31/07/2017
Thứ hai tuần 17 thường niên
Thánh I-nha-xi-ô Lôi-ô-la, linh mục.
Lễ nhớ
* Sinh năm 1491 tại Lôiôla miền Can-ta-bơ-ri-a. Lúc còn thanh niên, Inhaxiô theo binh nghiệp,
phục
vụ
trong triều đình. Khi đã trở
lại,
người
học
thần
học
ở
Pari. Tại đây, cùng với
mấy
người
bạn,
người
đã sáng lập
dòng Chúa Giêsu, thường
gọi tắt
là Dòng Tên (1534). Nhưng
chính
tại
Rôma, người nỗ lực
làm cho dòng lan rộng khắp
châu Âu và hăng hái truyền giáo, nêu gương
phục
vụ
Hội
Thánh, hết lòng tuân phục
Đức
Giáo Hoàng. Phương
pháp
linh thao của
người
vạch
ra một
con đường
cho ai muốn hiến thân để
làm cho vinh quang Thiên Chúa ngày một sáng ngời
hơn.
Người
qua đời
ở
Rôma năm 1556.
BÀI ĐỌC I: Xh 32,
15-24. 30-34
"Dân này đã phạm tội nặng nề, và họ đúc bò vàng".
Trích sách Xuất
Hành.
Trong những ngày ấy,
Môsê từ trên núi trở xuống, Tay cầm bia đá có khắc chữ cả hai mặt; và đó là
công trình của Thiên Chúa tác tạo, vì chính Chúa đã khắc chữ vào hai bia đá đó.
Bấy giờ Giosuê nghe tiếng dân chúng la lối om sòm, nên thưa cùng Môsê rằng:
"Có tiếng la giao chiến trong trại". Môsê đáp: "Đó không phải là
tiếng kêu la giao chiến, cũng không phải tiếng kêu la thất trận, nhưng tôi nghe
tiếng người ta ca hát". Khi đến gần trại, người thấy con bê đực và những
người múa. Người quá tức giận, liền ném hai bia đá xuống chân núi và nó bể nát
ra. Người đem đốt con bê chúng đã đúc, rồi tán ra thành tro, bỏ vào nước, bắt
con cái Israel phải uống.
Người nói cùng Aaron rằng:
"Dân này đã nói gì với ông mà ông để nó phạm tội nặng nề như thế?"
Aaron thưa: "Xin ngài chớ tức giận, nào ngài không biết dân này hay hướng
chiều về đàng tội đó sao? Chúng đã nói với tôi rằng: 'Xin ông hãy đúc cho chúng
tôi những vị thần để dẫn dắt chúng tôi đi, vì ông Môsê, người dẫn chúng tôi ra
khỏi đất Ai-cập, chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy đến cho ông'. Tôi liền
nói với họ: 'Ai trong các ngươi có vàng, hãy mang đến cho tôi. Họ mang đến, tôi
quăng vàng vào lửa và đúc nên con bê này'".
Hôm sau Môsê nói với
dân: "Các ngươi đã phạm một tội rất lớn, nhưng bây giờ ta sắp lên với Giavê:
có lẽ ta sẽ xin được Người xá tội cho các ngươi!" Môsê trở lại với Giavê
và nói: "Phải! dân này đã phạm một tội rất lớn, chúng đã làm cho mình những
thần bằng vàng! Nhưng bây giờ, ước gì Người miễn chấp tội chúng. Bằng không,
xin Người hãy xoá con đi khỏi sách Người đã viết".
Giavê phán với Môsê:
"Ai phạm tội chống lại Ta, Ta sẽ xoá nó khỏi sách của Ta! Còn bây giờ,
ngươi hãy đi, hãy dẫn dân đến nơi Ta đã phán với ngươi! Này thần sứ của Ta sẽ
đi trước ngươi, và đến ngày truy phạt của Ta, Ta sẽ trừng phạt chúng vì tội của
chúng". Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 105,
19-20. 21-22. 23
Đáp: Hãy ca tụng
Chúa, bởi Người nhân hậu (c. 1a).
1) Dân chúng đúc hình bò con tại Horéb, và lễ bái thần tượng đã đúc bằng vàng. Họ đem vinh quang của mình đánh đổi lấy hình tượng con bò ăn cỏ. - Đáp.
2) Họ đã quên Thiên Chúa là Đấng cứu độ mình, Đấng đã làm những điều trọng đại bên Ai-cập, Đấng đã làm những điều kỳ diệu trên lãnh thổ họ Cam, và những điều kinh ngạc nơi Biển Đỏ. - Đáp.
3) Chúa đã nghĩ tới tiêu diệt họ cho rồi, nếu như Môsê là người Chúa chọn, không đứng ra cầu khẩn với Ngài, để Ngài nguôi giận và đừng tiêu diệt họ. - Đáp.
Alleluia: Ga 17,
17b và a
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời của Chúa là chân lý, xin hãy thánh hoá chúng con trong sự thật. - Alleluia.
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời của Chúa là chân lý, xin hãy thánh hoá chúng con trong sự thật. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt
13, 31-35
"Hạt cải trở thành cây đến nỗi chim trời đến nương náu nơi ngành nó".
"Hạt cải trở thành cây đến nỗi chim trời đến nương náu nơi ngành nó".
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu
phán một dụ ngôn khác cùng dân chúng rằng: "Nước trời giống như hạt cải
người kia gieo trong ruộng mình. Hạt ấy bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi
mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim trời đến nương
náu nơi ngành nó".
Người lại nói với họ một
dụ ngôn khác nữa mà rằng: "Nước trời giống như nắm men người đàn bà kia lấy
đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men".
Chúa Giêsu dùng dụ
ngôn mà phán những điều ấy với dân chúng. Người không phán điều gì với họ mà
không dùng dụ ngôn, để ứng nghiệm lời tiên tri đã chép rằng: "Ta sẽ mở miệng
nói lời dụ ngôn: Ta sẽ tỏ ra những điều bí nhiệm từ lúc dựng nên thế
gian". Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM : Hạt Cải, Nắm
Men
Dụ ngôn hạt cải và nắm
men trong Tin Mừng hôm nay đều nhấn mạnh đến sự bất tương xứng của thời kỳ đầu
của Nước Trời và của thời kỳ kết thúc. Dụ ngôn hạt cải nói đến sự tăng trưởng của
Nước Trời theo chiều rộng, còn dụ ngôn nắm men trong bột ám chỉ chiều sâu, tức
là sự biến đổi bên trong. Cũng như cây cải nhỏ bé thường thấy ở miền giáp hồ
Tibêria có thể cao tới ba thước, Nước Trời cũng bắt đầu hiện diện từ thời kỳ
truyền giáo của Chúa Giêsu và của Giáo Hội tiên khởi trong sự khó nghèo và thiếu
thốn. Và đó là giáo huấn nền tảng của dụ ngôn hạt cải và nắm men.
Dựa vào những hình ảnh
này, Chúa Giêsu cho thấy kiểu cách truyền giáo của Ngài không phù hợp với những
chờ đợi của người Do thái, nghĩa là Nước Trời đến trong thầm lặng, như Chúa
Giêsu đã nói: "Nước Thiên Chúa ở giữa các ngươi". Bởi vì thánh sử viết
Phúc Âm sau thời kỳ truyền giáo của Chúa Giêsu trên đất Palestin, chúng ta có
thể thấy ngay sự bành trướng đầu của Nước Trời và của Tin Mừng nơi các cộng
đoàn Kitô tiên khởi. Thánh sử nói rõ: trên cành cây cải, chim trời có thể đến
trú ngụ, điều này ám chỉ các dân ngoại được kết nạp vào Giáo Hội do Chúa Giêsu
sáng lập.
Dụ ngôn men trong bột,
một nắm men có thể làm dậy cả khối bột. Ý nghĩa và bài học của dụ ngôn này đi
song song với dụ ngôn hạt cải. Men Nước Trời tức ơn thánh, dù ngấm ngầm, nhưng
hiệu nghiệm nơi tâm hồn con người và trong sứ điệp của Chúa Giêsu. Chính Chúa
Giêsu đã nói rõ về sức mạnh của men Nước Trời. Ngài không đến theo kiểu cách
lôi kéo sự chú ý của con người. "Nước Thiên Chúa ở giữa các ngươi".
Trong cử hành Thánh Lễ, Lời Chúa và Mình Chúa như men có sức làm lớn lên và biến
đổi tâm hồn con người. Ai biết lãnh nhận với tâm hồn ngay thẳng, người đó sẽ được
biến đổi nên giống Chúa Giêsu.
Chúng ta hãy cầu xin
cho Dân Chúa tức là Giáo Hội trở nên dấu chỉ của hạt giống và men của Nước Trời
trong thế gian này, cho tới ngày Nước Chúa được hoàn tất trong vinh quang.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày
Một Tin Vui’)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Hai Tuần 17 TN1,
Năm lẻ
Bài đọc: Exo
32:15-24, 30-34; Mt 13:31-35.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đức tin vững mạnh cần thiết để vượt qua gian khổ cuộc đời.
Trong thực tế, biết
bao ví dụ đã chứng minh: càng sung sướng hạnh phúc bao nhiêu, con người càng dễ
dàng quay lưng lại với Thiên Chúa và chạy theo những cám dỗ của ba thù bấy
nhiêu. Vì thế, con người cần học hỏi để biết làm chủ vật chất, trước khi đương
đầu với sự thành đạt cuộc đời. Một khí cụ tối cần thiết để con người có thể làm
chủ cuộc đời là sự vững mạnh của đức tin và cuộc sống kết hợp mật thiết với
Thiên Chúa.
Các Bài Đọc hôm nay dẫn
chứng cho chúng ta thấy sự cần thiết của đức tin trong việc đối đấu với những
chước cám dỗ. Trong Bài Đọc I, con cái Israel bỏ quên Thiên Chúa để tự tạo cho
mình một con bê bằng vàng để thờ lạy, đang khi Thiên Chúa và ông Moses vất vả để
thiết lập Thập Giới cho họ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đưa ra hai dụ ngôn để dẫn
chứng sự cần thiết phải làm cho đức tin vững mạnh.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Các ngươi không được thờ thần nào khác ngoại trừ Ta.
1.1/ Con cái Israel tự tạo
cho mình một thần bê vàng để thờ lạy.
(1) Thiên Chúa quan
tâm dạy dỗ dân qua Thập Giới: Đã dùng cánh tay uy hùng để đưa dân ra khỏi đất
nô lệ cho người Ai-cập, Thiên Chúa còn thân hành dạy dỗ bằng cách ban Thập Giới
cho con cái Israel qua vị lãnh đạo là ông Moses. Sau khi đã nhận lãnh Thập Giới
từ Thiên Chúa, trình thuật kể: "Ông Moses từ núi trở xuống, tay cầm hai tấm
bia Giao Ước; những bia ấy có viết cả hai mặt, mặt trước cũng như mặt sau. Những
bia ấy là do Thiên Chúa làm ra, chữ là chữ của Thiên Chúa, khắc trên các
bia."
Khi tiến đến gần chân
núi, hai ông nghe tiếng dân reo hò. Ông Joshua nói với ông Moses: "Có tiếng
giao tranh trong trại!" Nhưng ông Moses nói: "Tôi nghe không phải tiếng
ca chiến thắng, không phải lời than bại trận mà là tiếng ca đối đáp!" Và
khi đến gần trại, ông thấy con bê và những bọn người đang nhảy múa: "Ông tức
giận và ném các tấm bia đang cầm trong tay và đập vỡ dưới chân núi. Ông lấy con
bê họ đã làm, đốt đi, tán nhuyễn ra, rắc lên mặt nước, rồi bắt con cái Israel uống."
Ông Moses có ít nhất
hai lý do để nổi giận với dân: Thứ nhất, con cái Israel đã mù quáng quay lưng lại
với tình yêu của Thiên Chúa: thay vì phải kính mến yêu thương Người đã làm biết
bao điều tốt lành cho mình lại chạy theo thờ phượng một con bò vô tri vô giác.
Thứ hai, con cái Israel đã quá ngu dốt: trong khi Thiên Chúa đang lo lắng xây đắp
một tương lai huy hoàng và vinh quang cho dân, họ lại chạy theo một bức tượng
do bàn tay con người nhào lặn nên, chẳng có tí quyền năng gì cả.
(2) Lý do thờ bê vàng:
Ông Moses hỏi ông Aaron, người đã ở lại với dân khi ông lên núi gặp gỡ Chúa:
"Dân này đã làm gì ông mà ông đưa họ tới chỗ phạm một tội lớn như thế?"
Ông Aaron nói: "Xin ngài chớ bừng bừng nổi giận; chính ngài biết dân
này có khuynh hướng xấu. Họ nói với tôi: Xin ông làm cho chúng tôi một vị
thần để dẫn đầu chúng tôi, vì chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra cho cái
ông Moses này, là người đã đưa chúng tôi lên từ đất Ai-cập. Tôi nói với họ: Ai
có vàng? Họ đã gỡ đồ vàng đeo tai và đưa cho tôi; tôi ném vào lửa, và
đã ra con bê này."
Tục ngữ Việt-nam có
câu rất thích hợp cho trường hợp này: "no cơm rửng mỡ." Khi con người
sống sung sướng hạnh phúc quá, họ bắt đầu làm chuyện đồi bại. Ngược lại, khi
con người phải vất vả làm ăn và nghèo khó, họ biết thờ phượng, kính mến, và
năng chạy đến với Chúa để kêu xin. Nhiều người lấy làm lạ tại sao trong hoang địa,
không có dụng cụ luyện kim, mà ông Aaron có thể tạo thành con bê vàng này? Mục
đích của tác giả không phải ở chỗ làm sao có con bê vàng; nhưng ở chỗ muốn chứng
minh khuynh hướng sai lạc của con người khi đã có đầy đủ vật chất.
1.2/ Phạm tội phải đền tội:
(1) Ông Moses bầu cử
cho dân: Tuy rất cương nghị trong khi sửa phạt con cái Israel; nhưng ông Moses
rất có lòng thương họ. Ngày hôm sau, ông Moses nói với dân: "Anh em đã phạm
một tội lớn, nhưng giờ đây tôi sắp lên gặp Đức Chúa; may ra tôi sẽ xin được Người
xá tội cho anh em." Đây phải là đức tính của những người lãnh đạo trong
Giáo Hội và các bậc làm cha mẹ: vừa phải dứt khoát theo sự thật khi giáo dục, vừa
phải thương yêu và tha thứ khi họ đã nhận ra lỗi lầm. Ông Moses trở lại với Đức
Chúa và thưa: "Than ôi, dân này đã phạm một tội lớn! Họ đã làm cho mình một
tượng thần bằng vàng! Nhưng giờ đây, ước gì Ngài miễn chấp tội họ! Bằng không,
thì xin Ngài xoá tên con khỏi cuốn sách Ngài đã viết." Ông Moses sẵn sàng
hy sinh chết để toàn dân được sống.
(2) Thiên Chúa công bằng:
Đức Chúa phán với ông Moses: "Kẻ nào phạm tội làm mất lòng Ta, Ta sẽ xoá
tên nó khỏi cuốn sách của Ta. Bây giờ, ngươi hãy đi, đưa dân tới nơi Ta đã chỉ
cho ngươi. Này thiên sứ của Ta sẽ đi trước mặt ngươi; nhưng đến ngày Ta trừng
phạt, Ta sẽ trừng phạt chúng vì tội đã phạm." Tội của ai, người ấy chịu;
ông Moses không được phép gánh lấy các hình phạt của dân. Thiên Chúa sẽ sửa phạt
họ, nhưng Ngài vẫn cho họ có cơ hội để ăn năn và sửa chữa các khuyết điểm. Nếu
cứ ngoan cố trong tội lỗi, họ sẽ tự cách biệt họ khỏi Thiên Chúa ngay từ đời
này, chứ chưa cần phải đợi tới đời sau. Con cái Israel bị rắn lửa cắn chết là một
điển hình.
2/ Phúc Âm: Phải làm sao cho đức tin lớn mạnh.
2.1/ Dụ ngôn hạt cải: Đức Giêsu còn trình bày cho họ nghe một dụ ngôn khác về sự
cần thiết của Lời Chúa trong tiến trình tăng trưởng của đức tin. Người nói:
"Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng
mình. Tuy nó là loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên,
thì lại là thứ lớn nhất; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên
cành được."
+ Hạt cải của
Palestine có thể trở thành cây: chứ không giống như hạt rau cải của Việt-nam.
Nó có thể cho trở thành cây cao rợp bóng cho chim trời đến trú ngụ.
+ Đức tin là quà tặng
Thiên Chúa ban cho con người khi họ lãnh nhận Bí-tích Rửa Tội, tuy bắt đầu nhỏ
bé; nhưng con người có thể làm cho đức tin trở nên vững mạnh để sinh ích cho
mình và cho người khác.
2.2/ Dụ ngôn nắm men: Người còn kể cho họ một dụ ngôn khác: "Nước Trời
cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất
cả bột dậy men."
+ Men cũ: là chút bột
lấy từ lần làm bánh trước; tuy nhỏ nhưng có khả năng làm dậy tới ba thúng bột.
+ Đức tin của con người
cũng thế, các tín hữu phải làm sao cho đức tin tăng trưởng và thấm nhập mọi
khía cạnh của cuộc sống; để không những sinh ích cho bản thân, mà còn lan rộng
đến những người trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ, và toàn thế giới.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta luôn luôn
phải đương đầu hằng ngày với những cám dỗ của cuộc sống; nếu không có một đức
tin vững mạnh, chúng ta dễ bỏ Thiên Chúa để chạy theo cám dỗ của ba thù.
- Đức tin vững mạnh
chúng ta có được là do sự luyện tập mỗi ngày qua việc cầu nguyện, tham dự Thánh
Lễ, và học hỏi Kinh Thánh để biết về Thiên Chúa và thực hành mỗi ngày.
Lm. Anthony Đinh Minh Tiên, OP.
Th.
I-nha-xi-ô Lôi-ô-la linh
mục Mt 13,31-35
LÀ MEN TIN MỪNG
“Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men
bà kia lấy vùi vào ba đấu bột, cho đến khi tất cả bột dậy men.” (Mt 13,33)
Suy
niệm: Ba đấu bột khoảng 50kg
bột, một khi đã dậy men, trương nở, đủ cho cả trăm người ăn no và ngon miệng.
Ta có được thành quả ngoạn mục này đang khi chỉ cần một nắm men nhỏ xíu, rất ít
so với khối bột to lớn. Nắm men thật kỳ diệu, âm thầm tác động đêm ngày để đem
lại kết quả mấy ai ngờ. Nắm men ấy là hình tượng của người Ki-tô hữu giữa khối
bột nhân loại, đặc biệt như trong xã hội Việt Nam hôm nay. Tại nhiều vùng miền,
các Ki-tô hữu chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bé. Tuy vậy, ta không tự ti hay ngã
lòng, nhưng nỗ lực trở thành men Tin Mừng cho môi trường mình sống, để môi
trường ấy được công bằng và liên đới hơn, huynh đệ và nhân nghĩa hơn.
Mời Bạn: Nếu hơn bảy triệu
người Công giáo ở Việt Nam đồng lòng sống Tin mừng giữa lòng dân tộc, yêu
thương người lân cận, nâng đỡ, phục vụ người nghèo khổ, bất hạnh trong xã
hội, họ sẽ là men làm cho khối bột đồng bào mình được dậy men Tin Mừng, giúp
cho xã hội được tốt đẹp hơn. Hãy bắt đầu là men Tin Mừng trước hết từ chính
bạn, để qua đời sống của bạn, người lân cận có thiện cảm hơn với Chúa Giê-su.
Sống Lời Chúa: Tôi sẽ không nản lòng
khi nỗ lực sống đức tin giữa đời thường, như có vẻ như “cánh én không làm nên
mùa xuân.” Tôi tin những nỗ lực ấy như men đang âm thầm tác động nơi người
khác.
Cầu
nguyện: Lạy Chúa Giê-su,
Chúa là men Tin Mừng số một, đem lại sự đổi mới cho cả nhân loại. Xin cho con
cũng trở thành men Tin Mừng, âm thầm tác động từ từ vào môi trường, trong những
người anh em chung quanh. Amen.
(5 phút Lời Chúa)
Tất cả bột dậy men (31.7.2017 – Thứ hai: Thánh Inahtiô Loyola)
Nếu môi trường chúng ta đang sống, đang làm việc chẳng công bằng hơn, huynh đệ hơn, hạnh phúc hơn, trong sạch hơn... thì có khi chúng ta phải tự hỏi xem mình có còn là thứ men tốt không.
Suy niệm:
Hội nhập văn hóa là việc mà nhà truyền giáo thời nay
quan tâm.
Làm sao đưa Tin Mừng vào
nền văn hóa của người bản xứ?
Làm sao đưa những nét đẹp
của nền văn hóa bản xứ vào việc sống Tin Mừng?
Làm sao để Kitô giáo vừa
mang nét mới mẻ của ơn cứu độ có tính phổ quát,
vừa mang tinh túy của
từng vùng, từng nền văn hóa, tôn giáo, xã hội?
Đó là một nỗ lực đòi hỏi
nhiều thời gian, trí tuệ và tình yêu.
Nhân dịp kỷ niệm 400 năm
ngày qua đời của cha Matteo Ricci (1552-1610),
Đức Thánh Cha Bênêđictô
XVI đã đề cao gương của vị tu sĩ Dòng Tên này.
Với thiện cảm sâu xa đối
với văn hóa và tôn giáo của người Trung Hoa,
cha Matteo đã đem Tin
Mừng đến để bổ sung những truyền thống tốt đẹp.
Cha hiểu biết về Khổng
giáo như một nho gia uyên thâm,
và chấp nhận việc cúi
mình để tôn kính Khổng Tử và các bậc tổ tiên.
Dùng kiến thức về khoa
học của mình để phục vụ,
Cha là người vẽ bản đồ
thế giới đầu tiên với nước Trung Hoa nằm ở giữa.
Mười năm cuối đời sống ở
Bắc Kinh, cha viết sách biện giáo,
quen biết với nhiều học
giả trong triều đình và đưa họ vào Kitô giáo.
Cách truyền giáo của cha
Matteo khiến ta nghĩ đến dụ ngôn men và bột.
Người phụ nữ đã trộn men
vào một lượng bột rất lớn.
Ba đấu bột bằng khoảng 50
ký bột, làm bánh đủ cho cả trăm người ăn.
Điều đáng ta để ý ở đây
là chuyện trộn men vào bột.
Một lượng men nhỏ được
người phụ nữ trộn đều với khối bột lớn.
Đây là một công việc vất
vả, làm bằng tay.
Khi được trộn nhuyễn, ta
không còn phân biệt được men với bột
Qui trình lên men đòi hỏi
thời gian.
Men phát huy sức mạnh
tiềm ẩn của nó, khi làm cả khối bột lên men, nở ra.
Bấy giờ ta mới nhận ra sự
hiện diện ẩn giấu và tác động của men trong bột.
Khi ăn những tấm bánh
thơm, chẳng ai thấy men, vì men đã thành bánh rồi.
Nhưng không có men thì
cũng chẳng có bánh.
Đức Giêsu dùng dụ ngôn
này để nói về Nước Trời.
Khởi đầu chỉ là một số
lượng nhỏ bé,
nhưng với thời gian sẽ
gây được một ảnh hưởng lớn lao và tốt lành.
Tỷ lệ người Công giáo tại
Việt Nam không đông, một lượng men nhỏ.
Nhưng nếu chúng ta khiêm
tốn có mặt và phục vụ giữa lòng dân tộc,
tôn trọng những giá trị
văn hóa và tâm linh của đồng bào,
chúng ta có hy vọng làm
cho khuôn mặt của Công giáo
trở nên phong phú hơn, dễ
mến hơn và hấp dẫn hơn.
Phải chấp nhận như men bị
chôn vùi, biến mất trong đống bột.
Phải có mặt ở mọi nơi,
mọi ngành nghề, mọi lãnh vực nghiên cứu.
Nhưng cũng phải kiên nhẫn
chờ men phát huy tác dụng.
Nếu chúng ta chẳng làm
cho đất nước này thành tấm bánh thơm ngon,
nếu môi trường chúng ta
đang sống, đang làm việc chẳng có gì tiến bộ,
chẳng công bằng hơn,
huynh đệ hơn, hạnh phúc hơn, trong sạch hơn…
thì có khi chúng ta phải
tự hỏi xem mình có còn là thứ men tốt không.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, vị tử đạo tuyệt vời,
Chúa đưa chúng con vào thế giằng co liên tục.
Chúa vừa chọn chúng con ra khỏi thế gian,
lại vừa sai chúng con vào trong thế gian đó.
Thế gian này vàng thau
lẫn lộn.
Có khi vàng chỉ là lớp mạ
bên ngoài.
Xin cho chúng con giữ
được bản lãnh của mình,
giữ được vị mặn của muối,
và sức tác động của men,
để đem đến cho thế gian
một linh hồn, một sức
sống.
Chúng con chẳng sợ mình
bỏ đạo,
chỉ sợ mình bỏ sống đạo
vì bị quyến rũ bởi bao
thú vui trần thế.
Xin cho chúng con đừng
bao giờ quên rằng
chúng con mang dòng máu
của các vị tử đạo,
những người đã đặt Chúa
lên trên mạng sống.
Lạy Chúa Giêsu, nếu thế
gian ghét chúng con,
thì xin cho chúng con cảm
thấy niềm vui
của người được diễm phúc
nên giống Chúa. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
31 THÁNG BẢY
Ngay Cả Sự Chết
Cũng Phục Vụ Cho Sự Sống
Chúng ta nhận thấy Cựu Ước – trong khi nhìn nhận sự có mặt của nhiều loại
sự dữ và đau khổ trong đời – đã làm chứng hùng hồn rằng sự khôn ngoan và lòng từ
ái của Thiên Chúa (biểu hiện qua sự quan phòng thần linh của Ngài) tất thắng
trên mọi sự dữ và đau khổ.
Cảm nhận này được trình bày trong Sách Gióp, cuốn sách xoáy trọn vào chủ
đề sự dữ và tiếng kêu ai oán thất vọng. Cuốn sách quan trọng này (về chủ đề sự
dữ) đôi khi được thấy như một kiểm nghiệm hùng hồn ‘đo lòng’ người công chính.
Nhưng đây chỉ là một khía cạnh phụ thuộc của quyển sách mà thôi. Cốt lõi của
quyển sách chính là sự đúc kết vừa rõ ràng vừa công phu của tác giả rằng Thiên
Chúa là Đấng tốt lành. Qua Sách Gióp, chúng ta nắm bắt những giới hạn và bản chất
phù du của mọi tạo vật. Chúng ta nhận ra rằng một số hình thức của sự dữ thể lý
có thể là do bản chất sa ngã của thế giới gây ra.
Chúng ta cũng ý thức rằng tất cả những gì thuộc vật chất đều ở trong một
mối quan hệ hỗ tương gần gũi nhau – như câu nói xưa: “Đây chết thì kia sống”.
Như vậy, xét một mức nào đó, ngay cả sự chết cũng phục vụ cho sự sống. Qui luật
này cũng không loại trừ con người – vì con người vừa là xác thịt vừa là tinh thần,
vừa khả diệt vừa bất tử.
Trong chiều hướng này, những ý tưởng của Thánh Phao-lô càng vén mở các
chân trời rộng hơn nữa: “Dù con người bên ngoài chúng tôi có tiêu tan đi, thì
con người bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới” (2Cr 4,16). Rồi ngài nói
thêm: “Thật vậy, một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho
chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời” (2Cr 4,17).
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY
31-7
Thánh
Ignatiô Loyôla, linh mục
Xh 32, 15-24. 30-34;
Mt 13, 31-35.
LỜI SUY NIỆM: Người còn kể cho họ một dụ ngôn
khác: “Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột,
cho đến khi tất cả bột dậy men.” (Mt 13,33).
Chúa Giêsu đang đem Nước Trời
đến trong trần gian này. Ngài đang mời gọi những người thiện chí cọng tác với
Ngài để xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho con người khi sống với nhau và sống với
thiên nhiên.
Đó là những mặc khải, những
giáo huấn của Ngài cũng như những việc Ngài đã thực hiện và đang thực hiện,
nhất đó là cuộc Thương Khó và sự Phục Sinh của Ngài. Khi nhìn vào Giáo hội
của Ngài thiết lập, người ta thấy nó quá là nhỏ nhoi, so với cả nhân loại,
nhưng chính những cái nhìn bên ngoài thấy nhỏ nhoi đó, lại là một sự đang khuấy
động không ngừng cho đến một ngày mọi tâm cang của con người sẽ sống và thực hiện
sự công chính trọn vẹn trên trần gian này.
Mạnh Phương
Gương Thánh Nhân
31 Tháng Bảy
Thánh I-nha-xiô ở Loyola (Y Nhã)
(1491-1556)
Vị sáng lập dòng Tên
này đang trên đà danh vọng và quyền thế của một sĩ quan trong quân đội Tây Ban
Nha thì một trái đạn đại bác đã làm ngài bị thương ở chân. Trong thời kỳ dưỡng
bệnh, vì không có sẵn các cuốn tiểu thuyết để giết thời giờ nên ngài đã biết đến
cuộc đời Ðức Kitô và hạnh các thánh. Lương tâm ngài bị đánh động, và từ đó khởi
đầu một hành trình lâu dài và đau khổ khi trở về với Ðức Kitô.
Vào năm 1522, được thấy
Mẹ Thiên Chúa trong một thị kiến, ngài thực hiện cuộc hành hương đến đan viện
dòng Biển Ðức ở Monserrat. Ở đây, ngài xưng thú tội lỗi, mặc áo nhặm và đặt
thanh gươm trên bàn thờ Ðức Maria thề hứa sẽ trở nên một hiệp sĩ cho Ðức Mẹ.
Trong khoảng thời gian
một năm, ngài sống gần Manresa, có khi thì ở với các tu sĩ Ða Minh, có khi thì ở
nhà tế bần, nhưng lâu nhất là sống trong một cái hang ở trên đồi để cầu nguyện.
Chính trong thời gian hoán cải này ngài bắt đầu một công trình mà sau đó rất nổi
tiếng, cuốn Những Thao Luyện Tâm Linh.
Vào năm 1523, ngài rời
Manresa đến Rôma và Giêrusalem, là nơi ngài sống nhờ việc khất thực và hăng say
hoán cải người Hồi Giáo ở đây. Vì lo sợ cho tính mạng của ngài các tu sĩ
Phanxicô khuyên ngài trở về Barcelona. Tin tưởng rằng kiến thức uyên bác sẽ
giúp đỡ tha nhân cách thiết thực hơn, ngài dành 11 năm tiếp đó trong việc học ở
Alcalá, Salamanca và Balê.
Vào năm 1534, lúc ấy
đã 43 tuổi, cùng với sáu người khác (trong đó có Thánh Phanxicô Xaviê) ngài thề
sống khó nghèo và khiết tịnh và tất cả cùng đến Ðất Thánh. Các ngài thề quyết rằng
nếu không thể ở đây thì sẽ dâng mình cho công việc tông đồ của đức giáo hoàng.
Và đó là điều đã xảy ra. Bốn năm sau, Thánh Y Nhã hợp thức hóa tổ chức của
ngài. Tu Hội của Ðức Giêsu (Dòng Tên) được Ðức Giáo Hoàng Phaolô III chuẩn nhận
và Thánh Y Nhã được bầu làm bề trên đầu tiên.
Trong khi các bạn đồng
hành được đức giáo hoàng sai đi truyền giáo thì Thánh Y Nhã vẫn ở Rôma, chăm
sóc tổ chức mới của ngài nhưng vẫn dành thời giờ để thành lập các nhà cho cô
nhi, cho người tân tòng. Ngài thành lập Trường Roma (sau này là Ðại Học
Grêgôriô), với mục đích là trường này sẽ trở nên khuôn mẫu cho các trường của
Tu Hội.
Thánh Y Nhã đích thực
là một vị thần bí. Ngài tập trung vào đời sống tâm linh dựa trên các nền tảng
thiết yếu của Kitô Giáo -- Thiên Chúa Ba Ngôi, Ðức Kitô, Bí Tích Thánh Thể.
Linh đạo của ngài được tỏ lộ trong châm ngôn của Dòng Tên, ad majorem Dei
gloriam -- "để Thiên Chúa được vinh danh hơn." Trong quan niệm của
ngài, sự tuân phục là một đức tính nổi bật nhằm đảm bảo cho thành quả và sự
năng động của tu hội. Mọi hoạt động phải được hướng dẫn bởi lòng yêu mến Giáo Hội
thực sự và tuân phục Ðức Thánh Cha vô điều kiện, vì lý do đó, mọi thành viên của
dòng phải khấn lời thề thứ tư, đó là phải đến bất cứ đâu mà đức giáo hoàng đã
sai đi để cứu rỗi các linh hồn.
Lời Bàn
Vào năm 1517, Luther
đã niêm yết các đề án của ông lên cửa nhà thờ ở Wittenberg. Mười bảy năm sau,
Thánh Y Nhã sáng lập một tu hội góp phần quan trọng trong việc chống lại sự cải
cách Tin Lành. Ngài là một kẻ thù bất khả tiêu diệt của Tin Lành. Tuy nhiên,
trong lời lẽ của ngài người ta vẫn thấy tiềm ẩn sự đại kết: "Phải rất thận
trọng khi đưa ra các chân lý chính truyền để nếu người lạc giáo có mặt ở đó, họ
sẽ cảm nhận được lòng bác ái và sự ôn hòa Kitô Giáo. Không được dùng lời lẽ cứng
rắn và cũng không được khinh miệt những sai lầm của họ." Một trong những
khuôn mặt vĩ đại của phong trào đại kết hiện nay là Ðức Hồng Y Bea, một linh mục
dòng Tên.
Lời Trích
Thánh Y Nhã đề nghị lời
nguyện sau đây cho các hối nhân: "Lạy Chúa, xin hãy chấp nhận mọi đặc quyền,
mọi ký ức, mọi hiểu biết và toàn thể ý chí của con. Ngài đã ban cho con tất cả
những gì con có, tất cả con người của con, và con xin phó thác chúng cho thánh
ý của Ngài, để Ngài tùy ý sử dụng. Con chỉ xin Chúa ban cho con tình yêu và ơn
sủng. Ðược như thế, con đã giàu sang đủ và không dám đòi hỏi gì nữa."
Trích từ NguoiTinHuu.com
31 Tháng Bảy
Tiếng Kêu Của Ếch
Một vị ẩn sĩ đạo đức nọ
nổi tiếng là người có thể sai khiến được thú vật.
Một buổi tối nọ, ông
đang tịnh niệm cầu nguyện, một con ếch không biết từ đâu cất tiếng kêu lên inh ỏi.
Vị ẩn sĩ cố gắng tập trung ý chí vào lời cầu nguyện để không còn nghe tiếng ếch
kêu nữa. Nhưng ông càng cố gắng, tiếng ếch càng kêu to. Không còn tự chế được nữa,
vị ẩn sĩ quát lên: "Hãy câm miệng cho ta cầu nguyện được không?".
Mệnh lệnh đầy uy lực của
nhà ẩn sĩ đã bịt miệng được chú ếch. Thinh lặng trở lại với không gian. Nhưng
cũng chính lúc đó, nhà ẩn sĩ như nghe vang vọng trong tâm hồn ông một tiếng kêu
khác. Ông nghe như có người nói với ông rằng: "Có lẽ Chúa cũng ưa thích tiếng
kêu của ếch như lời cầu kinh của ngươi". Vị ẩn sĩ hỏi vặn lại: "Tiếng
kêu của ếch mà cũng làm cho lỗ tai của Chúa vui được sao?". Tiếng kêu
trong tâm hồn ông đáp trả: "Vậy thì ngươi có biết tại sao Chúa tạo ra âm
thanh không?".
Vị ẩn sĩ chợt hiểu được
bài học từ trong nội tâm... Ông đến bên cửa sổ và ra lệnh cho chú ếch:
"Nào, hãy hát lên đi". Tiếng kêu của chú ếch vang lên, mấy chú ếch
xung quanh cũng hòa theo một nhịp tạo thành một bài ca lúc trầm lúc bổng, lúc dặt
dìu, lúc tha thiết... Ðêm vắng bỗng trở nên vui hơn.
Với sự khám phá trên
đây, trái tim của nhà ẩn sĩ bỗng trở nên hài hòa với vũ trụ và lần đầu tiên
trong đời, ông hiểu được thế nào là cầu nguyện.
Sự cầu nguyện thường cần
phải có một khung cảnh thích hợp. Có một không gian đặc biệt dành cho cầu nguyện,
có một quãng thời gian đặc biệt dành cho cầu nguyện, có một bầu khí đặc biệt
dành cho cầu nguyện. Ðó là điều thiết yếu dành cho cuộc sống con người... Ðó là
lý do hiện hữu của một bàn thờ nhỏ trong nhà, đó là mục đích của các ngôi thánh
đường.
Tuy nhiên, sự cầu nguyện
sẽ đánh mất của nó, nếu con người đóng khung nó trong một khung cảnh và bầu khí
đặc biệt. Cầu nguyện là một gặp gỡ với Chúa và đồng thời cũng là một giao kết với
tha nhân. Thiên Chúa, chúng ta không thể đóng khung trong bốn bức tường vắng lặng
của nhà thờ. Con người, chúng ta phải gặp gỡ ngay trên chợ đời.
Thành ra, lời cầu nguyện
đích thực phải là lời cầu nguyện mà con người có thể dâng lên Thiên Chúa trong
bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất cứ lúc nào, bằng tất cả cuộc sống. Lời cầu nguyện
đích thực là lời cầu nguyện được thốt lên trong thời thuận tiện cũng như không
thuận tiện. Lời cầu nguyện đích thực là cả một cuộc sống tuân phục ý Chúa, một cuộc
sống hài hòa với tha nhân, một cuộc sống "xin vâng" trong từng phút
giây.
Trích sách Lẽ Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét