Lòng sùng kính Mẹ Maria trong thời tân tiến và cận đại
Lòng sùng kính Mẹ Maria trong
thời tân tiến và cận đại
** Trong các thế kỷ cuối cùng
của thời Trung Cổ lòng sùng kính Mẹ Maria của dân chúng trở thành khá tồi tệ.
Các tín hữu tìm ra nơi vài hình thức của dị đoan, đạo đức uớt át hay khuynh hướng
tình cảm, một bù chừ cho sự bất lực của họ không hiểu được ý nghĩa và giá trị của
một phụng vụ nói một thứ ngôn ngữ bí nhiệm và không thể hiểu nổi.
Tuy nhiên, trong bầu khí
thánh mẫu thoái hóa đó, phản ứng đầu tiên của các tín hữu tin lành đã không phải
là sự thù nghịch và khước từ. Luther đã đứng về phía bênh vực đặc ân vô nhiễm
nguyên tội của Mẹ Maria, và việc chú giải Kinh Magnificat của tu sĩ là một tác
phẩm đích thực của lòng sùng mộ Đức Trinh Nữ. Việc chống đối của những người cải
cách hạn chế nơi vài sai lạc của lòng sùng kính Đức Mẹ, là những sai lạc cũng
đã bị vài tín hữu công giáo như Erasmo ngăn cản. Các sai lạc đó phát xuất từ
tâm thức rất phổ biến trong Giáo Hội thời bấy giờ. Đó là việc khước từ chấp nhận
một thế giới đang canh tân một cách sâu rộng, dưới sức thúc đầy của sự tiến bộ
xâm lấn phần lớn các giá trị nhân bản, văn hóa, kinh tế và xã hội. Nhưng bởi vì
trong Giáo Hội cũng không thiếu các lo lắng và khát vọng vô thức liên quan tới
sự tiến bộ, các khát vọng này phải rút lui vào một tiến trình thụt lùi tha hóa.
Từ đó đối với lương tâm nảy sinh ra một điều lệ luân lý bị điều khiển bởi các mặc
cảm tội lỗi, và một nhu cầu ám ảnh được cứu chuộc và giải thoát. Nền luân lý đạo
đức của phong trào giansenít là một thí dụ ý nghĩa điển hình của tâm thức khước
từ này.
Lòng tôn sùng Mẹ Maria cũng bị
điều kiện hóa bởi khung cảnh văn hóa đó. Sự cao cả luân lý và thánh thiện của Đức
Mẹ bị coi như một sức nặng nghiền nát cái bần cùng tinh thần của con người. Tuy
nhiên, điều này không ngăn cản tín hữu kitô trực giác nó như là một yếu tố bù
chừ và đền chuộc cho sự dữ của con người. Trong đường hướng ấy phát triển một
loại leo thang trong việc tán tụng các công nghiệp của Mẹ, và trong một sự sùng
kính đôi khi có các hình thái tha hóa.
** Hiện tuợng này có các chiều
kích rộng rãi, đặc biệt tại các nước xa lạ với Phong trào cải cách tin lành như
Italia, Pháp và Tây Ban Nha. Tại những nơi này người ta phổ biến các kiểu diễn
tả sai lạc của lòng tôn sùng Mẹ Maria, mà nền văn chương đạo dức thời đó là một
bằng chứng không thể nhầm lẫn được. Trong một nghĩa nào đó người ta gán cho Đức
Trinh Nữ tước hiệu nữ thần; người ta cho thấy Mẹ như là một loại nhân vật thứ bốn
của Ba Ngôi Thiên Chúa. Bên Tây ban Nha có phổ biến thói quen gọi là “lời khấn
máu” giữa những người bênh vực giáo lý vô nhiễm thai. Những người này dấn thân
bênh vực sự thật Đức Maria được thân mẫu là bà Anna thụ thai vô nhiễm nguyên tội
cho đến chỗ sẵn sàng đổ chính máu mình. Tại nhiều nơi người ta thành lập các
nhóm gọi là “Hiệp hội các nô lệ của Đức Maria”. Lòng tôn sùng Đức Mẹ Sầu Bi trở
thành đối tượng của các giải thích hàm hồ: chẳng hạn người ta thành lập một
phong trào các linh mục nạn nhân nguyện sống sự hấp hối của Mẹ Maria dưới chân
thập giá.
Trái lại tại các nước có liên
quan tới phong trào cải cách tin lành các thái qúa của lòng tôn sùng của tín hữu
công giáo đối với Đức Mẹ đã khiến cho các tín hữu tin lành có lập trường từ từ
xa cách với lòng sùng kính Mẹ Maria. Nhưng cũng có một yếu tố bên trong phong
trào tin lành tạo ra thái độ này. Đó là nguyên tắc “Chỉ có Thánh Kinh mà thôi”,
được giải thích một cách cá nhân dưới ánh sáng của Thần Khí, nó tạo thuận tiện
cho khuynh hướng khẳng định nhân phẩm và sự độc lập của cá nhân. Nó cũng
tạo thuận tiện cho một thái độ hoạt động nhắm thay đổi tình hình và óc năng động
ngược lại với một thái độ thụ động và khước từ nào đó, gắn liền với lòng sùng
kính Đức Maria trong thời đại này.
Dầu sao đi nữa nỗ lực tách rời
Đức Maria khỏi Chúa Kitô, bên cạnh Ngài Mẹ xuất hiện như là một gương mẫu đặc
biệt của sự cộng tác phụ thuộc, đã có các hậu qủa tiêu cực trên tâm thức tin
lành cũng như trên tâm thức công giáo. Chủ trương “chỉ có Chúa Kitô thôi” của
anh em tin lành từ từ đã làm cho Đức Mẹ xa rời lòng sùng kính của họ, làm như
thể Mẹ là một người vô dụng và là một yếu tố quấy rầy tín hữu. Trái lại,
Đức Mẹ của tín hữu công giáo được nâng lên các đỉnh cao hầu như là của Thiên
Chúa Ba Ngôi, khiến cho lòng tôn sùng Mẹ gặp khủng hoảng, vì được định hướng
một cách không đúng đắn, dưới sức nặng của các thái quá hiển nhiên của
nó. Và thế là chúng ta đi tới một thời gian bất động vào cuối thế kỷ XVIII.
** Vào tiền bán thế kỷ XIX dưới
sự thúc đầy của các hiện tượng đặc sủng thánh linh và điềm thiêng dấu lạ,
người ta chứng kiến việc hồi sinh của lòng tôn sùng Mẹ Maria trên bình diện
toàn cầu. Năm 1830 xảy ra các vụ Đức Mẹ hiện ra với chị Caterina Labouré, dẫn
đưa tới chỗ khẳng định lòng sùng kính mề đai Đức Mẹ làm phép lạ. Năm 1846 Đức Mẹ
hiện ra tại La Salette; năm 1854 Đức Giáo Hoàng Pio IX công bố tín điều Đức Mẹ
Vô Nhiễm Nguyên Tội; năm 1858 Đức Mẹ hiện ra với chị Bernadette Soubiroux tại Lộ
Đức và cho biết Mẹ là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Các đề tài chính về Đức Mẹ
thu hút lòng đạo đức của các tín hữu là việc vô nhiễm nguyên tội và sự trung
gian. Nhưng lòng hăng say sùng kính của tín hữu không được nâng đỡ bởi một việc
đào sâu giáo lý. Ngoài một số học giả tên tuổi tuyệt đối có giá trị như Carlo
Passaglia, Matthias Josef Scheeben và John Henry Newman, phần lớn thần học
thánh mẫu của thời này bị sa sút thê thảm và tầm thường xoàng xĩnh.
Nhưng việc tôn sùng Đức Mẹ
phát triển như để phản ứng chống lại tâm thức phê bình của thời đại được diễn tả
ra trong lãnh vực tôn giáo nơi các nền thần học tự do tin lành và nền thần học
tân thời công giáo. Tín hữu thì bám chặt vào giáo huấn và các chỉ dẫn của huấn
quyền giáo hội một cách khăng khăng và không có óc phê bình.
Trong thế kỷ XX chúng ta thấy
nảy sinh ra một phong trào thánh mẫu đích thực giầu mục tiêu và sáng kiến. Các
đại hội thánh mẫu bắt đầu từ thế kỷ trước gia tăng trên bình diện quốc gia và
quốc tế. Đại hội thánh mẫu tại Lyon năm 1900 đã làm phát sinh ra phong trào nhắm
mục đích xin Tòa Thánh công bố tín điều Đức Mẹ hồn xác lên trời. Một phong trào
khác nhằm xin Tòa Thánh định nghĩa sự trung gian của Đức Mẹ được ĐHY Mercier,
TGM Malines bên Bỉ, phát động.
** Với triều đại của ĐGH Pio
XII lòng sùng kính Đức Mẹ nhận được một thúc đẩy mạnh mẽ. Năm 1942 trong khi Đệ
Nhị Thế Chiến gieo rắc tàn phá ác liệt Đức Pio XII thánh hiến toàn thế giới cho
Trái Tim vô nhiễm nguyên tội Mẹ Maria. Ngài cũng duyệt xét lại
vấn đề Đức Mẹ hồn xác lên trời và đi tới chỗ định nghĩa tín điều ngày mùng 1
tháng 11 năm 1950. Với Thông điệp “Fulgens corona” công bố ngày mùng 8 tháng 9
năm 1953, Đức Pio XII tuyên bố Năm Thánh Mẫu 1954 để kỷ niệm 100 năm ngày định
nghĩa tín điều Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội. Với Thông điệp “Ad coeli Reginam”
công bố ngày 11 tháng 10 năm 1954 Đức Pio XII thành lập lễ Đức Maria Nữ Vương,
cử hành ngày 31 tháng 5. Ngày mùng 8 tháng 12 cùng năm Đức Piô XII đội triều
thiên cho bức ảnh nổi tiếng gọi là Ảnh Đức Mẹ Sự Cứu rỗi của dân Roma trong Đền
Thờ Thánh Phêrô. Ảnh này được tôn kính trong nhà nguyện Borghese ở Đền Thờ Đức
Bà Cả. Năm 1958 cũng đã có các cử hành đặc biệt kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra
tại Lộ Đức.
Nhưng vào cuối thập niên 1950
huấn quyền Giáo Hội cũng biểu lộ vài lưỡng lự và bối rối trước sự xuất hiện của
vài thái qúa hiển nhiên trong lòng sùng kính Mẹ Maria. Một cách đặc biệt xuất
hiện vài kiểu diễn tả không thích hợp nhằm đạt định nghĩa tín lý liên quan tới
sự trung gian và việc đồng công cứu chuộc của Đức Mẹ. Có vài tầng lớp công giáo
nuôi dưỡng một sự sợ hãi lạ lùng, sợ rằng sự cao cả của Đức Trinh Nữ sẽ bị giảm
thiểu đi, nếu đặt để Mẹ vào trong lòng Giáo Hội và tôn kính Mẹ như là chi
thể của Giáo Hội, mặc dù là chi thể ưu việt. Họ bầy tỏ một lòng nhiệt thành
không thích hợp trong việc lo lắng cho Mẹ một chỗ đứng bên trên Giáo Hội. Đối với
họ xem ra vẫn không đủ việc Mẹ có thể thực thi nhiệm vụ là người đại diện cho
nhân loại được cứu rỗi và là mẫu gương của Giáo Hội khi đặt để mình bên trong
lòng Giáo Hội. Sự đối chọi giữa hai lập trường này sẽ viết ra lịch sử của nó
trong các cuộc thảo luận của các Nghị Phụ trong Công Đồng Chung Vaticăng II.
TMH 458
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét