Đức Hồng Y Pell ngày đầu tiên tại Tòa Án Melbourne: không nhận tội
7/26/2017
7/26/2017
Ở bước đầu tiên của một hành trình kiện cáo lâu dài, Đức Hồng
Y George Pell đã xuất hiện trước một tòa án tại Melbourne vào sáng ngày 26
tháng Bẩy năm 2017 để dự phiên tòa khởi đầu liên quan tới các cáo buộc lạm dụng
tình dục. Phiên toà này đã ấn định phiên sau sẽ diễn ra ngày 6 tháng Mười.
Phiên tòa trên, bắt đầu lúc 10 giờ sáng, giờ địa phương, và chỉ kéo dài 6 phút, chỉ là một vấn đề thủ tục nhằm ấn định xem lúc nào thì các công tố viên phải đệ nạp các bằng chứng cho các luật sư của bị cáo.
Đức Hồng Y Pell không bị buộc phải đưa ra lời bào chữa nào trong phiên tòa trên, nhưng luật sư của ngài nói với tòa rằng ngài sẽ chống trả các lời cáo buộc. Luật sư Robert Richter nói trước tòa rằng:
“Để tránh mọi nghi ngờ và vì quyền lợi, tôi xin xác nhận rằng Đức Hồng Y Pell sẽ bào chữa là ngài không phạm bất cứ lời cáo buộc nào và sẽ duy trì sự vô tội mà ngài giả thiết hiện đang có”.
Trong phiên tòa ngắn ngủi trên, Đức Hồng Y Pell không nói gì.
Mặc dù chi tiết các lời cáo buộc chống Đức Hồng Y Pell chưa được tiết lộ, nhưng các phát ngôn viên của cảnh sát Victoria nói rằng ngài bị cáo buộc “phạm các tội tình dục đã có từ lâu” bởi “nhiều người tố cáo”.
Đức Hồng Y Pell luôn mạnh mẽ quả quyết sự vô tội của ngài. Tại Vatican, trong ngày ngài bị cáo buộc, Đức Hồng Y Pell nói rằng: “Tôi vô tội đối với các cáo buộc này. Các cáo buộc này sai. Toàn bộ ý niệm vi phạm tình dục rất tởm gớm đối với tôi. Tin tức về các cáo buộc này củng cố quyết tâm của tôi, và vụ kiện trước tòa này đem lại cho tôi một cơ hội để minh oan cho tên tuổi của tôi và sau đó trở lại với công việc của tôi ở Rôma. Tôi nhìn về phía trước, cuối cùng có ngày xuất hiện tại tòa án”.
Đức Hồng Y Pell được Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho phép vắng mặt khỏi Văn Phòng Kinh Tế của Tòa Thánh để trở về Úc bào chữa các cáo buộc chống lại ngài. Trong một bản tuyên bố phân phối cho báo chí lúc ấy, Tòa Thánh nói rằng Đức Giáo Hoàng lấy làm tiếc có các cáo buộc này và ca ngợi sự trung thực và liêm chính của Đức Hồng Y Pell, nhưng cũng cho biết ngài “tôn trọng hệ thống tư pháp của Úc”.
Năm nay 76 tuổi, Đức Hồng Y Pell xuất thân từ Balarat, tiểu bang Victoria, và làm linh mục của tổng giáo phận Melbourne trong các thập niên 1970 và 1980 trước khi được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá của Melbourne năm 1987, các thời gian mà người ta tố cáo là ngài phạm các tội tình dục.
Sau đó, ngài trở thành Tổng Giám Mục của Melbourne năm 1997, rồi Tổng Giám Mục Sydney năm 2001. Ngài lãnh chức vụ hiện tại, tức Bộ Trưởng Văn Phòng Kinh Tế của Tòa Thánh, năm 2014.
Phiên tòa ngắn ngủi hôm thứ Tư vừa qua chỉ là vấn đề thủ tục nhằm ấn định thời khóa biểu cho các động thái sau đó. Nó không đưa ra bất cứ quyết định nào của bất cứ quan tòa nào về việc liệu các cáo buộc có đủ yếu tố để đem ra xử hay không.
Quyết định như thế phải chờ tới phiên gọi là “committal hearing” (phiên cam kết?), là phiên tòa, trong đó, chánh án sẽ quyết định vụ này có đáng đem ra xử hay không.
Theo luật lệ Úc về các vi phạm tình dục, phiên cam kết nói trên phải diễn ra trong vòng 3 tháng sau khi bắt đầu vụ kiện hình sự. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh, ngày giờ có thể kéo dài thêm nếu tòa thấy điều này có ích lợi cho công lý.
Một nguồn tin thân cận với khung cảnh luật lệ của Úc cho tờ Crux hay “95 phần trăm” các vụ kiện cáo đạt tới mức cam kết sẽ được đem ra xử, vì các quan tòa nhỏ phải can đảm lắm mới dám bác bỏ các khuyến cáo của cảnh sát và của các công tố viên. Trong một vụ nặc mùi chính trị như vụ này, với sự lưu ý hau háu của truyền thông, nguồn tin này nói rằng càng ít có cơ hội để vụ này được dẹp bỏ.
Theo tạp chí Crux còn một vấn đề nữa: vì vụ này bao gồm nhiều tố cáo khác nhau, do nhiều bên nguyên khác nhau, nên nếu chúng bị bị đem ra xử, không biết quan tòa sẽ xử cùng một lúc hay chia ra xử từng vụ. Thành thử thời gian để kết thúc các vụ này không ai tính trước được. Có thể là 12 tháng mà cũng có thể là vài năm.
Đức Hồng Y Pell trở về Úc giữa tháng Bẩy và hiện ngụ ở Sydney trong khi diễn trình kiện cáo diễn ra; ngài đi tới lui Melbourne khi cần.
Trong số những người dự phiên tòa đầu tiên có Philip Nagle, một nạn nhân ở Ballarat bị sư huynh Dòng Christian Brothers tên Stephen Farrell lạm dụng hồi thập niên 1970; và Chrissie Foster, một người bênh vực các nạn nhân bị lạm dụng vì có hai con gái bị một linh mục lạm dụng.
Nhưng cũng có những người ủng hộ Đức Hồng Y Pell. Một phụ nữ cầm một tấm bảng có ghi dòng chữ “Cám ơn đã giúp gia đình chúng con” bên dưới viết thêm: “Không xử bởi truyền thông!”
Đức Hồng Y Pell bị gọi ra tòa bằng điều người Úc gọi là “summons”; chữ này dĩ nhiên cũng là trát đòi hầu tòa, nhưng người nhận trát có thể đích thân ra tòa hay trả lời bằng chữ viết. Bởi thế, Đức Hồng Y Pell có thể viện cớ không ra tòa, để luật sư của ngài ra tòa thay thế. Nhưng ngài đã quyết định đích thân xuất hiện trước tòa. Không một sắp xếp đặc biệt nào đã được đưa ra cho việc ngài xuất hiện trước tòa cả.
Theo Crux, một nhóm nhỏ hoan hô khi Đức Hồng Y Pell bước qua để vào trong toà.
Các phóng viên và đoàn quay phim chụp hình đã bắt đầu “mở cửa tiệm” của họ ở bên ngoài tòa án Melbourne trước 6 giờ sáng, giờ địa phương vào hôm thứ Tư, dù đây là một phiên chỉ có tính thủ tục và kéo dài không quá 6 phút.
Điều đáng lưu ý là chi tiết các cáo buộc chưa được tiết lộ. Và vị chánh án của phiên tòa ngày 26 tháng Bẩy bác bỏ lời yêu cầu của các phóng viên được xem các lời cáo buộc này. Nhưng các công tố viên nói với các phóng viên rằng họ có thể sẽ tiết lộ các chi tiết này vào tuần tới. Còn các luật sư của Đức Hồng Y Pell thì hy vọng sẽ nhận được các chi tiết này vào đầu tháng Chín.
Theo tờ Herald Sun, phiên tòa vừa qua được sự chú ý phi thường ở cả trong lẫn ngoài nước Úc. Đến nỗi phòng xử không còn một chỗ trống, tòa phải mở thêm một phòng ở bên cạnh cho công chúng theo dõi. Một ký giả của Fairfax Media cho hay: có lời đồn rằng một cơ sở tin tức quốc tế phái hàng chục nhà báo và nhiếp ảnh gia của họ tới tường thuật việc Đức Hồng Y Pell xuất hiện trước tòa!
Nhiều người tới tòa từ lúc 4 giờ sáng để chắc mẩm có chỗ tốt tại phòng xử. Vì sự lưu ý này, chánh án Duncan Reynolds phải đọc một tuyên bố soạn sẵn cho hay phiên tòa này hoàn toàn có tính hành chánh.
Công tố viên Andrew Tinney cũng đọc một tuyên bố, nhấn mạnh nhu cầu phải có “sự tường trình hợp tình hợp lý và chính xác” của truyền thông.
Herald Sun tường thuật rằng Đức Hồng Y Pell bị đám đông vây quanh suốt 100 thước từ phòng xử qua phòng luật sư của ngài. Khoảng chục cảnh sát viên phải lo bảo vệ cho ngài, giữa những tiếng đả đảo và hoan hô lẫn lộn.
Phiên tòa trên, bắt đầu lúc 10 giờ sáng, giờ địa phương, và chỉ kéo dài 6 phút, chỉ là một vấn đề thủ tục nhằm ấn định xem lúc nào thì các công tố viên phải đệ nạp các bằng chứng cho các luật sư của bị cáo.
Đức Hồng Y Pell không bị buộc phải đưa ra lời bào chữa nào trong phiên tòa trên, nhưng luật sư của ngài nói với tòa rằng ngài sẽ chống trả các lời cáo buộc. Luật sư Robert Richter nói trước tòa rằng:
“Để tránh mọi nghi ngờ và vì quyền lợi, tôi xin xác nhận rằng Đức Hồng Y Pell sẽ bào chữa là ngài không phạm bất cứ lời cáo buộc nào và sẽ duy trì sự vô tội mà ngài giả thiết hiện đang có”.
Trong phiên tòa ngắn ngủi trên, Đức Hồng Y Pell không nói gì.
Mặc dù chi tiết các lời cáo buộc chống Đức Hồng Y Pell chưa được tiết lộ, nhưng các phát ngôn viên của cảnh sát Victoria nói rằng ngài bị cáo buộc “phạm các tội tình dục đã có từ lâu” bởi “nhiều người tố cáo”.
Đức Hồng Y Pell luôn mạnh mẽ quả quyết sự vô tội của ngài. Tại Vatican, trong ngày ngài bị cáo buộc, Đức Hồng Y Pell nói rằng: “Tôi vô tội đối với các cáo buộc này. Các cáo buộc này sai. Toàn bộ ý niệm vi phạm tình dục rất tởm gớm đối với tôi. Tin tức về các cáo buộc này củng cố quyết tâm của tôi, và vụ kiện trước tòa này đem lại cho tôi một cơ hội để minh oan cho tên tuổi của tôi và sau đó trở lại với công việc của tôi ở Rôma. Tôi nhìn về phía trước, cuối cùng có ngày xuất hiện tại tòa án”.
Đức Hồng Y Pell được Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho phép vắng mặt khỏi Văn Phòng Kinh Tế của Tòa Thánh để trở về Úc bào chữa các cáo buộc chống lại ngài. Trong một bản tuyên bố phân phối cho báo chí lúc ấy, Tòa Thánh nói rằng Đức Giáo Hoàng lấy làm tiếc có các cáo buộc này và ca ngợi sự trung thực và liêm chính của Đức Hồng Y Pell, nhưng cũng cho biết ngài “tôn trọng hệ thống tư pháp của Úc”.
Năm nay 76 tuổi, Đức Hồng Y Pell xuất thân từ Balarat, tiểu bang Victoria, và làm linh mục của tổng giáo phận Melbourne trong các thập niên 1970 và 1980 trước khi được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá của Melbourne năm 1987, các thời gian mà người ta tố cáo là ngài phạm các tội tình dục.
Sau đó, ngài trở thành Tổng Giám Mục của Melbourne năm 1997, rồi Tổng Giám Mục Sydney năm 2001. Ngài lãnh chức vụ hiện tại, tức Bộ Trưởng Văn Phòng Kinh Tế của Tòa Thánh, năm 2014.
Phiên tòa ngắn ngủi hôm thứ Tư vừa qua chỉ là vấn đề thủ tục nhằm ấn định thời khóa biểu cho các động thái sau đó. Nó không đưa ra bất cứ quyết định nào của bất cứ quan tòa nào về việc liệu các cáo buộc có đủ yếu tố để đem ra xử hay không.
Quyết định như thế phải chờ tới phiên gọi là “committal hearing” (phiên cam kết?), là phiên tòa, trong đó, chánh án sẽ quyết định vụ này có đáng đem ra xử hay không.
Theo luật lệ Úc về các vi phạm tình dục, phiên cam kết nói trên phải diễn ra trong vòng 3 tháng sau khi bắt đầu vụ kiện hình sự. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh, ngày giờ có thể kéo dài thêm nếu tòa thấy điều này có ích lợi cho công lý.
Một nguồn tin thân cận với khung cảnh luật lệ của Úc cho tờ Crux hay “95 phần trăm” các vụ kiện cáo đạt tới mức cam kết sẽ được đem ra xử, vì các quan tòa nhỏ phải can đảm lắm mới dám bác bỏ các khuyến cáo của cảnh sát và của các công tố viên. Trong một vụ nặc mùi chính trị như vụ này, với sự lưu ý hau háu của truyền thông, nguồn tin này nói rằng càng ít có cơ hội để vụ này được dẹp bỏ.
Theo tạp chí Crux còn một vấn đề nữa: vì vụ này bao gồm nhiều tố cáo khác nhau, do nhiều bên nguyên khác nhau, nên nếu chúng bị bị đem ra xử, không biết quan tòa sẽ xử cùng một lúc hay chia ra xử từng vụ. Thành thử thời gian để kết thúc các vụ này không ai tính trước được. Có thể là 12 tháng mà cũng có thể là vài năm.
Đức Hồng Y Pell trở về Úc giữa tháng Bẩy và hiện ngụ ở Sydney trong khi diễn trình kiện cáo diễn ra; ngài đi tới lui Melbourne khi cần.
Trong số những người dự phiên tòa đầu tiên có Philip Nagle, một nạn nhân ở Ballarat bị sư huynh Dòng Christian Brothers tên Stephen Farrell lạm dụng hồi thập niên 1970; và Chrissie Foster, một người bênh vực các nạn nhân bị lạm dụng vì có hai con gái bị một linh mục lạm dụng.
Nhưng cũng có những người ủng hộ Đức Hồng Y Pell. Một phụ nữ cầm một tấm bảng có ghi dòng chữ “Cám ơn đã giúp gia đình chúng con” bên dưới viết thêm: “Không xử bởi truyền thông!”
Đức Hồng Y Pell bị gọi ra tòa bằng điều người Úc gọi là “summons”; chữ này dĩ nhiên cũng là trát đòi hầu tòa, nhưng người nhận trát có thể đích thân ra tòa hay trả lời bằng chữ viết. Bởi thế, Đức Hồng Y Pell có thể viện cớ không ra tòa, để luật sư của ngài ra tòa thay thế. Nhưng ngài đã quyết định đích thân xuất hiện trước tòa. Không một sắp xếp đặc biệt nào đã được đưa ra cho việc ngài xuất hiện trước tòa cả.
Theo Crux, một nhóm nhỏ hoan hô khi Đức Hồng Y Pell bước qua để vào trong toà.
Các phóng viên và đoàn quay phim chụp hình đã bắt đầu “mở cửa tiệm” của họ ở bên ngoài tòa án Melbourne trước 6 giờ sáng, giờ địa phương vào hôm thứ Tư, dù đây là một phiên chỉ có tính thủ tục và kéo dài không quá 6 phút.
Điều đáng lưu ý là chi tiết các cáo buộc chưa được tiết lộ. Và vị chánh án của phiên tòa ngày 26 tháng Bẩy bác bỏ lời yêu cầu của các phóng viên được xem các lời cáo buộc này. Nhưng các công tố viên nói với các phóng viên rằng họ có thể sẽ tiết lộ các chi tiết này vào tuần tới. Còn các luật sư của Đức Hồng Y Pell thì hy vọng sẽ nhận được các chi tiết này vào đầu tháng Chín.
Theo tờ Herald Sun, phiên tòa vừa qua được sự chú ý phi thường ở cả trong lẫn ngoài nước Úc. Đến nỗi phòng xử không còn một chỗ trống, tòa phải mở thêm một phòng ở bên cạnh cho công chúng theo dõi. Một ký giả của Fairfax Media cho hay: có lời đồn rằng một cơ sở tin tức quốc tế phái hàng chục nhà báo và nhiếp ảnh gia của họ tới tường thuật việc Đức Hồng Y Pell xuất hiện trước tòa!
Nhiều người tới tòa từ lúc 4 giờ sáng để chắc mẩm có chỗ tốt tại phòng xử. Vì sự lưu ý này, chánh án Duncan Reynolds phải đọc một tuyên bố soạn sẵn cho hay phiên tòa này hoàn toàn có tính hành chánh.
Công tố viên Andrew Tinney cũng đọc một tuyên bố, nhấn mạnh nhu cầu phải có “sự tường trình hợp tình hợp lý và chính xác” của truyền thông.
Herald Sun tường thuật rằng Đức Hồng Y Pell bị đám đông vây quanh suốt 100 thước từ phòng xử qua phòng luật sư của ngài. Khoảng chục cảnh sát viên phải lo bảo vệ cho ngài, giữa những tiếng đả đảo và hoan hô lẫn lộn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét