Thánh vịnh 76
Thánh vịnh 76 là thánh thi Sion đầu tiên trong ba thánh thi
thuộc sưu tập III. Hai thánh vịnh Sion kia là thánh vịnh 84 và 87. Trên bình diện
ngôn ngữ và đề tài cũng như chiều kích thánh vịnh 76 theo vết hai thánh vịnh
khác thuộc cùng loại ở trong sưu tập II là thánh vịnh 46 và 48. Trong
thánh vịnh 76 sự chú ý tới Sion là nơi Giavê ngự trị và là điểm giãi toả quyền
năng của Danh Ngài chỉ chiếm phần đầu, tức các câu 2-4, trong khi phần còn lại
nêu bật sự phán xử của Thiên Chúa. Nó được nhìn dưới hai khiá cạnh như là thực
tại đảo lộn đối với “các vua thù địch của trần gian”, các câu 5-8.13, và
như là biến cố cứu độ kỳ diệu đối với tất cả “những kẻ nghèo hèn trong xứ”, các
câu 9-10. Bản kinh thánh tiếng Hy Lạp LXX khi đưa vào trong tựa đề thánh
vịnh “Cho Assiro” chắc hẳn cố ý duy trì một truyền thống chú giải gắn liền
thánh vịnh với sự thất bại của Sennakherib, vua Assiria, trong vụ vây hãm thành
Giêrusalem dưới thời vua Edekia năm 701 trước công nguyên. Chắc hẳn nó cũng là
hoàn cảnh lịch sử được nói đến trọng hai thánh vịnh 46 và 48.
Văn thể là thánh thi Sion. Thánh vịnh gồm đoạn một nói đến
vinh quang của Sion, các câu 2-4; đoạn hai và ba tán dương Giavê là thẩm phán,
các câu 5-10; và đoạn bốn là lời cảnh cáo kết thúc, các câu 11-13.
Giống hai thánh vịnh 48 và 46 thánh vịnh 76 mở đầu với việc
chiêm ngắm và ngưỡng mộ Thiên Chúa của dân Israel (c. 2), Đấng đã tự mạc khải
cho dân Ngài bằng cách chọn Sion làm nơi ngự trị của Ngài (c. 3), biến nó thành
dụng cụ trao ban an bình cho thành, và giữ xa mọi đe dọa của thù địch chống lại
dân Israel (c. 4).
“Miền Giu-đa nức tiếng Chúa Trời, tại Ít-ra-en, danh Người
cao cả. Chúa đã cắm lều ở Sa-lem, núi Xi-on là nơi Chúa ngự. Chính tại đó, Người
bẻ gãy cung tên, khiên mộc gươm đao, mọi võ khí.”
“Giuđa… Israel”: hai từ này không ám chỉ hai thực thể khác
nhau, như trong thời sau khi vua Salomon qua đời, vương quốc nhà Đavít bị chia
hai thành vương quốc Giuđa miền nam, và vương quốc Israel miền bắc. Vì sự song
song đồng nghĩa chúng quy chiếu cùng một thực tại, nghĩa là ám chỉ quốc gia được
tuyển chọn, ban đầu được chỉ định với với tên chi tộc đại diện là chi tộc Giuđa
đã có được các lời hứa của Thiên Chúa (St 49,10) và thành Giêrusalem nằm trong
vùng đất của nó; rồi với chính tên của tổ phụ của mười hai chị tộc là
Giacóp-Israel. Nó đưa chúng ta trở về với thời tiền đavít, trước khi các chi tộc
bị chia thành hai nước bắc nam.
“Danh Ngài thật vĩ đại hay lớn lao”: trong ý niệm chính trị
tôn giáo chung của vùng Đông Phương Cổ sự vĩ đại của một thần linh không hoàn
toàn khác biệt với ý niệm của chúng ta ngày nay. Nó được đo lường bằng
số lượng và tầm quan trọng của các cử chỉ cứu thoát được gán cho vị thần nhắm
trợ giúp tín hữu. Một cách cụ thể nó bao gồm số lượng và tầm quan trọng của các
thành công chính trị và quân sự có được bởi quốc gia được thần che chở. Thánh
Kinh sử dụng một ngôn ngữ mang ít nhiều dấu vết của ý niệm này, và nhìn thấy sự
vĩ đại của Israel và của Giêrusalem thủ đô của nó như là một phản ánh sự
vĩ đại của chính Giavê Thiên Chúa.
“Tại Salem nơi ở của Ngài đã được cắm”: Salem là tên gọi cổ
xưa của Giêrusalem, quy chiếu văn bản sách Sáng Thế chương 14 câu 18 nói tới
Melkisêđê là “vua Salem”. Việc để thành thánh bên cạnh thủ đô của vì vua và tư
tế bí nhiệm của El Elion Thiên Chúa Tối Cao, có mặt trong lịch sử cuộc đời tổ
phụ Abraham, có nhiều lý do khác nhau. Ngoài quan hệ ngôn ngữ
Shalem-Yerushalaim các truyền thống phụng tự Giêrusalem muốn gắn liền thủ đô
chính trị tôn giáo mới của dân được tuyển chọn thời vua Đavít với lịch sử rất cổ
xưa của tổ phụ của nó là Abraham.
“Lều của Ngài”: đây cũng là một kiểu diễn tả cổ xưa trụ sở
duy nhất hợp pháp của phụng tự Israel dưới triều đại Đavít, nghĩa là đền thờ do
vua Salomon xây; rõ ràng nó quy chiếu các truyền thống tiền đavít của thời Xuất
Hành và của liên minh thánh thời các Thủ Lãnh.
“Chính tại đây Ngài bẻ gẫy cung tên”: đây là một trong các đặc
thái của các thánh vịnh Sion, như viết trong thánh vịnh 46: “Chính Chúa Tể càn
khôn ở cùng ta luôn mãi, Thiên Chúa nhà Gia-cóp là thành bảo vệ ta. Đến mà xem
công trình của Giavê, Đấng gieo kinh hãi trên mặt địa cầu Người chấm dứt
chiến tranh trên toàn cõi thế, cung tên bẻ gẫy, gươm giáo đập tan, còn
khiên thuẫn thì quăng vào lửa.” (Tv 46,8-10).
Vài nhà chú giải nhấn mạnh liên hệ giữa câu 4 và câu 3 và
nghĩ rằng nó ám chỉ chiến thắng của vua Đavít tại Baal-Pesarim trong thung lũng
Refa’im gần Giêrusalem, ngay sau khi đánh chiếm thành Sion và lấy Giêrusalem
làm thủ đô như kể trong sách Samuel II chương 5 các câu 17-21. Chiến thắng này
quan trọng đến độ cho phép nhà vua di chuyển Hòm Bia giao ước vào trong thành.
Tuy nhiên, ngoài tiến trình tổng quát hoá và kiểu mẫu hoá việc cử hành phụng tự,
cần ghi nhận rằng các kỳ công vinh quang quá khứ luôn luôn được nhìn trong lăng
kính biến đổi của lịch sử cứu độ, vì thế các biến cố luôn luôn được trình bầy với
các sắc thái khác nhau.
Các câu 5-10 của thánh vịnh 76 bao gồm hai đoạn chính giữa
cũng chứa đựng đề tài chính: Giavê “Thiên Chủa của Giacóp”, là “thẩm phán” mà
các địch thù không thể nào chống lại nổi, và Ngài là Đấng quyền năng bảo vệ các
tín hữu.
“Lạy Chúa, Ngài quả là lẫm liệt oai hùng, vì chiến lợi phẩm
thu về từng núi, đoạt của lớp anh hùng mê mệt ngủ say và đoàn dũng sĩ cánh tay
rời rã. Lạy Chúa nhà Gia-cóp, Chúa thị uy là ngựa xe đứng liền tại chỗ. Quả thật
Ngài đáng sợ! Trong lúc Ngài nổi trận lôi đình, nào ai đứng vững trước Thánh
Nhan? Tự chốn trời cao, Ngài tuyên án: trái đất này kinh hãi lặng yên, khi Chúa
Trời đứng lên xét xử, cứu mọi kẻ nghèo hèn chốn dương gian.”
“Ôi lậy Đấng quyền năng, Ngài xuất hiện hơn các núi ngàn đời”.
Nếu kiểu đọc của văn bản Hy Lạp LXX đúng, thì có thể nhận ra ở đây một ám chỉ sự
cạnh tranh giữa nơi thờ tự hợp pháp tại Giêrusalem và tất cả các nơi thờ tự
khác, đặc biệt là các nơi thờ tự tại miền Bắc như vẫn được Thánh Kinh nhắc tới
đó đây. Chẳng hạn tác giả thánh vịnh 68 viết: “Hỡi Ba-san, non thần núi
thánh, hỡi Ba-san, rặng núi ngất cao. Hỡi rặng núi ngất cao, cớ sao mi lườm
nguýt ngọn núi được Chúa Trời dành làm nơi ngự trị? Quả thật ở nơi đó Giavê sẽ
ngự muôn đời.” (Tv 68,16-17). Ngôn sứ Isaia viết trong chương 2: “Trong tương
lai, núi Nhà Giavê đứng kiên cường vượt đỉnh các non cao, vươn mình trên hết mọi
ngọn đồi. Dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi. Rằng:
"Đến đây, ta cùng lên núi Giavê, lên Nhà Thiên Chúa của Gia-cóp, để Người
dạy ta biết lối của Người, và để ta bước theo đường Người chỉ vẽ. Vì từ
Xi-on, thánh luật ban xuống, từ Giê-ru-sa-lem, lời Giavê phán truyền.” (Is 2,
2-3). Văn bản Masoretic tức Thánh Kinh tiếng Do thái viết “từ các núi của mồi”
khiến cho có người nghĩ rằng đây là biến cố Giavê trở về đầy chiến tích, từ các
chiến thắng của Đavít (2 Sm 17-25).
“Các dũng sĩ bị tước mất mồi, bị đột kích trong giấc
ngủ. Không dũng sĩ nào còn tìm ra sức mạnh của tay mình”: họ như bị tê liệt,
như thình lình bị một giấc ngủ nhiệm mầu đổ ập xuống và không còn sức mạnh nữa.
Hậu quả là họ trốn chạy và từ bỏ mọi giấc mơ bắt được mồi.
“Sức mạnh của tay họ”: bàn tay biểu hiệu cho sức mạnh và quyền
lực.
“Trước sự đe dọa của Ngài, ôi lậy Chúa nhà Giacóp”: “tiếng
hét chiến tranh” của Thiên Chúa được tác giả Thánh vịnh 46 đề cập đến:
“ Muôn dân náo động, muôn nước chuyển lay, tiếng Người vang lên là trái đất
rã rời.” (Tv 46,7). Trong thánh vịnh 18 bài ca chiến thắng và tạ ơn của Davít
trên tất cả mọi thù địch của ông và sự can thiệp của Thiên Chúa được miêu tả
như sự đe dọa của Giavê gieo hỗn loạn và kinh hoàng giữa hàng ngũ địch quân:
“Giavê nổi sấm vang trời, Đấng Tối Cao lớn tiếng. Người bắn tên, khiến địch
thù tán loạn, phóng chớp ra, làm chúng phải tan tành.
Lạy Giavê, lòng đại dương xuất hiện, thềm lục địa phơi trần,
khi thấy Ngài doạ nạt ngăm đe, và bừng bừng nổi giận” (Tv 18,14-16). Ngôn sứ Isaia cũng miêu tả sức mạnh sự đe dọa đảo lộn của Giavê như sau: “Nguy khốn thay, tiếng gầm thét của đám dân đông đảo: chúng gầm vang như biển cả thét gào! Chư dân náo động; chúng ồn ào như biển khơi dậy sóng. Chúng náo động như sóng nước ồn ào. Giavê doạ, chúng liền xa chạy cao bay; chúng bị rượt đuổi như vỏ trấu trên núi gặp cơn gió,
như cơn lốc trong trận cuồng phong.” (Is 17,12-13).
Lạy Giavê, lòng đại dương xuất hiện, thềm lục địa phơi trần,
khi thấy Ngài doạ nạt ngăm đe, và bừng bừng nổi giận” (Tv 18,14-16). Ngôn sứ Isaia cũng miêu tả sức mạnh sự đe dọa đảo lộn của Giavê như sau: “Nguy khốn thay, tiếng gầm thét của đám dân đông đảo: chúng gầm vang như biển cả thét gào! Chư dân náo động; chúng ồn ào như biển khơi dậy sóng. Chúng náo động như sóng nước ồn ào. Giavê doạ, chúng liền xa chạy cao bay; chúng bị rượt đuổi như vỏ trấu trên núi gặp cơn gió,
như cơn lốc trong trận cuồng phong.” (Is 17,12-13).
“Ôi lậy Thiên Chúa của Giacóp” là tước hiệu đặc thù cả khi
không phải là tuyệt đối được dùng trong các thánh thi Sion. Chẳng hạn tác giả
thánh vịnh 46 viết: “Chính Chúa Tể càn khôn ở cùng ta luôn mãi, Thiên Chúa nhà
Gia-cóp là thành bảo vệ ta… Chính Chúa Tể càn khôn ở cùng ta luôn mãi,
Thiên Chúa nhà Gia-cóp là thành bảo vệ ta.” (Tv 46,8.12). Tác giả thánh vịnh 84 thì viết: “Lạy Giavê là Chúa Tể càn khôn, xin đoái nghe lời con cầu nguyện. Xin lắng tai, lạy Chúa nhà Gia-cóp.” (Tv 84,9).
Thiên Chúa nhà Gia-cóp là thành bảo vệ ta.” (Tv 46,8.12). Tác giả thánh vịnh 84 thì viết: “Lạy Giavê là Chúa Tể càn khôn, xin đoái nghe lời con cầu nguyện. Xin lắng tai, lạy Chúa nhà Gia-cóp.” (Tv 84,9).
“Chúa đáng kinh sợ” nôra’, cũng như trong hai đoạn trước bắt
đầu với nôda nổi tiếng được biết đến (c. 2) và narô’ chói lọi: đây là các tính
từ diễn tả Thiên Chúa trên bình diện âm thanh cũng như hình thể học.
“Ai có thể cưỡng lại được?”: sức mạnh không thể chống cưỡng
lại được của sự thịnh nộ của Thiên Chúa là một đề tài thường gặp trong nền văn
chương ngôn sứ-khải huyền, như ngôn sứ Gioel viết trong chương 2: “Tiếng
Chúa vang lên trước đạo binh của Người, vì binh đội của Người rất đông đảo,
kẻ thi hành lời Người thật hùng mạnh, và Ngày của Giavê thật lớn lao và rất
đáng sợ! Nào ai chịu nổi?” (Ge 2,11). Tiên tri Malakhi cũng viết: “Giavê các đạo
binh phán. Ai chịu nổi ngày Người đến? Ai đứng được khi Người xuất hiện”
(Ml 3,2). Tất cả đều mang mầu sắc cánh chung.
“Từ trời cao”: Thiên Chúa của Giacóp cắm lều tại Sion, nhưng
thực ra Ngài ngự trên Trời và là Thiên Chúa Tối Cao của truyền thống Giêrusalem
rất cổ xưa. Từ Trời cao Ngài thực thi sự phán xử bênh vực các tín hữu.
“Trái đất kinh hãi lặng yên”: đây là bầu khí cuộc phán xử của
Thiên Chúa như viết trong thánh vịnh 75: “Chúa phán: "Vào thời Ta ấn định,
Ta sẽ xử công minh. Mặt đất cùng toàn thể dân cư, dù rung chuyển, chính Ta đã
làm cho cột trụ nó vững rồi.” (Tv 75, 3-4)
“Để ban ơn cứu độ”: đó là khiá cạnh tích cực sự phán xử của
Thiên Chúa. Chính vì thế ngôn sứ Isaia mới khẳng định trong chương 33: “Phải,
Giavê là vị thẩm phán của chúng ta, Giavê là nhà lập pháp của chúng ta, Giavê
là vua của chúng ta, chính Người sẽ cứu độ chúng ta.” (Is 33,22).
Ba câu 11-13 kết thúc thánh vịnh 76 có sắc thái của một lời
đe dọa nghiêm trọng: chỉ có lòng trung thành và phục tùng Giavê có thể giữ cho
cơn thịnh nộ của Ngài ở xa dân Israel.
“Cả cơn giận phàm nhân cũng thành lời ca tụng, kẻ thoát lôi
đình sẽ mở hội mừng Ngài. Hãy khấn nguyền và giữ y lời hứa với Giavê là
Thiên Chúa các ngươi. Kẻ hầu cận Đấng khả tôn khả uý hãy đem lễ vật tiến dâng
Người.
Người đập tan khí thế bao thủ lãnh, gây kinh hoàng cho vua chúa trần gian.”
Người đập tan khí thế bao thủ lãnh, gây kinh hoàng cho vua chúa trần gian.”
“Các dân tộc thân cận”: tức các người ở chung quanh Ngài và
gần Ngài trong truyền thống là các dân tộc đối nghịch với dân Do thái, giờ đây
cũng được gọi là những kẻ ở gần Giavê. Họ đem lễ vật tới kính dâng Ngài. Tác giả
thánh vịnh 68 cũng khẳng đinh: “Từ thánh điện Ngài ở Giê-ru-sa-lem, là nơi vua
chúa về triều cống” (Tv 68,30). Lời mời gọi biến thành lời đe dọa các kẻ quyền
thế của trần gian này, vì cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sẽ lấy đi hơi thở của họ
khiến cho họ phải tiêu vong.
TV 76
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét