Trang

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017

29-01-2017 : (phần II) CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN năm A

29/01/2017
Chúa Nhật tuần 4 thường niên
MỒNG HAI TẾT ĐINH DẬU.
KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ CHA MẸ.
(phần 2)

Phng v Li Chúa: Mng Hai tết, kính nh ông bà t tiên
MNG HAI TT - KÍNH NH ÔNG BÀ T TIÊN
Hc 44,1.10-15 – Ep 6,1-4.18.23 – Mt 15,1-6
‘TH CHA KÍNH M: GII RĂN VÀ ĐO HIU

“Hãy tôn kính m cha... đ được hnh phúc và trường th – Ep 6,2
I. CÁC BÀI ĐC
Các bài đc ngày mng hai tết làm ni bt tinh thn đo hiếu ca phn làm con đi vi t tiên ông bà cha m. Tư tưởng này mi gi mi người suy nghĩ v ngun ci ca mình, ca dòng tc mình, ca dân tc mình... mà ngun ci ca mi ngun ci là chính Thiên Chúa. Đng thi cũng nhc nh mi người v bn phn góp phn mình vào vic cng c và phát trin các mi tương quan y.
1. Bài đc I Hc 44,10-15
Tác gi sách Hun ca mi gi đc gi cùng ca tng các bc cha ông trong tư cách là nhng v danh nhân. H được biết đến không phi bi tài năng hay thông minh xut chúng ca mi cá nhân, nhưng h đáng được con cháu tôn kính ch vì h là nhng người đo hnh, biết xót thương, tuân gi L Lut. Điu to nên công đc, vinh quang, danh thơm, khôn ngoan nơi bc cha ông chính là ch tín trung và nim son st đến cùng trong đc tin vào Chúa.
Mi n lc y đã làm cho các ngài sng mãi nơi gia tài mà các ngài đ li là đàn con cháu, danh thơm các ngài được lưu truyn mãi hu thế. Chính nh ch tín nơi các ngài mà con cháu các ngài có th gi mãi ch trung vi giao ước vi Thiên Chúa.
2. Bài đc II Ep 6,1-4.18.23
Trong phn bàn v ‘đi sng mi trong Đc Kitô’, thánh Phaolô đc bit chú trng ti bn phn ca nhng k làm con cũng như s mng ca nhng người làm cha m.
Theo v Tông Đ dân ngoi, bí quyết giúp có được hnh phúc và sng trường th chính là vâng li cha m và tôn kính các ngài. Thánh Phaolô còn ch ra nhng cách thc giúp bc làm cha m chu toàn s mng giáo dc con cái được Chúa y thác cho mình: tuyt đi tránh làm con cái tc gin, nhưng phi luôn nh mình đang thay mt Chúa đ khuyên răn và sa dy các con.
Công vic giáo dc ca bc làm cha m cũng như lòng hiếu kính ca k làm con đu phi được đt trong bu khí cu nguyn theo Thn Khí hướng dn, trong s tnh thc và cu xin cho toàn th dân thánh.
Đ có th thc hin được điu đó, thánh Phaolô ước mong cho mi người luôn có được Đc Giêsu Kitô ban cho ơn bình an, đc mến và đc tin.
3. Bài Phúc âm – Mt 15,1-6
Khi đi t thái đ duy l lut ca nhng người Pharisêu và Kinh sư, Đc Giêsu đã minh đnh rõ cho mi người thy đã có mt ln ln trong vic thc hành: gia mt bên là tp tc ca tin nhân và bên kia là l lut ca Thiên Chúa. Tp tc ca tin nhân được hiu là nhng ý kiến, li gii thích và các quyết đnh ca các Rabbi Do thái tht t m, nhiu khi được coi như ngang hàng thm chí còn hơn c L Lut. Đc Giêsu t ra nghiêm khc vi s đo ln giá tr này và mt ln na cho thy vai trò nn tng ca L Lut trong vic thc hành đc tin.
‘Th cha kính m nét đp ca đo hiếu trong tư cách là con. Đó cũng là mnh đt văn hóa Vit mà chc chn t mnh đt này, ht ging Li Chúa tho kính cha m s trĩu qu và nng ht. Hiếu kính vi bc trên, hiếu tho vi m cha, hiếu nghĩa vi anh ch em, hiếu hòa vi mi người... không ch là rường ct ca cng đng làng xã Vit, nhưng trước hết chính là nhng mi tương quan tr ct trong vic thc hành đc tin trên nn tng ca giao ước ca Dân Thánh vi Thiên Chúa.
II. GI Ý MC V
1. ‘Hãy ca tụng những vị danh nhân, cũng là các bậc cha ông chúng ta...’ li gi ý này  làm chúng ta nh ti các v T Đo Vit nam, trong tư cách là nhng v tin bi trong đc tin, như s ghi nhn ca Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong ngày l phong thánh: Máu các v T Đo là ngun ân sng cho anh em trước tiên, đ anh em thăng tiến trong Đc Tin. Gia anh em Đc Tin ca T Tiên vn tiếp tc và còn truyn tng sang nhiu thế h tương lai. Đc Tin này tn ti đ làm nn tng xây dng s kiên trì cho tt c nhng người là Vit Nam thun tuý s trung thành vi quê hương đt nước, nhưng đng thi vn là người tín hu ca Chúa Kitô.’ Tri ân các bc tin nhân không ch vì nhm tôn vinh các ngài, nhưng vic tri ân các ngài còn làm cng c và gia tăng đc tin nơi chúng ta hôm nay.
2. Lnh truyn Hãy vâng li và tôn kính m cha’ nhc nh chúng ta v li kêu gi ca Hi Đng Giám Mc Vit nam trong thư đ ngày 20.11.2016: Trong mái m ca tình yêu và lòng thương xót, không th không nói đến bn phn hiếu tho ca con cái đi vi cha m.’ Đo hiếu ca phn làm con không đơn gin ch là mt nét đp ca văn hóa, nhưng chính là l sng ca thn phn b tôi Chúa trong tương quan vi m cha ông bà, nhng người thay mt Chúa đ giáo dưỡng chúng ta.
3. Trong ánh sáng ca Li Chúa Tho kính cha m’, li ca Đc Tng Phaolô, v Ch Chăn giáo phn trong thư chúc tết, như còn đang vang vng nơi mi người tín hu nhân dp xuân Đinh Du đang v: Hai nét đp ni bt nơi con gà là ch Tín và ch Nghĩa: ct tiếng gáy vang trong tro rt đúng gi đúng canh vào mi sáng, đó là ch Tín; mau mn gi đàn khi tìm được thc ăn, luôn nhường nhn mà không tranh giành, đó là ch Nghĩa’. Mi người ch có th tín nghĩa vi m cha nếu đã luôn tín nghĩa vi Thiên Chúa, Đng là M Cha ca mi bc m cha.
III. LI NGUYN CHUNG
Ch tế: Anh ch em thân mến! Kính nh t tiên và tho hiếu ông bà cha m là truyn thng tt đp ca người Vit Nam, rt hp vi thánh ý Chúa. Trong tâm tình tri ân cm t ca nhng ngày đu xuân, chúng ta cùng tha thiết dâng li cu nguyn:
1. “Hãy ca ngi nhng v danh nhân, cũng là cha ông ca chúng ta qua các thế h.  Chúng ta cu nguyn cho Đc Giáo Hoàng Phanxicô cùng các v ch chăn trong Hi Thánh luôn trung thành tiếp ni s nghip và làm rng danh công đc ca các bc tin nhân.
2. “K làm con, hãy vâng li cha m theo tinh thn ca Chúa. Chúng ta cùng cu nguyn cho mi người, cách riêng các bn tr, biết chu toàn bn phn làm con cái: luôn hết lòng tôn th Thiên Chúa và trn tình hiếu kính vi bc t tiên, ông bà, cha m.
3. “Anh em hãy dùng mi li kinh và mi tiếng van nài mà cu nguyn luôn mãi. Chúng ta cùng cu xin Chúa cho nhng người đã khut là t tiên ông bà cha m ca chúng ta sm được thông d vào s sng và vinh quang vĩnh cu ca Chúa trong nước tri.
4. “Xin Thiên Chúa ban ân sng cho tt c nhng ai yêu mến Ðc Giêsu Kitô. Chúng ta cùng cu nguyn cho mi người trong cng đoàn chúng ta trong năm Đinh Du này biết yêu mến và thc hành Li Chúa, đ xng đáng đón nhn muôn phúc lành Chúa ban.
Ch tế: Ly Chúa là Cha chúng con, Chúa dy chúng con phi tho hiếu đi vi t tiên, ông bà, cha m. Xin nhn li chúng con cu nguyn và ban ơn Thánh Thn giúp chúng con biết sng cho đp ý Chúa trong bn phn ca bc con cháu. Chúng con cu xin nh Đc Kitô, Chúa chúng con. Amen.


Lectio Divina: Chúa Nhật IV Thường Niên (A)
Chúa Nhật, 29 Tháng 1, 2017


Tám Mối Phúc Thật

Thiên Chúa suy nghĩ một cách khác hơn chúng ta
Mt 5:1-12

1.  Lời nguyện mở đầu

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy sai Thần Khí Chúa đến giúp chúng con đọc Kinh Thánh với cùng tâm tình mà Chúa đã đọc cho các môn đệ trên đường Emmau.  Trong ánh sáng của Lời Chúa, được viết trong Kinh Thánh, Chúa đã giúp các môn đệ khám phá ra được sự hiện diện của Thiên Chúa trong nỗi đau buồn về bản án và cái chết của Chúa.  Vì thế, cây thập giá tưởng như là sự kết thúc của mọi niềm hy vọng đã trở nên nguồn mạch của sự sống và sự sống lại.
Xin hãy tạo trong chúng con sự thinh lặng để chúng con có thể lắng nghe tiếng Chúa trong sự Tạo Dựng và trong Kinh Thánh, trong các sự việc và trong những người chung quanh, nhất là những người nghèo khó và đau khổ.  Nguyện xin Lời Chúa hướng dẫn chúng con để chúng con, cũng giống như hai môn đệ từ Emmau, có thể trải nghiệm được sức mạnh của sự phục sinh của Chúa và làm chứng cho những người khác rằng Chúa đang thực sự sống hiện hữu giữa chúng con như nguồn mạch của tình anh em, công lý và hòa bình.  Chúng con cầu xin vì danh Chúa Giêsu, con Đức Maria, Đấng đã mặc khải cho chúng con về Chúa Cha và đã sai Chúa Thánh Thần đến với chúng con.  Amen.


2.  Bài Đọc



a)  Chìa khóa cho bài Tin Mừng về Tám Mối Phúc Thật:

Trong Chúa Nhật tuần này, Giáo Hội mời gọi chúng ta suy gẫm về Tám Mối Phúc Thật.  Khi ấy, thấy đoàn lũ đông đảo đi theo Người, Chúa Giêsu đi lên núi gần biển hồ Galilê.  Ngồi trên chỗ cao nhất, và nhìn xuống đám đông, Người đã nói lời công bố long trọng này:  “Phúc cho những ai nghèo khó, đau buồn, khiêm nhường, những ai đói khát điều công chính, những ai đấu tranh cho hòa bình, những ai xót thương kẻ đói nghèo, có lòng trong sạch, bị bách hại vì lẽ công chính!”  Những lời nảy lửa mà thậm chí cho đến ngày nay vẫn còn vang lên trong thế giới!  Trong suốt hai ngàn năm qua, chúng đã đánh động hàng ngàn người, và chúng đã khiến cho chúng ta phải suy nghĩ và tự hỏi:  “Hạnh phúc là gì?  Ai là người thực sự được hạnh phúc?”

Một vài lời khuyên:  Sau khi đọc xong bài Tám Mối Phúc Thật, chúng ta không nên tức thì bắt đầu nghiên cứu và phân tích những lời của Chúa Giêsu.  Việc đầu tiên, tốt hơn là hãy giữ im lặng trong lòng một lúc và tin rằng chúng ta đang ở giữa đám đông dân chúng tụ tập với nhau ở chân núi, gần biển hồ, đang nhìn Chúa Giêsu và lắng nghe lời Người.
  
b)  Phân đoạn bài Tin Mừng để trợ giúp cho bài đọc:

Mt 5:1:  Việc công bố long trọng về Lề Luật mới  
Mt 5:2-10:  Tám cánh cửa cho phép người ta được vào Nước Trời   
Mt 5:11-12:  Đức Giêsu tuyên bố phúc cho những ai bị bách hại
  
c)  Phúc Âm:

1 Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người.  2 Bấy giờ Người cất tiếng dạy họ rằng:  3 “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó: vì Nước Trời là của họ. 4 Phúc cho những ai hiền lành: vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp. 5 Phúc cho những ai đau buồn: vì họ sẽ được ủi an. 6 Phúc cho những ai đói khát điều công chính: vì họ sẽ được no thỏa. 7 Phúc cho những ai hay thương xót người: vì họ sẽ được xót thương. 8 Phúc cho những ai có lòng trong sạch: vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa.  9 Phúc cho những ai ăn ở thuận hòa: vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. 10 Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính: vì Nước Trời là của họ. 11 Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác.  12 Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng các con sẽ trọng đại ở trên trời; quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước các con cũng bị người ta bách hại như thế”.

3.  Giây phút thinh lặng cầu nguyện

Để Lời của Chúa có thể thấm nhập và soi sáng đời sống chúng ta.

4.  Một vài câu hỏi gợi ý

Để giúp chúng ta trong việc suy gẫm cá nhân.

i)  Điều nào trong bài Tin Mừng này đánh động bạn nhất?  Tại sao?   
ii)  Ở đâu, khi nào và với ai mà Chúa Giêsu công bố bài giảng này?    
iii)  Những nhóm người nào đã được Chúa Giêsu tuyên bố là có phúc?  Mỗi nhóm nhận được những sự hứa hẹn nào?
iv)  Những nhóm người này được Chúa Giêsu nói đến có còn tồn tại trong ngày nay không?  Họ là những ai và phải tìm họ ở đâu?
v)  Làm cách nào có thể hiểu được rằng một người vừa nghèo khó vừa hạnh phúc trong cùng một lúc được?
vi)  Bạn hãy cố gắng nhớ đến hai thời điểm mà bạn đã thật sự cảm thấy hạnh phúc trong đời.  Định nghĩa của bạn về hạnh phúc có giống như của Chúa Giêsu không?
vii)  Ngày nay người ta kiếm tìm loại hạnh phúc nào?

5.  Ý chính của bài Tin Mừng

Dành cho những ai muốn đào sâu vào chủ đề

a)  Bối cảnh bài giảng của Chúa Giêsu:

Trong Tin Mừng của Mátthêu, Chúa Giêsu xuất hiện như một Người Làm Luật mới, một ông Môisen mới.  Là Con Thiên Chúa, Người Chúa Cha.  Người biết Chúa Cha đã có chủ đích gì trong quá khứ, khi Chúa Cha trao Lề Luật cho dân chúng qua tay ông Môisen.  Vì lý do này mà Chúa Giêsu có thể trao ban cho chúng ta một phiên bản mới Lề Luật của Thiên Chúa.  Việc loan báo long trọng về bản Lề Luật mới này bắt đầu ở đây, trong Bài Giảng Trên Núi.  Trong Cựu Ước, Luật của Môisen được viết trong năm quyển sách:  Sáng Thế Ký, Xuất Hành, Lê-vi, Dân Số và Đệ-Nhị-Luật.  Phỏng theo mô hình cũ, Mátthêu giới thiệu Lề Luật Mới trong năm bài giảng Tin Mừng sắp xếp rải rác trong quyển Phúc Âm của ông:  Bài Giảng Trên Núi (Mt chương 5 đến 7), Bài Giảng về Sứ Vụ Truyền Giáo (Mt 10), Bài Giảng về Mầu Nhiệm Nước Trời trong đời sống (Mt 13), Bài Giảng về Giáo Hội (Mt 18), Bài Giảng về Thời Cánh Chung (Mt 24 và 25).  Nhưng đối với Mátthêu, chỉ nghiên cứu về Lề Luật thôi thì chưa đủ.  Còn cần phải nghiêm chỉnh tuân theo sự thực hành của Chúa Giêsu, bởi vì trong đó Thần Khí của Thiên Chúa hoạt động, Người đã làm sống động những chữ bên trong Lề Luật ấy.  Lời mô tả về sự thực hành của Chúa Giêsu chiếm phần tường thuật xen kẽ giữa năm Bài Giảng và có mục đích cho thấy Chúa Giêsu đã tuân giữ Lề Luật như thế nào và nhập thể chúng trong cuộc sống của Người.   
 
b)  Lời bình giải về đoạn Phúc Âm:

Mt 5:1:  Lời loan báo long trọng về Lề Luật Mới
Trong Cựu Ước, ông Môisen đã lên núi Sinai để nhận lãnh Lề Luật của Thiên Chúa.  Đức Giêsu cũng vậy, ông Môisen mới, đi lên núi và nhìn xuống đám đông đã theo Người, công bố Lề Luật Mới.  Cho đến thời điểm này, chỉ có bốn môn đệ đi với Chúa Giêsu (Mt 4:18-22).  Nhưng thực ra, một đoàn người đông đảo đã đi theo Người.  Được bao quanh bởi các môn đệ, Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy cho họ, công bố Tám Mối Phúc Thật.

Mt 5:3-10:  Tám cánh cửa để vào được Nước Trời
Các Mối Phúc Thật tạo nên lời mở đầu trang trọng cho Bài Giảng Trên Núi.  Trong đó, Chúa Giêsu định nghĩa những ai có thể vào được Nước Trời.  Có tám loại người. Tám cửa vào.  Không có cửa nào khác để vào được Nước Trời, trong Cộng Đoàn!  Những ai mong ước được tham dự vào Nước Trời phải gắn bó với một trong các loại hay nhóm này.

Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó
Đây không phải là người giàu cũng chẳng phải là người nghèo có tâm tính của người giàu.  Nhưng đó là những người giống như Đức Giêsu sống nghèo khó (Mt 8:18), tin tưởng vào người nghèo hèn (Mt 11:25-26) và nhận ra họ là những người được nhận lãnh Tin Mừng đầu tiên (Lc 4:18).  Đó là những người nghèo hèn có Thần Khí của Đức Giêsu!    

Phúc cho những ai hiền lành
Đây không phải là loại người thụ động đã mất hết ý chí và không còn có thể phản ứng lại.  Nhưng họ là những người đã “tìm được sự bình yên” và bây giờ, giống như Đức Maria, sống trong “sự bẽ mặt” (Lc 1:48).  Họ đã mất đi phần đất mà họ đã sở hữu, nhưng họ sẽ lấy lại nó (Tv 37:7, 10-11, 22, 29, 34).  Giống như Đức Giêsu, họ cố gắng trở nên “hiền lành và khiêm nhu trong lòng” (Mt 11:19).

Phúc cho những ai đau buồn
Đây không phải là một câu hỏi chỉ về bất kỳ loại đau buồn nào, nhưng về nỗi đau buồn khi đối diện với sự bất công và việc thiếu nhân tính hiện hữu trong thế gian (Tb 13:16; Tv 119:136; Ed 9:4; 2Pr 2:7).  Họ đau buồn vì họ không chấp nhận tình trạng mà nhân loại đang sống như thế.

Phúc cho những ai đói khát điều công chính
Đây không chỉ là một câu hỏi của việc tìm kiếm công lý tại các tòa án và sự bất công đã được hợp pháp hóa nhiều lần.  Nhưng hơn hết cả, đó là điều công chính của Thiên Chúa được tìm kiếm theo một cách mà những việc và những người có thể ở trong vị trí thuộc về họ trong kế hoạch của Đấng Tạo Hóa.

Phúc cho những ai hay thương xót người
Đây không chỉ là việc làm từ thiện phân phối phúc lộc, nhưng đây là một vấn đề làm giống theo Thiên Chúa có lòng thương xót đối với những kẻ đau khổ (Es 34:6-7).  Lòng thương xót có nghĩa là phải cảm thông với những nỗi đau khổ của người khác để làm dịu bới nỗi thống khổ của họ.  Nó có nghĩa là chúng ta đừng thờ ơ với những nỗi đau khổ của người khác.

Phúc cho những ai có lòng trong sạch
Đây không phải là vấn đề của sự trong sạch theo pháp lý chỉ nhìn thấy bề ngoài, nhưng nó là một câu hỏi về việc có một cái nhìn thuần khiết chấp nhận Lề Luật của Thiên Chúa trong lòng mà trở nên trong sáng, và để cho người ta nhận biết được lời kêu gọi của Thiên Chúa trong các việc xảy ra trong đời sống và trong thiên nhiên.

Phúc cho những ai ăn ở thuận hòa
Đây không chỉ nói về việc không có chiến tranh.  Sự bình an mà Thiên Chúa muốn có trên thế gian là sự hoán cải một cách triệt để và hoàn toàn của đời sống, của thiên nhiên và của đời sống xã hội hoặc sự sống chung.  Đây là sự Bình An đã được loan báo bởi các ngôn sứ và của Chúa Giêsu ban cho các môn đệ của Người (Ga 20:21). 

Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính
Thế giới được xây dựng và tổ chức theo những người có chủ nghĩa cá nhân và những nhóm người (như hệ thống tân-phóng-túng đang thống trị thế giới ngày nay).  Những ai mong muốn được sống một đời sống yêu thương vô vị lợi sẽ bị bách hại và sẽ chết trên thập giá.

Những người trong nhóm thứ nhất và thứ tám (người nghèo khó và người bị bách hại vì lẽ công chính) cùng nhận được lời hứa tương tự của Nước Trời.  Và họ được nhận bây giờ, bởi vì Chúa Giêsu đã nói “Nước Trời là của họ!”  Giữa nhóm thứ nhất và nhóm thứ tám, còn có sáu nhóm khác nhận được lời hứa sẽ được thực hiện trong tương lai.  Trong sáu lời hứa này, có một dự án mới.  Đó là dự án Nước Trời muốn tái kiến thiết toàn bộ đời sống:  trong sự quan hệ với của cải vật chất, với nhân loại, và với Thiên Chúa.  Cộng đoàn Kitô hữu, nghèo hèn và bị bách hại, đã sẵn là một dấu hiệu của Nước Trời!  Đó là hạt giống của Nước Trời! 
(1)  Cặp đầu tiên là những người hiền lành và những người đau buồn, đề cập tới mối quan hệ với của cải vật chất.  Trong tương lai họ mong sẽ được sự chia sẻ công bằng của cải thế gian này cho tất cả mọi người.
(2)  Đôi thứ hai là những người đói khát điều công chính và hay thương xót người, đề cập tới mối quan hệ giữa người và người và với xã hội.  Trong tương lai họ mong sẽ xây dựng lại tình anh em của nhân loại sống với nhau.
(3)  Đôi thứ ba, những người có lòng trong sạch và ăn ở thuận hòa, đề cập đến mối quan hệ với Thiên Chúa:  để được nhìn xem Thiên Chúa và làm con cái Người.  Trong tương lai họ mong sẽ tái tạo lại mối quan hệ với Thiên Chúa.

Tám nhóm người
                        Tám Lời Hứa
                                                Dự án của Nước Trời
1.  Có tinh thần nghèo khó
                        Nước Trời là của họ
                                                Hạt giống Nước Trời
2.  Hiền Lành
3.  Đau buồn
                        Sẽ được đất nước làm cơ nghiệp
                        Sẽ được ủi an
                                                Chia sẻ của cải
                                                Loại trừ bất công
4.  Đói khát điều công chính
5.  Có lòng thương xót người
                        Sẽ được no thỏa
                        Sẽ nhận được xót thương
                                                Tái tạo tình anh em
                                                và mối quan hệ công lý
6.  Có lòng trong sạch
7.  Ăn ở thuận hòa
                        Sẽ nhìn xem Thiên Chúa
                        Sẽ được gọi là con Thiên Chúa
                                                Thiên Chúa hiện hữu
                                                Sự hiện diện thân thiện và trung thành
8.  Bị bách hại vì lẽ công chính
                        Nước Trời là của họ
                                                Hạt giống bị đóng đinh

Mt 5:11-12:  Đức Giêsu tuyên bố phúc cho những ai bị bách hại
Người tỏ lời an ủi những kẻ bị bách hại.  Tại thời thánh Mátthêu, vào khoảng thập niên 80 sau khi Chúa Kitô sanh ra, dự án tái thiết lập đời sống và việc sinh hoạt chung này hay đời sống cộng đoàn sắp sửa được cộng đoàn Kitô hữu gánh vác, tất cả đều nghèo và không có ý thức về sự diễn đạt ý nghĩ.  Đây là lý do tại sao họ đang bị bách hại.  Lời cuối của Chúa Giêsu khẳng định với cộng đoàn trong việc đối kháng vì tình yêu đối với Tin Mừng.  
                        
c)  Mở rộng viễn kiến của chúng ta về các Mối Phúc Thật:

*  Cộng đoàn nhận lãnh các Mối Phúc Thật
Mátthêu đề cập đến tám Mối Phúc Thật.  Luca chỉ có bốn mối phúc thật và bốn mối họa (Lc 6:20-26).  Bốn mối phúc thật được thánh Luca nhắc đến là:  “Anh em là những kẻ nghèo khó, anh em là những kẻ đói khát, anh em là những kẻ khóc lóc, anh em là những kẻ bị oán ghét và bị bắt bớ” (Lc 6:20-23).  Thánh Luca đã viết cho cộng đoàn dân ngoại mới tòng giáo.  Họ sống trong bối cảnh thù nghịch của đế quốc La Mã.
Thánh Mátthêu viết cho cộng đoàn người Do Thái cải đạo, những người sống trong bối cảnh phải lìa bỏ Hội Đường.  Trước khi phải lìa bỏ ra đi, họ đã có được một số chấp nhận nào đó trong xã hội.  Nhưng bây giờ, sau khi đã tách rời khỏi Hội Đường, cộng đoàn đã đi vào cuộc khủng hoảng và trong đó bắt đầu xuất hiện những khuynh hướng khác nhau và bất đồng lẫn nhau.  Một số thuộc dòng dõi Biệt Phái đã muốn duy trì sự chặt chẽ trong việc tuân theo các Lề Luật mà họ đã quen thuộc trước khi cải đạo đi theo Chúa Giêsu.  Nhưng làm như vậy, họ đã loại trừ những kẻ bé mọn và người nghèo khó.  Lề Luật mới được đưa ra bởi Chúa Giêsu đòi hỏi rằng tất cả mọi người phải được chấp nhận trong cộng đoàn như anh chị em.  Vì lý do này, sự bắt đầu tuân thủ theo Lề Luật mới giới thiệu tám Mối Phúc Thật xác định tám nhóm hoặc tám loại người sẽ được chấp nhận vào cộng đoàn:  người nghèo khó, người hiền lành, người đau khổ, người đói khát lẽ công chính, người hay xót thương, người có lòng trong sạch, người ăn ở hòa thuận, người bị bách hại.
 
*  Người có tình thần khó nghèo?
Chúa Giêsu công nhận sự phong phú và giá trị của người nghèo khó (Mt 11:25-26).  Sứ vụ của Người là “loan báo Tin Mừng đến những người nghèo khó” (Lc 4:18).  Chính bản thân Người cũng đã sống như một người nghèo khó.  Người không sở hữu vật gì, Người đã không có nơi để gối đầu (Mt 8:18).  Và đối với những người muốn theo Chúa Giêsu, Người đòi hỏi họ phải chọn lựa giữa Thiên Chúa và tiền bạc (Mt 6:24).  Có tinh thần nghèo khó là người đứng trước người nghèo hèn có tinh thần của Đức Giêsu.
Mỗi khi trong câu chuyện của Dân Thiên Chúa, họ tìm cách để hồi phục lại bản Giao Ước, nó đã được bắt đầu bằng cách tái thiết lập lại quyền lợi của những người nghèo và những người bị hắt hủi.  Nếu không có điều này, không thể nào làm mới được bản Giao Ước!  Đây là những gì các ngôn sứ đã làm, đây là những gì Đức Giêsu làm.  Người lên án hệ thống loại bỏ người nghèo và những người bị bách hại, những người tranh đấu cho công lý.  Nhân danh Thiên Chúa, Đức Giêsu loan báo một Dự Án mới, chấp nhận những kẻ bị hắt hủi.  Cộng đoàn chung quanh Chúa Giêsu phải là một tấm gương nơi mà Vương Quốc tương lai này bắt đầu thành hình.  Nó phải được biểu thị bằng một mối quan hệ mới với vật chất của cải, với những người xung quanh và với Thiên Chúa.  Nó phải là hạt giống của một quốc gia mới!  Này đây, một nhiệm vụ rất quan trọng cho những người Kitô hữu chúng ta, đặc biệt là cho các bạn trẻ.  Bởi vì đây là cách duy nhất để tạo dựng uy tín và để cho một ví dụ rất cụ thể về Nước Trời, một đời sống khác mà thật sự là Tin Mừng của Chúa cho người nghèo khó và người bị hắt hủi.

*  Hãy vui mừng và hân hoan hôm nay
Tin Mừng cho biết một cách chính xác trái với những gì mà xã hội ngoài đời trong đó chúng ta đang sống khẳng định.  Trong xã hội mà người nghèo được xem như là người bất hạnh, và hạnh phúc cho kẻ nào có tiền và có thể tiêu xài thỏa chí.  Trong xã hội chúng ta, hạnh phúc là những người có danh vọng và quyền thế.  Kẻ bất hạnh là những người nghèo hèn, đau buồn và khóc lóc!  Trên tivi, các tiểu thuyết lãng mạn, các phim tập truyền hình khuếch tán huyền thoại của những người hạnh phúc và thành công, và trong vô thức, các tiểu thuyết lãng mạn được trình chiếu trong các phim tập trở thành các mẫu mực của cuộc sống cho nhiều người chúng ta.  Những lời này của Chúa Giêsu vẫn còn giữ được ý thức của họ trong xã hội chúng ta:   “Phúc cho những người nghèo!  Phúc cho những ai đau buồn!”  Và cho tôi, là một Kitô hữu, ai là người đích thực có Phúc?

6.  Cầu Nguyện:  Thánh Vịnh 117:

Thiên Chúa đáng được ca tụng.
Muôn nước hỡi, nào ca ngợi CHÚA,
ngàn dân ơi, hãy chúc tụng Người!
Vì tình Chúa thương ta thật là mãnh liệt,
lòng thành tín của Người bền vững muôn năm.  Alleluia! 

7.  Lời nguyện kết

Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin cảm tạ Chúa vì những Lời của Chúa đã trao ban để giúp cho chúng con có thể hiểu cặn kẽ hơn Thánh ý của Chúa Cha.  Nguyện xin Thần Khí Chúa soi sáng cho những việc chúng con đang làm và ban cho chúng con sức mạnh để chúng con có thể thực thi những Lời Chúa đã mặc khải cho chúng con.  Chúng con nguyện xin được nên giống như Đức Maria, mẹ Người, không những chỉ lắng nghe mà còn thực hành Lời Chúa.  Chúa là Đấng hằng sống hằng trị cùng với Đức Chúa Cha trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.  Amen.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét