24/09/2017
Chúa Nhật 25 thường niên năm A
(phần II)
Phụng vụ Lời Chúa: Chúa Nhật 25 thường niên, năm A
Chúa nhật 25 Thường niên -
năm A
(Is 55,6-9 - Pl 1,20c-24.27a - Mt 20,1-16a)
(Is 55,6-9 - Pl 1,20c-24.27a - Mt 20,1-16a)
NIỀM VUI CHIA SẺ NIỀM VUI LỚN
“Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?” (Mt 20,15).
I. CÁC BÀI ĐỌC
1. Bài đọc I : Is
55,6-9
Bài đọc I được trích trong phần cuối
của sách Ngôn Sứ Isaia đệ II (các chương 40-55) là cuốn sách hàm chứa các lời an ủi nói với đoàn dân Israel đang bị lưu đày Babylon. Đối mặt với đoàn dân đang gặp khủng
hoảng đức tin, có tâm trạng chán chường và thất vọng trong
thời gian bị lưu đày, tác giả sách Isaia đệ II đưa ra lời an ủi,
động viên, khích lệ dân, và cho biết sắp đến ngày Thiên Chúa đến giải thoát họ khỏi cảnh lưu đày.
Bài đọc cho thấy
Thiên Chúa đang sẵn lòng “tiếp dân”, ở thật “gần dân” để thấu hiểu
và lắng nghe những lời họ kêu cầu. Vì thế đây là thời gian thuận tiện nhất
để tìm gặp Chúa và để bày tỏ tâm tư với Người. Cụ thể hơn, tác giả sách Isaia II đã kêu mời dân bày tỏ thái độ hoán cải cụ thể, đó là: ‘kẻ gian ác hãy bỏ đường lối mình, người bất lương hãy bỏ tư tưởng mình’ mà trở về với Đức Chúa, Đấng giàu lòng thương xót và tha thứ.
Thiên
Chúa giàu lòng thương xót và tha thứ gần gũi với con người bao nhiêu khi họ cần đến Chúa, thì Người lại trở nên xa vời và bí ẩn bấy nhiêu khi con người quay lưng lại, và nhất là không học cho biết
cách hiểu đường lối của Người. Tác giả đã ví von sự khác biệt
trong lối suy nghĩ và hành động giữa con người với Thiên Chúa: “trời cao hơn
đất chừng nào” thì đường lối và tư tưởng của
Thiên Chúa cũng cao hơn đường lối và tư tưởng của con người như
vậy.
2. Bài đọc II : Pl
1,20c-24.27a
Sống và chết là hai thái cực nơi cuộc sống của
con người. Thông thường ai cũng thích sống, sợ
chết. Thế nhưng,
trong bài đọc I trích thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Philípphê, thánh nhân biểu lộ một sự giằng co “tốt lành” trong nội tâm của ngài: giằng co giữa
phần phúc của riêng cá nhân Phaolô là “ao ước chết
để được ở với Đức Kitô thì tốt hơn bội phần” với việc sống để đem lại lợi ích cho cộng đoàn, vì “ở lại trong xác thịt thì cần thiết cho anh em.”
Nguyên tắc sống mà thánh Phaolô đã chọn để quyết định mọi sự đó là: lấy Đức Kitô làm trung tâm cho mọi suy nghĩ, lời nói và hành động của mình. Vì thế đối với ngài sống hay chết không thành vấn đề nữa, miễn sao quyền năng của Đức Kitô được tỏ hiện, Tin Mừng được loan báo đến mọi người và ước mong “anh em phải ăn ở làm sao cho xứng với Tin Mừng
của Ðức Kitô”.
3. Bài Tin Mừng : Mt
20,1-16a
Dụ ngôn về “Thợ làm vườn nho” hay còn gọi là dụ ngôn về “Ông chủ
tốt bụng”mô tả cảnh quen
thuộc trong đời sống sản xuất
nông nghiệp thường nhật ở
Palestine thời Đức Giêsu. Dụ ngôn diễn tả sự tự do của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ và đề cao lòng quảng đại đầy xót thương của
Người qua hình ảnh ông chủ vườn nho, cũng như lên án thái độ không đúng mực của một số Kitô hữu qua hình ảnh các người thợ.
Trong dụ ngôn, có nhiều nhóm người làm khác nhau đang đứng chờ tại chợ
nhân công đợi chủ thuê làm để được hưởng tiền
công nhật. Có những người thợ được ông chủ gọi đi làm lúc sáng sớm, kẻ
khác lúc ban trưa, người kia lúc xế chiều,
thậm chí vào gần tối (Mt 20,1-6).
Lúc tan
giờ lao động, ông chủ trả công mọi người như nhau: đều được “một quan tiền”. Điều này khiến những người vào làm sớm cằn nhằn, vì trách ông chủ bất công và ghen tức với người khác.
Ông chủ đã trách cứ những người cằn nhằn
về thái độ của họ. Tại sao họ lại ghen tức với anh chị
em mình? Họ không chấp nhận để cho người khác được hưởng ân huệ hay sao? Tại sao họ
không thể chia sẻ
niềm vui của người khác, khi mình chẳng mất
gì?
Ông vẫn trả đủ cho họ theo thỏa thuận,
còn ông làm phúc cho ai thì tùy ý ông. Ông có quyền làm thế, không phải do những
người kia xứng đáng, nhưng vì ông tốt bụng mà thôi. Sao họ trách cứ quyền tự do định đoạt của cải của ông chủ? Sao họ cản ông chủ thi ân giáng phúc trên người khác?
II. GỢI Ý MỤC VỤ
1. ‘Trời cao hơn đất thế nào, thì tư tưởng của Ta cũng vượt trên tư tưởng của các ngươi thế ấy.’ Nhiều lúc chúng ta khó hiểu biết
tư tưởng cũng như đường lối của Thiên Chúa trên cuộc đời của mình. Biết bao nhiêu câu hỏi đã được con người đặt ra cho Thiên Chúa: Tại sao? Thế nào?... và dường như
nhiều lần chúng ta không thể tìm được câu trả lời. Có cách nào giúp chúng ta đi đúng đường lối và tới bến bờ hạnh phúc nếu chúng ta không tìm kiếm thánh ý Chúa, bỏ ý riêng và đặt ý mình vào trong ý Chúa?
2. ‘Đức Kitô sẽ tỏ bày quyền uy cao cả của Người nơi thân xác tôi, dù tôi sống hay tôi chết.’ ‘Quy ngã’ hay ‘quy Kitô’ vẫn luôn là một giằng
co gay gắt nơi mỗi người dẫu vẫn biết rằng chỉ “quy Kitô” mới là cách duy nhất giúp vượt qua cơn khủng
hoảng đức tin. Tôi có định hướng cuộc
sống ‘quy Kitô’, lấy Đức Kitô làm điểm tựa, làm
chuẩn mực cho mọi suy nghĩ, lời nói và hành động của mình? Tôi có đặt lợi ích của Đức Kitô, của anh chị
em lên trên lợi ích của bản thân trong đời sống đạo?.
3. ‘Hay
vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra
ghen tức?’ Con người thật dễ dàng chia buồn khi người anh chị
em mình gặp đau khổ, khó khăn hay thử thách, nhưng lại khó chia vui khi anh chị em mình gặp may mắn,
sung sướng hay hạnh
phúc hơn mình. Tôi có cằn nhằn
ngầm trách Thiên Chúa bất công và ghen tức với người khác khi họ được ân huệ Chúa ban?
III. LỜI NGUYỆN CHUNG
Chủ tế: Anh chị em thân mến! Thiên Chúa rất nhân từ muốn mời gọi và trao phó cho mỗi người chúng ta những phận
vụ khác nhau trong vườn nho của Người là Hội Thánh. Chúng ta hãy chung lời cảm tạ Chúa, và tha thiết cầu xin:
1. Hội
Thánh có sứ mạng loan
báo và làm chứng cho tình thương cứu độ của Thiên Chúa. Chúng ta cùng cầu nguyện
cho mọi thành phần trong Hội Thánh trở nên những người thợ nhiệt
thành chăm chỉ, để vườn nho Chúa ngày càng thêm tươi tốt và sinh nhiều hoa trái.
2. Việc
làm và tiền lương chi
phối cuộc sống của rất nhiều
người trong xã hội hôm nay. Chúng ta cùng cầu nguyện
cho các nhà lãnh đạo trên thế giới biết quan tâm hơn đến người nghèo và quyết tâm tạo ra nhiều việc
làm cùng với tiền
lương hợp lý cho người lao động.
3. Bão lụt và động đất đã gây thương vong và thiệt hại lớn ở nhiều nơi trên thế giới và ngay tại Việt
Nam. Chúng ta cùng cầu nguyện
cho các nạn nhân của thiên tai nhận được sự an ủi và trợ giúp kịp thời
của nhiều người, để sớm khắc
phục thiệt hại và mau ổn định cuộc sống.
4. Tính ích kỷ và hay ganh tị là nguyên nhân gây ra bao xung đột chia rẽ. Chúng ta cùng cầu nguyện
cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta biết ý thức dẹp bỏ những tư tưởng cá nhân, để hết lòng vì lợi ích chung, tích cực xây dựng một cộng đoàn yêu thương hiệp
nhất.
Chủ tế: Lạy Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Chúa đã mời gọi chúng con cộng tác trong vườn nho của Chúa. Xin đón nhận tâm tình tạ ơn của chúng con và giúp chúng con luôn dấn thân với hết khả
năng Chúa ban, để phục vụ anh chị em và làm sáng danh Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
LÒNG TỐT CỦA THIÊN CHÚA
"Những
người vào làm trước nhất tưởng sẽ lãnh được nhiều hơn…" (Mt 20,10)
Sợi chỉ
đỏ :
- Bài
đọc I : Thiên Chúa khuyến khích tội nhân trở về với Ngài, đừng sợ Ngài
trừng phạt. Chắc chắn Ngài sẽ tha thứ, bởi vì "Tư tưởng của Ta không phải
là tư tưởng của các ngươi"
- Đáp
ca : "Chúa tốt lành với tất cả mọi người"
- Tin
Mừng : Ông chủ vườn nho trả lương cho người thợ làm giờ cuối cùng cũng một
đồng bằng với những người thợ làm từ sáng sớm.
I. DẪN VÀO THÁNH LỄ
Anh chị
em thân mến
Nếu
chúng ta tìm hiểu kỹ về Thiên Chúa, chúng ta sẽ gặp nhiều bất ngờ. Thiên Chúa
mà ta tưởng rằng đã hiểu rất rõ lại không như ta tưởng ; suy nghĩ của Ngài
nhiều khi không giống suy nghĩ của chúng ta ; cách đối xử của Ngài cũng
lắm bất ngờ.
Trong
Thánh lễ này, chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta hiểu Ngài hơn, và nhất là
biết suy nghĩ và cư xử như Ngài.
- Chúng
ta ít lo tìm hiểu Chúa nên đã không sống như Ngài.
- Cách
chúng ta đối xử với người khác dựa trên quyền lợi bản thân hơn là dựa trên lòng
tốt.
- Nhiều
khi thấy một người khác được điều gì tốt, thay vì vui mừng, chúng ta lại khó
chịu.
Kẻ có
tội thường sợ Thiên Chúa trừng phạt nên trốn lánh Ngài. Mà càng trốn lánh Thiên
Chúa thì càng lún sâu trong tội.
Qua lời
ngôn sứ Isaia, Thiên Chúa khuyến khích họ cứ an tâm trở về. "Tư tưởng của
Ta không phải là tư tưởng của các ngươi" : Ngài không nghĩ đến trừng
phạt mà chỉ nghĩ đến cứu vớt, Người không bắt tội mà chỉ thứ tha.
Tv này
ca tụng sự vĩ đại của Thiên Chúa, sự vĩ đại này chính là tấm lòng của
Ngài : nhân hậu, từ bi, kiên nhẫn, xót thương và tốt lành với tất cả mọi
người…
Dụ ngôn
này phản ảnh hai cách suy nghĩ :
- Cách
suy nghĩ của đám thợ làm vườn nho là suy nghĩ theo công bằng : kẻ làm ít
giờ lẽ ra phải được lãnh ít hơn người làm nhiều giờ. Đây cũng là suy nghĩ của
loài người chúng ta.
- Cách
suy nghĩ của ông chủ vườn nho : vẫn trả đủ lương cho những người làm nhiều
giờ, nhưng vì lòng tốt nên cũng trả cho người thợ làm giờ cuối cùng đủ một
đồng. Đây là cách suy nghĩ của Thiên Chúa.
* Trong
các Chúa nhựt XXV-XXVIII, bài đọc II được trích từ thư Phaolô gởi tín hữu
Philipphê. (Xin xem bài giới thiệu tổng quát về Thư Philipphê, ngay sau bài
này)
Đây là
bức thư Phaolô viết trong khi bị cầm tù. Trong thời gian Phaolô ở từ, tín hữu
Philipphê đã thường xuyên thăm viếng, trợ giúp và còn phái người tới chăm sóc
cho Phaolô.
Trong
đoạn thư này, Phaolô nghĩ đến hai tình huống :
- Một
là ông sẽ được tha tự do : khi đó ông sẽ tiếp tục rao giảng Tin Mừng Đức
Giêsu Kitô, và Ngài sẽ được vẻ vang.
- Hai
là ông bị xử tử : cái chết của ông vì Tin Mừng cũng sẽ làm vẻ vang Đức
Kitô.
Vì thế
Phaolô kết luận : "Dù tôi sống hay tôi chết, Đức Kitô cũng sẽ được vẻ
vang nơi tôi"
Loài
người chúng ta suy nghĩ giống như một người buôn bán : món hàng trị giá
thế nào, vậy phải mua thế nào, bán thế nào ? bao nhiêu thì đúng, bao nhiêu
thì sai ?
Chúng
ta áp dụng suy nghĩ ấy chẳng những trong đối xử với người khác, mà còn cho cả
Thiên Chúa nữa : tôi đã làm gì và làm bao nhiêu, cho nên Thiên Chúa phải
ban cho tôi ơn gì và ban bao nhiêu. Chúng ta cho rằng như thế là công bằng.
Nhưng
Thiên Chúa không muốn làm người bán cũng không muốn làm người mua. Ngài chỉ
muốn làm người Cha, yêu thương chúng ta là con. Ngài chỉ có thương yêu và chỉ dùng
lòng tốt để đối xử. Đối với từng đứa con, Ngài không xét xem nó đã làm được gì,
nó đáng được bao nhiêu. Ngài chỉ nghĩ nó cần được chăm sóc như thế nào, ban cho
nó cái gì là tốt nhất…
Khi lẩm
bẩm trách, những người thợ làm nhiều giờ muốn lấy suy nghĩ của mình áp đặt lên
suy nghĩ của ông chủ, họ muốn ông đừng làm người cha yêu thương mà hãy làm một
người buôn bán vô tình.
Nhiều
người đọc xong dụ ngôn này đã nghĩ rằng Thiên Chúa đối xử không công bình vì
Ngài đã trả cùng một đồng cho những người làm việc suốt ngày và người chỉ làm
có một giờ.
Thực ra
chẳng có gì là không công bình cả : Vì ông chủ đã thỏa thuận với thợ về
tiền công mỗi ngày là một đồng, nên nếu ông trả không đủ một đồng thì mới bất
công. Nói cho đúng hơn : đối với những người làm suốt ngày thì ông chủ
công bình ; còn đối với người làm chỉ có một giờ thì ông chủ đã đối xử hơn
mức công bình : ông đối xử theo lòng thương xót.
Xem ra,
đòi hỏi công bình là điều hợp lý. Nhưng xét theo thực tế, chúng ta không chịu
nổi nếu Chúa cứ theo công bình à đối xử với chúng ta, đúng như lời Thánh vịnh
"Nếu Chúa chấp tội thì ai nào đứng vững được". Cho nên, xét cho cùng
thì chúng ta cần đến lòng thương xót của Chúa hơn là đến đức công bình của
Ngài.
Vả lại,
đối xử công bình là đối xử bằng lý, còn đối xử với lòng thương xót là đối xử
theo tình. Mỉa mai thay, bất chính như con người thì hay đòi đối xử bằng lý,
còn công chính như Thiên Chúa lại thích đối xử bằng tình.
Flor
McCarthy đã chứng kiến một cảnh tượng tương tự với dụ ngôn này và cho biết ông
đã thay đổi cách suy nghĩ ra sao sau khi chứng kiến nó : có lần ông đến
Cape Town nước Nam Phi. Đó là một buổi sáng mùa hè. Ông thấy một đám đông đứng
ngoài đường không làm gì cả. Ban đầu ông nghĩ rằng đó là những kẻ lười biếng,
đang khi những người khác lo làm ăn thì những người này đứng đó chẳng làm gì
cả. Đến trưa ông vẫn còn thấy đám người ấy vẫn đứng đó, mồ hôi đã nhễ nhại ướt
đẫm lưng áo. Hỏi kỹ thì mới biết họ là những người thất nghiệp. Họ đứng chờ
ngoài nắng, hy vọng có ai đến thuê họ đi làm chăng. Mãi tới chiều ông vẫn thấy
đám người đó. Và khi hết ngày, họ lủi thủi ra về, trông rất tội nghiệp. Hôm đó
McCarthy rất hối hận vì đã vội kết án những con người tội nghiệp ấy. Và ông đã
soạn một lời cầu nguyện như sau :
"Tư
tưởng của Ta không giống tư tưởng các ngươi
và
đường lối Ta không giống đường lối các ngươi"
"Như
trời xanh cao hơn đất bao nhiêu
thì
đường lối Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi bấy nhiêu"
Lạy
Chúa
Tư
tưởng chúng con rất nông cạn, đường lối chúng con rất hẹp hòi
Bởi vì
trí óc chúng con nghèo nàn và con tim chúng con chật chội.
Xin
Chúa mở rộng trí óc và con tim chúng con
để
chúng con suy nghĩ giống Chúa hơn, và hành động giống Chúa hơn.
Xin
giúp chúng con đừng bực bội vì lòng tốt của Chúa đối với người khác
Xin
giúp chúng con ý đừng cho rằng chúng con đáng được Chúa thưởng công
Xin
giúp chúng con ý thức rằng chúng con cần đến lòng thương xót hơn là đức công
bình của Chúa. Amen.
Cuối
đoạn Tin Mừng này có một câu bất ngờ : "Kẻ sau hết sẽ nên trước hết,
và kẻ trước hết sẽ nên sau hết".
Trong
Tin Mừng có nhiều thí dụ minh họa : Một chàng thanh niên giàu có và đạo
đức hỏi Đức Giêsu : tôi đã giữ các giới răn từ thuở nhỏ, vậy tôi phải làm
gì thêm để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ? Lần kia Phêrô áy náy
trình với Chúa : Thưa Thầy, này chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, vậy
thì sao ? Bồn chồn hơn nữa, hai người con Ông Dêbêđê nghĩ rằng mình thuộc
số môn đệ đi theo Thầy trước hết cho nên xin Thầy dành cho mình hai chỗ tả hữu
trong Nước của Ngài… Nhưng, đối với những "kẻ trước hết" ấy, Đức
Giêsu đã không dành hai chỗ tả hữu ưu tiên, Ngài lại ban chúng cho hai tên trộm
cướp. Đúng vậy, hai "kẻ sau hết" này đã ở hai bên tả hữu của Thập
giá.
Nói
"trước hết" và "sau hết" là tính theo thời gian. Nhưng liên
hệ với Chúa không tính bằng thời gian mà bằng sự gắn bó tình yêu.
Điểm
sâu sắc nhất của dụ ngôn những người thợ vườn nho là đặt đối lập nhau hai não
trạng :
a/ Não
trạng của những thợ làm nhiều giờ là óc tính toán : làm gì cũng là để tính
công, công càng nhiều thì phải được hưởng càng nhiều.
Đây là
não trạng của đa số tín hữu chúng ta. Chúng ta tính toán mình đã giữ đạo bao
nhiêu năm, đọc kinh dự lễ bao nhiều lần, làm việc lành phúc đức bao nhiêu việc
v.v.
Với não
trạng ấy, chúng ta chăm chăm nhìn đến những việc mình đã làm và cứ bo bo nhìn
vào sổ thu của mình. Chúng ta nghĩ rằng khi đến cuối đời (hết ngày làm việc),
trình quyển sổ thu đó cho Chúa thì chắc chắn Ngài sẽ mở kho tàng ơn cứu độ và
thanh toán sòng phẳng cho chúng ta.
Nhưng
trong não trạng ấy, ta là ai, Thiên Chúa là ai, liên hệ giữa Thiên Chúa và ta
là gì ? Ta chỉ là người làm công, Thiên Chúa là người thuê mướn, liên hệ
hai bên là hợp đồng làm ăn.
Sống
đạo theo não trạng này thật là nặng nhọc và vô tình vô nghĩa.
b/ Thực
ra, Thiên Chúa đâu có tự coi là người thuê mướn và cũng đâu có coi chúng ta là
người làm công.
Thiên
Chúa yêu thương chúng ta theo hoàn cảnh của mỗi người chúng ta. Người thì hoàn
cảnh này (đứng trước vườn nho từ sáng sớm), người thì hoàn cảnh khác (đứng
trước vườn nho khi đã gần hết ngày), nhưng người nào cũng được Thiên Chúa
thương và ban cho ơn cứu độ (được vào vườn nho, được lãnh một đồng).
Não
trạng thoải mái và hạnh phúc nhất là cảm nhận tình thương ấy và đáp lại tình
thương bằng cách tận tâm tận lực canh tác vườn nho, không tính toán làm lâu hay
làm mau, làm được nhiều hay làm được ít, chịu cực khổ nhiều hay ít.
Cần
phải thay đổi não trạng : sống đạo không bằng tính toán mà bằng cả tấm
lòng.
Đây là
diễn tiến một cuộc chạy đua 3000 mét.
Lúc bắt
đầu, những tay đua chạy san sát nhau thành một nhóm rất đông. Một lúc sau, một
nhóm nhỏ đã tách rời đám đông và chạy phía trước. Còn vài chục mét nữa thì một
người vọt lên rất nhanh và tới đích.
Khán
giả vỗ tay hoan hô nồng nhiệt. Một số người ôm những bó hoa tới tặng nhà vô
địch. Các phóng viên xách Camera và máy chụp hình tới, vừa bấm máy, vừa thu
hình, vừa phỏng vấn. Những người hâm mộ tới xin chữ ký. Một số hãng thương mại
đến đề nghị ký hợp đồng với nhà vô địch.
Cuối
cùng, ông chủ tịch Ban Tổ chức xuất hiện. Người ta mời nhà vô địch lên đứng
trên một chiếc bục cao, người hạng nhì đứng trên bục bên phải thấp hơn một
chút, và người hạnh ba bục bên trái thấp hơn chút nữa. Người ta mang đến 3
chiếc huy chương để ông chủ tịch đeo vào cổ họ.
Nhưng
ông chủ tịch ngỏ ý muốn gặp 3 người tới đích cuối cùng. Ban tổ chức không hiểu,
nhưng vẫn làm theo lời ông. Khi họ tới, ông tươi cười trao chiếc huy chương
vàng cho người hạng chót, chiếc huy chương bạc thuộc về người áp chót, và chiếc
huy chương đồng cho người kế tiếp.
Nhà vô
địch bực bội phản đối :
- Như
thế là không công bình !
- Tại
sao ? Ông chủ tịch hỏi lại.
- Tôi
hạng nhất, tôi phải được thưởng.
- Thì
anh đã được thưởng rồi. Này nhé khán giả đã vỗ tay hoan hô anh, báo chí đã chụp
hình anh, những người hâm mộ đã tặng hoa cho anh, những hãng thương mại đã ký
hợp đồng với anh… Anh đã được thưởng quá nhiều rồi. Bây giờ anh hãy nghĩ tới
những người chạy sau chót : họ cũng cố gắng như anh, vất vả không kém gì
anh, và cũng chạy hết đoạn đường 3000 mét như anh. Anh thử nghĩ xem có công
bình không khi anh thì được tất cả còn họ thì chẳng được gì ?
CT :
Anh chị em thân mến
Thiên
Chúa là tình yêu. Người yêu thương và muốn cứu độ hết thảy mọi người. Chúng ta
cùng cảm tạ Chúa và dâng lời cầu xin.
1- Chúa Giêsu đã giao
cho hàng Linh mục sứ mạng rao giảng Tin Mừng / và cử hành các bí tích mà phục
vụ dân Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các ngài luôn trung thành / khôn
ngoan và nhân hậu.
2- Trên thế giới ngày
nay / hình như lòng khoan dung không còn ngự trị trong các sinh hoạt trần thế /
do đó con người vẫn còn điên cuồng tàn sát lẫn nhau / Chúng ta hiệp lời cầu xin
cho lòng khoan dung ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt trong đời sống con người.
3- Hiện tại có biết
bao người đang âm thầm hy sinh cả cuộc đời trên cánh đồng truyền giáo / để giới
thiệu Chúa cho những anh chị em chưa nhận biết Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin
Chúa giữ gìn / và nâng đỡ những anh chị em ấy / giữa muôn vàn thử thách trong
đời sống chứng nhân của mình.
4- Tính ganh tị làm
cho con người trở nên mù quáng / hẹp hòi / ích kỷ / thậm chí vu khống để bôi
nhoi danh dự / để hạ người khác xuống / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn
giáo xứ chúng ta / biết can đảm sửa chữa tận gốc tật xấu kinh niên này.
CT :
Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết sống như Chúa : luôn cư xử quảng
đại và khoan dung với hết thảy mọi người, nhờ đó chúng con sẽ nên hoàn thiện
như Chúa Cha trên trời. Chúa hằng sống và hiển trị…
- Trước
kinh Lạy Cha :
Chúng ta đây, kẻ thì biết Chúa vào giờ thứ nhất, người thì chỉ mới biết Ngài
vào giờ thứ 11. Nhưng Chúa đã thương tất cả chúng ta, cho tất cả chúng ta làm
con trong nhà Ngài. Vậy tất cả chúng ta hãy trìu mến dâng lên Ngài lời kinh mà
chính Chúa Giêsu đã dạy.
Thiên
Chúa đối xử với mọi người bằng lòng tốt. Xin Chúa giúp anh chị em ra về cũng
đối xử bằng lòng tốt với mọi người.
Bài đọc thêm 3
1.
Philíp là một thành phố trong tỉnh Makêđoan, được thành lập bởi vua Philíp, cha
của Alexandre đại đế (đế quốc hy lạp), do đó thành này mang tên Philíp. Đến năm
42 công nguyên nó thành thuộc địa của đế quốc Rôma. Thuộc địa này rất thịnh
vượng. Được làm công dân của Philíp thì cũng đương nhiên được quyền công dân
Rôma. Dân thành này hãnh diện vì mình là công dân Rôma, họ nói tiếng Latin và
ăn mặc theo kiểu rôma (đây là bối cảnh của 3,20-21 : Phaolô bảo các tín
hữu hãy hãnh diện vì được làm công dân Nước Thiên Chúa). Đa số dân cư là lính
tráng rôma, do đó nếp sống và việc quản trị hành chánh ở đây mang đậm sắc thái
rôma (x. Cv 16,21). Cũng có những người do thái nhưng rất ít đến nỗi họ không
có hội đường (x. Cv 16,3), và đây cũng là lý do khiến trong thư này Phaolô rất
ít trích dẫn Cựu Ước.
2. Năm
50, trong cuộc du hành truyền giáo thứ 2, Phaolô đã đến Philíp. Cùng đi có
Sila, Timôtêô và Luca. Họ đã thành lập được giáo đoàn mà đa số tín hữu là người
lương trở lại (Cv 16,12-40). Vì không có hội đường nên Phaolô không rao giảng
tại hội đường như thói quen. Các cuộc nhóm họp của tín hữu cũng tổ chức tại tư
gia. Hình như cuộc nhóm họp đầu tiên tổ chức tại nhà Bà Lyđya một tín hữu làm
nghề buôn bán vải điều (Cv 16,14-15)
3. Giáo
đoàn này xem ra rất được Phaolô quý mến nên ông thường trở lại thăm viếng. Sau
khi thành lập xong giáo đoàn, Phaolô ra đi, để Luca ở lại cai quản. Đến năm 57,
Phaolô trở lại. Năm sau, trên đường từ Côrintô đi Giêrusalem, Phaolô lại ghé
thăm. Cũng có lẽ vì quý mến giáo đoàn này nên mặc dù có lập trường không nhận
trợ giúp vật chất của ai, Phaolô đã bằng lòng để họ giúp đỡ mình (Pl 4,16 2Cr
11,8-9)
Mục
đích của thư này là cám ơn sự giúp đỡ của tín hữu Philíp. Nhưng ngoài ra cũng
có một số mục đích khác :
- Thông
tin về hoàn cảnh sống hiện tại của Phaolô (1,12-26 ; 4,10-19).
-
Khuyến khích tín hữu can đảm, kiên trì và nhất là vẫn vui vẻ lạc quan trong
thời gian thử thách (1,27-30 ; 4,4).
-
Khuyên bảo họ hai điều quan trọng là khiêm tốn và đoàn kết (2,1-11 ;
4,2-5).
- Gởi
gắm Timôtêô và Êpaphrôđitô cho giáo đoàn Philíp (2,19-30).
- Cảnh
cáo tín hữu về hiểm nguy của khuynh hướng vụ luật (do những người do thái thủ
cựu) và khuynh hướng phóng túng (chương 3).
- Khuyến
khích và dạy dỗ :1,1-3,1
- Khiển
trách 3,2-4,1
- Tiếp
tục khuyến khích và dạy dỗ : 4,2-9
- Cám
ơn sự giúp đỡ 4,10-20
Điểm
đặc biệt nhất của thư này là "niềm vui" : kitô hữu hãy vui luôn,
cho dù hoàn cảnh có thế nào đi nữa cũng vẫn vui.
- Đặc
tính của niềm vui này : Không chóng qua nhưng bền bỉ : "Yến tiệc
nào không có lúc tàn" (Qohelet). Niềm vui tự nhiên sẽ tàn khi cuộc vui kết
thúc. Nhưng niềm vui siêu nhiên trong thư này thì vẫn tồn tại. Ngay cả khi tín
hữu phải sống trong hoàn cảnh hết sức khổ sở, họ vẫn vui. Thậm chí ngay khi đối
diện với cái chết họ vẫn cứ vui. Cụ thể là Phaolô khi ấy đang bị cầm tù và
không biết mạng sống sẽ ra sao nhưng ông vẫn vui.
- Nguồn
gốc của niềm vui này : a/ Xác tín rằng Thiên Chúa có thể biến một điều xem
ra bất lợi trở thành có lợi (2,5-11). Bằng chứng hiển nhiên nhất là cái chết
của Đức Giêsu trên Thập giá đã trở thành nguồn ơn cứu độ. b/ Tự nhủ rằng cù
sướng hay khổ, dù sống hay chết cũng được, miễn sao cho Tin Mừng được rao giảng
(1,12-18).
Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI
Lectio Divina: Chúa Nhật
XXV Thường Niên (A)
Chúa Nhật, 24 Tháng 9, 2017
Dụ ngôn những người
làm công được sai đi đến vườn nho
Tình yêu nhưng không
tuyệt đối của Thiên Chúa
Mt 20:1-16
1. Lời nguyện mở đầu
Thân lạy Cha, Con Một của Cha là Đức Giêsu, Đấng mà Cha đã ban cho chúng
con, là vương quốc của chúng con, là sự phong phú, là Thiên Đàng của chúng con;
Người là Chủ nhà và chủ trái đất nơi chúng con sống và Người liên tục đi tìm kiếm
chúng con, bởi vì Người muốn gọi chúng con, kêu tên chúng con, để ban cho chúng
con tình yêu vô biên của Người. Chúng
con sẽ không bao giờ có thể đền đáp lại cho Người, không bao giờ đền trả được
lòng lân ái và thương xót dư thừa của Người ban cho chúng con; chúng con chỉ có
thể nói với Người lời Xin Vâng của chúng con:
“Này con đây, con xin đến”, hay lặp lại lời của ngôn sứ Isaia: “Lạy Chúa, này con đây, xin hãy sai
con!” Lạy Chúa, xin hãy để cho những lời
này thấm vào tâm hồn con, vào mắt, vào tai con và lời ấy thay đổi con, biến đổi
con, theo tình yêu đáng ngạc nhiên không thể hiểu được mà Chúa Giêsu cũng đang
ban cho con ngày hôm nay, ngay cả trong giây phút này. Xin hãy dẫn con đến nơi cuối cùng, nơi của
con, mà Người đã dọn sẵn cho con, ở đó là nơi con có thể thực sự và hoàn toàn
là chính mình. Amen.
2. Bài
Đọc
a) Phụ chú về bối cảnh đoạn Tin Mừng:
Đoạn Tin Mừng này đặt chúng ta trong phần của sách Tin Mừng Mátthêu, dẫn
trước đoạn Cuộc Thương Khó, sự tử nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu. Đoạn này bắt đầu từ câu 19:1, nơi được viết
là Chúa Giêsu quyết định rời vùng Galilê để đi về xứ Giuđêa, bắt đầu lối này để
tiến gần về thành Giêrusalem và được kết ở câu 25:46 với lời về ngày tái quang
lâm và phán xét của Con Thiên Chúa. Đặc
biệt, chương 20 cũng đưa chúng ta đi dọc theo con đường của Chúa Giêsu hướng về
thành thánh và đền thờ, trong một bối cảnh giảng dạy và tranh luận với các nhà
thông thái và có quyền thế thời bấy giờ, mà Người dàn trải thực hiện qua các dụ
ngôn và các cuộc gặp gỡ.
b) Phân đoạn bài Tin Mừng để trợ
giúp cho bài đọc:
Mt 20:1a: Với những lời đầu tiên
của bài dụ ngôn, một phương thức dẫn nhập, Chúa Giêsu muốn đồng hành với chúng
ta vào trong chủ đề sâu sắc nhất về những gì Người định nói, Người muốn mở ra
trước chúng ta cánh cửa của Nước Trời, đó là chính bản thân Người và Người tự
giới thiệu là Chủ của vườn nho đang cần người canh tác.
Mt 20:1b-7: Những câu này tạo
thành phần đầu của bài dụ ngôn; trong đó Chúa Giêsu nói về dự tính của người Chủ
vườn nho đi thuê người làm công, kể lại bốn lần ông đi ra ngoài để tìm người
làm, trong đó ông thiết lập một hợp đồng và lần cuối ông đi ra tìm người là vào
lúc cuối ngày.
Mt 20:8-15: Phần thứ hai này thay
vì bao gồm lời kể việc thanh toán tiền công với người làm, đã kể lại việc phản
đối của những người đến trước và câu trả lời của ông Chủ vườn nho.
Mt 20:16: Cuối cùng là câu kết luận,
bao gồm cả câu 19:30 và mặc khải chìa khóa của đoạn Tin Mừng và ứng dụng của
nó: Những ai trong cộng đoàn được coi là
những kẻ đến sau cùng, theo quan điểm của Nước Trời và sự phán xét của Thiên
Chúa, sẽ là những người trước hết.
c) Phúc Âm:
20:1a: 1 Khi ấy, Chúa Giêsu phán
cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: “Nước
Trời giống như chủ nhà kia…
20:1b-7: …sáng sớm ra thuê người
làm vườn nho mình. 2 Khi đã thỏa thuận với
những người làm thuê về tiền công nhật là một đồng, ông sai họ đến vườn của
ông. 3 Khoảng giờ thứ ba, ông trở ra, thấy
có những người khác đứng không ngoài chợ, 4 ông bảo họ rằng: “Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho cho Ta,
Ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng.”
5 Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu
và thứ chín, ông cũng trở ra và làm như vậy.
6 Đến khoảng giờ thứ mười một, ông lại trở ra, và thấy có kẻ đứng đó,
thì bảo họ rằng: “Sao các ngươi đứng
nhưng không ở đây suốt ngày như thế? 7 Họ
thưa rằng: “Vì không có ai thuê chúng
tôi.” Ông bảo họ rằng: “Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho cho ta.”
20:8-15: 8 Đến chiều, chủ vườn
nho bảo người quản lý rằng: “Hãy gọi những
kẻ làm thuê mà trả tiền công cho họ từ người đến sau hết tới người đến trước hết.” 9 Vậy những người làm từ giờ thứ mười một đến,
lãnh mỗi người một đồng. 10 Tới phiên những
người đến làm trước, họ tưởng sẽ lãnh được nhiều hơn; nhưng họ cũng chỉ lãnh mỗi
người một đồng. 11 Đang khi lãnh tiền, họ
lẩm bẩm trách chủ nhà rằng: 12 “Những
người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt
ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao?”
13 Chủ nhà trả lời với một kẻ trong bọn họ rằng: “Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ
thì bạn đã không thỏa thuận với tôi một đồng sao? 14 Bạn hãy lấy phần bạn mà đi
về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn. 15 Nào tôi chẳng được phép làm
như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị,
vì tôi nhân lành chăng?”
20:16: 16 Như thế kẻ sau hết sẽ
nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết.”
3. Giây phút thinh lặng cầu nguyện:
Để Lời Chúa được thấm nhập và soi sáng đời sống chúng ta.
4. Một vài câu hỏi gợi ý:
Để giúp chúng ta trong việc suy gẫm cá nhân.
a) Đoạn Tin Mừng được mở đầu với
một liên từ, “trên thực tế”, rất là quan trọng, bởi vì nó gửi đến chúng ta câu
trước đó (Mt 19:30), nơi Chúa Giêsu khẳng định “kẻ trước hết sẽ nên sau hết và
kẻ sau hết sẽ nên trước hết”, với cùng những lời mà Người sẽ lặp lại ở cuối bài
dụ ngôn này. Vì thế, những lời vô cùng
quan trọng, căn bản, chỉ cho tôi đường hướng mà tôi nên chọn. Đức Giêsu là Vương Quốc của Thiên Chúa, là Nước
Trời; Người là thế giới mới, mà tôi được mời vào. Nhưng thế giới của Người là một thế giới đảo
ngược, nơi mà các lý luận của chúng ta về quyền lực, lợi danh, khen tặng, khả
năng, nỗ lực bị đánh bật và được thay thế bằng một lý luận khác, đó là sự cho
không tuyệt đối, lòng thương xót và tình yêu vô biên. Nếu tôi nghĩ rằng tôi là kẻ đến trước tiên,
tôi là người dũng mãnh và đầy khả năng; nếu tôi đã chọn cho mình một chỗ ngồi tốt
nhất nơi bàn tiệc Chúa, thì có lẽ tôi nên đứng lên và ngồi vào chỗ kém nhất. Ở đó Chúa sẽ đến tìm tôi và gọi tôi, Người sẽ
dắt tôi lên và đưa tôi về phía Người.
b) Ở đây, Chúa Giêsu ví Người như
là người chủ vườn, Chủ Nhà, dùng hình ảnh cụ thể, Người lặp lại nhiều lần trong
Kinh Thánh. Tôi cố gắng theo dõi hình ảnh
ấy, chú ý đến những đặc tính biểu thị và cố gắng minh xác mối quan hệ của tôi với
Người. Ông Chủ nhà là chủ nhân của vườn
nho, là người chăm sóc nó, rào giậu chung quanh vườn, trong vườn đào một bồn đạp
nho, vun xới nó bằng tình yêu và nỗi nhọc nhằn (Mt 21:33), để nó có thể sinh
hoa kết trái nhiều hơn. Đó là người Chủ
nhà đã dọn ra bữa tiệc tối thịnh soạn, và mời nhiều người, mời đến bàn tiệc của
Người những người nghèo khó, bỏ rơi, tàn tật và què quặt, đui mù (Lc
14:21). Và đó là người chủ trở về nhà
sau khi đi dự tiệc cưới và chúng ta phải canh thức vì không biết giờ nào (Lc
12:36); là người Chủ nhà trẩy phương xa, ra lệnh cho chúng ta phải canh thức, sẵn
sàng để mở cửa cho Người, ngay khi Người trở về và gõ cửa, vào buổi chiều tối,
vào nửa đêm, hay vào lúc gà gáy, hay vào lúc bình minh (Mc 13:35). Lúc ấy tôi hiểu rằng Chúa đang mong đợi nơi
tôi kết quả tốt lành; rằng Người đã chọn tôi như người khách tại bàn tiệc của
Người; rằng Người sẽ trở lại và tìm tôi và sẽ gõ cửa nhà tôi… Tôi đã sẵn sàng để đáp lời Người chưa? Sẵn sàng để mở cửa cho Người không? Sẵn sàng để dâng tặng Người hoa trái tình yêu
mà Người mong đợi từ nơi tôi chưa? Hay
là tôi đang ngủ mê, bị đè nặng bởi hàng ngàn thứ tư lợi khác, làm nô lệ cho các
chủ nhà khác, phức tạp và rời x a Người?
c) Chúa Giêsu, người Chủ nhà và
là chủ vườn nho, nhiều lần đi ra ngoài để thuê người làm: vào lúc sáng sớm, vào
lúc chín giờ sáng, vào lúc giữa trưa, vào lúc ba giờ chiều, vào lúc năm giờ,
khi ngày sắp tàn. Người không hề biết mệt
mỏi: Người đến tìm tôi, để ban cho tôi
tình yêu của Người, sự hiện diện của Người, để ký kết một thỏa hiệp với
tôi. Người mong mỏi ban cho tôi vườn nho
của Người, vẻ đẹp của nó. Khi nào chúng
ta sẽ gặp, khi Người, đưa mắt nhìn tôi cách chăm chú, sẽ yêu tôi (Mc 10:21),
tôi sẽ trả lời ra sao? Tôi có sẽ buồn rầu
bởi vì tôi còn có rất nhiều của cải (Lc 18:23)?
Liệu tôi có sẽ trốn chạy, trần truồng, trút lại cả mảnh vải nhỏ của hạnh
phúc còn lại để che cho thân tôi (Mc 14:52)?
Hay là, tôi sẽ nói “Xin vâng”, và rồi thì tôi sẽ không đi (Mt
21:29)? Tôi cảm thấy rằng lời này đã khiến
cho tôi lâm vào cơn khủng hoảng, nó nhòm ngó vào chiều sâu thẳm của chính tôi,
nó tiết lộ cho tôi biết tôi là ai … tôi vẫn thất vọng, lo sợ cho sự tự do của
tôi, nhưng tôi quyết định, trước Chúa là Đấng đang nói với tôi, hành động như Đức
Maria đã làm và cũng nói: “Lạy Chúa, xin
hãy làm theo như lời Chúa”, với một sự khiêm nhường và quy phục.
d) Bây giờ Tin Mừng đang đặt để
trước tôi mối quan hệ của tôi với những người khác, anh chị em cùng chia sẻ với
tôi cuộc hành trình đi theo Đức Giêsu. Tất
cả chúng ta được gọi đến với Người, vào buổi tối, sau một ngày làm việc: Người mở kho báu tình yêu của Người và bắt đầu
phân phát, ban cho ân sủng, lòng thương xót, lòng từ bi, tình bằng hữu, tất cả
những gì của Người. Người không dừng lại,
Chúa chỉ tiếp tục đổ tràn, trút ra, ban chính thân Người cho chúng ta, mỗi một
người. Mátthêu đã chỉ ra, vào lúc này, rằng
có người lẩm bẩm trách Chủ vườn nho, trách Chúa, sự phẫn nộ nảy sinh vì Người đối
xử với mọi người cách công bằng, với cùng cường độ của tình yêu, với cùng sự dư
thừa. Có lẽ những gì được viết trong những
dòng này cũng áp dụng đối với tôi: Tin Mừng
biết cách mang đến và làm sáng tỏ trái tim tôi, phần ẩn dấu nhất của con người
tôi. Một cách chính xác, có lẽ Chúa đang
nói những lời này với đầy sự buồn rầu:
“Chẳng lẽ con đang ganh tị chăng?”
Tôi nên để cho chính bản thân mình bị thẩm vấn, tôi phải để cho Người nhập
vào trong tôi và nhìn tôi với đôi mắt soi thấu tâm can, bởi vì chỉ có cái nhìn
của Người, tôi sẽ có thể được chữa lành.
Bây giờ tôi cầu nguyện như sau:
“Lạy Chúa, con cầu xin Chúa, hãy đến với con, gieo lời Chúa trong tâm hồn
con và để cho cuộc sống mới nảy mầm, để tình yêu nảy mầm.”
5. Chìa khóa của bài đọc
Vườn nho
Trong hình ảnh của vườn nho, có vẻ như rất đơn giản và bình thường,
Thánh Kinh cô đọng lại một thực tế rất phong phú và sâu sắc, luôn luôn khó hiểu
trong ý nghĩa, dần dần khi các văn bản nhận được sự mặc khải hoàn toàn của Chúa
Giêsu. Trong sách các Vua quyển thứ nhất,
chương 21, thuật lại cuộc tấn công bạo lực chống lại ông Nabốt, chỉ vì sự lạm
quyền của vua A-kháp, là người sở hữu một vườn nho, được trồng cấy, không may lại
ở cạnh bên cung điện nhà vua. Điều này
làm cho chúng ta hiểu được tầm quan trọng của vườn nho là một tài sản bất khả
xâm phạm: không có vật gì trên thế gian
mà ông Nabốt có thể chịu đánh đổi như lời ông nói: “Đức Chúa cấm chỉ tôi nhượng gia sản của tổ
tiên tôi cho ngài!” (1V 21:3). Vì tình
yêu dành cho vườn nho, ông đã mất mạng.
Vì vậy, vườn nho tượng trưng cho của cải quý giá nhất, di sản của gia
đình, trong một phần nhất định, bản sắc riêng của một người; người ấy không thể
bán nó, sang nhượng nó cho người khác, đổi chác nó cho một thứ hàng hóa khác,
mà sẽ không bao giờ thay thế được vật có giá trị tương đương nó. Nó ẩn chứa một sức mạnh tinh thần quan trọng.
Sách tiên tri Isaia chương 5 cho chúng ta biết rõ rằng dân Do Thái được
biểu hiện qua hình ảnh vườn nho, như đã được viết: “Vườn nho của Đức Chúa các đạo binh, chính là
nhà Israel đó; cây nho Chúa yêu mến quý chuộng, ấy chính là người xứ Giuđa” (Is
5:7). Chúa đã yêu thương dân này với một
tình yêu vô hạn và muôn đời, ký kết bởi một giao ước bất khả xâm phạm; Người
chăm sóc họ giống như chủ vườn nho chăm sóc vườn nho của mình, làm tất cả mọi
việc có thể để nó có thể sinh nhiều hoa trái hơn. Mỗi người chúng ta là dân Israel, toàn thể
Giáo Hội: Chúa Cha đã thấy chúng ta như
mảnh đất khô cằn, hoang tàn, đầy sỏi đá, và Người đã vun xới, gieo trồng, luôn
chăm bón và tưới nước; Người đã trồng chúng ta như một vườn nho hảo hạng, tất cả
với cây nho thuần chủng (Gr 2:21). Còn
điều gì Người có thể làm hơn cho chúng ta mà Người đã chẳng làm không? (Is
5:4). Trong việc hạ mình một cách vô
cùng, chính Chúa đã trở thành vườn nho; Người đã trở thành cây nho thật (Ga
15:1), mà chúng ta là ngành; Người đã hợp nhất chính thân mình với chúng ta, giống
như cây nho được gắn liền với các ngành nho của nó. Chúa Cha, người trồng nho, tiếp tục công việc
tình yêu của Người trong chúng ta, để chúng ta có thể kết trái và Người chờ đợi
một cách kiên nhẫn. Người cắt tỉa, vun xới,
rồi sau đó Người sai chúng ta đi để làm việc, thu hoạch những hoa trái để đem về
cho Người. Chúng ta được sai đi đến dân
của Người, đến các con cái Người, những con cái như chúng ta, như các môn đệ của
Người; chúng ta không thể tháo lui, từ chối, bởi vì chúng ta đã được tạo dựng
ra vì lý do này: Chúng ta được cắt cử ra
đi và sinh hoa trái và hoa trái của chúng ta được tồn tại (Ga 15:16). Lạy Chúa, xin nhìn lại chúng con, từ Cõi Trời,
xin ngó xuống, xin Ngài hãy thăm nom vườn nho Ngài (Tv 79:15).
Lời hứa: một đồng tiền
Người chủ vườn nho thiết lập tiền công làm việc một ngày là một đồng bạc;
một số tiền khá, để người ta có thể sống với phẩm giá. Số tiền này có thể xấp xỉ với một quan tiền
mà ông Tôbít đã thỏa thuận trả cho người cùng đi với con trai ông là Tôbia đến
xứ Mêđia (Tb 5:15).
Nhưng trong ý nghĩa của Tin Mừng, đồng bạc này lập tức được gọi bằng tên
khác; bởi người Chủ; trong thực tế, ông ta nói:
“Ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng (câu 4). Gia nghiệp của chúng ta, tiền công của chúng
ta là những gì xứng đáng, là những gì tốt lành: Chúa Giêsu. Trong thực tế, Người không ban cho, Người
không hứa hẹn điều gì khác hơn là chính bản thân Người. Phần thưởng dành cho chúng ta ở trên Thiên
Đàng (Mt 5:12), với Chúa Cha (Mt 6:1).
Nó không phải là tiền bạc, đồng bạc được dùng để nộp thuế bình quân mỗi
đầu người cho người La-mã, mà trên đó có hình và danh hiệu của vua Xê-da (Mt
22:20), nhưng là khuôn mặt của Chúa Giêsu, tên của Người, sự hiện diện của Người. Người nói với chúng ta: “Thầy ở với các con không chỉ hôm nay, nhưng
tất cả mọi ngày, cho đến ngày tận thế.
Chính Thầy sẽ là phần thưởng của các con”.
Sai đi
Lời Tin Mừng ban cho cuộc sống của chúng ta một năng lượng rất mạnh mẽ,
bắt nguồn từ các động từ “sai”, “cắt đặt”, “ra đi”, được lặp lại hai lần; cả
hai đều liên quan đến chúng ta, chúng động chạm đến chúng ta một cách sâu xa,
chúng gọi chúng ta và đưa chúng ta vào sự hoạt động. Chính Chúa Giêsu đã sai chúng ta, khiến chúng
ta thành các môn đệ của Người: “Này, Thầy
sai các con đi” (Mt 10:16). Người gọi
chúng ta mỗi ngày cho sứ vụ của Người và lặp lại với chúng ta: “Hãy đi!
Và niềm hạnh phúc của chúng ta được ẩn dấu chính nơi này, trong việc thực
hiện Lời này của Người. Nơi Người sai
chúng ta đến, theo cách mà Người chỉ, hướng tới thực tế và những kẻ mà Người đặt
để trước chúng ta.
Lời lẩm bẩm, sự càu nhàu
Lời của sự quan trọng tột cùng, của sự thật và hiện diện rất thực trong
kinh nghiệm cuộc sống hằng ngày của chúng ta; chúng ta không thể chối cãi được
điều này: chúng nằm trong tâm khảm chúng
ta, trong ý nghĩ của chúng ta, thỉnh thoảng chúng hành hạ chúng ta, biến dạng
chúng ta, làm cho chúng ta vô cùng mệt mỏi, đẩy chúng ta ra xa khỏi chính mình,
khỏi những người khác, xa khỏi Chúa.
Vâng, chúng ta cũng ở trong số những người làm công phàn nàn và càu
nhàu, lẩm bẩm trách cứ Chủ Nhà. Tiếng rầm
rì của lời lầm bầm phát xuất từ rất xa, nhưng nó cũng đã thành công để hợp với
chúng ta và len lỏi vào tâm khảm chúng ta.
Dân Israel ở sa mạc đã lẩm bẩm rất nhiều đối với Chúa của họ và chúng ta
đã nhận lãnh thừa kế những ý nghĩ ấy, những lời ấy: “Chính vì Đức Chúa ghét bỏ chúng ta mà Người
đã đưa chúng ta ra khỏi đất Ai Cập, để trao chúng ta vào tay người Amôri và
tiêu diệt chúng ta” (Đnl 1:27) và chúng ta nghi ngờ về năng lực của Người có thể
nuôi dưỡng chúng ta, dẫn đường chúng ta, bảo vệ chúng ta: “Trong sa mạc này, liệu Chúa Trời có thể dọn
gì cho ta ăn?” (Tv 78:19). Lẩm bẩm có
nghĩa là không lắng nghe tiếng nói của Chúa, không còn tin tưởng vào tình yêu của
Người dành cho chúng ta: Vì vậy, chúng
ta trở nên phẫn nộ, bất an, mạnh mẽ chống lại lòng thương xót của Chúa và chúng
ta tức giận với cách hành xử của Người và chúng ta muốn thay đổi để làm cho nó
hợp hơn với chương trình hành động riêng của chúng ta: “Người lại ăn uống với những bọn thu thuế và
quân tội lỗi!” (Lc 5:30; 15:2; 19:7). Nếu
chúng ta chú ý lắng nghe kỹ thì có lời thầm thì bí mật của con tim chúng
ta. Làm thế nào để chữa lành nó? Thánh Phêrô đề nghị cách này: “Hãy tiếp đón nhau mà không lẩm bẩm kêu ca”
(1Pr 4:9); chỉ có sự tiếp đón, đó là sự tiếp nhận có thể, từng chút một, sẽ
thay đổi trái tim chúng ta và mở nó ra để được tiếp nhận, có khả năng mang
trong nó trong mọi người, mọi tình huống, thực tế mà chúng ta gặp trong đời sống. “Chấp nhận lẫn nhau” như lời Kinh Thánh
nói. Và điều đó chính là như vậy: chúng ta phải học chấp nhận, hơn hết cả, như
chính Chúa Giêsu, với đường lối yêu thương của Người và của sự không thay đổi,
về việc nói với chúng ta và thay đổi chúng ta, của chờ đợi và thu hút chúng
ta. Chấp nhận Người là chấp nhận những
người ở bên cạnh chúng ta, những ai đến gặp gỡ chúng ta; chỉ có hành động này mới
có thể vượt qua được lời lầm bầm khó chịu.
Lời lầm bầm phát sinh từ sự nhỏ nhen, ganh tị, từ con mắt tội lỗi của
chúng ta, như người Chủ vườn nho đã nói, chính Chúa Giêsu. Người biết cách để giữ chúng ta bên trong,
Người biết cách thâm nhập cái nhìn của chúng ta và chạm đến trái tim của chúng
ta, trong tinh thần. Người biết chúng ta
nghĩ gì, Người biết chúng ta và yêu chúng ta; và vì tình yêu, Người đem chúng
ta ra khỏi sự dữ, cất cái màn che khỏi con mắt ganh tị của chúng ta, Người giúp
chúng ta trở nên ý thức về việc chúng ta nghĩ như thế nào, về điều suy nghĩ
trong lòng chúng ta. Vào lúc Người
nói: “Có lẽ mắt các bạn ganh tị?” như
Người nói trong bài Tin Mừng hôm nay, Người chữa lành chúng ta, Người lấy dầu
thơm và bôi, lấy bùn trộn với nước bọt của mình mà bôi lên mắt chúng ta, vào rất
sâu tâm hồn.
6. Giây Phút Cầu Nguyện: Thánh Vịnh 135
Đáp ca: Tình yêu Chúa dành cho
chúng con thật là vô tận!
Allêluia! Hãy tạ ơn Gia-vê vì
Chúa nhân từ,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Hãy tạ ơn Thần các thần,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Hãy tạ ơn Chúa các chúa,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Chỉ có Người làm nên những kỳ công vĩ đại,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương,
Người sát hại các con đầu lòng Ai-cập,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương,
dang cánh tay uy quyền mạnh mẽ,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương,
dẫn Israel ra khỏi xứ này,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Nước Biển Đỏ, Chúa phân làm hai khối,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương,
đưa Israel lối giữa băng qua,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương,
xô xuống biển Pha-ra-ô cùng binh tướng,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Chúa dẫn đưa dân Người qua sa mạc,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương,
Chúa đã nhớ đến ta giữa cảnh nhục nhằn,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương,
gỡ ta thoát khỏi tay thù địch,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương,
Người ban lương thực cho tất cả chúng sinh,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Hãy tạ ơn Thiên Chúa cửu trùng,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
7. Lời Nguyện Kết
Thân lạy Cha, con cảm ơn Cha đã mặc khải cho con về Con Một Cha và đã
cho con gia nhập vào gia nghiệp của Người, trong vườn nho của Người. Chúa đã khiến con thành một ngành nho, khiến
con thành trái nho: giờ đây con chỉ cần ở lại trong Người, trong Chúa và để cho
bản thân con được trở nên trổ sinh hoa trái tươi tốt, chín cây, được bỏ vào
trong máy ép. Vâng, lạy Chúa, con biết rằng: Đây là phương cách, con không sợ hãi, bởi vì
Chúa đang ở với con. Con biết rằng cách
duy nhất đưa đến sự hạnh phúc là món quà tự hiến cho Chúa, món quà cho các anh
em. Nguyện xin cho con là một ngành nho,
xin cho con là những trái nho tốt tươi, để được vắt ép theo ý Chúa! Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét