20/11/2016
Chúa Nhật tuần 34 thường niên
Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ.
(phần II)
Phụng vụ Lời Chúa: Chúa Nhật 34 thường niên - Năm C - Lễ Chúa Kitô Vua
CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN NĂM C
LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ
(2Sm 5,1-3; Cl 1,12-20; Lc 23,35-43)
CHỦ ĐỀ: ĐỨC GIÊSU – VUA TÌNH YÊU
“Nhờ máu Người đổ ra trên
thập giá,
Thiên Chúa đã đem lại bình an
cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1,20).
Thiên Chúa đã đem lại bình an
cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1,20).
Hôm này toàn thể Giáo Hội suy
tôn Đức Giêsu Kitô là vua của toàn thể vũ trụ. Trong Người, toàn thể vũ trụ
được tạo thành và được cứu độ, nhờ tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúng ta
được mời gọi đón nhận tình yêu của Đức Giêsu để được sống trong vương quốc của
Người. Hãy để Đức Giêsu là vua của tâm hồn và mọi lãnh vực cuộc sống của chúng
ta.
I. ĐỌC LỜI CHÚA
1.
BÀI ĐỌC I (2Sm 5,1-3)
Toàn
thể các chi tộc Israel công nhận Đavít là vua của họ. Ông được Thiên Chúa chọn
qua việc xức dầu của Ngôn Sứ Samuel. Đavít xuất thân từ Bêlem, là con út của
Giesê. Thiên Chúa đã không chọn những người anh của Đavít, dù họ có hình dáng
bên ngoài phù hợp, đạt những điều kiện theo tiêu chuẩn người phàm. Người chọn
Đavít để lãnh đạo dân Israel. Ông là con út, nhỏ nhất trong những người con,
dáng vẻ bên ngoài dường như không phù hợp để làm vua, nếu dựa theo tiêu chuẩn
người phàm. Thiên Chúa có cách nhìn khác. Thiên Chúa phán với Ngôn Sứ Samuel:
“Thiên Chúa không nhìn theo kiểu người phàm. Người phàm chỉ thấy điều mắt thấy,
còn Đức Chúa thì thấy tận đáy lòng” (1Sm 16,7). Từ bé, Đavít đã tỏ ra là một
người chí khí mạnh mẽ. Ông dám can đảm đứng ra thách đấu và hạ gục Gôliát,
người hùng của Philitinh. Vua Saun ghen tức với Đavít và tìm cách để giết ông.
Đavít chạy trốn khỏi sự truy đuổi của Saun. Thế nhưng, ngay cả khi có cơ hội để
giết Saun, Đavít đã không để tay mình đụng vào máu của đấng mà Thiên Chúa xức
dầu. Ông là người của Thiên Chúa và đã xử sự đúng mực, sống đúng tư cách. Thiên
Chúa phán với Đavít: “Chính ngươi sẽ chăn dắt Israel, dân Ta. Chính ngươi sẽ là
người lãnh đạo Israel.” Đavít là vị vua lý tưởng đối với con cái Israel và là
hình ảnh của đấng Mêsia sẽ đến.
2.
BÀI ĐỌC II (Cl 1,12-20)
Thánh Phaolô nói về quyền năng
và vương quốc của Thiên Chúa. Chính Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực
của sự dữ để chúng ta thuộc về vương quốc của Người trong Đức Giêsu Kitô. Đó là
vương quốc của tình yêu và sự sống: “Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền
lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái. Trong Thánh Tử, ta được ơn
cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi”. Trong Đức Giêsu, vũ trụ và mọi thụ tạo được
hiện hữu: “Vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu
hình với vô hình”. Tất cả vũ trụ và mọi vật đều ở dưới quyền năng của Đức
Giêsu, Thánh Tử của Thiên Chúa. Chỉ trong Đức Giêsu, con người và cả vũ trụ mới
tìm được ơn cứu độ và sự hòa giải với Thiên Chúa. Tuy nhiên, để thi hành vai
trò đó, Đức Giêsu đã chấp nhận hiến tế bản thân mình làm của lễ cứu chuộc con
người: “Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho
mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời”. Quả thật, nhờ Đức Giêsu Kitô mà muôn vật
được tạo thành và được cứu độ và cũng chính Người dẫn đưa chúng ta vào Vương
Quốc của Thiên Chúa. Vì thế, Đức Giêsu Kitô là Vua của vũ trụ và của mọi người
chúng ta.
3.
BÀI TIN MỪNG (Lc 23,35-43)
Bài Tin Mừng hôm nay nói về
cách thức làm vua của Đức Giêsu. Người là vua của tình yêu. Ngai vàng của Người
là thập giá và luật lệ của vương quốc Người là tình yêu. Trên thập giá của
Người có ghi “Giêsu Nazarét vua dân Dothái”. Người ta ghi như thế để cười nhạo,
nhưng lại đúng với tư cách làm Vua của Người. Người là Vua Cứu Thế để đưa tất
cả những ai tin vào Người vào trong Nước của Người. Người là Vua tình yêu, và
tình yêu này lớn đến nỗi chết trên thập giá cho người mình yêu. Chính tình yêu
này lôi kéo con người đến với Người và cứu độ con người khỏi tội lỗi, và dẫn
đưa họ vào Nước của Người. Khi bị treo trên thập giá, tất cả mọi người nhạo
cười Đức Giêsu: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là
Đấng Kitô... Nếu ông là vua dân Dothái thì cứu lấy mình đi”. Ngay cả tên gian
phi bị đóng đinh bên cạnh Đức Giêsu cũng nhạo báng Người. Nhưng Đức Giêsu đã
đón nhận và tha thứ tất cả họ vì tình yêu, hầu cho họ có cơ hội vào Nước của
Người. Chỉ có tình yêu mới làm thay đổi và cứu độ con người. Đứng trước lời cầu
xin của một người gian phi khác, cũng bị đóng đinh bên cạnh Người, Đức Giêsu
hứa với người ấy rằng: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên
Thiên Đàng”. Ông ta được hưởng lời hứa cứu độ vì biết ăn năn, được vào Nước
Thiên Chúa vì biết tin vào tình yêu, biết mở lòng ra đón nhận lòng thương xót
và sự tha thứ của Thiên Chúa. Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa được
thể hiện qua Đức Giêsu, và Đức Giêsu không loại trừ ai. Người muốn tất cả được
cứu độ mà vào trong Nước của Người.
II. GỢI
Ý MỤC VỤ
1. Chính
ngươi sẽ chăn dắt Israel, dân Ta. Chính ngươi sẽ là người lãnh đạo Israel.Thiên
Chúa đã chọn Đavít để lãnh đạo dân Người. Nhưng để cứu chuộc con người, Thiên
Chúa đã gửi Người Con duy nhất là Đức Giêsu đến để hướng dẫn con người trở về
với Thiên Chúa. Tôi có sẵn sàng để Đức Giêsu là người hướng dẫn, là vua của tâm
hồn tôi?
2. Người
đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốcThánh Tử chí ái. Trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được
thứ tha tội lỗi. Đức Giêsu giải thoát con người khỏi tội lỗi bằng
chính máu của Người đổ ra trên thập giá. Tôi có thực sự sống xứng đáng với tình
yêu của Đức Giêsu? Tôi có xa lánh những gì là xấu xa đê tiện, thuộc quyền lực
tối tăm để đi đúng nẻo đường dẫn về Nước Chúa.
3. Tôi
bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng. Tình
yêu của Đức Giêsu thật bao la và lòng thương xót của Người thì vô bờ bến. Tất
cả những ai hoán cải đời sống, cậy dựa vào lòng thường xót và tin vào quyền
năng tha thứ Đức Giêsu thì sẽ hưởng niềm vui vĩnh cửu cùng với Người trên thiên
quốc. Tôi có nỗ lực thay đổi và hoán cải cuộc sống mình trước tình yêu bao la
của Đức Giêsu?
4. “Luận lý thế gian đặt nền tảng chính
nó trên sự tham vọng, sự cạnh tranh, và chiến đấu với vũ khí của sự sợ hãi, của
hối lộ, của sự làm bóp méo lương tâm. Luận lý của Tin Mừng, đó là, luận lý của
Chúa Giêsu, được thể hiện trong sự khiêm nhường và lòng biết ơn. Nó được xác
định cách âm thầm nhưng hiệu nghiệm với sức mạnh của sự thật. Vương quốc của
thế gian đôi khi được duy trì bởi lòng tham, những cạnh tranh, sự đàn áp; Vương
Quốc của Đức Kitô là một ‘vương quốc của công lý, của tình yêu và của hoà bình’”.
ĐGH Phanxicô đã nhấn mạnh như thế trong sứ điệp Kinh Truyền Tin lễ Chúa Giêsu
Vua Vũ Trụ năm 2016. Nếu tôi ý thức mình là công dân của Vương Quốc Đức Kitô,
thì tôi gặp những khó khăn nào khi sống các giá trị của Vương Quốc ấy trong đời
sống hằng ngày nơi trần thế?
III. LỜI NGUYỆN CHUNG
Chủ
tế: Anh
chị em thân mến! Chúa Giêsu Kitô là Con Một yêu dấu của Thiên Chúa Cha đã đến
trần gian để thiết lập Nước Thiên Chúa. Qua cuộc tử nạn và phục sinh, Người đã
hoàn tất ý định nhiệm mầu của Chúa Cha và được trao vương quyền trên muôn loài
muôn vật. Chúng ta cùng cảm tạ chúc tụng Chúa và tin tưởng cầu xin.
1. Thiên Chúa đã muốn quy tụ
muôn loài trong Đức Giêsu Kitô. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các vị chủ chăn
cùng mọi thành phần Dân Chúa luôn cộng tác chặt chẽ với nhau, và có những sáng
kiến phù hợp cho công cuộc loan báo Tin Mừng giữa thế giới hôm nay.
2. Trong xã hội hiện đại,
nhiều người chọn tôn thờ tiền bạc của cải hơn là Thiên Chúa. Chúng ta cùng cầu
nguyện cho những ai đang mải mê chạy theo vật chất được ơn nhận biết chỉ có Vua
Kitô mới đem lại hạnh phúc đích thực và vững bền cho con người.
3. Một tên trộm thưa với Chúa
Giêsu: “Khi vào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi.” Chúng ta cùng cầu nguyện cho
các tội nhân, cách riêng những Kitô hữu khô khan nguội lạnh, biết ý thức tình
trạng lầm lạc của họ, thật lòng ăn năn thống hối và sớm trở về cùng tình yêu
Chúa.
4. “Ngay hôm nay, anh sẽ ở
trên thiên đàng với tôi.” Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong cộng
đoàn chúng ta biết hết lòng phụng sự Thiên Chúa và tận tâm phục vụ mọi người,
để ngày sau xứng đáng chung hưởng phần thưởng Nước Trời mà Chúa hứa ban.
Chủ
tế: Lạy
Chúa Kitô là vua vũ trụ và là vua từng người chúng con. Xin nhận lời chúng con
cầu nguyện và ban Thánh Thần, giúp chúng con luôn can đảm làm chứng cho Chúa
bằng một đời sống thấm nhuần công bình bác ái, hầu làm cho nhiều người nhận
biết và quy phục vương quyền Chúa. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
SCĐ CN LỄ CHÚA GIÊSU LÀ VUA
Chủ đề :
Chúa Giêsu là Vua
Vua Giêsu trên Thập giá (Lc 23,35-43)
Sợi chỉ
đỏ :
- Bài
đọc I : Vua Đavít là hình ảnh Chúa Giêsu là Vua.
- Tin
Mừng : Lúc Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập giá chính là lúc Ngài lên
ngôi làm vua, ban ơn cứu độ cho tất cả mọi người.
- Bài
đọc II : Chúa Giêsu được Thiên Chúa đặt làm vua của hết mọi loài trên trời
dưới đất.
I. Dẫn
vào Thánh lễ
Anh
chị em thân mến
Hôm
nay là Chúa nhựt cuối cùng của năm phụng vụ. Lời Chúa vạch cho chúng ta thấy
lúc tận cùng của thời gian Chúa Giêsu sẽ làm vua ngự trị trên toàn thể mọi sự
và mọi người. Nhưng từ nay cho đến lúc đó, Chúa vẫn làm vua trong lòng những
người tin cậy và yêu mến Ngài.
Trong
Thánh lễ này, chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta nhận thức vị trí và vai
trò làm vua của Chúa trên cuộc đời chúng ta, đồng thời xin Chúa cũng giúp chúng
ta phụng thờ Ngài cho xứng đáng.
II. Gợi
ý sám hối
-
Chúng ta đã tôn thờ những "vua" khác không phải là Chúa, như tiền bạc,
danh vọng, lạc thú v.v.
-
Chúng ta không sống theo sự dẫn dắt của Chúa.
-
Chúng ta không sống theo luật của Nước Chúa là luật yêu thương.
III.
Lời Chúa
1.
Bài đọc I (2 Sm 5,1-3)
Đoạn
này thuật cuộc phong vương lần thứ hai cho Đavít. Cần nhớ rằng sau khi Vua Saun
chết, các chi tộc miền Nam đã phong Đavít làm vua của họ. Một thời gian sau, vì
mến mộ tài đức của Đavít nên các chi tộc miền Bắc cũng phong Đavít làm vua họ nữa.
Như thế là đất nước thống nhất dưới quyền lãnh đạo một vị vua duy nhất.
Trong
biến cố này, Thiên Chúa cũng lên tiếng. Ngài nói với Đavít : "Chính
ngươi sẽ chăn dắt Israel, dân của Ta". Câu này rất ý nghĩa : vua Đavít chỉ là "người
chăn dắt" dân "của Thiên Chúa". Chính Thiên Chúa mới là Vua thật
của "dân Ngài".
2.
Đáp ca (Tv 121)
Đây
là một ca khúc lên đền, nghĩa là ca khúc mà những người hành hương hát khi họ
tiến đến gần đền thờ Giêrusalem.
Tuy
những người hành hương tiến đến nơi có đặt "ngai vàng của vương triều
Đavít", nhưng họ ý thức rằng họ là những "chi tộc của Chúa" vì
chính Chúa mới là vua thật của họ.
3.
Tin Mừng (Lc 23,35-43)
Đoạn
Tin Mừng này mô tả cảnh Chúa Giêsu trên thập giá :
-
Phía dưới thập giá, dân chúng "đứng nhìn" cách bàng quan như không
liên can gì đến mình, các thủ lãnh do thái thì chế nhạo "Hắn đã cứu người
khác thì hãy cứu lấy mình đi nếu thật hắn là Đấng Kitô", lính tráng cũng
chế diễu "Nếu ông là vua dân do thái thì hãy cứu lấy mình đi".
-
Trên đầu Ngài có bảng viết "Đây là vua người do thái"
- Bên
cạnh Ngài có hai tên gian phi : một tên hùa theo đám người phía dưới để chế
diễu Ngài ; tên kia công nhận Ngài là vua nên nói với Ngài "Khi ngài
vào Nước của Ngài thì xin nhớ đến tôi".
Nghĩa
là : thánh Luca đã cố ý trình bày Chúa Giêsu trên thập giá như một vị vua
đang ngự trên ngai của mình. Nhưng đa số những người ở dưới và bên cạnh, vì đã
quá quen với hình ảnh một ông vua trần gian nên chẳng những không nhận ra Ngài
mà còn chế nhạo Ngài.
4.
Bài đọc II (Cl 1,12-20)
Thánh
Phaolô trích dẫn một bài thánh thi trình bày địa vị của Chúa Giêsu Kitô :
- Đối
với Thiên Chúa : Chúa Giêsu là hình ảnh của Thiên Chúa.
- Đối
với công trình sáng tạo : nhờ Chúa Giêsu mà muôn vật được tạo thành.
- Đối
với công trình cứu độ : nhờ cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá mà mọi
người được giao hòa lại với Thiên Chúa.
Như
thế, Chúa Giêsu là Vua tối cao trên toàn thể vũ trụ.
IV. Gợi
ý giảng
*
1. Nguồn gốc và ý nghĩa Lễ Chúa Giêsu là Vua
Một
triết gia đã đưa ra một nhận định rất bi quan : "Homo homini
lupus" : con người là lang sói của con người. Lang sói là một loài
thu dữ, bản tính thích tấn công, cắn xé và giết chóc. Thế mà loài người lại giống
với loài thú dữ đó, luôn luôn tấn công nhau, cấu xé và giết chóc nhau.
Bởi vậy
một sử gia đã đưa ra một kết luận tương tự với nhận định bi quan của triết gia
trên : lịch sử loài người là một chuỗi những cuộc chiến tranh liên tiếp
nhau. Từ khi có loài người trên mặt đất này cho đến nay, có mấy khi mà loài người
được hưởng thái bình ? Hầu hết thời gian lịch sử của loài người đều là chiến
tranh. Gần đây nhất là 2 cuộc thế giới đại chiến, cuộc thứ nhất kéo dài từ năm
1914 đến 1918, làm cho 8.700.000 người chết ; cuộc thứ hai từ năm 1939 đến
năm 1945, giết chết thêm 40 triệu sinh mạng nữa. Và hiện nay cả loài người đều
phập phòng lo sợ sẽ xảy ra một cuộc đại chiến lần thứ 3 với những vũ khí hạt
nhân. Lần này không phải chỉ có 8.700.000 người chết, hay 40 triệu người chết
mà là tất cả mọi người, trái đất sẽ nổ tung, toàn thể loài người sẽ bị tiêu diệt.
Tại
sao loài người chúng ta, một loài người có trí khôn, biết suy nghĩ, một loài
cao hơn tất cả mọi loài vật khác mà lại cư xử với nhau một cách ngu xuẩn như vậy ?
Thưa vì trong con người chúng ta vừa có tính thú vừa có tính người : tính
thú thì giống như loài lang sói hung dữ cấu xé lẫn nhau, còn tính người là có
trí khôn biết suy nghĩ biết tính toán. Khi buông trôi theo tính thú thì loài
người chiến tranh với nhau ; và nếu con người lại dùng cái trí khôn ngoan
của tính người để phục vụ cho cái tính thú kia thì con người lại càng dã man
hung dữ làm hại nhau còn hơn loài sang sói đích thực nữa. Điều đáng tiếc là trong
hầu hết lịch sự quá khứ, con người đã buông theo cái tính thú đó. Vì thế mà lịch
sử loài người đã là lịch sử của một chuỗi những cuộc chiến tranh liên tiếp
nhau.
Cho
nên trong bối cảnh giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới làm chết hàng mấy chục triệu
sinh mạng con người như thế, ngày 11.12.1925, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã thiết lập
Lễ Chúa Kitô Vua, mục đích là để cầu nguyện cho loài người thôi đừng buông theo
tính thú mà cấu xé lẫn nhau, các nước đừng nuôi mộng bá chủ hoàn cầu mà chinh
chiến với nhau ; nhưng mọi người hãy suy phục vương quyền Chúa Kitô và xây
dựng vương quốc của Ngài, Đức Giáo Hoàng coi đó là chấm dứt chiến tranh.
Sở dĩ
loài người cứ luôn làm hại làm khổ lẫn nhau là vì loài người còn sống theo cái
tính thú trong mình. Vậy nếu muốn cho loài người hoà thuận với nhau để cùng
nhau chung hưởng thái bình thì loài người phải sống theo cái tính người, gồm có
những đức tính mà Chúa đã dạy chúng ta trong Tin Mừng. Con người sống đúng là
con người. Chúa Giêsu gọi đó là Sự Thật ; còn ngôn ngữ phụng vụ hôm nay
thì gọi đó là vương quyền, vương quốc của Chúa Kitô. Nước Chúa. Ai sống theo những
giá trị Tin Mừng để thành người hơn thì người đó thuộc về Nước Chúa ; ai
giúp cho người khác sống theo những giá trị Tin Mừng ấy thì người đó đang mở
mang Nước Chúa ; và khi mọi người, dù có đạo hay không có đạo, đều sống
theo những giá trị Tin Mừng ấy, thì đó là thời Nước Chúa đã trị đến.
Hôm
nay là Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ. Giáo hội đặt lễ Chúa Kitô Vua vào
Chúa Nhật cuối cùng này, cũng có ý nghĩa : đó là ước nguyện sao cho cuối
cùng tất cả mọi người đều ở trong Nước Chúa, một nước chỉ có hoà thuận yêu
thương, một nước thái bình hạnh phúc.
Phần
mỗi người chúng ta, hãy cố gắng xứng đáng là một công dân Nước Chúa, nghĩa là
biết sống đúng tính người, sống theo lương tâm, sống hoà thuận, yêu thương, làm
việc lành theo lời dạy của Tin Mừng. Chúng ta cũng hãy cố gắng mở mang Nước
Chúa bằng cách làm cho thêm nhiều người khác cũng biết sống hoà thuận yêu
thương sống theo lương tâm và làm việc lành như vậy.
*
2. Chân lý cuối cùng
Trong
những Chúa nhựt cuối của năm phụng vụ, Lời Chúa mời chúng ta nghĩ đến lúc tận
cùng của thời gian, để thấy trước khi ấy tình hình sẽ như thế nào, và nhờ đó mỗi
người cũng biết điều chỉnh cuộc sống mình trong hiện tại cho phù hợp với viễn ảnh
cuối cùng ấy.
- Bằng
ngôn ngữ khải huyền, các sách Tin Mừng mô tả lúc đó mặt trời mất sáng, mặt
trăng tối sầm lại và các tinh tú trên trời rụng xuống. Qua những hình ảnh lạ
lùng ấy, tác giả muốn nói rằng khi đến lúc tận cùng của thời gian, tất cả mọi
thứ mà xưa nay người ta coi là quyền lực đều sụp đổ hết, để chỉ còn quyền lực của
Thiên Chúa tồn tại và ngự trị.
- Còn
sách Huấn ca Ben Sira thì mô tả một cách thi vị hơn và bằng những hình ảnh gần
gũi hơn :
"Phù
hoa nối tiếp phù hoa, trần gian tất cả chỉ là phù hoa...
Hoa
nào không phai tàn. Trăng nào không khuyết
Ngày
nào mà không có đêm. Yến tiệc nào không có lúc tàn
Phù
hoa nối tiếp phù hoa..."
- Một
thi sĩ khác cũng có những suy nghĩ tương tự, ông suy nghĩ về thời gian :
"Khi
tôi là một đứa trẻ... tôi thấy thời gian bò tới
Khi
tôi là một thanh niên... tôi thấy thời gian đi bộ
Khi
tôi trưởng thành... tôi thấy thời gian chạy
Cuối
cùng khi tôi bước vào tuổi chín muồi thì thấy thời gian bay
Chẳng
bao lâu nữa tôi chết, lúc đó thời gian đã đi mất
Ôi lạy
Chúa Giêsu, khi cái chết đến, thì ngoài Ngài ra, không còn gì là quan trọng nữa"
Những
dẫn nhập khá dài dòng trên chỉ nhằm giúp chúng ta hiểu bài Tin Mừng lễ Chúa
Kitô Vua hôm nay theo đúng hướng mà Phụng vụ của ngày Chúa nhựt cuối năm Phụng
vụ muốn chúng ta hiểu. Trong hướng đó, chúng ta thấy được một số chân lý sau
đây :
- Thứ
nhất : Đến lúc tận cùng của thời gian, nghĩa là đến ngày tận thế, hoặc
ngày chết của mỗi người, thì chúng ta sẽ thấy tất cả đều sẽ sụp đổ : tiền
bạc, danh vọng, sức khoẻ, thế lực, thú vui.... Tất cả đều không còn ý nghĩa và
tầm quan trọng gì đối với bản thân mình hết. Đúng như lời của bài thơ chót mà
tôi vừa đọc : "Lạy Chúa Giêsu, khi cái chết đến thì ngoài Ngài ra
không còn gì là quan trọng nữa".
- Thứ
hai : Nếu khi đó chỉ có Chúa là quan trọng thì từ trước tới lúc đó trong
cuộc sống, chỉ những ai gắn bó và nương dựa vào Chúa mới thấy yên lòng ;
còn những người quen tìm kiếm, chạy theo và nương dựa vào những thế lực khác
như tiền bạc, quyền lực, thú vui v.v. sẽ thấy chới với, cô đơn, trơ trụi...
- Thứ
ba : Khi đó, đối với tất cả mọi người, dù tin hay không tin, dù tốt hay xấu,
mọi người đều mở mắt và nhận thực rằng Chúa Giêsu chính là Kitô và là Vua thật.
Kitô nghĩa là Đấng Cứu Vớt, Vua nghĩa là Đấng thống trị. Nhiều người trong lúc
còn sống đã tưởng rằng nguồn cứu vớt của họ và thế lực hỗ trợ họ là tiền tài
danh lợi thế gian, nhưng khi đó họ sẽ biết họ lầm. Chẳng hạn các nhân vật trong
bài Tin Mừng hôm nay : Các thủ lãnh do thái, quân lính, Philatô và tên
gian ác ở bên trái Ngài. Chiều hôm đó trên đồi Sọ, họ tưởng Chúa Giêsu đang thất
thế vì rõ ràng Ngài đang bị treo, bị đóng đinh dính cứng vào thập giá. Họ chế
nhạo Ngài "Nào có giỏi thì thử xuống khỏi thập giá đi". Họ cũng gọi
Ngài là Kitô đó, cũng gọi Ngài là Vua đó, nhưng gọi một cách mỉa mai, gọi để nhạo
báng : chẳng qua hắn chỉ là một tên Kitô dỏm, một ông vua cỏ mà
thôi ! Nhưng đến ngày cùng tận, tất cả những người ấy sẽ sửng sờ khi thấy
kẻ bị họ nhạo báng ấy lại xuất hiện với tất cả uy quyền và vinh quang, để xét xử
và trừng phạt họ. Ngài đúng là Kitô và là Vua. Chiều hôm ấy trên đồi sọ, chỉ có
một người đã nhận biết Ngài, đó là người trộm lành ở bên phải. Anh đã tin Ngài
là Vua nên anh nói "Khi nào Ngài vào Nước của Ngài" ; anh cũng
tin Ngài là Đấng Kitô cứu thế nên mới thưa "Xin Ngài cứu tôi, xin hãy nhớ
đến tôi". Và chúng ta hãy suy nghĩ : hiện bây giờ người trộm lành ấy
đang ở đâu ? Chắc chắn anh đang ở bên Chúa và hưởng hạnh phúc trong nước
Chúa, như lời Chúa Giêsu đã hứa với anh chiều hôm ấy : "Ta bảo thật,
ngay hôm nay anh sẽ được ở với Ta trên thiên đàng". Thật hạnh phúc thay
cho người trộm lành, cả một đời gian ác tội lỗi, nhưng cuối cùng đã gặp được hạnh
phúc thiên đàng, nhờ anh đã hiểu được phải trao cuộc đời cho ai và bám víu vào
ai.
Cái
chân lý mà mãi đến phút cuối đời người trộm lành mới thấy được ấy, Phụng vụ muốn
chỉ cho chúng ta thấy ngay từ hôm nay : Chúa Giêsu chính là Đấng Kitô cứu
vớt, Ngài chính là Vua. Ngoài Ngài ra không có ai, không có cái gì là vua thật
và có thể cứu chúng ta thật. Vậy ngay từ hôm nay chúng ta hãy quyết định trao gởi
cuộc đời mình cho Ngài, sống gắn bó với Ngài, và từ bỏ tất cả những gì nghịch với
Ngài. Có như thế chúng ta mới có thể hưởng hạnh phúc muôn đời bên cạnh Ngài, là
Kitô thật và là Vua thật của chúng ta.
*
3. Cơn cám dỗ cuối cùng
Vua Cảnh
Công nước Tề, một hôm lên chơi núi Ngưu Sơn. Nghĩ rằng có ngày sẽ phải chết và
giang sơn gấm vóc lại lọt vào tay kẻ khác, vua liền trào nước mắt tiếc thương.
Đoàn tuỳ tùng thấy vua khóc cũng khóc theo. Duy chỉ có Án Tử là chúm miệng cười.
Vua chau mày hỏi :
- Tại
sao người ta ai cũng khóc cả, mà nhà ngươi lại cười ?
Án tử
trả lời :
- Nếu
các vua đời trước mà sống, thì vua ngày nay hẳn còn phải mặc áo tơi đội nón lá.
Nhờ thế sự thăng trầm mà nay đến lượt vua được mặc áo gấm, đội mũ ngọc. Thế mà
vua lại khóc. Thấy đấng làm vua bất nhân, bầy tôi siểm nịnh, tôi không cười sao
được ?
*
Vua
trần gian có thần dân để cai trị, có quan quân để sai khiến, có tiền của mỹ nữ
để truy hoan.
Chúa
Giêsu trái lại, Người không làm vua theo kiểu thường tình ấy. Người đã khẳng định : "Nước tôi không thuộc về thế gian
này" (Ga
18,36). Vì thế, cung cách của vị vua Giêsu hoàn toàn mới lạ. Tin Mừng hôm nay sẽ
nói lên tính cách Vương Quyền ấy của Người.
Dưới
hình thức nhạo báng của các thủ lãnh Do thái, của lính tráng, của bản án treo
trên thập giá, đã nói !ên vương quyền của Chúa Giêsu : "Hắn đã cứu được người khác, thì cứu
lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Ki tô của Thiên Chúa, người được Thiên Chúa
tuyển chọn" (Lc
23,35). "Đấng
Kitô" chính
là người được xức dầu, là tước hiệu của vua. "Người Thiên Chúa tuyển chọn" chính là tước hiệu Thiên Sai, là Đấng
Cứu Thế. Nhất là lời tuyên xưng của người trộm lành đã nói lên vương quyền của
Người : "Khi
nào về Nước của Người, xin nhớ đến tôi" (Lc 35,42).
Tuy
nhiên, nước của Chúa Giêsu không nhằm tư lợi cá nhân như các thủ lãnh khiêu
khích, cũng không để ra oai quyền uy như bọn lính thách thức. Nước của Người là
Nước Tình Yêu, vương quyền của Người là để phục vụ. Vì thế, Người đã
không "xuống
khỏi thập giá" cách
ngoạn mục, nhưng đã "kéo mọi người" lên với Người (Ga 13, 32). Người đã không "cứu lấy chính mình",nhưng đã "cứu lấy mọi người" khỏi chết muôn đời nhờ cái chết của
Người.
Người
đã sẵn lòng chịu chết giữa hai tên gian phi, như lời Kinh Thánh rằng : "Người đã hiến thân chịu chết và bị
liệt vào hàng phạm nhân" (ls 53,12). Người đã hoà mình trong đám người tội lỗi, đã
chịu chung số phận của họ, Người đã sống và đã chết giữa đám tội nhân, như lời
đồn đại về Người : "Bạn của người thu thuế và phường tội lỗi" (Mi 11,19).
Vâng,
vương quyền của Người không cai trị bằng sức mạnh biểu dương, nhưng chinh phục
bằng"khối" tình yêu thương. Chính vì thế mà
Người đã chiến thắng cơn cám dỗ cuối cùng, là lời thách thức xuống khỏi thập
giá, để sẵn lòng chịu chết hầu cứu chuộc con người tội lỗi, chính là thần dân của
Người,
Thần
dân đầu tiên mà vị Vua có vương miện là mão gai, và ngai vàng là gỗ thánh giá
đã chinh phục, chính là người trộm lành. Giữa lúc những kẻ trước đây tung hô vạn
tuế nay lại nhạo báng Người, giữa lúc các môn đệ thề sống chết với Người nay lại
bỏ trốn hết, thì chỉ có một mình anh, người trộm lành, lên tiếng bênh vực Người :
Anh mắng người trộm dữ : "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa,
mày cũng không biết sợ ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với
việc đã làm. Chứ ông này có làm điều gì trái !" (Lc 35,40-41). Anh tỏ lòng kính sợ Chúa
và ăn năn sám hối, đó là thái độ của người sẵn sàng đón nhận ơn cứu độ.
Hơn
nữa giữa lúc chương trình của Chúa Giêsu dường như thất bại, không còn hy vọng
cứu vãn ; giữa lúc thập tử nhất sinh, gần kề cái chết, thì chỉ mình anh,
người trộm lành, đã tin vào Chúa, tin vào sự sống đời sau, và tin vào vương quyền
của Người. Anh cầu nguyện : "Lạy Ngài, khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến
tôi". Người
nhận lời tức khắc : "Ngay hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta" (Lc 35,43).
Một lời
hứa mà Người chưa hề ban cho ai dù đó là người thân tín và yêu quí nhất của Người.
Một lời
hứa được thực hiện ngay tức thì, không đợi đến sáng phục sinh hay ngày thế mạt.
Một lời
hứa đi vào vương quốc của những người công chính, qui tụ quanh vua Giêsu vinh
hiển.
Lời
hứa ban hạnh phúc cho anh trộm lành chính là cuộc sống thân mật với Vua Giêsu,
mà anh đã chia sẻ số phận của Người trên thập giá. Cuộc đời của anh tưởng chừng
như vĩnh viễn khép lại, nhưng chỉ với một chút niềm tin trong anh bừng sáng, một
lòng sám hối chân thành, đã khiến cửa trời rộng mở, đón tiếp anh thênh thang bước
vào. Chính từ khi anh trộm lành nhận ra người tử tù bị đóng đinh là vua trời,
nhận ra sự sống trong cõi chết, phục sinh trong tử nạn, thì Vua Giêsu tiếp tục
lan rộng cuộc chinh phục đến viên đại đội trưởng khiến ông cất tiếng tôn vinh
Thiên Chúa :"Người
này quả thật là công chính" (Lc 23,48).
Và
trong suốt 2000 năm qua, Người vẫn luôn đón nhận vào trong vương quốc tình yêu
của Người ; những thần dân biết duy trì tinh thần hiệp nhất, phục vụ và
yêu thương. Chỉ những ai biết sám hối ăn năn, tin nhận vào quyền năng và tình
thương của Chúa như anh trộm lành, môi được vào trong vương quốc của Người. Chỉ
những người biết kính sợ Thiên Chúa và tin tưởng vào sự sống đời sau mới được
ban cho Nước Trời.
*
Lạy
Chúa, xin cho đức tin chúng con đủ mạnh để thấy Chúa không ngừng lôi kéo cả thế
giới về với Người.
Xin dạy
chúng con luôn cộng tác với Chúa để xây dựng Nước Trời ngay trong cuộc sống
này, nhờ biết đẩy lui sự dữ trên địa cầu, trong khi kiến tạo an bình và yêu
thương. Amen. (TP)
*
4. Hai tên gian phi
Các
sách Tin Mừng ghi nhận rằng cùng bị đóng đinh chung với Chúa Giêsu hôm ấy còn
có hai tên gian phi. Phần Tin Mừng theo thánh thì phân biệt có một người đã sám
hối, còn người kia thì không. Chúng ta hãy xem xét từng người.
Trước
tiên là tên gian phi không sám hối. Hắn chẳng còn tình cảm, chẳng còn lương
tri, chẳng còn nhân tính gì nữa cả. Bởi vì tới lúc sắp chết mà hắn cũng không
chút hối hận. Ngay cả Chúa Giêsu cũng chẳng thể cứu hắn. Thực vậy, chẳng ai có
thể cứu được người không chịu để cho mình được cứu. Tấm lòng thương xót của
Thiên Chúa vẫn có sẵn đấy, nhưng tối thiểu con người phải muốn đón nhận. Oscar
Wilde viết : "Kẻ đang ở trong tình trạng nổi loạn không thể nhận được
ơn sủng".
Chúng
ta nhìn sang tên gian phi sám hối. Nhiều người đã nghĩ rằng người này được cứu
độ dễ dàng quá : sau một đời tội lỗi, anh ta chỉ cần nói với Chúa Giêsu một
lời thôi thì được tha thứ hết. Anh đã ăn trộm mọi thứ, và cuối cùng lại ăn trộm
luôn thiên đàng nữa. Có người khắt khe nghĩ rằng ít ra Thiên Chúa phải bắt anh
ta ở trong luyện ngục một thời gian nào đó mới phải.
Thực
ra nếu tìm hiểu kỹ trường hợp anh ta, chúng ta sẽ thấy rằng anh đã làm được một
việc không phải là nhỏ và cũng không phải là dễ :
- Khi
bị treo trên thập giá, anh không buông theo khuynh hướng xấu có sẵn trong mình
mà bực bội và bất mãn để rồi có những phản ứng như tên gian phi kia, là thù người
và hận đời rồi chửi bới lung tung. Thay vào đó, anh nhìn lại chính cuộc đời của
mình. Anh đã thấy gì ? Thấy cả đời anh chỉ là một đống rác rưởi chẳng có
chút gì tốt cả. Từ đó anh ý thức rằng mình đã làm hỏng tất cả : không phải
chỉ làm hỏng nhiều việc, mà còn làm hỏng chính cuộc đời mình. Anh biết tội mình,
anh nhận trách nhiệm về đời mình.
- Sau
đó anh lên tiếng can gián tên gian phi kia đừng chửi rủa Chúa Giêsu nữa. Và anh
quay sang kêu xin Ngài "Ông Giêsu ơi, khi nào Ông vào Nước của Ông, xin nhớ
đến tôi".
Người
ta vẫn có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác chứ không chịu nhận trách nhiệm
vào mình. Chuyện gì cũng nói "tại cái này", "bị cái khác",
"do người này", "vì người nọ" v.v. Nhiều người còn viện vào
khoa tâm lý mà ngụy biện rằng chẳng có gì là tội thực sự cả, tất cả chỉ do hoàn
cảnh đẩy đưa ; con người bị tác động bởi nhiều động cơ vượt tầm kiểm soát
của mình.
Người
gian phi sám hối bị tác động bởi hoàn cảnh bên ngoài nhiều lắm chứ : những
đau đớn thể xác làm anh khó chịu, những tiếng la ó của dân chúng làm anh tự ái,
án tử hình thập giá làm anh nhục nhã… Những thứ ấy đều xúi anh nổi loạn. Ngoài
ra cái chết gần kề cũng xúi anh thất vọng : tới giờ phút này còn hy vọng
gì sửa đổi tình thế được nữa ; vả lại tội anh đã quá nhiều và quá rõ…
Có thể
sám hối được trong hoàn cảnh như thế không phải là một việc dễ. Tuy nhiên anh
đã sám hối. Việc sám hối ấy đã mang lại cho anh chẳng những ơn tha thứ, mà còn
cả thiên đàng.
Người
gian phi sám hối dạy cho chúng ta biết rằng : không bao giờ là quá trễ để
quay về với Chúa, không tội nào là quá nặng để không được thứ tha, bao lâu ta
còn thở là ta còn cơ hội để hưởng lòng thương xót Chúa.
*
5. Chúa Giêsu là vua như thế nào ?
a.
Làm vua có thể có nhiều cách, không nhất thiết cứ phải có đất đai, lãnh thổ, có
quân đội, triều đình… mới là vua. Người ta vẫn nói : «vua dầu lửa», «vua xe hơi», «vua bóng
đá», v.v… mặc
dù những ông vua này không có quân đội, không cai trị ai. Chúa Giêsu không những
làm vua hiểu theo nghĩa bóng, mà đích thực Ngài là vua hiểu theo nghĩa đen,
nghĩa chính thức của từ «vua».
Trước
hết, Ngài là vua, vua của cả vũ trụ, của cả trần gian, của cả nhân loại, vì
Ngài chính là Ngôi Lời, một trong Ba Ngôi Thiên Chúa đã tạo dựng nên muôn loài
vạn vật trong vũ trụ. Thánh Kinh viết : «Nhờ Ngài, vạn vật được tạo thành, và
không có Ngài thì chẳng có gì được tạo thành» (Ga 1,3 ; xem 1,10). Ngài là
vua của thế giới, nên đến ngày chung cuộc, chính Ngài sẽ là người đến phán xét
trần gian với tư cách một vị vua (Mt 25,34).
Thế
gian này có nhiều nước, mỗi nước có một ông vua. Nhưng Ngài là vua cả thế gian,
cả vũ trụ, nên Ngài là Vua trên hết các vua, là Vua của muôn vua.
b.
Đức Kitô là vua. Nhưng Ngài khác với các vua khác ở chỗ : để cai trị, các
vua khác dùng quyền lực, còn Ngài dùng tình thương. Thật vậy, Ngài yêu thương mọi
người, mọi con dân của Ngài như người mục tử tốt lành yêu thương chăn dắt đoàn
chiên, biết rõ từng con chiên một, và sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì lợi
ích của chiên (xem Ga 10,11-16). Ngài hành xử như thế vì Ngài là Thiên Chúa,
mà «Thiên Chúa
là tình yêu» (1
Ga 4,8). Trong thực tế, Ngài đã hy sinh chết trên thập giá một cách khổ nhục để
cứu nhân loại, là con dân được Thiên Chúa trao cho Ngài quyền cai trị.
c.
Chúa Giêsu không chỉ là vua vũ trụ, vua của cả trần gian, mà Ngài còn là vua của
tâm hồn mỗi người. Vì yêu thương, vị vua ấy ngự ngay trong thâm cung tâm hồn của
mỗi người để sẵn sàng thi ân giáng phúc, ban sức mạnh, thánh hóa, làm cho họ
ngày càng tốt đẹp, mạnh mẽ và hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, Ngài có làm được điều
đó hay không còn tùy thuộc vào sự tự do chấp nhận và sự tự nguyện cộng tác của
chúng ta. Ngài sẽ không làm được gì cho chúng ta nếu chúng ta không muốn Ngài
làm, hoặc nếu chúng ta hoàn toàn thụ động không cộng tác gì vào công việc mà
Ngài muốn làm cho ta.
Để
Ngài có thể hành động biến đổi con ta nên tốt đẹp, mạnh mẽ, thánh thiện hơn, ta
cần tôn Ngài làm vua tâm hồn mình, bằng cách :
– Trước
tiên, phải thường xuyên ý thức về sự hiện diện của Ngài ở trong ta.
– Kế
đến là ý thức rằng Ngài là tình thương, Ngài yêu thương ta hơn tất cả mọi người,
và sẵn sàng làm tất cả những gì ta cần cho sự phát triển và hạnh phúc của ta.
– Đồng
thời ý thức Ngài là sức mạnh toàn năng, có thể thực hiện tất cả những gì Ngài
muốn nơi ta.
– Vì
thế, ta nhường quyền làm chủ bản thân ta cho Ngài, để Ngài hoàn toàn làm chủ bản
thân ta. Ta không còn hành động theo ý riêng ta nữa, mà hoàn toàn hành xử theo
ý của Ngài.
– Vì
Ngài yêu thương ta, sáng suốt và khôn ngoan hơn ta rất nhiều, lại có khả năng
làm tất cả những gì Ngài muốn, nên ta hãy hoàn toàn phó thác vận mệnh của ta
cho Ngài.
– Và
cuối cùng là luôn luôn sống trong bình an, hạnh phúc của một người được Đức
Kitô yêu thương và phù trợ. Hãy hưởng niềm hạnh phúc của một người được Vua của
cả trần gian này yêu thương và quan tâm săn sóc. Hãy tin tưởng và luôn luôn an
tâm rằng nhờ quyền năng của Ngài, tất cả những gì xảy đến cho ta đều hết sức có
lợi, đều trở nên vô cùng tốt đẹp cho ta, cho dù hiện nay ta chưa hiểu rõ.
Nắm
vững điều đó, ta sẽ thấy có Đức Kitô ngự trong tâm hồn mình là như có được một «cây đèn thần» trong tay, một «bùa hộ mạng» an toàn, một «vị thần bảo trợ» hữu hiệu, một «người tình chung thủy» luôn luôn ở với ta suốt cuộc đời.
Lúc đó ta sẽ sung sướng cảm nghiệm được như thánh Phaolô : «Tôi làm được tất cả mọi sự nhờ Đấng ban
sức mạnh cho tôi» (Pl
4,13). (Nguyễn chính Kết)
V. Lời
nguyện cho mọi người
Chủ tế :
Anh chị em thân mến, khi bị đóng đinh trên thập giá, người trộm lành đã thưa với
Chúa Giêsu : Lạy Ngài, khi vào Nước Ngài, xin nhớ đến tôi. chúng ta cũng
mượn lời khẩn cầu ấy để thân thưa với Thiên Chúa là Cha chúng ta :
1.
Hội thánh là một bà mẹ hiền / yêu thương hết thảy mọi con cái của
mình / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các vị mục tử luôn nhớ đến những người
nghèo khổ bất hạnh / và tìm mọi cách giúp họ sống xứng nhân phẩm của mình.
2.
Chúa Giêsu Kitô là vị Vua đem lại hòa bình thật sự cho nhân loại / Chúng
ta hiệp lời cầu xin Chúa tiêu diệt mầm mống chiến tranh / hận thù và bạo lực /
để hết thảy mọi người được an cư lạc nghiệp.
3.
Hiện nay / có một số anh chị em tận tụy hy sinh / phục vụ những người
bị nhiễm HIV / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban ơn nâng đỡ những sứ giả
của tình thương / đang xả thân vì đồng loại của mình.
4.
Chúa Giêsu là vị Vua nhân ái / luôn chia sẻ mọi vui buồn với thần dân của
mình / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết
luôn tin tưởng và phó thác cuộc đời cho vị vua đầy lòng nhân ái này.
Chủ tế :
Lạy Chúa Giêsu, vì yêu thương mà Chúa đã chết trên thập giá để cứu chuộc chúng
con. Xin cho chúng con cũng biết yêu thương và giúp đỡ hết thảy mọi người như
Chúa đã luôn luôn yêu thương và không ngừng nâng đỡ chúng con. Chúa hằng sống
và hiển trị muôn đời.
VI.
Trong Thánh Lễ
- Trước
kinh Lạy Cha : Trong ngày lễ kính Chúa Giêsu là Vua hôm nay, chúng ta hãy
đặc biệt cầu xin cho Nước Chúa mau trị đến trong cõi lòng mọi người.
- Trước
rước lễ : Vua Giêsu đã thương mời chúng ta đến dự tiệc của Ngài. Chúng ta
hãy đến dự tiệc thánh trong tâm tình biết ơn và cảm mến. "Đây Chiên Thiên
Chúa…"
VII.
Giải tán
Trong
khi chờ đợi ngày Chúa Giêsu hoàn toàn làm Vua toàn thể nhân loại, mỗi người
chúng ta hãy cố gắng làm một công dân xứng đáng của Nước Chúa, đó là hằng ngày
thực hiện giới luật yêu thương.
Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI
Lectio Divina: Chúa Kitô Vua Vũ Trụ (C)
Chúa
Nhật, 20 Tháng 11, 2016
Chúa
Giêsu Vua Dân Do-Thái
Một
vị Vua khác với các vua trên thế gian
Lc
23:35–43
Lời nguyện mở đầu
Lạy
Thiên Chúa Toàn Năng ngự trên cao,
Chúa
đã biến đời sống mỏng manh của chúng con thành đá tảng đền thờ Chúa ngự.
Xin
hãy hướng dẫn tâm trí chúng con biết đập vỡ những phiến đá trong sa mạc,
để
cho nước có thể chảy ra hầu làm dịu cơn khát của chúng con.
Nguyện
xin cho sự nghèo nàn về cảm xúc của chúng con che phủ chúng con như tấm áo
choàng trong bóng tối của đêm đen.
Và
xin Chúa hãy mở lòng trí chúng con để chúng con có thể nghe được tiếng vang vọng
của sự im lặng cho đến lúc bình minh,
Xin
Chúa hãy ấp ủ chúng con trong ánh sáng của buổi rạng đông,
Xin
hãy mang đến cho chúng con,
Với
than hồng từ lửa của những người chăn chiên của Đấng Tuyệt Đối
Là những
người canh thức cho chúng con được gần với Thầy Chí Thánh, hương vị của kỷ niệm
thánh.
1. Bài
Đọc
a) Phúc
Âm:
35 Dân chúng đứng nhìn, còn các
thủ lãnh buông lời cười nhạo Chúa Giêsu: “Nó đã cứu được kẻ khác thì
hãy tự cứu mình đi nếu nó thật là Đấng Kitô, người Thiên Chúa tuyển chọn.” 36 Quân
lính đều chế diễu Người, đưa dấm cho Người uống, 37và
nói: “Nếu ông là vua dân Do Thái, ông hãy tự cứu mình
đi.” 38 Phía trên đầu Người có tấm bảng đề chữ: ‘Người
này là vua dân Do Thái’. 39 Một trong hai kẻ trộm bị
đóng đinh trên thập giá cũng sỉ nhục Người rằng: “Nếu ông là Đấng
Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa.” 40 Đối
lại, tên kia mắng nó rằng: “Mi cũng chịu đồng một án mà mi chẳng sợ Thiên Chúa
sao. 41 Phần chúng ta, như thế này là đích đáng, vì
chúng ta chịu xứng với những việc chúng ta đã làm. Còn ông này, ông
có làm gì xấu đâu?” 42 Và anh ta thưa Chúa Giêsu rằng: “Lạy
Ngài Giêsu, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi.” 43 Chúa
Giêsu đáp: “Ta bảo thật ngươi, ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên
đàng với Ta.”
b) Giây
phút thinh lặng cầu nguyện:
Chúng
ta hãy để cho Lời Chúa vang vọng ở trong lòng chúng ta.
2. Suy
Gẫm
a) Một
vài câu hỏi gợi ý:
- Dân
chúng đứng đó nhìn. Tại sao bạn không bao giờ tỏ thái độ về những
gì đang xảy ra? Tất cả mọi thứ mà bạn đã sống, lắng nghe, trông thấy… bạn
không thể tảng lờ đi chỉ vì một chướng ngại vật có vẻ như đang làm cản lối
sao? Hãy dời nó sang một bên, hãy làm một điều gì đó!
- “Nếu
ông là vua dân Do Thái, ông hãy tự cứu mình đi.” Đã có bao nhiêu
toan tính và đe dọa với Chúa trong lời cầu nguyện. Nếu Chúa là Thiên
Chúa tại sao Chúa không can thiệp? Có rất nhiều người vô tội đang
đau khổ… Nếu Chúa yêu con, Chúa hãy làm những gì con xin và con sẽ
tin Chúa… Cho đến khi nào thì bạn mới thôi không đối xử với Chúa như
là bạn biết nhiều hơn Người về những gì là tốt và những gì không tốt?
- Lạy
Ngài Giêsu, xin nhớ đến tôi. Khi nào thì bạn sẽ thấy trong Đức Kitô,
là Đấng duy nhất HÔM NAY ban cho bạn sự sống?
b) Ý
chính của bài Tin Mừng:
Lễ
Chúa Kitô, Vua của Vũ Trụ. Có lẽ chúng ta mong chờ
một đoạn Tin Mừng của những người đầy vẻ hào quang, nhưng thay
vào đó chúng ta lại thấy mình đang ở trước những đoạn Tin Mừng
đen tối nhất… Sự kinh ngạc của điều không mong đợi là cảm nhận thích
hợp nhất để tham gia vào trọng tâm của ngày lễ hôm nay, sự ngạc nhiên của kẻ biết
rằng họ không thể nào hiểu được mầu nhiệm vô hạn của Con Thiên Chúa.
Câu
35: Dân
chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh buông lời cười nhạo Chúa Giêsu: “Nó đã cứu
được kẻ khác thì hãy tự cứu mình đi nếu nó thật là Đấng Kitô, người Thiên Chúa
tuyển chọn.” Chung
quanh cây Thập Giá, tụ tập nhau lại là những người đã gặp Chúa Giêsu trong thời
gian ba năm cuộc đời rao giảng của Người. Và, giờ đây, trước khi Chúa Lời
bị đóng đinh vào thập giá, những bí mật của trái tim đã được mặc khải. Người
ta đã lắng nghe và đi theo vị Giáo Sĩ đất Galilê, những người đã chứng kiến những
phép lạ và sự kỳ diệu, họ có xem thấy: sự bối rối trên các khuôn mặt, hàng
ngàn câu hỏi trong tim, tâm trạng vỡ mộng và sự nhận thức rằng mọi việc sẽ kết
thúc như thế này không? Các người thủ lãnh duyệt qua tất cả những gì
đã xảy ra trong khi họ nói lên sự thật liên quan đến Con Người của Đức Giêsu:
Chúa Cứu Thế, Đấng Thiên Chúa Chọn. Họ bỏ qua lý luận của Thiên Chúa
dù rằng họ là những người trung thành tuân giữ lề luật Do Thái. Đó
là lời thách thức rất đáng khinh bỉ: Hãy để nó tự cứu lấy mình…
cho thấy một mục đích ẩn dấu sau các hành động của họ: sự cứu rỗi chỉ
đạt được bởi những ai tuân thủ theo các điều răn của Thiên Chúa.
Câu
36-37: Quân lính đều chế diễu Người, đưa dấm cho Người uống, và
nói: “Nếu ông là vua dân Do Thái, ông hãy tự cứu mình đi.” Các
quân lính, những người không có gì để mất mát trong lĩnh vực tôn giáo, quyết liệt
chống lại Người. Họ có điều gì giống như người đàn ông ấy
đâu? Họ đã nhận được những gì từ nơi người ấy? Không có
gì cả. Khả năng thi hành, ngay cả trong một thời gian ngắn, quyền
cấm một ai đó không được phép vấp phạm! Quyền năng sở hữu được đan
quyện bởi lòng ác độc và quyền chế nhạo mà họ tự ban cho mình. Còn
người kia, không khả năng tự vệ, trở thành đối tượng cho sự hưởng thụ của họ.
Câu
38: Phía trên đầu Người có tấm bảng đề chữ: ‘Người này
là vua dân Do Thái’. Thật ra, đó là một tấm bảng nhạo báng tội lỗi
của chính họ: Đức Giêsu có tội vì là Vua Dân Do Thái. Một
cái tội mà trong thực tế không là tội gì cả. Mặc dù các thủ lãnh đã
manh nha, bằng mọi cách, để dẹp tan địa vị quân vương của Chúa Kitô, nhưng sự
thật tự nó đã được viết lên: Người này là Vua dân Do Thái! Người
này, chứ không phải là ai khác! Một địa vị quân vương tồn tại hằng
thế kỷ và đòi hỏi những người đi ngang qua phải dừng chân và suy nghĩ về đặc
tính mới lạ của Tin Mừng. Con người cần có một ai đó để cai quản họ,
và người duy nhất chỉ có thể là Đấng đã chịu đóng đinh trên thập giá vì tình
yêu, người ấy có khả năng đứng trên cây gỗ kết án để rồi được tìm thấy sống lại
vào buổi rạng đông vào ngày thứ tám. Một vị Vua không vương trượng, một vì
Vua có khả năng khi bị mọi người xem như là một tội phạm nhưng vẫn không từ bỏ
tình yêu của mình cho nhân loại.
Câu
39: Một trong hai kẻ trộm bị đóng đinh trên thập giá cũng sỉ nhục
Người rằng: “Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa.” Một
người có thể bị treo trên cây thập giá vì những lý do khác nhau, như cũng vì những
lý do khác nhau người ta có thể được gần kề với Đức Kitô. Được gần với
cây thập giá có thể là chia rẽ hoặc là kết hợp. Một trong hai người
gần với Đức Kitô đã sỉ nhục, khiêu khích, chế giễu hoặc nhạo báng Người. Mục
tiêu luôn luôn giống nhau: Hãy tự cứu lấy ông và cứu luôn cả chúng
tôi nữa! Ơn cứu rỗi được cầu khẩn như là một chuyến bay từ cây thập
giá. Một sự cứu độ vô ích, không có sự sống, đã chết tự trong chính
nó. Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, người tội phạm này bị treo
trên thập giá. Chúa Giêsu đã trở thành một với cây gỗ, bởi vì cây thập
giá dành cho Người là một cuốn sách được mở ra để thuật lại những việc lạ lùng
của đời sống thiêng liêng được dâng nộp, được trao ban vô điều kiện. Còn
người kia bị treo như một trái cây, mục rữa bởi tội lỗi và sẵn sàng bị thải đi.
Câu
40: Đối lại, tên kia mắng nó rằng: “Mi cũng chịu đồng một án mà
mi chẳng sợ Thiên Chúa sao. Còn người kia, được gần gũi với Chúa
Giêsu, một lần nữa chuộc lại sự kính sợ Thiên Chúa và làm một nhận thức rõ
ràng. Có thể nào một người sống bên cạnh Chúa Giêsu sỉ nhục, kẻ mà ở
đó cận kề với cái chết và không thấy điều đó, và tiếp tục lãng phí nó cho đến
phút giây cuối cùng không? Mọi việc đều có một giới hạn, và trong
trường hợp này cái giới hạn đã không được sắp đặt bởi Đức Kitô là Đấng đang ở
đó, nhưng bởi kẻ đồng hành với Người. Đức Kitô không trả lời, người
kia lên tiếng trong vị thế của mình, nhận ra được trách nhiệm của mình và giúp
đỡ người khác nhận thức được những giây phút hiện tại là một cơ hội để được
lãnh nhận ơn cứu độ.
Câu
41: Phần chúng ta, như thế này là đích đáng, vì chúng ta chịu xứng
với những việc chúng ta đã làm. Còn ông này, ông có làm gì xấu đâu?” Sự
dữ dẫn đến thập giá, con rắn đã hướng dẫn đến trái cấm trên
cây. Nhưng mà thập giá nào đây? Thập giá “phần thưởng” của một
người hay thập giá của hoa trái tốt tươi. Đức Giêsu là hoa trái mà mỗi
người có thể nhận được từ cây sự sống ở giữa khu vườn của thế giới, Đấng công
chính chưa hề làm một điều gì tội lỗi, ngoại trừ yêu cho đến tận cùng.
Câu
42: Và anh ta thưa Chúa Giêsu rằng: “Lạy Ngài Giêsu,
khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi.” Đó là một đời sống hoàn
thành trọn vẹn và được gói ghém trong một lời khẩn cầu mang một ý nghĩa lạ thường. Một
con người, một tội nhân, ý thức được tội lỗi của mình và sự xử phạt công bằng,
chấp nhận mầu nhiệm thập giá. Dưới chân của ngai tòa vinh quang đó, anh ta
xin được nhớ đến trong Vương quốc của Chúa Kitô. Anh ta đã trông thấy
một người vô tội bị đóng đinh, anh nhận ra và nhìn thấy xa hơn những gì biểu hiện
bề ngoài, đời sống của Nước Trời. Một sự thừa nhận tuyệt vời! Trong
một khoảnh khắc, đôi mắt của người ấy đã thông hiểu, đã có được một sự sống
đang lướt ngang qua và đang công bố một sứ điệp về ơn cứu rỗi dù rằng trong một
cách hoảng hốt. Tội nhân đó, kẻ tội phạm đáng chết, đáng bị sỉ nhục
và bị nhạo báng bởi tất cả những ai có thể biết rõ về anh ta và trong một thời
gian dài, nhận lãnh đối tượng đầu tiên của mình, lần đầu tiên trong đời, anh ta
thắng cuộc. Thánh Kinh nói rằng kẻ đáng nguyền rủa là kẻ bị treo
trên cây thập giá. Kẻ vô tội bị nguyền rủa trở thành phúc lành cho kẻ
đáng bị lên án. Một tòa án trần thế và thế quyền, đó là quan
Philatô, một tòa án thiêng liêng, đó là thập tự giá, nơi mà kẻ bị lên án thì được
cứu rỗi trong đức yêu mến dạt dào của Đức Kitô vô tội.
Câu
43: Chúa Giêsu đáp: “Ta bảo thật ngươi, ngay hôm
nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta.” Ngay hôm
nay. Chữ duy nhất bung ra một cuộc sống mới của Tin Mừng. Hôm
nay. Ơn cứu độ đã được hoàn thành; không còn cần phải chờ một Đấng Cứu
Thế nào đó để cứu chuộc người ta khỏi tội lỗi nữa. Hôm
nay. Ơn cứu độ đã ở đây, trên cây thập giá. Đức Kitô
không bước vào Vương Quốc của Người một mình, Người đem theo anh ta, người đầu
tiên đã được cứu rỗi. Cùng một loài người, cùng một bản án, cùng một
cơ hội, cùng một vinh quang. Đức Giêsu không hề chiếm độc quyền cho
riêng mình quyền lợi làm con, ngay sau khi Người đã tách rời khỏi khoảng không
gian đã ngăn cách Người với Chúa Cha và từ cái chết không thể tránh khỏi hay
thoát được. Thật là kỳ diệu, Nước Trời đã được khánh thành trên đồi
Gôngôta… Có người nói rằng kẻ trộm lành đã làm một vụ cướp cuối cùng của cuộc đời
mình; anh ta đã cướp được ơn cứu rỗi… Và quả vậy. Cho những
kẻ hành động với những thứ của Thiên Chúa! Thay vào đó, bao nhiêu sự
thật, trong suy niệm món quà mà Đức Kitô mang đến cho người đồng hành của Người
trên thập giá. Không cướp bóc, không trộm cắp! Tất cả là
một món quà tặng: sự hiện diện của Thiên Chúa không được mặc cả hoặc
đổi chác! Ít hơn nữa là được luôn luôn ở bên cạnh Người. Đức
tin đã mở ra cánh cửa Nước Trời cho người trộm lành. Tốt lành bởi vì
anh ta đã biết cách nêu lên một cách công minh rằng tình trạng hiện hữu của anh
ta bởi vì đâu và đã nhìn ra được Đấng Cứu Thế trong Chúa Kitô. Còn
người kia có phải là người trộm dữ không? Có lẽ cũng ngang chừng như
người kia thôi, nhưng hắn ta vẫn ở ngoài đức tin: y vẫn đang đi tìm
một Thiên Chúa dũng mãnh và quyền năng, một Thiên Chúa uy quyền hùng mạnh trong
chiến trận, một Thiên Chúa xếp đặt mọi việc vào đúng vị trí của nó và anh ta
không biết cách nhận ra mình trong mắt của Đức Kitô, anh ta đã dừng lại tại sự
bất lực của mình.
c) Suy
niệm
Đức
Kitô chết trên Thập Giá. Người không cô độc. Người được
người ta vây quanh, bởi những người lạ, những kẻ chống đối đã ném lên Người
trách nhiệm thiếu hiểu biết của họ, những kẻ thờ ơ không muốn dính dáng tham
gia ngoại trừ lợi ích cá nhân, những người chưa thấu hiểu nhưng có lẽ lại là những
kẻ tự cho mình có quyền tra hỏi, vì họ nghĩ rằng họ không có gì để mất mát, như
một trong hai tội phạm. Nếu cái chết là để rơi vào hư vô, thì thời
gian làm người trở thành nỗi thống khổ. Thay vào đó, nếu đó là
lúc để chờ đợi ánh sáng thì thời gian làm người trở thành hy vọng, và không
gian của sự giới hạn sẽ mở ra một con đường mới dẫn đến tương lai, đến một bình
minh mới của sự Phục Sinh. Ta là đường, là sự thật và là sự sống…
thật đúng làm sao cho cả đến ngày nay, những Lời của Đức Giêsu, những Lời thắp
sáng lên bóng tối của sự chết. Đường không dừng lại, sự thật
không bị tắt đi, sự sống không chết. Trong những chữ “Ta là” gói
ghém luôn cả vương quyền của Đức Kitô. Chúng ta đang đi trên một cuộc
hành trình hướng về một mục tiêu, và để đạt được nó không thể có nghĩa là để mất
nó… Ta là đường… Chúng ta sống với sự thật, và sự thật không là
một vật thể, nhưng là một điều gì đó tồn tại: sự thật là sự huy
hoàng của thực tế - Simon Well đã nói – và mong muốn sự thật là mong muốn một sự
tiếp xúc trực tiếp với thực tế để yêu mến nó”. “Ta là sự thật… Không
ai muốn chết, chúng ta cảm thấy như bị tước đi mất một cái gì đó thuộc quyền sở
hữu của chúng ta: đời sống, và rồi, nếu đời sống không là một phần của chúng
ta, nó không thể cầm giữ chúng ta cho chính nó… Ta là sự sống… Chúa
Giêsu đã phán điều đó: “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất nó,
nhưng ai mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ tìm thấy nó.” Có sự mâu thuẫn
nào trong câu nói này, hay đúng ra là có những bí mật nào đang được mặc khải không? Chúng
ta có cần phải cất đi tấm màn che phủ từ những gì chúng ta thấy để chúng ta được
hưởng những gì chúng ta không thấy? Chúa Kitô trên thập giá là
đối tượng cho sự chú ý của mọi người. Nhiều người nghĩ về Người hoặc
là ngay cả ở bên cạnh Người. Nhưng điều này vẫn chưa đủ. Sự
gần gũi để được cứu rỗi không dành cho những ai đang ở đó để nhạo báng hoặc chế
giễu, sự gần gũi để được cứu rỗi thì dành cho những ai khiêm nhường cầu xin được
nhớ đến không phải trong lúc trốn chạy nhưng trong Vương quốc đời đời.
3. Cầu
Nguyện
Thánh
Vịnh 145
Lạy
Thiên Chúa con thờ là Vua của con,
con nguyện tán dương Chúa
và chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời.
Ngày lại ngày, con xin chúc tụng Chúa
và ca ngợi Thánh Danh muôn thuở muôn đời.
CHÚA thật cao cả, xứng muôn lời ca tụng.
Người cao cả khôn dò khôn thấu.
Đời nọ tới đời kia, thiên hạ đề cao sự nghiệp Chúa
và truyền tụng những chiến công của Ngài,
con nguyện tán dương Chúa
và chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời.
Ngày lại ngày, con xin chúc tụng Chúa
và ca ngợi Thánh Danh muôn thuở muôn đời.
CHÚA thật cao cả, xứng muôn lời ca tụng.
Người cao cả khôn dò khôn thấu.
Đời nọ tới đời kia, thiên hạ đề cao sự nghiệp Chúa
và truyền tụng những chiến công của Ngài,
Tuyên bố Ngài oai phong vinh hiển,
kể lại rằng: Ngài thực hiện những kỳ công,
bảo cho nhau: sức mạnh Ngài đáng sợ,
loan truyền rằng: Ngài cao cả lắm thay!
Nhắc nhở luôn: Ngài nhân ái vô cùng,
hoan hô Ngài công chính.
CHÚA là Đấng từ bi nhân hậu,
Người chậm giận và giàu tình thương.
CHÚA
nhân ái đối với mọi người,
tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên.
Lạy CHÚA, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ,
kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài,
nói lên rằng: triều đại Ngài vinh hiển,
xưng tụng Ngài là Đấng quyền năng,
để nhân loại được tường những chiến công của Chúa,
và được biết triều đại Ngài rực rỡ vinh quang.
Triều đại Ngài: thiên niên vĩnh cửu,
vương quyền Ngài vạn đại trường tồn.
Chúa thành tín trong mọi lời Chúa phán,
đầy yêu thương trong mọi việc Người làm.
Ai quỵ ngã, CHÚA đều nâng dậy,
kẻ bị đè nén, Người cho đứng thẳng lên.
Lạy Chúa, muôn loài ngước mắt trông lên Chúa,
và chính Ngài đúng bữa cho ăn.
Khi Ngài rộng mở tay ban,
là bao sinh vật muôn vàn thoả thuê.
CHÚA công minh trong mọi đường lối Chúa,
đầy yêu thương trong mọi việc Người làm.
CHÚA gần gũi tất cả những ai cầu khẩn Chúa,
mọi kẻ thành tâm cầu khẩn Người.
Kẻ kính sợ Người, Người cho toại nguyện,
nghe tiếng họ kêu than, và ban ơn giải cứu,
CHÚA gìn giữ mọi kẻ mến yêu Người,
nhưng lại diệt trừ hết bọn ác nhân.
Môi miệng tôi, hãy dâng lời ca ngợi CHÚA,
chúng sinh hết thảy, nào chúc tụng Thánh Danh
đến muôn thuở muôn đời!
tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên.
Lạy CHÚA, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ,
kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài,
nói lên rằng: triều đại Ngài vinh hiển,
xưng tụng Ngài là Đấng quyền năng,
để nhân loại được tường những chiến công của Chúa,
và được biết triều đại Ngài rực rỡ vinh quang.
Triều đại Ngài: thiên niên vĩnh cửu,
vương quyền Ngài vạn đại trường tồn.
Chúa thành tín trong mọi lời Chúa phán,
đầy yêu thương trong mọi việc Người làm.
Ai quỵ ngã, CHÚA đều nâng dậy,
kẻ bị đè nén, Người cho đứng thẳng lên.
Lạy Chúa, muôn loài ngước mắt trông lên Chúa,
và chính Ngài đúng bữa cho ăn.
Khi Ngài rộng mở tay ban,
là bao sinh vật muôn vàn thoả thuê.
CHÚA công minh trong mọi đường lối Chúa,
đầy yêu thương trong mọi việc Người làm.
CHÚA gần gũi tất cả những ai cầu khẩn Chúa,
mọi kẻ thành tâm cầu khẩn Người.
Kẻ kính sợ Người, Người cho toại nguyện,
nghe tiếng họ kêu than, và ban ơn giải cứu,
CHÚA gìn giữ mọi kẻ mến yêu Người,
nhưng lại diệt trừ hết bọn ác nhân.
Môi miệng tôi, hãy dâng lời ca ngợi CHÚA,
chúng sinh hết thảy, nào chúc tụng Thánh Danh
đến muôn thuở muôn đời!
4.
Chiêm Niệm
Lạy
Chúa, nghe lạ lẫm khi con gọi Chúa là Vua. Một Đấng không giống như
một vị vua bình thường khác… Và, thay vào đó, hôm nay con thấy Chúa
đang ngồi bên cạnh con, trong hố sâu tội lỗi; tại đây, nơi con nghĩ là sẽ không
bao giờ tìm được Chúa. Các vua chúa thường ở trong các cung điện
nguy nga tráng lệ, xa hẳn với những khó khăn của người nghèo khổ. Trái
lại, Chúa thì sống đời Vương quyền của mình với những áo quần tả tơi của sự
nghèo đói chúng con. Thật là một dịp vui mừng cho con được thấy Chúa
ở đây, nơi con đã đi ẩn mình để không còn cảm thấy những cái nhìn soi mói phán
xét của loài người. Trong lúc khốn khó lao đao và bên bờ thất bại,
con đã tìm thấy ai nếu không phải là Chúa? Đấng duy nhất có thể quở
trách con vì sự mất định hướng của con, Đấng đi tìm kiếm con để trợ sức con
trong lúc con khổ não và trong lúc con tủi hổ! Thật là một ảo giác
to lớn khi chúng con nghĩ rằng chúng con chỉ nên đến với Chúa khi chúng con đã
đạt được sự hoàn hảo… Con muốn nghĩ rằng Chúa không hài lòng về con, nhưng có lẽ
điều ấy không hẳn là như vậy: Con không hài lòng với chính mình,
nhưng đối với Chúa, con hoàn hảo, bởi vì tình yêu của Chúa là điều gì đó đặc biệt
tôn trọng mọi thứ trong con người con và làm cho mỗi lúc trong đời con là một
cuộc gặp gỡ và một ân sủng. Lạy Chúa, xin dạy cho con biết đừng bước
xuống khỏi cây thập giá với kỳ vọng ngớ ngẩn cứu lấy bản thân
mình! Xin cho con biết chờ đợi thế nào, bên cạnh Chúa, cho NGÀY HÔM
NAY của Nước Chúa trong cuộc sống của con.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét