Giải đáp phụng vụ: Phó tế dang tay trong các nghi thức nào
bên ngoài Thánh lễ?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Rõ ràng là không thích hợp cho một phó tế đọc lời nguyện với hai bàn tay dang rộng, hoặc Orans, trong Thánh Lễ. Nhưng bên ngoài Thánh Lễ, khi chủ sự, thí dụ, là phó tế đọc Kinh Lạy Cha trong nghi thức Rửa tội, liệu có là thích hợp cho phó tế đọc với đôi tay dang ra chăng? Trong dịp khác, phó tế có thể đọc lời Tổng nguyện với hai tay dang ra, trong buổi Phụng vụ Lời Chúa kèm theo việc cho tín hữu Rước lễ, khi linh mục vắng mặt. - T. S., Aberdeen, Scotland.
Đáp: Quả đúng là không có thời điểm nào mà phó tế dang tay, mở tay hoặc khép tay của mình trong Thánh Lễ, vì cử chỉ này được xem là cử chỉ của vị chủ sự. Một ngoại lệ của các loại này có thể là ở một số quốc gia, chẳng hạn nước Ý, nơi mà những ai mong muốn thì được phép dang tay khi đọc Kinh Lạy Cha trong Thánh lễ. Trong trường hợp này, lẽ tất nhiên, việc này không được xem là một cử chỉ chủ tọa.
Đó là lý do tại sao nghi lễ Roma không có cử chỉ dang tay và khép tay, khi người đọc chào "Chúa ở cùng anh chị em" trước bài Tin Mừng. Việc công bố bài Tin Mừng không được xem là một chức năng của vị chủ tế, và do đó tốt hơn nó nên được thực hiện bởi một phó tế hay, khi không có phó tế, một linh mục đồng tế. Bài Tin Mừng chỉ được công bố bởi vị chủ tế, khi không có thừa tác viên có chức thánh nào khác tham dự.
Một số gia đình phụng vụ khác có quan điểm khác hơn, và họ thực sự dành việc công bố bài Tin Mừng cho vị chủ tế, còn phó tế đọc bài Thánh thư.
Ý tưởng của việc dang tay như là dành riêng cho vị chủ tế chủ tọa sẽ là chìa khóa, để trả lời câu hỏi về việc dang tay trong các cử hành khác bên ngoài Thánh Lễ.
Tôi sẽ nói rằng nếu một phó tế được xem như là một thừa tác viên thông thường cho một buổi cử hành, và chữ đỏ của cử hành này không phân biệt rõ ràng giữa phó tế và linh mục, thì thầy phó tế sẽ làm cùng các cử chỉ như được chỉ định cho linh mục.
Sách Hướng dẫn về cử hành ngày Chúa Nhật khi thiếu Linh mục nói:
"38. Khi một phó tế chủ trì tại buổi lễ, thầy hành xử phù hợp với chức vụ của mình liên quan đến lời chào, lời nguyện, đọc bài Tin Mừng và bài giảng, cho Rước lễ, lời giải tán và chúc lành. Thầy mang lễ phục đúng theo tác vụ của mình, đó là áo chùng trắng và dây các phép, và trong một số dịp, áo lễ phó tế (dalmatic). Thầy sử dụng ghế chủ tọa".
Chữ đỏ cho nghi thức cho Rước lễ ngoài Thánh Lễ, vốn là khác với nghi thức trên dây cho ngày Chúa Nhật, nói rằng linh mục hay phó tế sử dụng lời chào chủ tọa ở đầu buổi cử hành, và điều này thường được đi kèm việc dang tay và khép tay. Vào cuối buổi cử hành, chữ đỏ đặc biệt nói rằng linh mục hay phó tế mở rộng bàn tay của mình vào thời điểm ban phép lành.
Mặc dù không được nói rõ ràng, có thể được phép rằng linh mục hay phó tế cũng sẽ dang tay cho lời nguyện cuối cùng trước khi ban phép lành.
Nguyên tắc tương tự được đề cập đến trong Sách các Phép. Một số việc làm phép được dành riêng cho các linh mục và phó tế, nhưng ngay cả đối với những việc không giới hạn cho thừa tác viên có chức thánh, chữ đỏ xác định rằng:
"Một thừa tác viên, là một linh mục hay phó tế, đọc lời nguyện làm phép với đôi tay mở rộng trên người hay vật dụng được làm phép; còn một thừa tác viên giáo dân đọc lời nguyên này với đôi tay chấp lại”.
Đây cũng sẽ là đúng cho việc rửa tội, trong đó các phó tế được gọi là thừa tác viên thông thường của bí tích này.
Nghi thức rửa tội chỉ nói về "chủ tế", và không phân biệt giữa phó tế và linh mục. Đúng là nghi thức này không nói gì liên quan đến các cử chỉ được sử dụng bởi chủ tế. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng thật là an toàn để cho rằng các cử chỉ, được dùng trong việc làm phép nước Rửa tội, và việc chúc lành trọng thể cuối buổi cử hành, nên được thực hiện theo cách thông thường với đôi tay mở rộng trên người và vật dụng được làm phép, và với dấu thánh giá tại các khoảnh khắc thích hợp.
Điều 1108 của Bộ Giáo luật cho phép các phó tế thuộc nghi lễ Latinh chứng hôn cho lễ cưới của người Công Giáo Latinh ngoài Thánh lễ. Trong trường hợp này, thầy sẽ ban phép lành với các cử chỉ quen thuộc. Thầy cũng dang tay trong lời nguyện mở đầu, nếu có lời nguyện ấy.
Nguyên tắc này cũng sẽ được sử dụng cho các hoàn cảnh tương tự khác, mà trong đó một phó tế chủ sự tại một buổi cử hành phụng vụ, chẳng hạn khi cử hành một Giờ Kinh Phụng vụ. (Zenit.org 14-2-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Rõ ràng là không thích hợp cho một phó tế đọc lời nguyện với hai bàn tay dang rộng, hoặc Orans, trong Thánh Lễ. Nhưng bên ngoài Thánh Lễ, khi chủ sự, thí dụ, là phó tế đọc Kinh Lạy Cha trong nghi thức Rửa tội, liệu có là thích hợp cho phó tế đọc với đôi tay dang ra chăng? Trong dịp khác, phó tế có thể đọc lời Tổng nguyện với hai tay dang ra, trong buổi Phụng vụ Lời Chúa kèm theo việc cho tín hữu Rước lễ, khi linh mục vắng mặt. - T. S., Aberdeen, Scotland.
Đáp: Quả đúng là không có thời điểm nào mà phó tế dang tay, mở tay hoặc khép tay của mình trong Thánh Lễ, vì cử chỉ này được xem là cử chỉ của vị chủ sự. Một ngoại lệ của các loại này có thể là ở một số quốc gia, chẳng hạn nước Ý, nơi mà những ai mong muốn thì được phép dang tay khi đọc Kinh Lạy Cha trong Thánh lễ. Trong trường hợp này, lẽ tất nhiên, việc này không được xem là một cử chỉ chủ tọa.
Đó là lý do tại sao nghi lễ Roma không có cử chỉ dang tay và khép tay, khi người đọc chào "Chúa ở cùng anh chị em" trước bài Tin Mừng. Việc công bố bài Tin Mừng không được xem là một chức năng của vị chủ tế, và do đó tốt hơn nó nên được thực hiện bởi một phó tế hay, khi không có phó tế, một linh mục đồng tế. Bài Tin Mừng chỉ được công bố bởi vị chủ tế, khi không có thừa tác viên có chức thánh nào khác tham dự.
Một số gia đình phụng vụ khác có quan điểm khác hơn, và họ thực sự dành việc công bố bài Tin Mừng cho vị chủ tế, còn phó tế đọc bài Thánh thư.
Ý tưởng của việc dang tay như là dành riêng cho vị chủ tế chủ tọa sẽ là chìa khóa, để trả lời câu hỏi về việc dang tay trong các cử hành khác bên ngoài Thánh Lễ.
Tôi sẽ nói rằng nếu một phó tế được xem như là một thừa tác viên thông thường cho một buổi cử hành, và chữ đỏ của cử hành này không phân biệt rõ ràng giữa phó tế và linh mục, thì thầy phó tế sẽ làm cùng các cử chỉ như được chỉ định cho linh mục.
Sách Hướng dẫn về cử hành ngày Chúa Nhật khi thiếu Linh mục nói:
"38. Khi một phó tế chủ trì tại buổi lễ, thầy hành xử phù hợp với chức vụ của mình liên quan đến lời chào, lời nguyện, đọc bài Tin Mừng và bài giảng, cho Rước lễ, lời giải tán và chúc lành. Thầy mang lễ phục đúng theo tác vụ của mình, đó là áo chùng trắng và dây các phép, và trong một số dịp, áo lễ phó tế (dalmatic). Thầy sử dụng ghế chủ tọa".
Chữ đỏ cho nghi thức cho Rước lễ ngoài Thánh Lễ, vốn là khác với nghi thức trên dây cho ngày Chúa Nhật, nói rằng linh mục hay phó tế sử dụng lời chào chủ tọa ở đầu buổi cử hành, và điều này thường được đi kèm việc dang tay và khép tay. Vào cuối buổi cử hành, chữ đỏ đặc biệt nói rằng linh mục hay phó tế mở rộng bàn tay của mình vào thời điểm ban phép lành.
Mặc dù không được nói rõ ràng, có thể được phép rằng linh mục hay phó tế cũng sẽ dang tay cho lời nguyện cuối cùng trước khi ban phép lành.
Nguyên tắc tương tự được đề cập đến trong Sách các Phép. Một số việc làm phép được dành riêng cho các linh mục và phó tế, nhưng ngay cả đối với những việc không giới hạn cho thừa tác viên có chức thánh, chữ đỏ xác định rằng:
"Một thừa tác viên, là một linh mục hay phó tế, đọc lời nguyện làm phép với đôi tay mở rộng trên người hay vật dụng được làm phép; còn một thừa tác viên giáo dân đọc lời nguyên này với đôi tay chấp lại”.
Đây cũng sẽ là đúng cho việc rửa tội, trong đó các phó tế được gọi là thừa tác viên thông thường của bí tích này.
Nghi thức rửa tội chỉ nói về "chủ tế", và không phân biệt giữa phó tế và linh mục. Đúng là nghi thức này không nói gì liên quan đến các cử chỉ được sử dụng bởi chủ tế. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng thật là an toàn để cho rằng các cử chỉ, được dùng trong việc làm phép nước Rửa tội, và việc chúc lành trọng thể cuối buổi cử hành, nên được thực hiện theo cách thông thường với đôi tay mở rộng trên người và vật dụng được làm phép, và với dấu thánh giá tại các khoảnh khắc thích hợp.
Điều 1108 của Bộ Giáo luật cho phép các phó tế thuộc nghi lễ Latinh chứng hôn cho lễ cưới của người Công Giáo Latinh ngoài Thánh lễ. Trong trường hợp này, thầy sẽ ban phép lành với các cử chỉ quen thuộc. Thầy cũng dang tay trong lời nguyện mở đầu, nếu có lời nguyện ấy.
Nguyên tắc này cũng sẽ được sử dụng cho các hoàn cảnh tương tự khác, mà trong đó một phó tế chủ sự tại một buổi cử hành phụng vụ, chẳng hạn khi cử hành một Giờ Kinh Phụng vụ. (Zenit.org 14-2-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét