưởng trại - cũng là Linh Mục - cho phép tôi tham dự Thánh Lễ. Ngỡ ngàng trước thái độ của tôi Cha mời tôi tham dự cuộc hành hương Lộ Đức được tổ chức sau đó dành cho giới trẻ. Trong dịp này tôi gặp và làm quen với nữ tu Madeleine, người mà tôi đặt không biết bao nhiêu câu hỏi vẫn giữ kín trong lòng cho đến khi ấy. Một ngày, khi xem cuốn phim về thánh nữ Bernadette Soubirous
(1844-1879) tôi bị
đảo lộn tận xương tủy. Có một lúc, chị nữ tu hỏi Bernadette: ”THIÊN
CHÚA là Ai?”. Bernadette trả
lời ngay: ”THIÊN CHÚA là
Tình Yêu!”. Câu trả
lời gây cho tôi nỗi xúc động tràn bờ.
Hai
năm sau cũng tại Lộ Đức vào buổi chiều Ngày Thứ Năm Tuần Thánh nơi đền thờ dưới hầm, khi vị Linh Mục trao Mình Thánh Chúa
đi qua trước mặt tôi, tôi nghe một tiếng bên trong nói với tôi: ”Hãy đến!”. Lệnh truyền thật khẩn-thiết khiến tôi bị bắt buộc phải thưa ”Xin
Vâng”
nhưng đồng thời vẫn cảm thấy hoàn toàn tự do. Chúa đã túm chặt tôi! Và đây là lần đầu tiên tôi rước Mình Thánh Chúa! ..
Sau đó, trong cái trải
dài của cơn xúc
động, tôi chuẩn bị lãnh bí tích Rửa Tội và Thêm Sức. Năm ấy tôi 17 tuổi. Thân phụ tôi đồng ý cho phép tôi đi
theo con đường của tôi với điều kiện tôi không được hé môi nói gì trong
gia đình.
Đến tuổi trưởng thành, Tiếng Chúa Gọi trở nên cấp thiết hơn nhưng tôi
không muốn
Đức Chúa GIÊSU trở thành như một biện pháp chữa trị tạm thời cho nỗi cô đơn của tôi. Bởi vì, để tìm kiếm một quân bình về phương diện tình cảm, tôi dễ dàng rơi vào
cảnh si tình. Tôi có những bám víu nơi người này kẻ nọ. Một ngày, lúc hơn 30 tuổi, tôi dám thổ lộ tình yêu với một bạn trai thân cận, bởi lẽ tôi không muốn mình sống trong ảo tưởng. Anh trả lời chính anh cũng suy
nghĩ nhưng không
muốn đi xa hơn trong mối quan hệ giữa hai chúng tôi. Điều này không dính dáng gì
tới chứng khuyết tật của tôi. Anh, một người đàn ông khoẻ mạnh, vẫn sẵn sàng yêu thương tôi.
Câu
trả lời của anh đã giải thoát tôi. Từ nay tôi có thể tự do dâng hiến cuộc đời cho THIÊN CHÚA.
Đúng
vào thời kỳ ấy hai người thân trong gia đình
tôi qua đời chỉ cách nhau 3 tháng. Tinh
thần bị suy sụp, tôi liền quay về với giáo xứ, nơi đây
tôi
gặp một nhóm trẻ chuyên nghiệp, trong đó có một thanh nữ sau đó gia nhập Đan Viện Biển-Đức. Tôi bắt đầu liên lạc thư từ với cô và tâm sự với cô rằng tôi có cảm tưởng THIÊN CHÚA gọi tôi. Nhưng tôi
lại rất sợ bất ổn bất định và không muốn từ bỏ những gì tôi hết sức gắn bó bám chặt như: công
việc thư ký
kế toán, một căn nhà và một cuộc sống độc lập. Thêm vào đó tôi xác
tín sâu xa rằng không cộng đoàn dòng tu nào dám
tiếp nhận tôi, một kẻ khuyết tật. Lúc ấy tôi vẫn còn tự mình đi đứng được - chưa ngồi ghế điện như bây
giờ - nhưng tôi
rất mau bị mệt. Thế là cô bạn nữ tu này liền giới thiệu với tôi một cộng đoàn dành cho những người bị khuyết tật thể lý hoặc có sức khoẻ yếu kém. Đó là dòng Các Nữ Đan Sĩ Biển-Đức Chúa GIÊSU Chịu-Đóng-Đinh. Hội dòng được thành lập vào năm 1930 và hiện có Nhà Mẹ tại Brou (Seine-et-Marne) ở miền Bắc nước Pháp. Dòng sống theo linh đạo Mầu Nhiệm Phục Sinh.
Tôi
liền đến đây lần đầu tiên trong vòng 2
ngày. Sau đó mỗi tháng 2 cuối tuần trong vòng một năm. Cho đến một ngày tôi làm một bước nhảy vọt trong tin tưởng. Tôi rời việc làm, dọn sạch căn nhà, và cho hết đồ đạc. Khi đóng cửa căn nhà tôi cảm thấy cổ họng nghẹn cứng. Năm ấy tôi 40 tuổi. Đây không phải là cái tuổi dễ dàng để bước vào đời sống cộng đoàn, sau khi đã trải qua một thời gian khá lâu sống trong tự do độc lập. Thêm vào đó còn có
cái khó khăn mỗi ngày phải chiến đấu với chứng khuyết tật để được chấp nhận khả năng hầu có công ăn việc làm và được giúp đỡ. Mãi cho đến ngày hôm nay tôi vẫn còn cái khuynh hướng muốn chứng tỏ mình có thể làm một cái gí đó. Thế nhưng, trong đời sống tu dòng, chả có gì cần phải chứng minh và phô trương cả!!! Nơi đây
chúng tôi học
sống chứ không cần phô trương. Phải chuyển từ tranh đấu sang phó thác.
Điều tôi cảm thấy tuyệt đẹp trong Hội Dòng là chúng tôi sống Mầu Nhiệm Phục Sinh. Chúng tôi sống chiến thắng của sự sống lại bằng một cách thức rõ ràng có thể trông thấy được. Chẳng hạn khi chúng tôi đến nhà thờ để hát Kinh Thần Vụ hoặc tham dự Thánh Lễ thì các tín hữu có thể chứng kiến tận mắt cái tàn tật đi kèm với nụ cười rạng rỡ của chúng tôi.
Tôi
nói năng thật khó khăn và thường bị đau đầu. Nhưng mỗi lần nỗi đau đớn xuất hiện tôi nghĩ đến vòng gai đội đầu và tôi thân thưa với Chúa:
-
Xin làm như Chúa
muốn. Chúa biết rõ phải biến đổi nỗi đau như thế nào.
Tôi
không tìm kiếm nỗi đau khổ, nhưng khi đau
khổ xuất hiện tôi tin rằng niềm đau nỗi khổ góp phần vào Vinh Quang THIÊN
CHÚA.
...
Vào lúc ấy, Đức Chúa GIÊSU cất tiếng nói: ”Lạy CHA là Chúa Tể trời đất, Con xin ngợi khen CHA, vì CHA đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái
biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy CHA, vì đó là điều đẹp ý CHA .. CHA Thầy đã giao phó mọi sự cho Thầy. Và không ai biết rõ Người Con, trừ CHÚA CHA; cũng như không
ai biết rõ CHÚA CHA, trừ Người Con và kẻ mà Người Con muốn mặc khải cho .. Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Thầy, Thầy sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của Thầy, và hãy học với Thầy, vì Thầy có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách Thầy êm ái, và gánh Thầy nhẹ nhàng” (Matthêu 11,25-30).
(”OMBRES
& lumière”, Revue Chrétienne Des Personnes Malades Et Handicapées, De Leurs
Familles Et Amis, No 205, Mai-Juin 2015, trang 18-20)
Sr.
Jean Berchmans Minh Nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét