28/07/2017
Thứ sáu tuần 16 thường niên.
Bài
Ðọc I: (Năm I) Xh 20, 1-17
"Luật
do Môsê đã ban ra".
Trích
sách Xuất Hành.
Trong
những ngày ấy, Chúa phán bảo những lời sau đây: "Ta là Thiên Chúa ngươi,
Ðấng đã dẫn dắt ngươi ra khỏi vùng Ai-cập, khỏi nhà nô lệ. Ngươi không được thờ
thần nào khác trước mặt Ta, đừng chạm trổ tượng gỗ, hay vẽ hình các vật trên
trời, dưới đất, trong nước, dưới lòng đất. Ðừng thờ lạy và phụng sự các hình
tượng ấy, vì Ta là Chúa, Thiên Chúa ngươi, Chúa hùng mạnh, Chúa ganh tị, trừng phạt
con vì tội lỗi cha, cho đến ba bốn đời, những kẻ ghét Ta; Ta tỏ lòng nhân lành
đến ngàn đời đối với những ai kính mến Ta, và tuân giữ các giới răn Ta.
"Ngươi
đừng lấy danh Chúa, Thiên Chúa ngươi, mà lường gạt, vì Chúa không thể không
trừng phạt kẻ nào lấy danh Người mà lường gạt.
"Ngươi
hãy nhớ thánh hoá ngày Sabbat. Ngươi làm lụng và làm tất cả mọi việc trong sáu
ngày, còn ngày thứ bảy là ngày Sabbat, thì thuộc về Chúa, Thiên Chúa ngươi;
trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái, tôi tớ nam nữ, súc vật, ngoại kiều trọ
trong nhà ngươi, tất cả không được làm việc gì. Vì trong sáu ngày, Chúa đã tạo
dựng trời, đất, biển, và tất cả mọi vật trong đó, rồi Người nghỉ trong ngày thứ
bảy: cho nên Chúa chúc phúc và thánh hoá ngày Sabbat.
"Ngươi
hãy tôn kính cha mẹ, để ngươi được sống lâu dài trong xứ mà Thiên Chúa sẽ ban
cho ngươi.
"Ngươi
chớ giết người; chớ phạm tội ngoại tình; chớ trộm cắp; chớ làm chứng dối hại
anh em mình; chớ tham lam nhà của kẻ khác, chớ ham muốn vợ bạn hữu, tôi tớ nam
nữ, bò, lừa và bất cứ vật gì của bạn hữu".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 18, 8. 9. 10. 11
Ðáp: Lạy Chúa, Chúa có lời ban sự sống đời đời (Ga 6,
69).
Xướng:
1) Luật pháp Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm linh; chỉ thị Chúa cố định, phá ngu kẻ
dốt. - Ðáp.
2)
Giới răn Chúa chánh trực, làm hoan lạc tâm can; mệnh lệnh Chúa trong ngời, sáng
soi con mắt. - Ðáp.
3)
Lòng tôn sợ Chúa thuần khiết, còn mãi muôn đời; phán quyết Chúa chân thực, công
minh hết thảy. - Ðáp.
4)
Những điều đó đáng chuộng hơn vàng, hơn cả vàng ròng; ngọt hơn mật, và hơn cả mật
chảy tự tàng ong. - Ðáp.
Alleluia:
Gc 1, 13
Alleluia,
alleluia! - Do ý định của Thiên Chúa, Người đã sinh chúng ta bằng lời sự thật,
để chúng ta nên như của đầu mùa các tạo vật. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 13, 18-23
"Kẻ
nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Vậy các con hãy nghe dụ ngôn về
người gieo giống: Kẻ nào nghe lời giảng về Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ
đến cướp lấy điều đã gieo trong lòng nó: đó là kẻ thuộc hạng gieo dọc đường.
Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ khi nghe lời giảng, thì tức khắc vui lòng chấp nhận,
nhưng không đâm rễ sâu trong lòng nó: đó là kẻ nông nổi nhất thời, nên khi cuộc
bách hại, gian nan xảy đến vì lời Chúa, thì lập tức nó vấp ngã. Hạt rơi vào bụi
gai, là kẻ nghe lời giảng, nhưng lòng lo lắng việc đời, ham mê của cải, khiến
lời giảng bị chết ngạt mà không sinh hoa kết quả được. Hạt gieo trên đất tốt,
là kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả, đến nỗi có hạt được
một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Tinh Thần Lạc Quan
Sự
gieo trồng nào cũng mang niềm hy vọng. Chúa Giêsu đã đọc được tinh thần lạc
quan ấy của nhà nông, cho nên Ngài đã mượn hình ảnh gieo trồng để nói lên mầu
nhiệm Nước Trời. Nhưng xem chừng những hình ảnh gieo trồng mà Chúa Giêsu dùng
trong Tin Mừng hôm nay không giống với kỹ thuật canh tác hiện nay. Thật thế,
vào thời Chúa Giêsu, đất Palestin vốn khô cằn, người nông dân thời Chúa Giêsu
không cày bừa dọn đất trước khi gieo trồng, nhưng gieo vãi trước, rồi sau đó
mới cày đất xới bón. Thành ra, có hạt rơi xuống đất tốt, có hạt rơi trên vệ
đường, có hạt rơi vào bụi gai. Dù kỹ thuật có khác, dù tiến trình canh tác có
khác, người nông dân ở bất cứ thời đại nào cũng giống nhau ở chỗ họ có tinh
thần lạc quan. Ðất đai có tươi tốt hay khô cằn, thiên nhiên có ngược đãi hay
thuận lợi, mùa gặt tươi tốt vẫn luôn là niềm hy vọng của kẻ gieo trồng.
Chúa
Giêsu dường như muốn gieo chính niềm lạc quan ấy vào tâm hồn các môn đệ khi đưa
ra dụ ngôn người gieo giống: có hạt rơi bên vệ đường, có hạt rơi trên đá sỏi,
có hạt rơi vào bụi gai, nhưng kết quả của mùa gặt vẫn gấp trăm, gấp ngàn. Qua
muôn thế hệ, hạt giống Nước Trời vẫn được gieo vãi: có hạt rơi vào vệ đường,
sỏi đá, bụi gai của những chống đối và bách hại, hạt giống ấy vẫn nẩy mầm tươi
tốt sinh nhiều bông hạt. Người môn đệ Chúa Giêsu luôn tiếp tục gieo vãi hạt
giống Lời Chúa, họ luôn được mời gọi đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa và kiên
trì, dù thành công hay thất bại. Trong thư 1Cor. thánh Phaolô đã diễn tả đúng
tinh thần lạc quan và kiên trì của người gieo giống: "Tôi trồng, Apollô
tưới, nhưng Thiên Chúa cho mọc lên".
Vệ
đường, sỏi đá, bụi gai vẫn tiếp tục cản trở công việc gieo trồng, nhưng người
nông dân của Nước Trời không vì thế mà bỏ cuộc. Có những gieo vãi qui mô ồ ạt,
nhưng cũng có những gieo vãi âm thầm: âm thầm trong thinh lặng hằng ngày, âm
thầm trong những khước từ, âm thầm trong những bách hại dưới mọi hình thức,
nhưng đó vẫn là sự âm thầm cơ bản nhất trong bất cứ sự gieo vãi nào, hay nói
theo Ðức Phaolô VI trong Tông huấn Loan Báo Tin Mừng: đó là một sự công bố
thinh lặng Tin Mừng, nhưng rất hiệu nghiệm.
Ước
gì Lời Chúa hôm nay đem lại niềm tin và lạc quan hy vọng cho chúng ta. Xin cho
Lời Chúa củng cố chúng ta trong niềm xác tín rằng những gì chúng ta gieo trong
đau thương và nước mắt sẽ được trổ bông chín vàng trong mùa gặt của Ngài.
Veritas
Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu Tuần 16 TN1,
Năm lẻ
Bài đọc:
Exo 20:1-17; Mt 13:18-23.
GIỚI
THIỆU CHỦ ĐỀ: Giữ cẩn thận Lời của
Thiên Chúa.
Có
hai quan niệm rất khác nhau về Lề Luật: Thứ nhất, quan niệm đương thời cho Lề
Luật là những gì gò bó, ngăn cản sự tự do của con người. Vì thế, họ chủ trương
càng ít luật càng tốt. Hiện đang có phong trào chống lại việc trưng bày Mười
Điều Răn nơi các tòa án. Thứ hai, quan niệm của người Do-thái, họ rất hãnh diện
với Thập Giới, vì đây là những điều mà Thiên Chúa đã thân hành ban cho họ để
biết cách sống hạnh phúc.
Các
Bài Đọc hôm nay muốn nói lên sự quan trọng tuyệt đối của Lời Chúa. Trong Bài Đọc
I, Thiên Chúa đã thân hành hiện ra và ban Thập Giới cho dân Israel qua Moses
trước khi họ vào Đất Hứa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu cắt nghĩa cho các môn đệ dụ
ngôn "Người gieo giống." Ngài đưa ra những lý do tại sao tất cả cùng
nghe Lời Chúa, thế mà có người chẳng được lợi ích chi cả; trong khi những người
khác sinh hoa kết trái, người được 30, được 60, hay được 100.
KHAI
TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: Thập Giới (deca-logue tiếng Anh,
deka-logoi, tiếng Hy-lạp): là
mười lời hay 10 câu mà Thiên Chúa ban cho dân Israel. Những lời này là món quà
vô giá của Thiên Chúa. Ngài mong muốn con người phải tuyệt đối thi hành để được
sống hạnh phúc muôn đời. Theo trình thuật của Sách Xuất Hành hôm nay và Sách Đệ
Nhị Luật (Deut 5:6-21), Thiên Chúa là tác giả của Thập Giới, vì những lời ngay
từ đầu: "Thiên Chúa phán tất cả những lời sau đây." Một số học giả
Kinh Thánh cho đây là những qui luật mà các nhà lãnh đạo Israel tổng hợp lại
qua các thời đại. Thập Giới được chia thành hai phần: phần một gồm 3 điều và
phần hai gồm 7 điều.
1.1/
Phần một: Phải kính mến Thiên Chúa trên hết mọi
sự: Phần này mô tả sự liên hệ giữa Thiên Chúa và con người.
(1)
"Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi ... Ngươi không được có thần nào
khác đối nghịch với Ta" là phần chính yếu. Các câu khác thêm vào có mục
đích cắt nghĩa cho rõ ràng hơn. Giới răn thứ nhất ngăn cấm con người không được
thờ bất cứ thần nào khác ngoài Thiên Chúa.
(2)
Ngươi không được dùng danh Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, một
cách bất xứng. Giới răn thứ hai ngăn cấm con người kêu tên cực trọng của Thiên
Chúa, YHWH, cách vô cớ: chỉ được kêu để chúc lành (Gen 4:26, Psa 72:19); không
được kêu để chửi rủa hay thề thốt.
(3)
Ngươi hãy nhớ ngày Sabbath. Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và
làm mọi công việc của ngươi. Còn ngày thứ bảy là ngày Sabbath kính Đức Chúa,
Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi
cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành
của ngươi.
1.2/
Yêu thương tha nhân: Nhiều người gọi 7 luật
kế tiếp là những luật tự nhiên (natural laws), những điều này mô tả sự liên hệ
giữa con người với con người.
(4)
Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa
của ngươi, ban cho ngươi. Đây là giới răn duy nhất có kèm theo lời hứa được
sống lâu.
(5)
Ngươi không được giết người. Giới răn thứ năm muốn bảo vệ sự thánh thiêng của
sự sống. Giết người ngoài chiến trận được phép vì để bảo vệ quyền sống của
mình.
(6)
Ngươi không được ngoại tình. Giới răn thứ sáu bảo vệ sự thánh thiêng của hôn
nhân và bảo vệ quyền của cả hai vợ chồng.
(7)
Ngươi không được trộm cắp. Giới răn thứ 7 bảo vệ quyền sở hữu của tất cả mọi
người trong xã hội.
(8)
Ngươi không được làm chứng gian hại người. Giới răn thứ 8 ngăn cấm việc làm
chứng gian cả nơi tòa án lẫn đời sống thường ngày.
Truyền
thống Công Giáo chia giới răn cuối cùng làm hai phần. Hai giới răn thứ 9 và 10
ngăn cấm tất cả những ham muốn bất chính.
(9)
Ngươi không được ham muốn vợ (hay chồng) người ta. Giới răn
này dựa trên lời Chúa Giêsu dạy: "Ai nhìn xem người phụ nữ và ước ap phạm
tội với họ, thì đã phạm tội ngoại tình rồi."
(10)
Ngươi không được ham muốn nhà người ta, tôi tớ nam nữ, con bò
con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta.
2/
Phúc Âm: Chúa Giêsu cắt nghĩa dụ ngôn người gieo
giống.
Như
nhà nông phải chuẩn bị thửa ruộng bằng cách cầy bừa để nhặt đi tất cả sỏi đá và
gai góc, san phẳng và giữ đất cho ẩm trước khi gieo hạt giống vào; con người
cũng phải chuẩn bị tâm hồn bằng cách dành thời gian cho tâm hồn lắng đọng
xuống, xua đi tất cả những lo toan và bất an của cuộc sống, cầu xin Thánh Thần
soi sáng và hướng dẫn trước khi nghe Lời Chúa. Chúa Giêsu đưa ra 4 trường hợp
cụ thể của những người nghe Lời Chúa và hậu quả:
(1)
Miền vệ đường: Chúa Giêsu cắt nghĩa: "Hễ ai nghe lời rao giảng Nước Trời
mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp đi điều đã gieo trong lòng người ấy: đó là
kẻ đã được gieo bên vệ đường."
Đây
là những người có thái độ khinh thường hay không quan tâm đến những gì Chúa
dạy: Những người tham dự Thánh Lễ cách chiếu lệ, đi lễ trễ khi Lời Chúa đã bắt
đầu, ra ngoài hút thuốc, hay nói chuyện, hay ngủ gật, hay để trí óc viễn du,
khi linh mục cắt nghĩa Lời Chúa. Những người không bao giờ chịu tham dự các dịp
tĩnh tâm giáo xứ hay học hỏi Lời Chúa dưới bất cứ hình thức nào. Với thái độ
khinh thường Lời Chúa như thế, làm sao Lời Chúa có thể vào trong tâm hồn để
sinh lợi ích được!
(2)
Miền sỏi đá: Chúa Giêsu cắt nghĩa: "Còn kẻ được gieo trên nơi sỏi đá, đó
là kẻ nghe Lời và liền vui vẻ đón nhận. Nhưng nó không đâm rễ mà là kẻ nhất
thời, khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì Lời, nó vấp ngã ngay."
Đây
là những người cũng chịu chú ý nghe Lời Chúa, nhưng không chịu bỏ thời gian để
học hỏi, để suy gẫm, và để đào sâu Lời Chúa. Họ dành rất nhiều thời gian để
giải trí, trò chuyện, hay đọc những sách vô bổ; nhưng luôn than không có giờ để
đọc Lời Chúa hay Lời Chúa khó hiểu! Nếu họ không hiểu Lời Chúa, làm sao họ có
thể áp dụng trong cuộc sống để sinh ích cho cuộc đời họ!
(3)
Miền bụi gai: "Còn kẻ được gieo vào bụi gai, đó là kẻ nghe Lời, nhưng nỗi
lo lắng sự đời, và bả vinh hoa phú quý bóp nghẹt, khiến Lời không sinh hoa kết
quả gì."
Đây
là những người chỉ quan tâm hay quá đặt nặng sự quan trọng của đời sống vật
chất: Họ đặt những mối lợi vật chất trên sự kính mến Thiên Chúa và hiểu biết
Lời Chúa. Họ chọn đi lễ nào cha giảng ngắn nhất, giờ lễ tiện nhất, mặc dù chẳng
hiểu gì Lời Chúa hay Bài Giảng; để còn kịp giờ làm hay có nhiều giờ đi chơi,
giải trí. Đây cũng là những người đặt lợi lộc vật chất trên tình nghĩa anh em.
Họ không dám hy sinh lợi lộc vật chất để sống và làm chứng cho Lời Chúa.
(4)
Miền đất tốt: "Còn kẻ được gieo trên đất tốt, đó là kẻ nghe Lời và hiểu,
thì tất nhiên sinh hoa kết quả và làm ra, kẻ được gấp trăm, kẻ được sáu chục,
kẻ được ba chục."
Đây
là những người luôn đặt Thiên Chúa trên hết mọi sự, ham muốn học hỏi, và thi
hành Lời Chúa. Họ biết chuẩn bị tâm hồn, đọc trước và suy gẫm Lời Chúa trước
khi tới nhà thờ tham dự Thánh Lễ. Hơn nữa, họ luôn tìm dịp để học hỏi và nghiên
cứu thêm; đồng thời biết áp dụng Lời Chúa trong mọi trường hợp của cuộc đời.
Không lạ gì khi đời sống của họ luôn tăng trưởng về mọi phương diện: tâm linh,
trí tuệ, tình cảm, và nhân bản.
ÁP
DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Thập Giới không giới hạn tự do của con người, nhưng là những điều tối cần để
con người sống hạnh phúc và tránh cho con người những nguy hiểm trong cuộc đời.
-
Để Lời Chúa có thể vào tâm hồn, đâm rễ sâu, và sinh hoa kết trái, chúng ta cần
chuẩn bị tâm hồn, cầu xin sự soi sáng của Thánh Thần, và chuyên chăm học hỏi
mỗi khi nghe Lời Chúa.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Mt
13,18-23
HY VỌNG
CỦA KẺ GIEO GIỐNG
“Kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh
hoa kết quả.” (Mt 13,23)
Suy
niệm: Ở xứ Palestine thời
Chúa Giê-su, ruộng thường là những thửa dài và hẹp, có bờ ruộng dùng làm lối
đi. Thành ra, có hạt rơi xuống đất tốt, có hạt rơi trên vệ đường, có hạt rơi
vào bụi gai. Dù kỹ thuật nông nghiệp ngày nay khác xa ngày xưa, mùa gặt bội thu
vẫn luôn là niềm hy vọng của kẻ gieo trồng. Chúa Giê-su đã đọc được tinh thần
lạc quan của nhà nông, và muốn dùng hình ảnh gieo giống để gieo niềm lạc quan
ấy vào tâm hồn các môn đệ. Những thất bại càng lúc càng gia tăng: hạt rơi vệ
đường bị chim trời ăn mất, hạt rơi trên sỏi đá vừa nẩy mầm nhưng bị chết khô,
hạt nẩy mầm, đâm chồi nhưng lại bị bụi gai làm chết nghẹt. Mặc dù vậy, chỉ cần
những hạt rơi vào đất tốt, hạt một trăm, hạt sáu chục, hạt ba chục là đủ bù đắp
thiệt hại và đem lại mùa bội thu cho nhà nông.
Mời Bạn: Hôm nay, người môn đệ
Chúa Giê-su vẫn tiếp tục gieo vãi hạt giống Lời Chúa, tin tưởng rằng dù gặp
những thất bại nặng nề, rốt cuộc hạt giống ấy sẽ rơi vào đất tốt, đem lại hoa
trái dồi dào. Thánh Phao-lô đã diễn tả đúng tinh thần lạc quan và kiên trì của
kẻ gieo giống: "Tôi trồng, A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa cho mọc
lên."
Sống Lời Chúa: Chọn một đoạn Lời Chúa
mà bạn yêu thích và suy niệm. Sau đó, bạn hãy chia sẻ cho các em nhỏ, bạn bè và
người thân.
Cầu
nguyện: Lạy Chúa, là
người gieo giống lạc quan, Chúa tin tưởng sẽ có những hạt giống rơi vào đất
tốt, đem lại mùa bội thu. Xin cho tâm hồn con là mảnh đất tốt để Lời Chúa được
gieo vào và sinh hoa kết hạt. Xin cho con cũng luôn có cái nhìn lạc quan về
thành quả của các hoạt động tông đồ. Amen.
(5
phút Lời Chúa)
Sinh hoa kết quả (28.7.2017 – Thứ sáu Tuần 16 Thường niên)
Lời Chúa hôm nay mời ta nhìn lại thửa đất của trái tim mình. Xin Chúa giúp
ta dọn dẹp, cải tạo lại thửa đất của tâm hồn để tim ta có ít chỗ cho thế gian và nhiều chỗ hơn cho Thiên Chúa.
Suy niệm:
Dụ ngôn người gieo giống
của Đức Giêsu là một dụ ngôn đầy nét hy vọng.
Nếu có một lúc nào đó
người môn đệ chán nản
vì thấy có bao hạt giống
được gieo vãi mà chẳng thu lại được gì,
bao điều cản trở sự lớn
lên của Nước Thiên Chúa,
thì dụ ngôn này nhắc cho
họ thấy rằng có những hạt lúa được bội thu.
Kết quả của những hạt lúa
bội thu thì gấp nhiều hơn số lúa đã gieo vãi.
Bài Tin Mừng hôm nay là
một lời giải thích dụ ngôn trên của Đức Giêsu.
“Anh em hãy nghe dụ ngôn
người gieo giống” (c. 18).
Đức Giêsu mời gọi như thế
với các môn đệ của thời Ngài và của mọi thời đại.
Cả bốn hạng môn đệ sắp
được Ngài kể ra đều là những người đã nghe Lời.
Lời đây là lời Tin Mừng,
lời giảng dạy của Đức Giêsu về Nước Thiên Chúa.
Lời này được ví như hạt
giống mà Đức Giêsu gieo vãi trong tim môn đệ (c. 19).
Trái tim người môn đệ là
một thửa đất nhận hạt giống ấy.
Chỉ có một loại hạt giống
như nhau, cũng như chỉ có một người gieo.
Kết quả khác nhau là tùy
vào chất lượng của đất, chất lượng của trái tim.
Có bốn loại đất, bốn loại
môn đệ với tâm hồn khác nhau.
Loại đất vệ đường, đất
cứng, khiến hạt giống chỉ nằm ở bên trên.
Lời Chúa chỉ được nghe
suông ngoài tai, nhưng không được đón nhận vào tim.
Chính vì thế loại môn đệ
này được coi là không hiểu (c. 19).
Không hiểu không phải vì
trí khôn kém cỏi hay vì người truyền đạt yếu.
Không hiểu chỉ vì không
muốn hiểu, lòng không muốn đón nhận.
Khi lòng không ưng thì
quỷ đến và cướp mất hạt giống đã gieo.
Loại đất sỏi đá là loại
đất chỉ có một lớp đất mỏng thôi.
Hạt giống được gieo thì
mọc lên ngay,
nhưng vì không có rễ sâu
nên chỉ sống được một thời gian ngắn (c. 21).
Loại môn đệ thứ hai này
chẳng những nghe mà còn vui vẻ đón nhận ngay (c. 20).
Nhưng sự đón nhận vội vã
này rất hời hợt, và niềm vui cũng không sâu.
Họ tưởng làm môn đệ chỉ
gặp toàn niềm vui và an bình.
Chính vì thế khi phải trả
giá để sống Lời Chúa, thì họ vấp ngã ngay và bỏ cuộc.
Loại đất có bụi gai là
đất có thể làm hạt giống lớn lên thành cây,
nhưng cây lại bị gai lấn
át làm chết ngạt (c. 22).
Bụi gai của loại môn đệ
này là nỗi lo lắng chuyện đời và lòng ham mê giàu có.
Bụi gai nằm ngay giữa
thửa đất trái tim, lớn mạnh đến nỗi làm cây lúa úa vàng.
Cuối cùng là đất tốt, đất
chẳng như vệ đường, chẳng có sỏi đá hay bụi gai.
Hạt giống gặp đất tốt này
thì sinh hạt, hạt được một trăm, sáu chục hay ba chục.
Loại môn đệ cuối này khác
hẳn với loại thứ nhất vì nghe và hiểu Lời Chúa (c. 23).
Tuy nhiên, kết quả đem
lại nhiều hay ít còn tùy mức độ mở ra của từng người.
Lời Chúa hôm nay mời ta
nhìn lại thửa đất của trái tim mình.
Những cứng cỏi, những hời
hợt thiếu rễ sâu, những chi phối của đam mê vật chất.
Bao hạt giống được gieo
mà chưa sinh hoa trái.
Xin Chúa giúp ta dọn dẹp,
cải tạo lại thửa đất của tâm hồn
để tim ta có ít chỗ cho
thế gian và nhiều chỗ hơn cho Thiên Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
con đường dài nhất là con đường từ tai đến tay.
Chúng con thường xây nhà trên cát,
vì chỉ biết thích thú nghe Lời Chúa dạy,
nhưng lại không dám đem ra thực hành.
Chính vì thế
Lời Chúa chẳng kết trái nơi chúng con.
Xin cho chúng con
đừng hời hợt khi nghe Lời Chúa,
đừng để nỗi đam mê làm Lời Chúa trở nên xa lạ.
Xin giúp chúng con dọn dẹp mảnh đất đời mình,
để hạt giống Lời Chúa được tự do tăng truởng.
Ước gì ngôi nhà đời chúng con
được xây trên nền tảng vững chắc,
đó là Lời Chúa,
Lời chi phối toàn bộ cuộc sống chúng con.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
28
THÁNG BẢY
Những
Người Chiến Thắng Trong Đức Kitô Và Còn Hơn Thế Nữa
Chúng
ta hãy xem lại bản văn trong Thư Thứ Nhất của Thánh Phê-rô: “Chúc tụng Thiên
Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Kitô, Chúa chúng ta! Do lượng hải hà, Người cho
chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giê-su Kitô
đã từ cõi chết sống lại, để được hưởng gia tài không thể hư hoại, không thể vẩn
đục và tàn phai. Gia tài này dành ở trên trời cho anh em…” (1Pr 1,3-4).
Liền
sau đó, Tông Đồ Phê-rô nhấn mạnh một điểm vừa rất sáng tỏ vừa đầy khích lệ:
“Trong thời ấy, anh em sẽ được hân hoan vui mừng, mặc dù còn phải ưu phiền ít
lâu giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của
anh em là thứ quí hơn vàng gấp bội, – vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử
lửa. Nhờ thế khi Đức Giê-su Kitô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở
thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự” (1Pr 1,6-7).
Vâng,
chúng ta có thể an tâm tin tưởng qua sứ điệp ấy! Vì sự tiền định của thế giới
thụ tạo và nhất là của con người trong Đức Kitô là nền móng tất yếu cho mối
quan hệ giữa sự quan phòng cứu độ của Thiên Chúa và thực tại sự dữ và đau khổ.
Ở đây chúng ta có một niềm hy vọng vững chắc về chiến thắng cuối cùng của mình
trên sự dữ và đau khổ. Nhờ sự chiến thắng của Đức Kitô, chúng ta sẽ chiến thắng
sự dữ và đau khổ dù thuộc hình thức nào đi nữa. Chúng ta được tiền định trong
Đức Kitô để toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta (Rm 8,37).
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY
28-7
Xh
20, 1-17; Mt 13, 18-23
LỜI
SUY NIỆM: “Còn kẻ được gieo trên đất tốt,
đó là kẻ nghe Lời và hiểu, thì tất nhiên sinh hoa kết quả và làm ra, kẻ được
gấp trăm, kẻ được sáu chục, kẻ được ba chục.”
Kết
quả của việc nghe và hiểu Lời Chúa rất là quan trọng đối với phần rỗi của mỗi
người trong chúng ta, và để nuôi sống đức tin của chúng ta, nên Công đồng
Vaticanô II khuyến khích: Các Kitô hữu đọc Lời Chúa thường xuyên. Khi “nghe,
đọc Lời Chúa” trong Phụng vụ thì Chúa Kitô “hiện diện trong Lời của Người, vì
chính Người nói khi ta đọc Kinh Thánh trong Giáo Hội” (Pv 7). Công Đồng còn
khuyến khích các tín hữu đọc Kinh Thánh một cách riêng tư. Đây là một hướng mới
của lòng đạo đức của Kitô giáo. Việc đọc Kinh Thánh có một vị trí trổi vượt
trong số các việc đạo đức.
Lạy
Chúa Giêsu. Xin cho cộng đồng dân Chúa; đặc biệt cho mọi thành viên trong gia
đình chúng con: luôn nuôi sống mình bằng Lời Chúa và Thánh Thể, để đời sống của
chúng con sinh được nhiều hoa trái cho mình và cho mọi người.
Mạnh
Phương
28 Tháng Bảy
Những Kỷ Niệm Nhỏ
Tổng thống Wilson của Hoa Kỳ,
người
đã đưa
nước
Mỹ
can thiệp
vào thế chiến thứ I, là
người
rất
thận
trọng
đối
với
những
kỷ
niệm
nhỏ.
Lần kia, ông
và phu nhân cùng
với
nhiều
nhân vật cấp cao trong chính
phủ
dừng
lại
một
thành phố thuộc tiểu bang Montana.
Cảnh sát
làm hàng rào
không cho bất cứ ai đến gần vị tổng thống. Nhưng, không
hiểu
làm thế nào
mà có hai cậu bé đã
chui lọt
hàng rào cảnh sát
để đến gần chỗ ngồi của tổng thống. Hai cậu bé
ngắm
nhìn một cách
say sưa
vị
nguyên thủ quốc gia. Một cậu bé
tìm cách tặng cho kỳ được lá
cờ
nhỏ
bé của nước Mỹ mà
em đang cầm trên
tay. Cảnh
sát cố tình
ngăn chận cậu bé,
nhưng
bà Wilson đã đưa tay đón
lấy
lá cờ và
vẫy
tay em một
cách nhiệt tình.
Cậu bé
khác cảm thấy buồn hiu vì
em không có gì để dâng
tặng
cho tổng
thống.
Em cố
gắng
mò mãi trong túi
quần
và cuối cùng
lôi ra được một đồng xu nhỏ. Em cố gắng vượt qua mọi chướng ngại để chạy đến trao cho tổng thống. Em sung sướng vô
cùng, bởi vì
chính tổng thống Wilson là
người
chìa tay ra để đón
nhận
món quà của em với tất cả trang trọng.
Năm năm sau, tổng thống Wilson qua đời. Bà
Wilson xếp
đặt
lại
các đồ dùng
quen thuộc
của
chồng.
Mở
chiếc
ví của ông,
bà thấy có
một
bọc
giấy
được
giữ
gìn cẩn thận. Tháo
chiếc
bọc
giấy,
bà nhận ra ngay tức khắc đồng xu nhỏ mà
cậu
bé đã tặng cho chồng bà
cách đây năm
năm. Ông quý đồng xu nhỏ ấy đến độ đi
đâu ông cũng
mang nó theo.
Thiên Chúa cũng đối xử với chúng ta như thế. Ngài giàu
có biết
bao, nhưng
những
đồng xu nhỏ mà chúng ta trao tặng cho Ngài, Thiên
Chúa đón nhận và cất giữ như báu vật... Một Thiên Chúa
giàu sang dường như không ưa thích của cải dư dật của chúng ta cho bằng những đồng xu nhỏ của lòng thành, sự quảng đại, những âm thầm hy sinh, phục vụ quên mình của chúng ta...
Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy được cái nhìn trang trọng của Chúa đối với lòng thành của con người. Lần kia, Ngài vào
đền thờ và quan sát những người đang dâng cúng
tiền
của.
Ai ai cũng bỏ tiền vào hòm, chợt có một người đàn bà góa chỉ bỏ có một đồng xu nhỏ. Vậy mà Ngài đã tuyên bố: Người đàn bà này đã dâng cúng nhiều hơn ai hết, bởi vì trong khi mọi người bố thí những của dư thừa của mình, còn người đàn bà nghèo này
lại
dâng cúng tất cả những gì mình
có để độ nhật...
Thiên Chúa luôn trân trọng và quý
mến
tất
cả
những
gì chúng ta dâng tặng Ngài. Những lễ vật càng đơn sơ, nhỏ bé dưới mắt người đời, càng có
giá trị
trước
mặt
Chúa. Chỉ
có Chúa mới thấy được giá trị của những âm thầm đau khổ, của những hy sinh quên
mình từng
ngày, của
những
việc
làm vô danh...
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét