Đức Phanxicô có phải là vị giáo hoàng đầu tiên bị chống đối đến thế hay không?
2/20/2017
2/20/2017
Khi có những bích chương chống đối Đức Phanxicô xuất hiện
trên các bức tường quanh thành phố Rôma, ký giả John Allen, ngày 4 tháng Hai,
được một người bạn ký giả Ý lâu năm sau khi điện đi khắp nơi hỏi một giám mục,
một nhà thần học hoặc bất cứ ai có một cái tên xem câu chuyện đầu đuôi ra sao
mà không gặp, bèn chạy đến ông hỏi: chuyện này trước đây có không, đã trả lời đại
ý như sau:
Các bích chương công khai chỉ trích một vị giáo hoàng thì trước đây chưa từng có. Năm 2013, nhân mật nghị hội bầu giáo hoàng, chỉ có các bích chương ở Rôma vận động bất thành công cho Đức Hồng Y Peter Turkson làm giáo hoàng.
Thời Đức Gioan Phaolô II, có các truyền đơn tố cáo ngài lạc giáo do các cố gắng đại kết và liên tôn của ngài. Còn thời Đức Bênêđíctô XVI thì có những phim tài liệu trên truyền hình Ý chỉ trích ngài về các vụ tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục. Nhưng bích chương thì không từng có.
Về phạm vi và cường độ chỉ trích, John Allen nghĩ rằng Đức Phanxicô không bị nặng hơn các vị tiền nhiệm của ngài. Ông đã được chính tai nghe những chỉ trích miệng và viết chẳng tốt đẹp gì của các nhà thần học Công Giáo đối với nhiều khía cạnh khác nhau của triều giáo hoàng Gioan Phaolô II. Với Đức Bênêđíctô XVI cũng thế. Ngài bị chỉ trích từ nhiều phía nhưng cao độ hơn cả là dịp ngài tha vạ tuyệt thông cho vị giám mục duy truyền thống và sau đó vị này bác bỏ “truyền thuyết” diệt chủng Do Thái. Lời chỉ trích nặng đến nỗi, Đức Bênêđíctô XVI phải viết thư xin lỗi hàng giám mục hoàn cầu. Đây là lần đầu tiên, một vị giáo hoàng hành động như thế.
Chỉ có điều khác một chút là những người chỉ trích Đức Phanxicô mạnh nhất phát xuất từ cánh hữu và phản ứng của ngài đối với họ không kém quyết liệt. Thứ hai, dưới thời truyền thông xã hội thống trị này, bất cứ lời chỉ trích nhân vật nổi tiếng nào cũng được loan truyền nhanh hơn vi khuẩn (viral). Thành thử nguyên điều này không thể chứng minh ngài bị chỉ trích nặng nề và phổ quát hơn. Vả lại, đại đa số tín hữu không bị nao núng bởi các chỉ trích này. John Allen cho hay 85 phần trăm giáo dân Mỹ vẫn rất yêu mến ngài.
Bị chỉ trích với cùng những lý do
Một tác giả khác tại Brussels, chuyên viết về các giáo huấn xã hội của Giáo Hội, và về triết lý chính trị cũng như các cuộc tranh luận xã hội hiện nay, là Hrvoje Vargić, mới đây nhận định rằng điều lý thú là ba nhân vật vĩ đại mà những người chỉ trích Đức Phanxicô luôn nhân danh để chống lại ngài vốn cũng bị chỉ trích với cùng những lý lẽ. Đó là Thánh Tôma Aquinô, Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI.
Ai cũng biết Thánh Tôma Aquinô quảng bá tư tưởng của Aristốt qua các triết gia Ả Rập và tư tưởng này trước đó vốn bị các đại học Công Giáo bác bỏ. Lúc đó, thuyết Platông mới là triết học Kitô Giáo, còn Aristốt đơn giản chỉ là “triết gia của kẻ thù”, tức Hồi Giáo. Trong không khí trí thức ấy, các đề xuất của Thánh Tôma có lúc đã bị coi là sách cấm.
Đức Gioan Phaolô II, sau khi cho công bố tác phẩm triết học “Osoba i czyn” (sau này được phiên dịch là Con Người Hành Động, “The Acting Person”), đã bị tố cáo là duy hiện đại và theo chủ nghĩa triết chung, pha trộn bừa bãi học thuyết Tôma và hiện tượng luận. Tuy nhiên, tác phẩm này, sau đó, đã ảnh hưởng lớn tới triều giáo hoàng của ngài.
Một điều tương tự như thế cũng đã xẩy đến với cuốn "Các Nguồn Gốc Canh Tân" của ngài. Trước cuộc gặp gỡ thượng đỉnh liên tôn năm 1986 ở Assisi, nhiều nhóm duy truyền thống đã tố cáo ngài tội lạc giáo.
Đức Bênêđíctô XVI, trong cuộc phỏng vấn gần đây nhất của nhà báo Peter Seewald, đã nhìn nhận rằng thời Vatican II, ngài vốn theo phe cấp tiến. Chính ngài bị tố cáo là lạc giáo sau bài báo “Các người ngoại đạo mới và Giáo Hội” và giám mục của ngài, Đức Hồng Y Joseph Wendel, đã muốn ngăn cản việc ngài được bổ nhiệm làm giáo sư ở Bonn với cùng lý do này.
Người ta cũng còn nhớ văn kiện do Cha Joseph Ratzinger soạn thảo cho Vatican II cũng đã bị một số người mô tả là việc làm của Tam Điểm.
Lý do phê phán chỉ trích
Theo tác giả này, thì giai cấp có học trong Giáo Hội đôi khi gặp trở ngại trong việc biện phân giữa thuyết duy hiện đại một bên và bên kia việc thâm hậu hóa cách hiểu sự thật. Những tâm trí không bằng lòng với việc lặp lại các công thức cũ và cố gắng thâm hậu hóa cách hiểu đức tin hầu hết trong lịch sử đều bị các tư tưởng gia và tín hữu khác tố cáo là đi lạc ra ngoài học lý chính thống.
Những người trên thông thạo trích dẫn nhưng không hiểu các trích dẫn đó trong ngữ cảnh của chúng. Họ cũng hiểu lầm về truyền thống. Khi kết án Lefèbre, Đức Gioan Phaolô II cho rằng vị này có “quan niệm không đầy đủ và mâu thuẫn về truyền thống”. Không đầy đủ vì họ không lưu ý tới đặc điểm sinh động của truyền thống, như Vatican II từng nhấn mạnh, truyền thống này “phát xuất từ các tông đồ và diễn tiến trong Giáo Hội với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Có sự lớn mạnh về cách nhìn thấu suốt vào thực tại và các lời lẽ được truyền lại”. Họ quên mất lời của Đức Bênêđíctô XVI khi ngài nhận định rằng Kitô Giáo “luôn là điều đang xẩy ra, một cuộc gặp gỡ, chứ trước nhất không phải là một lý thuyết hay hệ thống luân lý”. Ngài còn nói thêm: “chúng ta không sở hữu chân lý, chân lý sở hữu chúng ta”.
Họ cũng hiểu lầm cả khoa giải thích liên tục. Liên tục không có nghĩa là nhắc lại các biểu thức chính thức của tín lý, mà có nghĩa là chân thực với bản chất đức tin và cố gắng thâm hậu hóa cách hiểu nó. Các hình thức cũ không thể có giá trị cao hơn chỉ vì chúng lâu đời hơn. Trong "Tinh Thần Phụng Vụ", Đức Bênêđíctô XVI từng viết: “tuổi, tự nó và trong bản chất của nó, không thể là một tiêu chuẩn và những gì xuất hiện qua diễn trình phát triển lịch sử không thể tự động bị xếp vào loại xa lạc ngoại vi đối với điều nguyên thủy. Xét cho cùng có thể có việc phát triển đem lại sinh khí mạnh mẽ nhờ đó hạt giống nguyên thủy lớn lên và sinh hoa trái”.
Chúng ta, theo tác giả này, rất biết ơn khi Đức tiên giáo hoàng vẫn còn sống để minh giải nguyên tắc liên tục này. Thực thế, trong cuộc phỏng vấn cuối cùng của Peter Seewald, khi được hỏi: “như thế, Đức Thánh Cha không thấy có sự gián đoạn nào với triều giáo hoàng của ngài sao?”, Đức Bênêđíctô XVI đã trả lời “Không. Tôi nghĩ một vài chỗ có thể bị giải thích sai và… Khi một vài chỗ bị tách biệt, cắt rời, thì các chống chọi có thể được tạo ra, nhưng không, nếu ta nhìn vào toàn bộ. Có lẽ có những giọng điệu mới, nhưng không có gián đoạn”.
Dù sao, như nhận định của nữ ký giả San Martin của tờ Crux, tuy Đức Đương Kim Giáo Hoàng không có thì giờ lục tìm trên internet để thấy những người chủ trương Đức Piô XII là vị giáo hoàng cuối cùng thực sự (sedevacantists) viết gì về ngài. Nhưng họ viết rất nhiều: từ các lăng nhục kiểu các phim ảnh thuộc loại R tới các tố cáo lạc giáo, chẳng còn điều gì họ không viết và không nói.
Vị giáo hoàng bị chống đối hơn cả từ tứ phía
Tuy thế, Đức Phanxicô chỉ bị phe bảo thủ hay duy truyền thống chỉ trích mà thôi. Cho đến nay, vị giáo hoàng bị chống đối nhiều hơn cả và từ tứ phía phải kể Đức Phaolô VI. Sáng kiến triệu tập Công Đồng Vatican II là của Thánh Gioan XXIII, nhưng người lèo lái Công Đồng này qua các khó khăn trăm bề tới thành công mỹ mãn không ai khác ngoài Chân Phúc Phaolô VI.
Ngài được cả Giáo Hội biết ơn. Nhưng không thiếu những người cực lực chống đối ngài. Những người này thuộc phe cực hữu mà nổi nhất là Tổng Giám Mục Lefèbre và Hội Thánh Piô X (SSPX) của vị này.
Nhóm Lefèbre, ly khai nhưng không nhận là ly khai
Hội Thánh Piô X được coi như một tổ chức Công Giáo bất hợp pháp vì đi ngược lại kỷ luật và tín lý Công Giáo. Tuy không coi mình là một Giáo Hội (ly khai), nhưng trên thực tế, không vâng phục thẩm quyền Giáo Hoàng và các quyết định của Vatican II, dù cấm các đệ tử không được tra vấn tính thành hiệu (validity) của các vị giáo hoàng đang trị vì, chỉ tra vấn các quyết định gọi là dựa vào “khôn ngoan” (prudence) của các ngài mà thôi.
Năm 1974, phản ứng lại phúc trình của các thanh tra Giáo Hội, vị tổng giám mục này đã ra một tuyên ngôn nói rằng mình chỉ suy phục “Rôma Công Giáo”, “Rôma muôn thuở” chứ không suy phục thứ Rôma của “thuyết tân duy hiện đại” và “các khuynh hướng tân Thệ Phản” thể hiện ở Vatican II và các cải tổ trong Giáo Hội tiếp theo sau đó, nhằm phá hủy Giáo Hội chân chính của Chúa Kitô.
Ngày 29 tháng 6 năm 1976, Lefèbvre tự ý phong chức linh mục cho 13 chủng sinh thuộc chủng viện Écône do ông thiết lập trái với lệnh cấm của Tòa Thánh. Ông bị cấm không được truyền chức (suspensio a collatione ordinum). Chống lại lệnh cấm này, ông cho rằng việc canh tân Giáo Hội của Đức Phaolô VI theo tinh thần của Vatican II là “thỏa hiệp với ý nghĩ của con người hiện đại” phát sinh từ một thỏa hiệp ngầm giữa các chức sắc cao cấp trong Giáo Hội và các tên Tam Điểm cao cấp trước khi có Công Đồng. Và sau khi không chịu xin lỗi Đức Phaolô VI, ngày 22 tháng Bẩy năm 1976, ông bị ngài cấm không được cử hành các bí tích (suspensio a divinis).
Ông tự giải thích là bị cấm không được cử hành Thánh Lễ theo "Novus Ordo", chứ Thánh Lễ gọi là của Công Đồng Trent hay của Đức Piô V (thánh lễ hướng đông bằng tiếng Latinh) thì không bị cấm, nên ông tiếp tục cử hành Thánh Lễ và các bí tích khác theo kiểu cũ.
Để biểu lộ sự bất tuân của mình, ngày 29 tháng Tám, năm 1976, ông tổ chức một thánh lễ đại trào tại Nhà Thờ Lille với sự tham dự của 6,000 tín hữu. Báo La Croix hồi đó tường thuật khá đầy đủ về buổi lễ này với tựa đề: “Mgr Lefèbre: un pas de plus vers la Rupture” (Đức Cha Lefèbre: một bước nữa tới ly giáo).
Chủ bút tôn giáo của La Croix là Jean Potin nhận định như sau: “Thánh lễ cử hành hôm qua ở Lille đã hoàn tất vụ ly giáo của Đức Cha Lefèbre với hợp đoàn Giáo Hội Công Giáo. Việc ly giáo trên thực tế đã hiện hữu, dù không được phát biểu bằng một vạ tuyệt thông long trọng. Đây là một bi kịch đối với Giáo Hội, một đau khổ đối với mỗi Kitô hữu, vì bất cứ cuộc chia rẽ nào cũng làm tổn thương đến tình yêu và sự hợp nhất mà Chúa Kitô muốn có giữa những kẻ tin vào Người”.
Cũng theo Tờ La Croix, ngày ấy Đức Phaolô VI, theo dõi biến cố trên tại nhà nghỉ hè của ngài ở Castel Gandolpho, đã lên tiếng xin 7 ngàn khách hành hương cầu nguyện “cho sự hòa hợp, sự hợp nhất và bình an trong nội bộ Giáo Hội” để “Giáo Hội luôn trung thành với ước nguyện tối cao của Chúa Kitô, Đấng muốn Giáo Hội vừa là một vừa là Công Giáo, như một hiệp thông phổ quát mọi tín hữu sống trong cùng một đức tin và cùng một đức ái”.
Đức Phaolô nói tiếp, theo báo La Croix: “Giây phút này đây [lúc Lefèbre cử hành Thánh Lễ tại Lille] phải củng cố trong lương tâm ta sự gắn bó chắc chắn và đầy tình con thảo với Giáo Hội của ta đang gặp khốn khó và bị xé nát vào ngay lúc này bởi những vụ tranh cãi khác nhau có khuynh hướng tách rời những người chủ xướng và những người theo họ ra khỏi tình liên đới Giáo Hội chân thực. Vụ tranh chấp này cũng có khuynh hướng thúc đẩy họ tiến vào những con đường khó hiểu của ý kiến cá nhân, tán loạn và phá hoại gia đình độc nhất, chân chính và duy nhất của Chúa Kitô”.
Tuy rất đau buồn trước biến cố này, Đức Phaolô vẫn coi Lefèbre là “anh em”. Ngài nói thêm: “một trong các vụ đau đớn và nay hết sức trầm trọng này, không cần phải dấu diếm chi, là vụ một trong các anh em của ta trong hàng giám mục mà ta luôn qúy mến và kính trọng. Bất chấp các lời khuyên của ta, ngài đã phạm một vi phạm nặng nề đối với một trong các luật lệ của Giáo Hội là cử hành trái phép các vụ phong chức thánh này. Như thế, ngài đã chuốc lấy việc ngưng thi hành các năng quyền linh mục dự liệu bởi Bộ Giáo Luật”.
Đức Phaolô VI nói tiếp: “tuy nhiên, ta được biết rằng người anh em này, trong một thái độ khinh thường đối với quyền chìa khoá được Chúa Kitô đặt trong tay ta, muốn tự ban cho mình quyền cử hành các hành vi thờ phượng và thừa tác mà không có sự hòa giải xứng đáng và được lưu ý trướx đó, với Giáo Hội của Thiên Chúa”.
Đức Phaolô VI cho hay thêm: “Ta rất đau lòng và chắc chắn anh chị em cũng thế”. Nhưng ngài vẫn không ra vạ tuyệt thông cho Lefèbre. Vạ này chỉ diễn ra thời Đức Gioan Phaolô II khi vị tổng giám mục này phong chức giám mục cho 4 linh mục theo ông.
Một điều đáng nói là lý luận được nhóm Lefèbre đưa ra để chống lại các cải tổ về phụng vụ của Đức Phaolô VI khá giống với lý chứng mà phe bảo thủ hiện nay trong Giáo Hội dùng để chống lại Tông Huấn Amoris Laetitia của Đức Phanxicô. Nhóm trước cho rằng không thể thay đổi luật thờ phượng (lex orandi) mà không thay đổi luật tin (lex credendi). Ai cũng biết nguyên tắc bất hủ: luật cầu là luật tin (lex orandi lex credenda est). Còn nhóm sau thì chủ trương rằng không thể thay đổi thực hành mục vụ mà không thay đổi tín lý.
Humanae Vitae
Trở lại với Đức Phaolô VI. Ngài bị phe bảo thủ trong Giáo Hội tấn công dữ dội là điều dễ hiểu vì ai cũng biết Vatican II là một aggiornamento vĩ đại, một luồng gió mới thổi vào Giáo Hội. Người Bảo thủ bao giờ cũng ngại những điều mới lạ. Nhưng phản ứng tiêu cực của phe cấp tiến đối với ngài có khi còn dữ dội hơn qua vụ thông điệp Humanae Vitae.
Thực vậy, ai cũng nghĩ: với sự ủng hộ việc sử dụng một số phương tiện ngừa thai nhân tạo của đa số thành viên trong Ủy Ban Giáo Hoàng về Kiểm Soát Sinh Sản, một ủy ban do Đức Gioan XXIII thiết lập và được ngài mở rộng, Đức Phaolô VI sẽ ban hành một thông điệp nghiêng về phía đa số ấy. Nhưng không ngờ, ngài đã ngả theo phe thiểu số, rất nhỏ, của Ủy Ban để duy trì giáo huấn truyền thống của Giáo Hội: người Công Giáo không được sử dụng bất cứ phương pháp nhân tạo nào để điều hòa việc sinh sản!
Chính vì thế, thông điệp Humanae Vitae đã bị chống đối dữ dội đến nỗi từ đó, dù ngài tiếp tục giảng dậy bằng 122 Tông Hiến, 8 Tông Huấn, 121 Tông Thư, rất nhiều bài giảng, thư từ và suy gẫm, nhưng không bao giờ ra một thông điệp nào nữa!
Người bên ngoài phản đối đã đành nhất là kỹ nghệ ngừa thai. Điều đáng nói là người trong Giáo Hội còn hung hăng hơn. Đức Hồng Y Leo Joseph Suenens, một trong những phối trí viên của Vatican II, khi ví vụ này như vụ Galilêô, đã đặt câu hỏi (kiểu dubia sau này) “liệu thần học luân lý có lưu ý đủ tới tiến bộ của khoa học chăng, là tiến bộ có thể giúp xác định điều gì phù hợp với tự nhiên. Tôi xin các hiền huynh của tôi tránh một vụ Galilêô khác. Một vụ đã đủ cho Giáo Hội rồi”. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 15 tháng Năm năm 1969 (gần một năm sau), vị Hồng Y này chỉ trích quyết định của Đức Phaolô VI là phá hoại tính hiệp đoàn đã được Công Đồng ấn định, gọi nó là một hành vi không hiệp đoàn, thậm chí chống hiệp đoàn. Nhận định này được sự ủng hộ của các thần học gia Vatican II như Karl Rahner, Hans Küng, và một số giám mục.
Nhưng phản đối công khai mạnh nhất ngay hai ngày sau khi Humanae Vitae được công bố phải kể nhóm thần học gia bất phục thuộc Đại Học Công Giáo America, do linh mục Charles Curran lãnh đạo. Họ ra tuyên bố cho rằng “các người phối ngẫu có thể quyết định một cách có trách nhiệm theo lương tâm họ rằng ngừa thai nhân tạo trong một số trường hợp là điều được phép và thực sự còn cần thiết nữa để duy trì và cổ vũ gía trị và tính thánh thiêng của hôn nhân”.
Chưa hết, hai tháng sau, “Tuyên Ngôn Winnipeg” được Hội Đồng Giám Mục Gia Nã Đại công bố. Tuyên ngôn này quả quyết rằng không được cấm cản những người không thể chấp nhận giáo huấn của Humanae Vitae ra khỏi Giáo Hội Công Giáo và các cá nhân, với một lương tâm tốt, có thể dùng phương tiện ngừa thai miễn là trước nhất họ phải trung thực cố gắng chấp nhận các chỉ thị khó khăn của thông điệp.
Ở Đức, Hội Đồng Giám Mục công bố “Königsteiner Erklärung" (Tuyên Ngôn Königstein) vào năm 1968. Và cũng cùng năm này, ở Áo, Hội Đồng Giám Mục công bố tuyên ngôn “Mariatroster”. Trong một diễn văn năm 2008 ở Giêrusalem, Đức Hồng Y Christoph Schönborn cho rằng với hai tuyên ngôn này, các giám mục đã phạm một tội rất nặng. Thêm vào đó còn là tội thiếu can đảm nói ngược lại việc phá thai.
Trong cả hai tuyên ngôn trên, bằng một ngôn ngữ hàm hồ, các vị giám mục, cuối cùng, đã để cho lương tâm cá nhân của giáo dân quyết định có nên dùng thuốc ngừa thai hay không. Việc này dẫn đến việc bất tuân rộng rãi và các khuynh hướng muốn ly giáo.
Đức Hồng Y Carlo Maria Martini, một Hồng Y cấp tiến khác, thì tố cáo Đức Phaolô VI che giấu sự thật, để mặc các nhà thần học và các mục tử chỉnh đốn sự việc bằng cách thích ứng các giới răn vào thực hành.
Điều kỳ diệu là lòng khiêm nhường của Đức Phaolô VI. Tháng Ba năm 1969, nhân cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Suenens, ngài lắng nghe quan điểm của vị này và chỉ thưa lại: “vâng, xin Đức Hồng Y cầu nguyện cho tôi; vì các yếu đuối của tôi, nên Giáo Hội bị cai trị không tốt”. Tuy nhiên, ngày 23 tháng Sáu, năm 1978, chỉ vài tuần trước khi qua đời, trong bài diễn văn với Hồng Y Đoàn, ngài tái khẳng định rằng Humanae Vitae: “tuân theo các xác quyết của khoa học nghiêm túc” trong việc khẳng định nguyên tắc tôn trọng luật tự nhiên và “tư cách làm cha mẹ có ý thức và hợp trách nhiệm đạo đức”.
Chính nhờ thế, dù có những người bất phục trong Giáo Hội phản đối, Humanae Vitae vẫn được các giáo huấn của các vị giáo hoàng liên tiếp sau đó bênh vực và hết lòng bảo vệ. Theo ký giả John Allen, “ba thập niên bổ nhiệm các giám mục của Đức Gioan Phaolô II và Bênêđícô XVI, cả hai vị đã minh nhiên cam kết đối với Humanae Vitae, có nghĩa: các vị lãnh đạo cao cấp trong Đạo Công Giáo ngày nay ít có khuynh hướng như năm 1968 muốn tách mình ra khỏi việc ngăn cấm kiểm soát sinh đẻ, hay tỏ ra êm dịu với nó. Một số đáng kể các giám mục Công Giáo gần đây còn cho ban hành các văn kiện riêng nhằm bênh vực Humanae Vitae. Từ thập niên 1960 đến nay, nhiều khai triển về ý thức thai sản đã làm phát sinh ra nhiều tổ chức kế hoạch hóa gia đình cách tự nhiên như Phương Pháp Billings, Liên Đoàn Cặp Với Cặp (Couple to Couple League) và Hệ Thống Săn Sóc Thai Sản Kiểu Mẫu Creighton, chuyên huấn luyện cách dùng và tính đáng tin cậy của các phương pháp ngừa thai tự nhiên”.
Có người cho rằng lòng can trường của Đức Phaolô VI trở thành mẫu gương cho Đức Phanxicô, vị đã phong á thánh cho ngài. Ngày 1 tháng Năm năm 2014, trong một cuộc phỏng vấn của Tờ Corriere della Sera, Đức Phanxicô đã nói vềHumanae Vitae như sau: “Mọi sự còn tùy ở việc giải thích Humanae Vitae ra sao. Xét cho cùng, chính Đức Phaolô VI cũng đã thúc giục các vị giải tội phải rất từ bi thương xót và lưu ý tới các hoàn cảnh cụ thể. Nhưng óc thiên phú của ngài có tính tiên tri, ngài có can đảm đưa ra một chủ trương chống lại đa số, để bênh vưc kỷ luật luân lý, để thực thi một tự chế văn hóa, chống đối thuyết tân Malthus hiện nay và tương lai. Vấn đề không phải là thay đổi tín lý, nhưng đào sâu và bảo đảm để việc chăm sóc mục vụ lưu ý tới các hoàn cảnh và những điều người ta có thể làm”.
Bầu khí 1968
Hy vọng giáo huấn biện phân của Đức Phanxicô cũng vượt qua được các khó khăn hiện nay để khởi sắc như Humanae Vitae. Dù sao, bầu khí hiện nay cũng thuận lợi cho ngài nhiều hơn cho Đức Phaolô VI năm 1968, mà theo Marie Meaney, là năm của “anarchical idealism” (lý tưởng vô chính phủ) và “sexual hedonism” (duy khoái lạc tính dục) bởi cuộc tổng nổi dậy của sinh viên thế giới năm đó mang lại.
Đức Hồng Y James Stafford, lúc ấy còn là một linh mục ở Baltimore, Hoa Kỳ, mô tả bầu khí năm 1968 như sau: “Mùa hè năm 1968 phá kỷ lục nóng nhất của Thiên Chúa. Các hoài niệm không quên được; chúng hiện còn rất đau đớn. Chúng vẫn sống động như cơn lốc ở đồng bằng Colorado. Chúng chứa đựng cơn gió lốc nơi cơn giận của Thiên Chúa cư ngụ. Năm 1968, một điều gì đó rất đáng sợ đã xẩy ra cho Giáo Hội. Trong hàng linh mục thừa tác, các vụ tuyệt giao phát triển khắp nơi giữa bạn bè mà không bao giờ hàn gắn lại được. Và các vết thương cứ thế tiếp tục ảnh hưởng tới toàn thể Giáo Hội. Sự bất phục, cùng với sự thao túng cơn giận mà các nhà lãnh đạo xúi bẩy trở nên một thử thách tối thượng. Nó thay đổi các mối liên hệ nền tảng trong Giáo Hội. Đây là một Peirasmòs [nghĩa là thử thách, thử thách đức tin] đối với nhiều người…
"Các cuộc chuyện trò giữa hàng giáo sĩ …trở nên nhiễm mùi sợ hãi. Nghi ngờ giữa hàng linh mục trở nên kinh niên. Sợ hãi trùm phủ. Và cứ thế tiếp diễn. Hàng linh mục trong Tổng Giáo Phận mất hết một điều gì đó thuộc tình anh em trọn vẹn mà các linh mục Baltimore trong bao thế hệ vốn có. Năm 1968 đánh dấu một gián đoạn trong tình hiệp thông thế hệ… Tình anh em linh mục đã bị tổn thương. Sự bất phục mục vụ đã tấn công nền tảng Thánh Thể của Giáo Hội. Ý nghĩa hôn ước của Giáo Hội đã bị bác bỏ. Một số linh mục coi giám mục không hơn không kém như những người nộm của Rôma.
"Đức Hồng Y Shehan (lúc đó là Tổng Giám Mục Baltimore) sau đó phúc trình rằng vào sáng Thứ Hai, mồng 5 tháng Tám, ngài “hết sức ngỡ ngàng đọc thấy trên tờ Baltimore Sun: 72 linh mục của vùng Baltimore đã ký vào Tuyên Ngôn Bất Phục”. Điều sau này ngài gọi là “những năm khủng hoảng” đã bắt đầu cho ngài vào… buổi tối nóng bức tháng Tám năm 1968… Các hậu quả mặc tình cứ thế tiếp diễn. Sự bất phục đầy lăng nhục, bức bách đã trở thành một thực tế trong Giáo Hội và buộc Giáo Hội phải chịu những cuộc tranh cãi vũ bão, gây tê liệt, vô bổ và kinh niên.
"Tính bạo động của việc bất tuân khởi đầu chỉ là khúc dạo đầu dẫn tới tính bạo động hơn nữa và có tính phổ quát hơn nữa… Việc coi thường sự thật, bất kể là hung hăng hay thụ động, đã trở thành thông thường trong đời sống Giáo Hội. Các linh mục, các nhà thần học và giáo dân bất phục vẫn tiếp diễn các kỹ thuật bức bách của họ. Ngay từ đầu, báo chí đã sử dụng họ để đẩy mạnh hơn nữa nghị trình lươn lẹo của mình”.
Các bích chương công khai chỉ trích một vị giáo hoàng thì trước đây chưa từng có. Năm 2013, nhân mật nghị hội bầu giáo hoàng, chỉ có các bích chương ở Rôma vận động bất thành công cho Đức Hồng Y Peter Turkson làm giáo hoàng.
Thời Đức Gioan Phaolô II, có các truyền đơn tố cáo ngài lạc giáo do các cố gắng đại kết và liên tôn của ngài. Còn thời Đức Bênêđíctô XVI thì có những phim tài liệu trên truyền hình Ý chỉ trích ngài về các vụ tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục. Nhưng bích chương thì không từng có.
Về phạm vi và cường độ chỉ trích, John Allen nghĩ rằng Đức Phanxicô không bị nặng hơn các vị tiền nhiệm của ngài. Ông đã được chính tai nghe những chỉ trích miệng và viết chẳng tốt đẹp gì của các nhà thần học Công Giáo đối với nhiều khía cạnh khác nhau của triều giáo hoàng Gioan Phaolô II. Với Đức Bênêđíctô XVI cũng thế. Ngài bị chỉ trích từ nhiều phía nhưng cao độ hơn cả là dịp ngài tha vạ tuyệt thông cho vị giám mục duy truyền thống và sau đó vị này bác bỏ “truyền thuyết” diệt chủng Do Thái. Lời chỉ trích nặng đến nỗi, Đức Bênêđíctô XVI phải viết thư xin lỗi hàng giám mục hoàn cầu. Đây là lần đầu tiên, một vị giáo hoàng hành động như thế.
Chỉ có điều khác một chút là những người chỉ trích Đức Phanxicô mạnh nhất phát xuất từ cánh hữu và phản ứng của ngài đối với họ không kém quyết liệt. Thứ hai, dưới thời truyền thông xã hội thống trị này, bất cứ lời chỉ trích nhân vật nổi tiếng nào cũng được loan truyền nhanh hơn vi khuẩn (viral). Thành thử nguyên điều này không thể chứng minh ngài bị chỉ trích nặng nề và phổ quát hơn. Vả lại, đại đa số tín hữu không bị nao núng bởi các chỉ trích này. John Allen cho hay 85 phần trăm giáo dân Mỹ vẫn rất yêu mến ngài.
Bị chỉ trích với cùng những lý do
Một tác giả khác tại Brussels, chuyên viết về các giáo huấn xã hội của Giáo Hội, và về triết lý chính trị cũng như các cuộc tranh luận xã hội hiện nay, là Hrvoje Vargić, mới đây nhận định rằng điều lý thú là ba nhân vật vĩ đại mà những người chỉ trích Đức Phanxicô luôn nhân danh để chống lại ngài vốn cũng bị chỉ trích với cùng những lý lẽ. Đó là Thánh Tôma Aquinô, Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI.
Ai cũng biết Thánh Tôma Aquinô quảng bá tư tưởng của Aristốt qua các triết gia Ả Rập và tư tưởng này trước đó vốn bị các đại học Công Giáo bác bỏ. Lúc đó, thuyết Platông mới là triết học Kitô Giáo, còn Aristốt đơn giản chỉ là “triết gia của kẻ thù”, tức Hồi Giáo. Trong không khí trí thức ấy, các đề xuất của Thánh Tôma có lúc đã bị coi là sách cấm.
Đức Gioan Phaolô II, sau khi cho công bố tác phẩm triết học “Osoba i czyn” (sau này được phiên dịch là Con Người Hành Động, “The Acting Person”), đã bị tố cáo là duy hiện đại và theo chủ nghĩa triết chung, pha trộn bừa bãi học thuyết Tôma và hiện tượng luận. Tuy nhiên, tác phẩm này, sau đó, đã ảnh hưởng lớn tới triều giáo hoàng của ngài.
Một điều tương tự như thế cũng đã xẩy đến với cuốn "Các Nguồn Gốc Canh Tân" của ngài. Trước cuộc gặp gỡ thượng đỉnh liên tôn năm 1986 ở Assisi, nhiều nhóm duy truyền thống đã tố cáo ngài tội lạc giáo.
Đức Bênêđíctô XVI, trong cuộc phỏng vấn gần đây nhất của nhà báo Peter Seewald, đã nhìn nhận rằng thời Vatican II, ngài vốn theo phe cấp tiến. Chính ngài bị tố cáo là lạc giáo sau bài báo “Các người ngoại đạo mới và Giáo Hội” và giám mục của ngài, Đức Hồng Y Joseph Wendel, đã muốn ngăn cản việc ngài được bổ nhiệm làm giáo sư ở Bonn với cùng lý do này.
Người ta cũng còn nhớ văn kiện do Cha Joseph Ratzinger soạn thảo cho Vatican II cũng đã bị một số người mô tả là việc làm của Tam Điểm.
Lý do phê phán chỉ trích
Theo tác giả này, thì giai cấp có học trong Giáo Hội đôi khi gặp trở ngại trong việc biện phân giữa thuyết duy hiện đại một bên và bên kia việc thâm hậu hóa cách hiểu sự thật. Những tâm trí không bằng lòng với việc lặp lại các công thức cũ và cố gắng thâm hậu hóa cách hiểu đức tin hầu hết trong lịch sử đều bị các tư tưởng gia và tín hữu khác tố cáo là đi lạc ra ngoài học lý chính thống.
Những người trên thông thạo trích dẫn nhưng không hiểu các trích dẫn đó trong ngữ cảnh của chúng. Họ cũng hiểu lầm về truyền thống. Khi kết án Lefèbre, Đức Gioan Phaolô II cho rằng vị này có “quan niệm không đầy đủ và mâu thuẫn về truyền thống”. Không đầy đủ vì họ không lưu ý tới đặc điểm sinh động của truyền thống, như Vatican II từng nhấn mạnh, truyền thống này “phát xuất từ các tông đồ và diễn tiến trong Giáo Hội với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Có sự lớn mạnh về cách nhìn thấu suốt vào thực tại và các lời lẽ được truyền lại”. Họ quên mất lời của Đức Bênêđíctô XVI khi ngài nhận định rằng Kitô Giáo “luôn là điều đang xẩy ra, một cuộc gặp gỡ, chứ trước nhất không phải là một lý thuyết hay hệ thống luân lý”. Ngài còn nói thêm: “chúng ta không sở hữu chân lý, chân lý sở hữu chúng ta”.
Họ cũng hiểu lầm cả khoa giải thích liên tục. Liên tục không có nghĩa là nhắc lại các biểu thức chính thức của tín lý, mà có nghĩa là chân thực với bản chất đức tin và cố gắng thâm hậu hóa cách hiểu nó. Các hình thức cũ không thể có giá trị cao hơn chỉ vì chúng lâu đời hơn. Trong "Tinh Thần Phụng Vụ", Đức Bênêđíctô XVI từng viết: “tuổi, tự nó và trong bản chất của nó, không thể là một tiêu chuẩn và những gì xuất hiện qua diễn trình phát triển lịch sử không thể tự động bị xếp vào loại xa lạc ngoại vi đối với điều nguyên thủy. Xét cho cùng có thể có việc phát triển đem lại sinh khí mạnh mẽ nhờ đó hạt giống nguyên thủy lớn lên và sinh hoa trái”.
Chúng ta, theo tác giả này, rất biết ơn khi Đức tiên giáo hoàng vẫn còn sống để minh giải nguyên tắc liên tục này. Thực thế, trong cuộc phỏng vấn cuối cùng của Peter Seewald, khi được hỏi: “như thế, Đức Thánh Cha không thấy có sự gián đoạn nào với triều giáo hoàng của ngài sao?”, Đức Bênêđíctô XVI đã trả lời “Không. Tôi nghĩ một vài chỗ có thể bị giải thích sai và… Khi một vài chỗ bị tách biệt, cắt rời, thì các chống chọi có thể được tạo ra, nhưng không, nếu ta nhìn vào toàn bộ. Có lẽ có những giọng điệu mới, nhưng không có gián đoạn”.
Dù sao, như nhận định của nữ ký giả San Martin của tờ Crux, tuy Đức Đương Kim Giáo Hoàng không có thì giờ lục tìm trên internet để thấy những người chủ trương Đức Piô XII là vị giáo hoàng cuối cùng thực sự (sedevacantists) viết gì về ngài. Nhưng họ viết rất nhiều: từ các lăng nhục kiểu các phim ảnh thuộc loại R tới các tố cáo lạc giáo, chẳng còn điều gì họ không viết và không nói.
Vị giáo hoàng bị chống đối hơn cả từ tứ phía
Tuy thế, Đức Phanxicô chỉ bị phe bảo thủ hay duy truyền thống chỉ trích mà thôi. Cho đến nay, vị giáo hoàng bị chống đối nhiều hơn cả và từ tứ phía phải kể Đức Phaolô VI. Sáng kiến triệu tập Công Đồng Vatican II là của Thánh Gioan XXIII, nhưng người lèo lái Công Đồng này qua các khó khăn trăm bề tới thành công mỹ mãn không ai khác ngoài Chân Phúc Phaolô VI.
Ngài được cả Giáo Hội biết ơn. Nhưng không thiếu những người cực lực chống đối ngài. Những người này thuộc phe cực hữu mà nổi nhất là Tổng Giám Mục Lefèbre và Hội Thánh Piô X (SSPX) của vị này.
Nhóm Lefèbre, ly khai nhưng không nhận là ly khai
Hội Thánh Piô X được coi như một tổ chức Công Giáo bất hợp pháp vì đi ngược lại kỷ luật và tín lý Công Giáo. Tuy không coi mình là một Giáo Hội (ly khai), nhưng trên thực tế, không vâng phục thẩm quyền Giáo Hoàng và các quyết định của Vatican II, dù cấm các đệ tử không được tra vấn tính thành hiệu (validity) của các vị giáo hoàng đang trị vì, chỉ tra vấn các quyết định gọi là dựa vào “khôn ngoan” (prudence) của các ngài mà thôi.
Năm 1974, phản ứng lại phúc trình của các thanh tra Giáo Hội, vị tổng giám mục này đã ra một tuyên ngôn nói rằng mình chỉ suy phục “Rôma Công Giáo”, “Rôma muôn thuở” chứ không suy phục thứ Rôma của “thuyết tân duy hiện đại” và “các khuynh hướng tân Thệ Phản” thể hiện ở Vatican II và các cải tổ trong Giáo Hội tiếp theo sau đó, nhằm phá hủy Giáo Hội chân chính của Chúa Kitô.
Ngày 29 tháng 6 năm 1976, Lefèbvre tự ý phong chức linh mục cho 13 chủng sinh thuộc chủng viện Écône do ông thiết lập trái với lệnh cấm của Tòa Thánh. Ông bị cấm không được truyền chức (suspensio a collatione ordinum). Chống lại lệnh cấm này, ông cho rằng việc canh tân Giáo Hội của Đức Phaolô VI theo tinh thần của Vatican II là “thỏa hiệp với ý nghĩ của con người hiện đại” phát sinh từ một thỏa hiệp ngầm giữa các chức sắc cao cấp trong Giáo Hội và các tên Tam Điểm cao cấp trước khi có Công Đồng. Và sau khi không chịu xin lỗi Đức Phaolô VI, ngày 22 tháng Bẩy năm 1976, ông bị ngài cấm không được cử hành các bí tích (suspensio a divinis).
Ông tự giải thích là bị cấm không được cử hành Thánh Lễ theo "Novus Ordo", chứ Thánh Lễ gọi là của Công Đồng Trent hay của Đức Piô V (thánh lễ hướng đông bằng tiếng Latinh) thì không bị cấm, nên ông tiếp tục cử hành Thánh Lễ và các bí tích khác theo kiểu cũ.
Để biểu lộ sự bất tuân của mình, ngày 29 tháng Tám, năm 1976, ông tổ chức một thánh lễ đại trào tại Nhà Thờ Lille với sự tham dự của 6,000 tín hữu. Báo La Croix hồi đó tường thuật khá đầy đủ về buổi lễ này với tựa đề: “Mgr Lefèbre: un pas de plus vers la Rupture” (Đức Cha Lefèbre: một bước nữa tới ly giáo).
Chủ bút tôn giáo của La Croix là Jean Potin nhận định như sau: “Thánh lễ cử hành hôm qua ở Lille đã hoàn tất vụ ly giáo của Đức Cha Lefèbre với hợp đoàn Giáo Hội Công Giáo. Việc ly giáo trên thực tế đã hiện hữu, dù không được phát biểu bằng một vạ tuyệt thông long trọng. Đây là một bi kịch đối với Giáo Hội, một đau khổ đối với mỗi Kitô hữu, vì bất cứ cuộc chia rẽ nào cũng làm tổn thương đến tình yêu và sự hợp nhất mà Chúa Kitô muốn có giữa những kẻ tin vào Người”.
Cũng theo Tờ La Croix, ngày ấy Đức Phaolô VI, theo dõi biến cố trên tại nhà nghỉ hè của ngài ở Castel Gandolpho, đã lên tiếng xin 7 ngàn khách hành hương cầu nguyện “cho sự hòa hợp, sự hợp nhất và bình an trong nội bộ Giáo Hội” để “Giáo Hội luôn trung thành với ước nguyện tối cao của Chúa Kitô, Đấng muốn Giáo Hội vừa là một vừa là Công Giáo, như một hiệp thông phổ quát mọi tín hữu sống trong cùng một đức tin và cùng một đức ái”.
Đức Phaolô nói tiếp, theo báo La Croix: “Giây phút này đây [lúc Lefèbre cử hành Thánh Lễ tại Lille] phải củng cố trong lương tâm ta sự gắn bó chắc chắn và đầy tình con thảo với Giáo Hội của ta đang gặp khốn khó và bị xé nát vào ngay lúc này bởi những vụ tranh cãi khác nhau có khuynh hướng tách rời những người chủ xướng và những người theo họ ra khỏi tình liên đới Giáo Hội chân thực. Vụ tranh chấp này cũng có khuynh hướng thúc đẩy họ tiến vào những con đường khó hiểu của ý kiến cá nhân, tán loạn và phá hoại gia đình độc nhất, chân chính và duy nhất của Chúa Kitô”.
Tuy rất đau buồn trước biến cố này, Đức Phaolô vẫn coi Lefèbre là “anh em”. Ngài nói thêm: “một trong các vụ đau đớn và nay hết sức trầm trọng này, không cần phải dấu diếm chi, là vụ một trong các anh em của ta trong hàng giám mục mà ta luôn qúy mến và kính trọng. Bất chấp các lời khuyên của ta, ngài đã phạm một vi phạm nặng nề đối với một trong các luật lệ của Giáo Hội là cử hành trái phép các vụ phong chức thánh này. Như thế, ngài đã chuốc lấy việc ngưng thi hành các năng quyền linh mục dự liệu bởi Bộ Giáo Luật”.
Đức Phaolô VI nói tiếp: “tuy nhiên, ta được biết rằng người anh em này, trong một thái độ khinh thường đối với quyền chìa khoá được Chúa Kitô đặt trong tay ta, muốn tự ban cho mình quyền cử hành các hành vi thờ phượng và thừa tác mà không có sự hòa giải xứng đáng và được lưu ý trướx đó, với Giáo Hội của Thiên Chúa”.
Đức Phaolô VI cho hay thêm: “Ta rất đau lòng và chắc chắn anh chị em cũng thế”. Nhưng ngài vẫn không ra vạ tuyệt thông cho Lefèbre. Vạ này chỉ diễn ra thời Đức Gioan Phaolô II khi vị tổng giám mục này phong chức giám mục cho 4 linh mục theo ông.
Một điều đáng nói là lý luận được nhóm Lefèbre đưa ra để chống lại các cải tổ về phụng vụ của Đức Phaolô VI khá giống với lý chứng mà phe bảo thủ hiện nay trong Giáo Hội dùng để chống lại Tông Huấn Amoris Laetitia của Đức Phanxicô. Nhóm trước cho rằng không thể thay đổi luật thờ phượng (lex orandi) mà không thay đổi luật tin (lex credendi). Ai cũng biết nguyên tắc bất hủ: luật cầu là luật tin (lex orandi lex credenda est). Còn nhóm sau thì chủ trương rằng không thể thay đổi thực hành mục vụ mà không thay đổi tín lý.
Humanae Vitae
Trở lại với Đức Phaolô VI. Ngài bị phe bảo thủ trong Giáo Hội tấn công dữ dội là điều dễ hiểu vì ai cũng biết Vatican II là một aggiornamento vĩ đại, một luồng gió mới thổi vào Giáo Hội. Người Bảo thủ bao giờ cũng ngại những điều mới lạ. Nhưng phản ứng tiêu cực của phe cấp tiến đối với ngài có khi còn dữ dội hơn qua vụ thông điệp Humanae Vitae.
Thực vậy, ai cũng nghĩ: với sự ủng hộ việc sử dụng một số phương tiện ngừa thai nhân tạo của đa số thành viên trong Ủy Ban Giáo Hoàng về Kiểm Soát Sinh Sản, một ủy ban do Đức Gioan XXIII thiết lập và được ngài mở rộng, Đức Phaolô VI sẽ ban hành một thông điệp nghiêng về phía đa số ấy. Nhưng không ngờ, ngài đã ngả theo phe thiểu số, rất nhỏ, của Ủy Ban để duy trì giáo huấn truyền thống của Giáo Hội: người Công Giáo không được sử dụng bất cứ phương pháp nhân tạo nào để điều hòa việc sinh sản!
Chính vì thế, thông điệp Humanae Vitae đã bị chống đối dữ dội đến nỗi từ đó, dù ngài tiếp tục giảng dậy bằng 122 Tông Hiến, 8 Tông Huấn, 121 Tông Thư, rất nhiều bài giảng, thư từ và suy gẫm, nhưng không bao giờ ra một thông điệp nào nữa!
Người bên ngoài phản đối đã đành nhất là kỹ nghệ ngừa thai. Điều đáng nói là người trong Giáo Hội còn hung hăng hơn. Đức Hồng Y Leo Joseph Suenens, một trong những phối trí viên của Vatican II, khi ví vụ này như vụ Galilêô, đã đặt câu hỏi (kiểu dubia sau này) “liệu thần học luân lý có lưu ý đủ tới tiến bộ của khoa học chăng, là tiến bộ có thể giúp xác định điều gì phù hợp với tự nhiên. Tôi xin các hiền huynh của tôi tránh một vụ Galilêô khác. Một vụ đã đủ cho Giáo Hội rồi”. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 15 tháng Năm năm 1969 (gần một năm sau), vị Hồng Y này chỉ trích quyết định của Đức Phaolô VI là phá hoại tính hiệp đoàn đã được Công Đồng ấn định, gọi nó là một hành vi không hiệp đoàn, thậm chí chống hiệp đoàn. Nhận định này được sự ủng hộ của các thần học gia Vatican II như Karl Rahner, Hans Küng, và một số giám mục.
Nhưng phản đối công khai mạnh nhất ngay hai ngày sau khi Humanae Vitae được công bố phải kể nhóm thần học gia bất phục thuộc Đại Học Công Giáo America, do linh mục Charles Curran lãnh đạo. Họ ra tuyên bố cho rằng “các người phối ngẫu có thể quyết định một cách có trách nhiệm theo lương tâm họ rằng ngừa thai nhân tạo trong một số trường hợp là điều được phép và thực sự còn cần thiết nữa để duy trì và cổ vũ gía trị và tính thánh thiêng của hôn nhân”.
Chưa hết, hai tháng sau, “Tuyên Ngôn Winnipeg” được Hội Đồng Giám Mục Gia Nã Đại công bố. Tuyên ngôn này quả quyết rằng không được cấm cản những người không thể chấp nhận giáo huấn của Humanae Vitae ra khỏi Giáo Hội Công Giáo và các cá nhân, với một lương tâm tốt, có thể dùng phương tiện ngừa thai miễn là trước nhất họ phải trung thực cố gắng chấp nhận các chỉ thị khó khăn của thông điệp.
Ở Đức, Hội Đồng Giám Mục công bố “Königsteiner Erklärung" (Tuyên Ngôn Königstein) vào năm 1968. Và cũng cùng năm này, ở Áo, Hội Đồng Giám Mục công bố tuyên ngôn “Mariatroster”. Trong một diễn văn năm 2008 ở Giêrusalem, Đức Hồng Y Christoph Schönborn cho rằng với hai tuyên ngôn này, các giám mục đã phạm một tội rất nặng. Thêm vào đó còn là tội thiếu can đảm nói ngược lại việc phá thai.
Trong cả hai tuyên ngôn trên, bằng một ngôn ngữ hàm hồ, các vị giám mục, cuối cùng, đã để cho lương tâm cá nhân của giáo dân quyết định có nên dùng thuốc ngừa thai hay không. Việc này dẫn đến việc bất tuân rộng rãi và các khuynh hướng muốn ly giáo.
Đức Hồng Y Carlo Maria Martini, một Hồng Y cấp tiến khác, thì tố cáo Đức Phaolô VI che giấu sự thật, để mặc các nhà thần học và các mục tử chỉnh đốn sự việc bằng cách thích ứng các giới răn vào thực hành.
Điều kỳ diệu là lòng khiêm nhường của Đức Phaolô VI. Tháng Ba năm 1969, nhân cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Suenens, ngài lắng nghe quan điểm của vị này và chỉ thưa lại: “vâng, xin Đức Hồng Y cầu nguyện cho tôi; vì các yếu đuối của tôi, nên Giáo Hội bị cai trị không tốt”. Tuy nhiên, ngày 23 tháng Sáu, năm 1978, chỉ vài tuần trước khi qua đời, trong bài diễn văn với Hồng Y Đoàn, ngài tái khẳng định rằng Humanae Vitae: “tuân theo các xác quyết của khoa học nghiêm túc” trong việc khẳng định nguyên tắc tôn trọng luật tự nhiên và “tư cách làm cha mẹ có ý thức và hợp trách nhiệm đạo đức”.
Chính nhờ thế, dù có những người bất phục trong Giáo Hội phản đối, Humanae Vitae vẫn được các giáo huấn của các vị giáo hoàng liên tiếp sau đó bênh vực và hết lòng bảo vệ. Theo ký giả John Allen, “ba thập niên bổ nhiệm các giám mục của Đức Gioan Phaolô II và Bênêđícô XVI, cả hai vị đã minh nhiên cam kết đối với Humanae Vitae, có nghĩa: các vị lãnh đạo cao cấp trong Đạo Công Giáo ngày nay ít có khuynh hướng như năm 1968 muốn tách mình ra khỏi việc ngăn cấm kiểm soát sinh đẻ, hay tỏ ra êm dịu với nó. Một số đáng kể các giám mục Công Giáo gần đây còn cho ban hành các văn kiện riêng nhằm bênh vực Humanae Vitae. Từ thập niên 1960 đến nay, nhiều khai triển về ý thức thai sản đã làm phát sinh ra nhiều tổ chức kế hoạch hóa gia đình cách tự nhiên như Phương Pháp Billings, Liên Đoàn Cặp Với Cặp (Couple to Couple League) và Hệ Thống Săn Sóc Thai Sản Kiểu Mẫu Creighton, chuyên huấn luyện cách dùng và tính đáng tin cậy của các phương pháp ngừa thai tự nhiên”.
Có người cho rằng lòng can trường của Đức Phaolô VI trở thành mẫu gương cho Đức Phanxicô, vị đã phong á thánh cho ngài. Ngày 1 tháng Năm năm 2014, trong một cuộc phỏng vấn của Tờ Corriere della Sera, Đức Phanxicô đã nói vềHumanae Vitae như sau: “Mọi sự còn tùy ở việc giải thích Humanae Vitae ra sao. Xét cho cùng, chính Đức Phaolô VI cũng đã thúc giục các vị giải tội phải rất từ bi thương xót và lưu ý tới các hoàn cảnh cụ thể. Nhưng óc thiên phú của ngài có tính tiên tri, ngài có can đảm đưa ra một chủ trương chống lại đa số, để bênh vưc kỷ luật luân lý, để thực thi một tự chế văn hóa, chống đối thuyết tân Malthus hiện nay và tương lai. Vấn đề không phải là thay đổi tín lý, nhưng đào sâu và bảo đảm để việc chăm sóc mục vụ lưu ý tới các hoàn cảnh và những điều người ta có thể làm”.
Bầu khí 1968
Hy vọng giáo huấn biện phân của Đức Phanxicô cũng vượt qua được các khó khăn hiện nay để khởi sắc như Humanae Vitae. Dù sao, bầu khí hiện nay cũng thuận lợi cho ngài nhiều hơn cho Đức Phaolô VI năm 1968, mà theo Marie Meaney, là năm của “anarchical idealism” (lý tưởng vô chính phủ) và “sexual hedonism” (duy khoái lạc tính dục) bởi cuộc tổng nổi dậy của sinh viên thế giới năm đó mang lại.
Đức Hồng Y James Stafford, lúc ấy còn là một linh mục ở Baltimore, Hoa Kỳ, mô tả bầu khí năm 1968 như sau: “Mùa hè năm 1968 phá kỷ lục nóng nhất của Thiên Chúa. Các hoài niệm không quên được; chúng hiện còn rất đau đớn. Chúng vẫn sống động như cơn lốc ở đồng bằng Colorado. Chúng chứa đựng cơn gió lốc nơi cơn giận của Thiên Chúa cư ngụ. Năm 1968, một điều gì đó rất đáng sợ đã xẩy ra cho Giáo Hội. Trong hàng linh mục thừa tác, các vụ tuyệt giao phát triển khắp nơi giữa bạn bè mà không bao giờ hàn gắn lại được. Và các vết thương cứ thế tiếp tục ảnh hưởng tới toàn thể Giáo Hội. Sự bất phục, cùng với sự thao túng cơn giận mà các nhà lãnh đạo xúi bẩy trở nên một thử thách tối thượng. Nó thay đổi các mối liên hệ nền tảng trong Giáo Hội. Đây là một Peirasmòs [nghĩa là thử thách, thử thách đức tin] đối với nhiều người…
"Các cuộc chuyện trò giữa hàng giáo sĩ …trở nên nhiễm mùi sợ hãi. Nghi ngờ giữa hàng linh mục trở nên kinh niên. Sợ hãi trùm phủ. Và cứ thế tiếp diễn. Hàng linh mục trong Tổng Giáo Phận mất hết một điều gì đó thuộc tình anh em trọn vẹn mà các linh mục Baltimore trong bao thế hệ vốn có. Năm 1968 đánh dấu một gián đoạn trong tình hiệp thông thế hệ… Tình anh em linh mục đã bị tổn thương. Sự bất phục mục vụ đã tấn công nền tảng Thánh Thể của Giáo Hội. Ý nghĩa hôn ước của Giáo Hội đã bị bác bỏ. Một số linh mục coi giám mục không hơn không kém như những người nộm của Rôma.
"Đức Hồng Y Shehan (lúc đó là Tổng Giám Mục Baltimore) sau đó phúc trình rằng vào sáng Thứ Hai, mồng 5 tháng Tám, ngài “hết sức ngỡ ngàng đọc thấy trên tờ Baltimore Sun: 72 linh mục của vùng Baltimore đã ký vào Tuyên Ngôn Bất Phục”. Điều sau này ngài gọi là “những năm khủng hoảng” đã bắt đầu cho ngài vào… buổi tối nóng bức tháng Tám năm 1968… Các hậu quả mặc tình cứ thế tiếp diễn. Sự bất phục đầy lăng nhục, bức bách đã trở thành một thực tế trong Giáo Hội và buộc Giáo Hội phải chịu những cuộc tranh cãi vũ bão, gây tê liệt, vô bổ và kinh niên.
"Tính bạo động của việc bất tuân khởi đầu chỉ là khúc dạo đầu dẫn tới tính bạo động hơn nữa và có tính phổ quát hơn nữa… Việc coi thường sự thật, bất kể là hung hăng hay thụ động, đã trở thành thông thường trong đời sống Giáo Hội. Các linh mục, các nhà thần học và giáo dân bất phục vẫn tiếp diễn các kỹ thuật bức bách của họ. Ngay từ đầu, báo chí đã sử dụng họ để đẩy mạnh hơn nữa nghị trình lươn lẹo của mình”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét