Trang

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

21-02-2017 : THỨ BA - TUẦN VII THƯỜNG NIÊN

21/02/2017
Thứ Ba tuần 7 thường niên.

Bài Ðọc I: (Năm I) Hc 2, 1-13
"Hãy chuẩn bị tâm hồn để chịu cám dỗ".
Trích sách Huấn Ca.
Hỡi con, khi con đến phụng sự Thiên Chúa, con hãy sống công chính và kính sợ, và hãy chuẩn bị tâm hồn để chịu thử thách. Con hãy gìn giữ tâm hồn và chịu đựng. Hãy lắng tai nghe và nhận lấy lời dạy của lương tri; và đừng vội vã trong lúc cùng quẫn.
Con hãy nương tựa vào sự nâng đỡ của Thiên Chúa và hãy liên kết với Người, và kiên nhẫn để con được thăng tiến trong ngày cuối cùng. Con hãy chấp nhận tất cả những gì xảy đến cho con và hãy kiên trì trong đau khổ, hãy nhẫn nại trong hoàn cảnh thấp hèn: vì vàng bạc được thử trong lửa, còn những người được Chúa chọn, thì được thử trong khổ nhục. Con hãy tin vào Thiên Chúa, và Người sẽ nâng đỡ con; hãy cứ thẳng đường và hy vọng vào Người. Con hãy kính sợ Người và bền vững mãi như thế.
Hỡi những kẻ kính sợ Chúa, hãy trông đợi lòng từ bi của Người, Các ngươi đừng rời xa Người kẻo phải sa ngã. Các ngươi là kẻ kính sợ Chúa, hãy tin vào Người và phần thưởng của các ngươi sẽ không mất đâu. Các ngươi là những kẻ kính sợ Chúa, hãy trông cậy vào Người, thì người sẽ lấy lòng từ bi ban thưởng cho các ngươi được hân hoan. Các ngươi là những kẻ kính sợ Chúa, hãy yêu mến Người, và lòng các ngươi sẽ được chiếu sáng.
Hỡi các con, hãy ngắm nhìn các dân thiên hạ, và hãy biết rằng không ai trông cậy vào Chúa mà phải hổ thẹn. Vì có ai sống trong giới răn của Người mà bị ruồng bỏ đâu? Hoặc có ai kêu cầu Người mà Người chê chối đâu? Vì Thiên Chúa khoan hậu và nhân từ, và trong ngày nguy khốn, Người tha thứ tội lỗi; Người là Ðấng bênh vực tất cả những kẻ tìm kiếm Người trong chân lý.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 36, 3-4. 18-19. 27-28. 39-40.
Ðáp: Bạn hãy phó thác đường lối mình cho Chúa, và để chính Người hành động (c. 5).
Xướng: 1) Hãy trông cậy vào Chúa và hãy làm lành, để được cư ngụ trong đất nước, thọ hưởng an ninh. Hãy hân hoan tin tưởng vào Chúa, Người sẽ ban cho sự lòng bạn thỉnh cầu. - Ðáp.
2) Chúa chăm lo cho mạng sống người nhân đức, và phần gia nghiệp họ còn mãi muôn đời. Ngày tai hoạ, những người đó không tủi hổ, và trong nạn đói, họ sẽ được ăn no. - Ðáp.
3) Hãy tránh ác và hãy làm lành, hầu được an cư tới ngàn thu: bởi vì Thiên Chúa yêu điều chân lý, và không bỏ rơi những tôi tớ trung thành. - Ðáp.
4) Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ, trong cơn khốn khó, Người là chỗ dung thân, Chúa bang trợ và giải thoát họ. Người giải thoát và cứu họ khỏi lũ ác nhân, vì họ đã nương tựa vào Người. - Ðáp.

Alleluia: Tv 94, 8ab
Alleluia, alleluia! - Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa, và đừng cứng lòng. - Alleluia.

Phúc Âm: Mc 9, 29-36
"Con Người sẽ bị nộp. Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ từ trên núi xuống, rồi đi ngang qua xứ Galilêa và Người không muốn cho ai biết. Vì Người dạy dỗ và bảo các ông rằng: "Con Người sẽ bị nộp vào tay người ta và họ sẽ giết Người. Khi đã bị giết, ngày thứ ba, Người sẽ sống lại". Nhưng các ông không hiểu lời đó và sợ không dám hỏi Người.
Các ngài tới Capharnaum. Khi đã vào nhà, Người hỏi các ông: "Dọc đàng các con tranh luận gì thế?" Các ông làm thinh, vì dọc đàng các ông tranh luận xem ai là người lớn nhất.
Bấy giờ Người ngồi xuống, gọi mười hai ông lại và bảo các ông rằng: "Ai muốn làm lớn nhất, thì hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người". Và Người đem một em bé lại đặt giữa các ông, rồi ôm nó mà nói với các ông rằng: "Ai đón nhận một trong những trẻ nhỏ như thế này vì danh Thầy, tức là đón tiếp chính mình Thầy. Và ai đón tiếp Thầy, thực ra không phải đón tiếp Thầy, nhưng là đón tiếp Ðấng đã sai Thầy".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Làm tôi tớ mọi người
Ở cuối văn kiện Tòa Thánh, các Ðức Giáo Hoàng thường ghi dòng chữ này cùng với chữ ký của mình: "Tôi tớ của các tôi tớ". Ðây là tinh thần mà Chúa Giêsu muốn tất cả các vị lãnh đạo trong Giáo Hội phải có, như được đề cập đến trong bài Tin Mừng hôm nay: "Ai muốn làm đầu thì phải làm người rốt hết, và làm tôi tớ mọi người".
Cám dỗ về quyền hành và cám dỗ lạm quyền là sự kiện thường xuyên và mãnh liệt đối với con người mọi thời. Chính những cám dỗ ấy cũng đã xảy ra cho Nhóm Mười Hai Tông đồ. Thật vậy, vào chính lúc Thầy của các ông loan báo về cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài, thay vì dừng lại và chia sẻ với Thầy, hoặc nếu chưa hiểu thì trao đổi với Thầy để am tường hơn, các ông đã có thái độ ích kỷ, vụ lợi; các ông tưởng thời lập quốc của Ðấng Mêsia và ngày vinh quang của các ông đã tới, thế là các ông bắt đầu tranh cãi về địa vị với nhau. Chính các ông cũng cảm thấy sự tranh cãi như thế là đáng trách, bởi vì khi được Chúa Giêsu hỏi, các ông đã làm thinh.
Và rồi sự việc đã diễn biến không như các ông tưởng nghĩ, bởi vì đối với Chúa Giêsu, trong Nước Trời tồn tại ở trần gian này, cho dù vẫn có tôn ti trật tự, nhưng đó là một trật tự lạ lùng: Người làm lớn sẽ là người hầu hạ kẻ khác, người nhỏ nhất phải là đối tượng để được hầu hạ. Rốt cuộc, chúng ta có thể hầu hạ ai chính là vì chúng ta muốn hầu hạ Chúa Giêsu trong họ, và chúng ta có được hầu hạ ai, thì cũng chỉ vì họ đang hầu hạ Chúa Giêsu nơi chúng ta. Như vậy, điều quan trọng không phải là làm lớn hay làm nhỏ trong Nước Trời, chỉ có Thiên Chúa là nhân vật quan trọng trong Nước Trời, và làm lớn hay làm nhỏ, tất cả đều phục vụ Thiên Chúa mà thôi.
Bài Tin Mừng hôm nay vẫn thường được dùng làm kim chỉ nam cho việc thi hành quyền bính trong Giáo Hội. Nếu mọi người, kẻ cầm quyền cũng như người dưới quyền đều hiểu và thực thi giáo huấn này, chắc chắn Giáo Hội sẽ trở nên thu hút hơn đối với nhân loại, nhất là đối với con người hôm nay đã quá mệt mỏi với những hình thức mị dân, lạm quyền, dua nịnh của giới lãnh đạo; người ta sẽ nhận ra nơi đó khuôn mặt của Chúa Kitô một cách rõ ràng hơn, một Chúa Kitô lãnh đạo bằng cách bị nộp, bị giết chết vì người khác.
Bao lâu xã hội loài người còn, thì bấy lâu bài học Chúa dạy hôm nay vẫn còn giá trị, bởi vì cám dỗ về quyền lực và lạm quyền đã ăn sâu trong mỗi người và trong mọi cơ chế xã hội. Nhưng để bài học ấy tác động mạnh mẽ và hữu hiệu, chúng ta cần nghĩ tới hình ảnh của Chúa, Ðấng lãnh đạo dân Chúa, nhưng đã trở thành tôi tớ cho mọi người.
Veritas Asia



Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần 7 TN1, Năm lẻ
Bài đọcSir 2:1-11; Mk 9:30-37.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Các đức tính cần có của nhà lãnh đạo tinh thần.
Rất nhiều người muốn làm lớn để ra lệnh cho người khác, để được mọi người biết tới, và để mọi người hầu hạ mình. Điều này có thể áp dụng với những nhà lãnh đạo chính trị, quân sự, hay kinh tế; nhưng không được áp dụng cho những nhà lãnh đạo tinh thần. Chính Chúa Giêsu đã dạy bảo các môn đệ: "Vua các dân thì dùng uy quyền mà thống trị dân, và những ai cầm quyền thì tự xưng là ân nhân. Nhưng anh em thì không được như thế, trái lại, ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ” (Lk 22:25-26).
Các Bài Đọc hôm nay liệt kê những đức tính cần có của người lãnh đạo. Trong Bài Đọc I, tác giả Sách Đức Huấn Ca liệt kê những đức tính quan trọng mà nhà lãnh đạo tinh thần phải có như: sẵn sàng đón nhận mọi thử thách, kiên nhẫn trong đau khổ, bền lòng trông đợi kết quả, và nhất là tuyệt đối tin tưởng nơi Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu tuyên bố với các tông đồ: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người." Chúa Giêsu làm gương bằng cách rửa chân cho các ông, và chấp nhận gian khổ của con đường Thập Giá để đưa mọi người về cho Thiên Chúa.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Những đức tính cần có của nhà lãnh đạo tinh thần.
(1) Phục vụ cho một lý tưởng: Nhà lãnh đạo tinh thần có một lý tưởng cao đẹp là đưa con người tới Thiên Chúa. Mục đích này luôn phải là ngọn đèn soi sáng cho mọi việc làm của nhà lãnh đạo. Tác giả Sách Đức Huấn Ca khuyên: “Đường con đi, hãy giữ cho ngay thẳng.” Không giống như những nhà lãnh đạo thế gian mà phần thưởng của tài năng lãnh đạo được đo lường bằng uy quyền, danh vọng, và lợi lộc vật chất; nhà lãnh đạo tinh thần trông đợi phần thưởng của Thiên Chúa ở đời sau, và niềm vui có được ở đời này khi thấy mọi người tin tưởng vào Thiên Chúa. Thánh Phaolô so sánh 2 phần thưởng như sau: “Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ đủ điều, song họ làm như vậy là để đoạt phần thưởng chóng hư; trái lại chúng ta nhằm phần thưởng không bao giờ hư nát.”
(2) Can đảm lãnh nhận và vượt qua mọi thử thách: Lãnh đạo tinh thần đòi phải hướng dẫn con người, mà con người có nhiều tính khí và sở thích khác nhau; vì thế, các nhà lãnh đạo phải đương đầu với rất nhiều thử thách, và phải kiên nhẫn trình bày sự thật và thuyết phục con người theo lý tưởng của mình. Tác giả Sách Đức Huấn Ca khuyên: “Con ơi, nếu con muốn dấn thân phụng sự Đức Chúa, thì con hãy chuẩn bị tâm hồn để đón chịu thử thách.”
Ngòai ra, thử thách còn được dùng để đào tạo đức tính, như Thánh Phaolô nói: “Chúng ta còn tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng, thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy” (Rom 5:3-4).
(3) Kiên trì chịu đựng gian khổ: Để có thể thành công, nhà lãnh đạo còn phải kiên trì chịu đựng đau khổ cho vinh quang Nước Chúa và lợi ích của tha nhân. Tác giả Sách Đức Huấn Ca khuyên: “Hãy giữ lòng cho ngay thẳng và cứ kiên trì, đừng bấn loạn khi con gặp khốn khổ… Mọi chuyện xảy đến cho con, con hãy chấp nhận, và trải qua bao thăng trầm, con hãy cứ kiên nhẫn. Vì vàng phải được tôi luyện trong lửa, còn những người sáng giá thì phải được thử trong lò ô nhục.”
(4) Vững lòng tin tưởng và cậy trông nơi Thiên Chúa: Vì niềm tin nơi Thiên Chúa và hy vọng vào những gì Ngài đã hứa là hai rường cột của nhà lãnh đạo tinh thần, nên họ không bao giờ được đánh mất niềm tin và rơi vào thất vọng. Tác giả khuyên: “Hãy tin vào Người, thì Người sẽ nâng đỡ con. Đường con đi, hãy giữ cho ngay thẳng và trông cậy vào Người. Hãy trông đợi lòng lân tuất của Người, đừng lìa xa Người kẻo ngã. Hãy tin vào Người, và các bạn sẽ không mất phần thưởng đâu. Hãy đợi trông ơn lành, niềm vui không cùng và lòng thương xót.”
Thiên Chúa trung thành thực hiện những gì Ngài đã hứa. Để dẫn chứng, tác giả Sách Đức Huấn Ca mời gọi: “Hãy nhìn lại các thế hệ ban đầu mà xem: nào có ai tin vào Đức Chúa mà bị hổ thẹn bao giờ? Hay có ai bền tâm kính sợ Người mà bị bỏ rơi? Hoặc có ai kêu cầu Người mà bị Người khinh dể? Vì Đức Chúa là Đấng nhân từ và hay thương xót: Người thứ tha tội lỗi và cứu vớt trong lúc gian truân.”
2/ Phúc Âm: Ai muốn đứng đầu phải phục vụ mọi người.
2.1/ Lãnh đạo bằng hy sinh mạng sống cho người khác.
(1) Chúa Giêsu dạy một đường: "Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại." Đây chính là “bí mật của Đấng Thiên Sai” theo Marcô. Khác với hình ảnh Đấng Thiên Sai mà người Do-Thái thêu dệt lên theo truyền thống: Ngài sẽ làm những phép lạ lớn lao, sẽ dùng uy quyền để tiêu diệt các thế lực ngọai bang, và lên ngôi cai trị khắp bờ cõi trái đất. Chúa Giêsu mặc khải cho các tông đồ kế họach Cứu Độ của Đấng Thiên Sai: Ngài sẽ chấp nhận con đường đau khổ để cứu độ con người, không phải giải thóat con người khỏi cảnh nô lệ của ngọai bang; nhưng là giải thóat con người khỏi ách nô lệ của tội lỗi và sự chết.
(2) Các ông hiểu một nẻo: Marcô tường thuật phản ứng của các môn đệ: “Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.” Các ông không hiểu vì các ông đã quá quen với hình ảnh của Đấng Thiên Sai theo truyền thống. Các ông sợ không dám hỏi Chúa, có thể vì các ông sợ khi phải đối diện với sự thật: Chúa Giêsu sẽ bị bắt bớ và bị giết chết.
Điều này được sáng tỏ hơn qua những gì mà các tông đồ bàn cãi dọc đường. Khi về tới nhà, Đức Giêsu hỏi các ông: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?" Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Vẫn hy vọng vào một Đấng Thiên Sai có thế lực quân sự, nên các ông bàn cãi với nhau xem ai sẽ là nhân vật thứ hai sau Chúa Giêsu khi Ngài lên ngôi cai trị.
2.2/ Lãnh đạo bằng phục vụ: Đức Giêsu ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người." Nhà lãnh đạo tinh thần khác với nhà lãnh đạo quân sự, và tiêu chuẩn để làm người lớn nhất trong vương quốc của Thiên Chúa cũng khác với tiêu chuẩn của vương quốc trần gian: Họ phải trở nên rốt hết và phục vụ mọi người. Để dẫn chứng, Chúa Giêsu dạy họ phải phục vụ những người nhỏ, những người không có gì để đền trả, và Ngài nói: "Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Không phải ai cũng có thể lãnh đạo. Người lãnh đạo phải được huấn luyện để có những đức tính cần thiết trước khi có thể lãnh đạo.
- Không phải chỉ có các cha mới là những người lãnh đạo tinh thần, cha mẹ cũng là những nhà lãnh đạo trong gia đình. Noi gương Chúa Giêsu, cha mẹ cũng phải lãnh đạo bằng hy sinh, chịu đựng gian khổ để phục vụ con cái.
- Phần thưởng của những nhà lãnh đạo tinh thần không phải là những lợi nhuận vật chất, nhưng là chính Thiên Chúa và niềm vui khi thấy mọi người tin vào Thiên Chúa.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP

21/02/17     TH BA TUN 7 TN
Th. Phê-rô Đa-mi-a-nô, gm, tiến sĩ HT Mc 9,30-37

MUỐN LÀM LỚN, HÃY PHỤC VỤ


“Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” (Mc 9,35)

Suy niệm: Chúa Giê-su muốn làm một cuộc cách mạng triệt để và cũng khó khăn nhất trong lịch sử nhân loại: thay đổi não trạng và cách ứng xử thông thường của thế gian là ai làm lớn thì phải được phục vụ. Phục vụ hay được phục vụ cho thấy người lãnh đạo thật sự là loại người nào. Người độc tài, độc đoán không muốn phục vụ ai, chỉ muốn mọi người phải phục vụ mình; còn người mục tử thì luôn sẵn sàng phục vụ đàn chiên, vì ý thức rằng nếu không phục vụ chiên, vai trò mục tử trở nên lạc lõng, nếu không muốn nói là vô nghĩa. Hơn thế nữa, phục vụ cấp dưới, người kém hơn mình không hề là hèn kém, nhưng trái lại, nói lên sự khiêm tốn và tình thương vô vị lợi, là hai phẩm chất đủ bày tỏ sự cao cả của người lãnh đạo cộng đoàn.
Mời Bạn: Khi phục vụ người dưới mình bạn vui hay buồn? Nếu vui, bạn đã tìm được ý nghĩa đích thực của công việc mình đang làm, cũng như đang sống đúng vai trò người làm lớn trong Nước Trời. Nếu buồn hay không vui lắm, bạn đang đi xa hay đi hướng ngược lại con đường trở thành người lãnh đạo mẫu mực theo gương Chúa Ki-tô.

Sống Lời Chúa: Hãy tập khiêm tốn cúi xuống: cúi xuống rửa chân, cúi xuống nâng đỡ, cúi xuống băng bó những vết thương của người anh em như Chúa đã nêu gương.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa dạy con muốn làm lớn trong Nước Trời thì phải làm người rốt hết và khiêm tốn phục vụ người anh em. Xin cho con vui vẻ đóng vai người rốt hết trong anh chị em để dễ dàng phục vụ mọi người. Amen.
(5 phút lời Chúa)


Cãi nhau (21.2.2017 – Th ba Tun 7 Thường niên)
 Đc Giêsu không dy ta lt đ người đng đu đ chiếm ly quyn lc. Ngài cũng không đòi ta b ước mơ làm ln. Ngài dy cho ta cách tr nên ln lao thc s trước mt Thiên Chúa.


Suy nim:
Ngoài chuyện chậm tin, chậm hiểu,
các môn đệ còn có một điểm yếu là hay cãi nhau.
Họ cãi nhau xem ai là người lớn nhất trong nhóm.
Người ấy sẽ là người đứng đầu trong Nước sắp tới của Đấng Mêsia.
Tiếc thay trong bài Tin Mừng hôm nay,
họ lại cãi nhau khi đang đi ngoài đường (c. 33).
Tệ hơn nữa, họ cãi nhau ngay sau khi Thầy Giêsu loan báo lần thứ hai
về cái chết và sự phục sinh sắp đến của mình (c. 31).
Hẳn Thầy Giêsu rất đau vì thấy học trò của mình khá trần tục.
Dù đang đi với Thầy trên cùng một con đường,
nhưng họ vẫn để lòng mình theo đuổi vinh quang thế gian.
Đức Giêsu quả là một bậc thầy về sự điềm đạm.
Ngài đợi tới khi về nhà ở Caphácnaum mới gợi lại chuyện trên đường.
Ngài làm như mình không rõ về đề tài câu chuyện:
“Dọc đường anh em đã bàn tán điều gì vậy?”
Khi các ông mắc cỡ làm thinh, không dám nói ra chuyện cãi nhau (c. 34),
Thầy Giêsu cũng chẳng nỡ ép các ông phải nói.
Ngài ngồi xuống như một vị thầy bắt đầu giảng dạy (c. 35),
gọi Nhóm Mười Hai lại - nhóm các nhà lãnh đạo tương lai của Giáo Hội -
và đưa ra một nguyên tắc chi phối việc quản trị cộng đoàn:
“Nếu ai muốn làm người đứng đầu thì phải làm người rốt hết của mọi người
và làm người phục vụ cho mọi người (c. 35).
Câu nói trên của Đức Giêsu mở ra một cuộc cách mạng nơi tâm con người.
Đức Giêsu không dạy ta lật đổ người đứng đầu để chiếm lấy quyền lực.
Ngài cũng không đòi ta bỏ ước mơ làm lớn.
Ngài dạy cho ta cách trở nên lớn lao thực sự trước mặt Thiên Chúa.
Đó là trở nên người phục vụ mọi người, sống như Ngài đã sống:
“Suốt đời Thầy đã sống giữa anh em như một người phục vụ” (Lc 22, 27).
Nếu làm đầu mà phải phục vụ thì có ai muốn làm người đứng đầu nữa không?
Lịch sử của nhân loại là lịch sử của những cuộc cãi nhau không ngớt
giữa các quốc gia, các tôn giáo, các bộ tộc, và ngay trong giáo xứ, gia đình.
Đề tài muôn thuở vẫn là quyền lực, chức tước, địa vị, tiếng tăm.
Ai cũng muốn làm đầu, làm lớn để được phục vụ, để khỏi phải hầu bàn.
Ước gì chúng ta hiểu rằng quyền uy chỉ là giấy phép để phục vụ.
Cầu nguyn:

Lạy Chúa,
xin cất khỏi con mọi lo lắng bề ngoài.
Xin tha thứ cho con
vì đã quá bận tâm
đến những điều mình nói,
đến ảnh hưởng của mình,
đến những điều người ta nói và nghĩ về con.
Xin tha thứ cho con
vì muốn nên giống kẻ khác
mà quên mất chính mình,
vì khao khát có được những đức tính của họ,
mà quên phát triển bản thân.
Xin tha thứ cho con
vì đã mất nhiều thời gian
cho việc phô trương
hơn là cho việc xây dựng bản thân.
Xin cho con biết cởi mở với anh em ;
nhờ đó, Chúa có thể đến với con
như đến với một người bạn.
Và Chúa sẽ làm cho con trở nên “người”
mà Chúa mong muốn trong tình yêu của Ngài
vì con là con của Chúa
và là anh em của mọi người.
(Michel Quoist)

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
21 THÁNG HAI
“Lạy Chúa, Xin Tạo Cho Con Một Tấm Lòng Trong Trắng”
Ngoài Thiên Chúa ra, không gì có thể lấp đầy khát vọng con người. Đó là ý nghĩa của hoán cải. Và đó là sứ điệp cứu độ. Thiên Chúa là Tình Yêu. Con người đã quay lưng lại với Thiên Chúa để tìm kiếm những sự thỏa mãn nơi những gì không thể làm mình thỏa mãn được. Và Thiên Chúa – qua Con của Ngài – đã mời gọi con người từ bỏ nẻo đường tội lỗi để trở lại cùng Ngài.
Vì yêu thương chúng ta, Thiên Chúa đã không ngần ngại thí bỏ Con của Ngài. Vì yêu thương chúng ta, Thiên Chúa đã không ngần ngại xử Con của Ngài như một tội nhân – dù Người hoàn toàn vô tội, “để cho chúng ta có thể trở nên công chính” (2Cr 5, 21).
Giáo Hội lên lời nhân danh Thiên Chúa. Giáo Hội mời gọi chúng ta ý thức về tội lỗi mình và nhận hiểu tình yêu của Thiên Chúa. Ngôn ngữ của Giáo Hội hết sức triệt để. ‘Triệt để’ nghĩa là ‘truy ngược về tới tận gốc rễ’.
Tiếng gọi triệt để ấy là cốt tủy của bầu khí bước vào mùa Chay. Tận đáy lòng mình, chúng ta phải thốt lên được như tác giả thánh vịnh: “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm… Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm. Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa…Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng” (Tv 51, 3. 5 – 6. 12).
Mùa Chay là mùa Thiên Chúa ngỏ lời mật thiết với chúng ta, mùa để chúng ta lắng nghe, đón nhận ơn cứu độ, và trở thành con người mới.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 21 -2
Thánh Phêrô Đamianô, giám mục tiến sĩ Họi Thánh
Hc 2, 1-13; Mc 9, 30-37.

Lời Suy Niệm: Người đang dạy các môn đệ rằng: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại.”
Chúa Giêsu loan báo về cuộc Thương khó và phục sinh của Người đến ba lần: Lần thứ nhất sau khi Phêrô tuyên xưng đức tin, Phêrô đã không hiểu, nên đã kéo riêng và trách Người, và Người đã quở trách Phêrô. (Mc 8,31-33). Còn hôm nay là lần thứ hai Người loan báo, nhưng các ông cũng không hiểu mà lại không dám hỏi Người; nhưng lại cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả (Mc 9,30-35); và lần thứ ba khi Người và các môn đệ trên đường Gêrusalem thì hai môn đệ Gacôbê và Gioan lại xin được ngồi bên hữu bên tả Người (Mc 10,33-40).
Lạy Chúa Giêsu. Xin cho chúng con biết đón nhận Lời Chúa, và được hiểu Lời Chúa, biết đón nhận “Cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Chúa”. Để đem ơn cứu độ cho mỗi người chúng con và cho toàn thế giới.
Mạnh Phương


Gương Thánh Nhân
Ngày 21-02
Thánh PHÊRÔ ĐAMIANÔ
Giám mục Tiến sĩ (1007 - 1072)

Vị tu sĩ và Hồng Y sẽ nắm giữ một vai trò hàng đầu trong Ktô giáo này chào đời năm 1007 tại Ravenne, trong một gia đình nghèo túng, đến nỗi một trong số các anh Ngài đã phải thốt lên khi Ngài sanh ra: - "Chỉ còn thiếu nỗi bất hạnh này nữa thôi. Sao lại phải có nhiều người thừa hưởng cái di sản nhỏ nhoi này vậy"
Và người mẹ kiệt sức đã không muốn cho đứa trẻ sơ sinh bú sữa mà thất vọng bỏ mặc nó. Một bà hàng xóm giảng giải cho bà rằng: - "Những con báo con hùm không bỏ con chúng, trong khi chúng ta là những người Kitô hữu lại bỏ rơi con cái mình sao ? Đứa trẻ mà người ta xua đuổi này, một ngày kia biết đâu lại chẳng là niềm hân hạnh của gia đình ?"
Người đàn bà can đảm này không tin lời mình nói lắm, nhưng đã cung ứng những săn sóc đầu tiên cho đứa bé nghèo khổ. Người mẹ mắc cỡ nên âu yếm ẵm lấy đứa trẻ. Bà đặt tên là Phêrô.
Năm năm sau, Phêrô mồ côi cha mẹ, người được trao cho người anh đã giận dữ đón nhận cuộc sinh hạ của Ngài. Bị đối xử như người làm thuê Ngài phải chăn heo, ngủ chuồng của súc vật, mặc rách rưới và ăn bánh đen. Một ngày kia nhặt được đồng tiền, của trời ơi ngạc nhiên đối với đứa trẻ không hề ăn hàng, Ngài mang tiền đi xin lễ cho cha mẹ. Chính vì vậy mà dường như cha mẹ đã chúc lành cho cả đời đứa trẻ, con mình.
Đamianô, người anh cả của Ngài đã làm linh mục đưa Ngài về Ravenna ở với mình. Anh cho Ngài ăn học và Phêrô đã tỏ ra thông minh, đến nỗi Ngài đã sớm trở thành giáo sư. Đứa trẻ bị khinh miệt ngày trước, bây giờ dạy học tại Parma rồi tại Ravenna. Để bày tỏ lòng biết ơn với người anh cả, Ngài nhận tên mình là Phêrô Đamiano. Ngài được may mắn về mọi mặt. Nhiều gia đình quí, phải gọi Ngài tới ở. Song những thành công không làm cho Ngài thôi cầu nguyện ăn chay. Dưới bộ áo ngoài, Ngài mặc một chiếc áo nhặm.
Trước danh tiếng ngày càng gia tăng, Ngài tự nhủ: - Ích lợi gì nếu tôi dính bén vào được của cải chóng qua này? Bởi vì một ngày kia, tôi sẽ phải giã từ tất cả, tại sao ngay từ bây giờ tôi không hiến dâng chúng cho Thiên Chúa ?
Thế là Ngài từ bỏ cuộc sống dễ dãi và gia nhập dòng Camaldules, Ngài chọn cái gì nặng nhọc nhất và lui vào vô tịch ở nhà dòng Phonte Avellna. Đời khổ hạnh và cầu nguyện sắp biến Ngài thành một vị thánh lớn. Ngài chỉ muốn khiêm tốn vâng phục và thống hối, nhưng trong khi ẩn mình đi, thì năm 1043, vì vâng lời, Ngài đã được đặt làm tu viện trưởng. Khi đó, Ngài tăng số các tu sĩ, lập nhiều tu viện, giúp đỡ các dòng khác. Ý kiến của Ngài luôn hướng thượng, đến nỗi người ta nói rằng: Ngài được Thánh Thần soi sáng.
Giáo hội đang trải qua một thời u buồn và người tu sĩ nghèo khổ hôm qua sắp giữ một vai trò lớn lao làm giảm bớt đau đớn của Roma. Những nết xấu bỉ ổi đè nặng trên triều đại Giáo hoàng. Lời nói của Thánh Thần lẫn sự hiện diện của Ngài chưa đủ, Ngài viết một tác phẩm, "cuốn sách về thành Gomorrha", để lột trần những lạm dụng đang làm cho Giáo hội phải tủi hổ. Còn chính Ngài, để làm cân bằng cho sự yếu đuối của những giám mục bất xứng, đã tự mình đền tội đánh đòn hàng ngày đến độ chảy máu, dành giờ để hát mười thánh vịnh như Ngài đã khuyên nhủ các tu sĩ. Ngài ăn chay ba ngày mỗi tuần.
Phêrô Đamianô đã muốn là một tu sĩ rốt cùng suốt đời. Nhưng năm 1057, Đức Stephanô IX đã đặt Ngài làm Hồng Y giám mục Ostia. Ngài phản đối, nhưng Đức Thánh Cha khi giảng giải cho Ngài đã cầm tay xỏ nhẫn và đeo thánh giá cho Ngài. Trách vụ giao phó cho Ngài thật lớn lao. Phêrô Damianô hiến trọn tâm hồn cho gia đình mới rộng lớn này. Ngài đón nhận mọi khó khăn, chiến đấu chống các lạc giáo, chấm dứt các xáo trộn của Giáo hội Milanô dẹp tan những bất đồng với xã hội giáo hoàng. Những lo lắng mệt nhọc không cản trở Ngài sẵn sàng hiến dâng đời mình, dù chỉ cho một linh hồn thôi.
Dù kiệt sức, Ngài vẫn dậy sớm để giải tội, không nản lòng, Ngài săn sóc những người bất hạnh, phân phát áo mặc bánh ăn cho họ, thăm viếng các bệnh nhân. Mỗi ngày để nhắc lại tình yêu của Chúa Kitô, Ngài rửa chân cho 12 người nghèo. Đối với những người về quê lập nghiệp, Ngài gửi đồ trợ giúp họ, Ngài nhân hậu đồng đều đối với những người giàu có, những người cũng gặp khó khăn và cố gắng làm cho họ sống bác ái vị tha hơn. Thư từ còn làm cho ảnh hưởng của Ngài lan rộng hơn.
Sau bao nhiêu nhọc mệt và phục vụ, Phêrô trở nên già nua, Đức Thánh cha cho phép Ngài trở lại với nếp sống nhà dòng, Ngài đã muốn căn phòng xấu nhất, ăn thứ bành dành cho heo, hành hạ mình bằng dây lưng sắt, tìm đền bù cho các tội nhân và thánh hóa mình hơn nữa. Ngài nói:
- Một chiến sĩ của Chúa Kitô phải biết mình có thể tiến đến đâu trên đường nhân đức.
Phêrô Đamianô đã định ngày thứ sáu phải được thánh hiến bằng chay tịnh và thống hối, để kính nhớ Chúa Giêsu đã chịu chết trên thánh giá, và ngày thứ bảy kính Đức Mẹ, Đấng mà Ngài đã soạn một bản kinh Nhật tụng để chúc khen.
Tuy đã cao niên, nhưng khi Đức Thánh Cha xin Ngài làm đại diện cho mình tại Pháp. Thánh nhân lên đường ngay. Ngài viếng thăm nhiều địa phận, dẹp tan nhiều cuộc cãi vã, đi tới tận Nước Đức, hoà giải nhà vua với vợ mình là hoàng hậu Berthe, mẹ vua xin được Ngài hướng dẫn. Rồi Ngài tiêu diệt các bè rối tại Florence và mang an bình lại cho Ravenna. Phêrô Đamianô lên cơn sốt ở Faenza. Tu viện Nữ Vương các thánh thiên thần tiếp đón Ngài,
Ngài đã qua đời năm 1072 đang khi xin các tu sĩ vây quanh mình đọc kinh nhật tụng. Chính Ngài đã trước tác mộ bia của mình như sau: - "Mọi cái hôm nay đều phải qua đi để cho điều tồn tại mãi mãi tới gần. Hãy mộ mến những sự trên trời hơn những sự dưới đất, mộ mến điều tồn tại hơn cái rữa tàn. Ước gì tinh thần bạn đạt tới những đỉnh cao, tới được những nơi phát ra sự sống bạn".
(daminhvn.net)

21 Tháng Hai
Người Cùi Hủi
Raoul Follreeau, vị đại ân nhân của người phong cùi trên thế giới có kể lại mẩu chuyện đáng thương tâm như sau:
Trong một thị trấn nhỏ nọ, một người đàn ông lâm bệnh nặng. Sau khi khám nghiệm, các bác sĩ nghi ngờ anh ta đã mắc bệnh phong hủi... Tuy không là một phán quyết dứt khoát, nhưng kể từ đó người ta không còn thấy anh ra khỏi nhà nữa. Gia đình anh mỗi lúc lại càng xác tín hơn về bệnh tình của anh. Thế là để che dấu con người mà họ coi như một sự xấu hổ chung, những người thân của anh đã giam anh trong một cái mùng lớn. Người đàn ông đáng thương chỉ còn sống vất vưởng nhờ lương thực tiếp tế mỗi ngày. Vũ trụ của anh chỉ còn là khung mùng phủ kín bốn chân giường. Ngậm đắng nuốt cay từng giờ từng phút, người đàn ông chỉ còn mỗi một hy vọng: đó là chốn thoát được chính nhà giam của anh... Ngày nọ, anh đã chốn ra khỏi khuôn mùng và gia đình của anh. Nhưng chẳng may, người ta đã nhận bắt được anh. Lần nay, người đàn ông khốn khổ dường như không còn một hy vọng nào nữa. Anh chỉ còn muốn tìm sự giải thoát qua cái chết...
Lần thứ hai, anh chốn khỏi vũ trụ tối tăm của anh. Nhưng lang thang mãi mà vẫn không tìm được sự tin tưởng và giúp đỡ của những người khác, anh đã tìm đến cái chết như một lời biện hộ cuối cùng. Người đàn ông đã mua thuốc ngủ và tự vận trước mặt mọi người. Cái chết của anh đã gây chấn động trong dư luận. Người ta yêu cầu cho khám nghiệm tử thi. Kết quả đã làm cho mọi người sửng sốt: anh đã không bao giờ mắc bệnh phong cùi...
Những ai đã và đang sống dưới một chế độ độc tài trong đó mọi thứ tự do cơ bản nhất của con người bị chối bỏ, đều cảm nhận được sự độc hại của thái độ thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa người với người... Một xã hội mà quan hệ giữa người với người cjỉ xây dựng trên dối trá, lừa đảo, hận thù, ganh ghét.... Một xã hội như thế không thể không đi đến chỗ diệt vong...
Người Kitô chúng ta luôn được mời gọi để xây dựng Nước Chúa, Nước của Chân Lý, của Công Bình, của Bác Ái, của sự tín nhiệm lẫn nhau...
Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta chế độ kiểu mẫu: Ngài không nhìn người bằng một nhãn hiệu, bằng một lăng kính có sẵn. Tất cả mọi người, dù tội lỗi thấp hèn đến đâu cũng đều được Ngài nhìn dưới ánh mắt của cảm thông, của yêu thương, của tha thứ... Tất cả mọi người đều được nhìn dưới ánh mắt yêu thương của Ngài như một giá trị độc nhất vô nhị trong tình yêu của Thiên Chúa.
Ðể được một cái nhìn như thế, chúng ta luôn được mời gọi để gạt bỏ mọi thứ thành kiến ra khỏi tâm hồn chúng ta. Trong tất cả mọi sự và trong mọi người, chúng ta hãy mặc lấy cái nhìn của Chúa Giêsu. Chỉ với cái nhìn ấy, chúng ta mới mong tái tạo được sự tín nhiệm và tin tưởng lẫn nhau trong xã hội chúng ta.
(Lẽ Sống)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét