Lưu xá giúp các sinh viên nghèo của các nữ tu Đaminh ở Đà
lạt
Học đại học là một việc bình thường đối với nhiều người trên
thế giới, nhưng đối với Mary Yok Rolak Jrai, một cô gái người thiểu số dân tộc
Ma, lớn lên ở huyện Lâm hà, tỉnh Lâm đồng, một miền cao nguyên xa xôi của Việt
nam, thì điều này lại không phải là chuyện bình thường.
Jrai 23 tuổi, đến từ một gia đình có 10 người con. Một số
anh chị em của cô mù chữ, một số chỉ học tiểu học và chỉ có một người tốt nghiệp
trung học. 7 người trong số họ lập gia đình khi còn là thanh thiếu niên. Cô thuật
lại: “Khi tôi học xong lớp 12, cha mẹ tôi yêu cầu tôi không học lên cao nữa và
đi làm để giúp đỡ gia đình, bởi vì cha mẹ tôi không có tiền để trả học phí đại
học cho tôi.” Gia đình của cô trồng cà phê và lúa để sinh sống. Nhưng Jrai muốn
thay đổi cuộc sống của mình và vì thế cô đã quyết định học đại học. Thật là may
mắn cho cô khi cô được giới thiệu đến lưu xá Hướng dương do các nữ tu Đaminh điều
hành ở thành phố Đà lạt. Các nữ tu cung cấp cho cô nơi ăn ở thuận lợi cho việc
học hành và ngay cả học bổng để giúp cô có thể hoàn thành chương trình 4 năm tại
đại học Đà lạt.
Các nữ tu còn có một hệ thống trợ giúp để giúp đỡ cô đạt kết
quả tốt ở đại học. Jrai chia sẻ: “Thật là quan trọng khi các nữ tu dạy tôi các
giá trị luân lý và cách thức đối mặt với các vấn đề, làm việc theo kế hoạch, cộng
tác với những người khác và đối xử với mọi người với lòng kính trọng, lòng nhân
từ và quan tâm. Jrai còn được học Anh ngữ, âm nhạc và cầu nguyện và tham gia
các sinh hoạt ngoài trời do các Linh mục dòng Salêdiêng Don Bosco tổ chức. Sau
khi tốt nghiệp chương trình hoạt động xã hội vào tháng 7 năm trước (2016), Jrai
bắt đầu làm việc tại một khách sạn địa phương từ tháng 8 và gửi tiền về trợ
giúp gia đình. Jrai tâm sự rằng: “Tôi sẽ không bao giờ có thể tốt nghiệp đại học
nếu không có sự trợ giúp của các nữ tu. Tôi biết ơn các nữ tu rất nhiều.”
Nữ tu Clara Liên, phục trách lưu xá cho biết là hiện tại lưu
xá có thể cung cấop nơi ăn chốn ở cho 75 nữ sinh viên đang theo học các cao đẳng
và địa học trong vùng. Trong số này, có 40 nữ sinh thuộc các nhóm dân tộc thiểu
số K'hor, J'rai, Ma, Chu Ru và M'nong. Lưu xá được xây dựng vào năm 2009, nhắm
cung cấp cho các nữ sinh viên của các gia đình nghèo, đặc biệt từ các dân tộc
thiểu số, các điều kiện để theo học đại học. Chị Liên chia sẻ: “người dân làng
thiểu số ít chú ý đến việc học hành của con em, không có gia đình để đóng học
phí và cho con em họ lập gia đình sớm.”
Lưu xá có một nhà nguyện, nhà cơm, phòng máy tính, phòng học
và phòng ngủ. Tiền ăn ở mỗi tháng của mỗi sinh viên là khoảng hơn 1 triệu. Tuy
thế, các nữ tu tìm cách trợ giúp tài chánh cho các em khi có thể. Chị Liên chia
sẻ: “Chúng tôi thăm viếng gia đình các em sinh viên, xem tình cảnh của mỗi gia
đình và quyết định chúng tôi có thể giúp họ bao nhiêu. Chúng tôi cố gắng đảm bảo
tất cả nhu cầu căn bản của các sinh viên để các em có thể cố gắng nhất ở trường
học và tránh việc gia đình các em gây sức ép buộc các em phải đi làm.” Các nữ
tu cũng dạy các sinh viên các giá trị nhân bản, các kỹ năng sống và cách thức
giải quyết những vấn đề cá nhân và các nữ tu cũng theo dõi việc học của các
sinh viên ở trường. Các nữ tu cũng mời các bác sĩ đến chăm sóc sức khỏe và các
người ngoại quốc đến dạy Anh văn cho các sinh viên. Tại lưu xá các sinh viên có
bầu khí lành mạnh, vui tươi và an toàn để an tâm học tập, không phải lo lắng về
nạn trộm cắp, thực phẩm không an toàn và lơ là việc học hành vì không có người
theo dõi như khi ở tại các phòng trọ.
Qua lưu xá, các nữ tu phát triển những liên kết với gia đình
và cha mẹ của các sinh viên, những người đến thăm viếng lưu xá vào đầu năm học
và cộng tác với các nữ tu trong việc nuôi dạy con em của họ. Các nữ tu lắng
nghe các lo lắng băn khoăn, các khó khăn và các vấn đề gia đình của họ, rồi
chia sẻ, an ủi họ, giúp họ những lời khuyên và khuyến khích họ cho phép con cái
họ được học hành lên cao hơn.
Dưới sự hướng dẫn cố vấn của các nữ tu, các sinh viên tốt
nghiệp cũng muốn trở về quê hương để phục vụ người dân làng của mình. Teresa Ka
Xuan, dân tộc K’hor, vừa tốt nghiệp chương trình giáo dục mầm non, cho biết cô
đang nộp đơn xin việc tại một nhà trẻ ở huyện nhà Di Linh. Ka Xuan chia sẻ:
“Tôi mong ước dạy ở mầm non để có thể phục vụ các trẻ em người dân tộc và giúp
cha mẹ các em biết cách chăm sóc tốt các trẻ em.” Các người trẻ từ làng của cô
lập gia đình khi 16 hay 17 tuổi và thiếu những kỹ năng căn bản cần thiết dể
nuôi nấng trẻ em. (Global Sister Report 12/12/2016)
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét