Trang

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017

Phản ứng của Công giáo Hoa kỳ và Mêhicô về chính sách nhập cư của ông Trump

Phn ng ca Công giáo Hoa kỳ và Mêhicô v chính sách nhp cư ca ông Trump

Ngày 25/01 vừa qua, Tổng thống Donald J. Trump đã ký các sắc lệnh về an ninh quốc gia, trong đó ông ra lệnh xây tường dọc biên giới Hoa kỳ-Mêhicô, xây dựng thêm các trại giam người nhập cư trái phép và cắt ngân sách dành cho các bang và thành phố không bắt hoặc bỏ tù người nhập cư cư trú trái phép. Vài giờ sau quyết định của tổng thống Trump, nhiều cá nhân và tổ chức đã phản ứng lại việc này.
Đức cha Joe Vasquez của Austin, Texas, chủ tịch Ủy ban về Di dân của Hoa kỳ, bày tỏ những cảnh giác và lo ngại.  Ngài nói: “mỗi ngày các anh em Giám mục của tôi và tôi chứng kiến các ảnh hưởng tai hại của việc giam cầm người nhập cư. Chúng tôi chứng kiến nỗi đau của các gia đình chiến đấu để giữ sự quen thuộc của cuộc sống gia đình bình thường. Chúng tôi nhìn thấy trẻ em bị tổn thương tại trường học và các nhà thờ của chúng tôi.” Đức cha nhận định rằng các chính sách tổng thống Trump công bố sẽ chỉ tiếp tục đảo lộn các gia đình nhập cư. Ngài cho biết mình phiền lòng vì quyết định của tổng thống và nhận định rằng nó sẽ đặt người nhập cư sống trong nguy hiểm không cần thiết,  có thể làm tăng nguy cơ buôn bán phụ nữ và trẻ em nhập cư, và làm nhiều cộng đồng sống động và tốt đẹp liên kết với nhau, sống yên bình dọc theo biên giới bị mất ổn định. Đức cha Vasquez lo ngại về lệnh xây các trung tâm giam giữ người nhập cư trái phép vì việc quấy nhiễu người tị nạn tại các trại giam cũng như nó sẽ phân tách các gia đình và tạo nên sợ hãi trong các cộng đoàn. Đức cha khẳng định là Giáo hội sẽ tiếp tục hỗ trợ và tương trợ các gia đình nhập cư. Ngài nhắc các cộng đoàn và quốc gia rằng các gia đình này có giá trị nội tại như con cái Thiên Chúa.
Đức Hồng y DiNardo, Tổng giám mục Galveston-Houston trong thông cáo hôm 25/01, cũng bày tỏ sự dấn thân của Tổng giáo phận với chính sách di dân bảo vệ nhân quyền, phẩm giá và quê hương. Ngài nhắc lại nỗi đau của người di dân, sống trong bóng của xã hội, bị bóc lột lao động, sống trong sợ hãi bị trục xuất và gánh nặng sợ hãi bị tách khỏi gia đình và bạn bè. Ngài cũng tin là việc xây tường chỉ làm cho người di cư dễ trở thành nạn nhân của buôn người và buôn lậu, làm cho cuộc sống họ bị nguy hiểm không cần thiết. Ngài chia sẻ là Tổng giáo phận tôn trọng quyền của kiểm soát biên giới và bảo đảm an toàn cho công dân của  chính quyền nhưng không tin rằng một sự leo thang quy mô lớn trong việc giam giữ người nhập cư và tăng cường thực thi luật trong cộng đồng di dân là con đường để đạt được những mục tiêu. Và ngài cũng khẳng định sự dấn thân để thông hiểu, cảm thông.
Các tổ chức Công giáo tại Hoa kỳ cũng bày tỏ sự đau buồn và lo ngại về các hành động của Tổng thống Donald J. Trump liên quan đến việc nhập cư và cam kết sẽ tiếp tục phục vụ và hỗ trợ người dân di cư.
Nữ tu Donna Markham, dòng Đaminh, chủ tịch và giám đốc điều hành của các tổ chức bác ái Hoa kỳ noi: “Đức Giáo hoàng Phanxicô đã kêu gọi dân chúng đừng đóng cửa với người di cư và tị nạn. Trong buổi hòa nhạc với Đức Thánh Cha, chúng tôi tin chúng tôi phải chuyển từ thái độ phòng vệ và sợ hãi đến chấp nhận, cảm thông và gặp gỡ. Như các Giám mục Mỹ đã nói, đây không phải là một hoặc/hay trường hợp cho chúng ta. Chúng ta có thể bảo vệ công dân của mình và đồng thời chúng ta có thể chào đón những người mới đến. Cam kết của chúng ta chăm sóc cho những người yếu đuối nhất nằm ở trung tâm của niềm tin của chúng ta.”
Mạng lưới quốc gia PICO, mạng lưới lớn các tổ chức và nhóm đức tin lớn nhất ở Hoa kỳ, bao gồm Công giáo, thách thức sắc lệnh về các “thành phố ẩn thân”, cho rằng việc chống lại các cộng đồng địa phương không theo chính sách thiếu đạo đức của ông Trump là cách cư xử không theo với ý niệm được biết từ lâu về Hoa kỳ như là nơi của cơ hội cho mọi người.
Trung tâm Colomban lo về trợ giúp và tiếp cận ở Washington nhắc lại lời của Đức Giáo hoàng Phanxicô khi kết thúc Năm thánh lòng thương xót, ngài chỉ trích một đại dịch toàn cầu của thù hận và bạo lực chống lại người ngoại quốc, người nhập cư và tị nạn, những người bị xem là mối đe dọa. Tổ chức kêu gọi tìm đến nguyên nhân của di cư và tìm những chính sách đón nhận anh chị em di cư. Tổ chức cũng chống lại các chính sách xây tường, giam giữ vô nhân đạo các phụ nữ và gia đình…
Tổ chức Pax Christi Hoa kỳ tuyên bố ở bên anh chị em nhập cư đang sống trong lo sợ bị trục xuất và phân tách khỏi gia đình của họ. Họ nói con ngườ không phải là kẻ thù nhưng là mầu nhiệm như tổng thống Trump đa nói. Xây tường là biểu tượng hữu hình của những lời dối trá chính trị.
Ông Sean Callahan, chủ tịch và giám đốc điều hành của Cơ quan cứu trợ Hoa kỳ hoan nghênh các kế hoạch bảo đảm an toàn cho quốc gia nhưng các biện pháp này không nên gây nguy hiểm cho sự an toàn của những người trốn chạy bạo lực và không nên chậm trễ thêm cũng như không có sự phân biệt đối xử. Theo ông, việc từ chối đón tiếp người tị nạn không làm Hoa kỳ an toàn hơn. Ông nói: “Đón tiếp những người đau khổ là một phần “gien” của Hoa kỳ.”
Về phía các Giám mục Mêhicô, các ngài cũng bày tỏ đau buồn và từ chối việc xây dựng bức tường và mời gọi mọi người suy tư về những phương thế để bảo đảm an ninh, phát triển, tạo việc làm và các biện pháp cần thiết mà không gây ra thêm những thương tổ cho những người đã đau khổ, những người nghèo và dễ thương tổn nhất. Các ngài cũng bày tỏ sự ủng hộ cách gần gũi và tương trợ các anh chị em đến từ Trung và Nam Mỹ, đi qua Mêhicô để đến Hoa kỳ.  Trong khi đó các nhân viên Công giáo đang làm việc với hàng ngàn người di cư đang đợi ở Mêhicô với cố gắng đến Hoa kỳ nói rằng hàng rào biên giới không làm cho những người đang tuyệt vọng chạy khỏi quê hương nản lòng. Nữ tu Leticia Gutierrez, giám đốc cơ sở cho người di cư và tị nạn Mehico của dòng Scalabrini phê bình rằng việc loan báo xây tường là một hành động biểu tượng mạnh mẽ tỏ cho thấy thái độ của Hoa kỳ đối với các nước trong vùng và toàn thế giới. Nó tiếp tục suy nghĩ đến từ chiều kích an ninh quốc gia, một quan điểm chủ nghĩa quốc gia và nhìn người khác như một mối nguy hiểm. (CNS 26/01/2017)
Hồng Thủy


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét