Tiến trình hoàn cầu hóa đã tạo ra nhiều bất công
Diễn đàn kinh tế Davos lần thứ 47 đã khai mạc sáng thứ ba
17.01.2017 và kết thúc ngày 20.01. Đây là lần đầu tiên, có một phái đoàn đông đảo
đại diện Trung quốc, do chính chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình hướng dẫn đến tham
dự diễn đàn này.
Diễn đàn năm nay có chủ đề là: Một tập đoàn lãnh đạo có
trách nhiệm. Tham dự diễn đàn, có trên 3000 chuyên viên kinh tế đến từ 70 quốc
gia trên toàn thế giới. Khung cảnh của diễn đàn kinh tế Davos lần thứ 47 này là
thời kỳ của tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump và hoàn cảnh hoàn cầu hóa
ngày nay, đi từ hoàn cầu hóa con cá con tôm đến hoàn cầu hóa tự mình.
Sau chiến thắng của Donald Trump và của nhóm chủ trương
Brexit gần đây, các chuyên viên nghiên cứu tình hình kinh tế thế giới hầu như đồng
thanh nhân định rằng tiến trình hoàn cầu hóa đã tạo ra nhiều bất công, nhất là
trong các giới bình dân ở các quốc gia giàu có trong vòng 30 năm gần đây. Chênh
lệch giữa giàu và nghèo ngày càng sâu rộng hơn, người giàu càng ngày càng giàu
hơn trong các nước giàu cũng như những nước nghèo.
Kết quả là người ta tìm cách tự vệ, cụ thể là Trump chiến thắng
cuộc bầu cử Hoa Kỳ nhờ chiến lược bảo vệ kinh tế quốc gia tối đa, bắt chuyển
các kỹ nghệ sản xuất đã dời ra nước ngoài trở về nước Mỹ. Tập đoàn sản xuất xe
hơi Ford của Mỹ đã từ bỏ ý định xây một cơ xưởng sản xuất mới ở Mêhicô. Cũng thế,
cử tri Anh đã buộc chính quyền nước này rời khỏi khối thị trường chung Âu châu.
Giáo sư Xavier Timbeau, một kinh tế gia giám đốc học viện
OFCE chuyên nghiên cứu các hệ lụy kinh tế của nước Pháp, nhận định rằng “chiến
thắng của tổng thống Trump không phải là một khép kín co cụm trên chính mình,
nhưng biểu hiện một ý chí kéo hết chăn về phía mình. Chúng ta đang đi vào giai
đoạn các nước giàu không còn yêu thương che chở những nước nghèo nữa, nhưng
trái lại, ra sức bảo vệ những lợi nhuận của mình chống lại tha nhân.
(AFP 14.01.2017)
Mai Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét