Trang

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

11-04-2017 : THỨ BA TUẦN THÁNH

11/04/2017
Thứ Ba tuần thánh



Bài Ðọc I: Is 49, 1-6
"Ta đã làm cho con nên sự sáng các dân tộc, để con trở thành ơn cứu độ Ta ban cho đến tận cùng trái đất".
(Bài Ca thứ hai của người Tôi tớ Chúa)
Trích sách Tiên tri Isaia.
Hỡi các đảo, hãy nghe tôi đây; hỡi các dân tộc miền xa xăm, hãy chú ý: Chúa đã kêu gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, đã nhớ đến tên tôi khi tôi còn ở trong bụng mẹ. Người đã làm cho miệng tôi nên như lưỡi gươm sắc bén, đã bảo vệ tôi dưới bóng cánh tay Người, đã làm cho tôi nên như mũi tên nhọn, và đã ẩn giấu tôi trong ống đựng tên. Và Người đã phán cùng tôi: "Hỡi Israel, ngươi là tôi tớ Ta, vì Ta sẽ được vinh hiển nơi ngươi". Và tôi thưa: "Tôi đã vất vả mất công vô cớ, tôi đã phí sức vô ích; nhưng công lý của tôi ở nơi Chúa; và phần thưởng của tôi ở nơi Thiên Chúa". Và bây giờ Chúa phán: "Người là Ðấng đã tác tạo tôi thành tôi tớ Người, khi tôi còn trong lòng mẹ, để đem Giacóp về cho Người, và quy tụ Israel chung quanh Người. Tôi được vinh hiển trước mặt Chúa, và Thiên Chúa là sức mạnh tôi. Người đã phán: "Con là tôi tớ Ta, để tái lập các chi họ Giacóp, để dẫn đưa các người Israel sống sót trở về; này đây Ta làm cho con nên ánh sáng các dân tộc, để con trở thành ơn cứu độ Ta ban cho đến tận bờ cõi trái đất".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 70, 1-2. 3-4a. 5-6ab. 15 và 17
Ðáp: Miệng con sẽ loan truyền sự Chúa công minh (c. 15).
Xướng: 1) Lạy Chúa, con tìm đến nương nhờ Ngài, xin đừng để con tủi hổ muôn đời. Theo đức công minh Chúa, xin cứu nguy và giải thoát con, xin ghé tai về bên con và giải cứu. - Ðáp.
2) Xin trở nên thạch động để con dung thân, và chiến luỹ vững bền hầu cứu độ con: vì Chúa là Thạch Ðầu, là chiến luỹ của con.Lạy Chúa con, xin cứu con khỏi tay đứa ác. - Ðáp.
3) Bởi Ngài là Ðấng con mong đợi, thân lạy Chúa; lạy Chúa, Ngài là hy vọng của con tự hồi thanh xuân. Ngay từ trong bụng mẹ, con đã nép mình vào Chúa, từ trong thai mẫu, Chúa là Ðấng bảo vệ con. - Ðáp.
4) Miệng con sẽ loan truyền sự Chúa công minh, và suốt ngày kể ra ơn Ngài giúp đỡ, thực con không sao mà kể cho cùng. Lạy Chúa, Chúa đã dạy con từ hồi niên thiếu, và tới bây giờ con còn kể những sự lạ của Ngài. - Ðáp.

Câu Xướng Trước Phúc Âm:
Kính lạy Vua chúng con, Ðấng vâng lời Chúa Cha, Ngài đã bị dẫn đi để chịu đóng đinh vào thập giá, như con chiên hiền lành bị dẫn đi giết.

Phúc Âm: Ga 13, 21-33. 36-38
"Một người trong các con sẽ nộp Thầy... Trước khi gà gáy con đã chối Thầy ba lần".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, (Chúa Giêsu đang ngồi ăn với các môn đệ), tâm hồn Người bị xao xuyến, nên Người tuyên bố: "Thật, Thầy nói thật cho các con biết, một người trong các con sẽ nộp Thầy". Các môn đệ nhìn nhau phân vân không biết Người nói về ai. Có một môn đệ được Chúa Giêsu yêu quý, đang ở bàn ăn gần lòng Chúa Giêsu. Vậy Phêrô làm hiệu cho môn đệ ấy và nói: "Hỏi xem Thầy nói về ai đó". Môn đệ ấy nghiêng mình sát ngực Chúa Giêsu và hỏi Người: "Thưa Thầy, ai vậy?" Chúa Giêsu trả lời: "Thầy chấm miếng bánh trao cho ai là người đó". Và Người chấm một miếng bánh trao cho Giuđa, con Simon Iscariô. Ăn miếng bánh rồi, Satan nhập vào hắn. Chúa Giêsu nói với hắn: "Con tính làm gì thì làm mau đi". Nhưng những người đang ngồi ăn không một ai hiểu được vì sao Người lại nói với hắn như vậy. Có nhiều người tưởng tại Giuđa giữ túi tiền, nên Chúa Giêsu bảo hắn: Hãy mua những gì chúng ta cần dùng trong dịp lễ, hoặc Người bảo hắn bố thí cho người nghèo. Vậy sau khi nhận miếng bánh đó, Giuđa liền đi ra. Bấy giờ là đêm tối. Khi Giuđa đi rồi, Chúa Giêsu phán: "Bây giờ Con Người được vinh hiển, và Thiên Chúa đã được vinh hiển nơi Người. Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, thì Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính Mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển! Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa. Các con sẽ tìm Thầy, và như Thầy đã nói với người Do-thái: "Nơi Ta đi, các ngươi không thể đến được", nay Thầy cũng nói với các con như vậy".
Simon Phêrô hỏi Người: "Thưa Thầy, Thầy đi đâu?" Chúa Giêsu trả lời: "Nơi Thầy đi, nay con chưa thể theo tới đó được, nhưng sau này con sẽ theo Thầy".
Phêrô thưa lại: "Tại sao con lại không theo Thầy ngay bây giờ được! Con sẽ liều mạng sống con vì Thầy". Chúa Giêsu nói: "Con liều mạng sống vì Thầy ư? Thật, Thầy nói thật cho con biết: trước khi gà gáy, con đã chối Thầy ba lần".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Sự vấp ngã của Giuđa và Phêrô
Chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu và đi sâu vào tâm tư Chúa trong giây phút quan trọng này, có hai đặc điểm quan trọng được nêu bật ở đây: Ngài là một vị Thiên Chúa nhập thể làm người như chúng ta; là con người, Chúa Giêsu xúc động mạnh mẽ, tâm hồn xao xuyến sâu xa trước cuộc Thương Khó sắp trải qua, trước sự không hiểu và sắp phản bội của các đồ đệ, của Giuđa phản bội và của Phêrô tự phụ chối Chúa. Là một vị Thiên Chúa, Chúa Giêsu ý thức rõ ràng điều sắp xảy ra cho mình và gọi đó là việc tôn vinh Thiên Chúa. Giờ tử nạn là giờ tôn vinh, Thiên Chúa được tôn vinh, chính Chúa được tôn vinh và con người được tôn vinh, được hòa giải với Thiên Chúa, được lãnh nhận sự sống đời đời.
Nơi chương 17 sau đó, Chúa Giêsu nói rõ ra nội dung chính của việc tôn vinh này như sau: "Lạy Cha, giờ đã đến, xin Cha tôn vinh con Cha để con Cha tôn vinh Cha theo quyền năng Cha đã ban cho Người trên mọi phàm nhân, để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người. Mà sự sống đời đời, đó là nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật và nhận biết Ðấng Cha sai đến là Giêsu Kitô. Phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất, khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho con làm". Chúa Giêsu ý thức rõ ràng về chương trình Thiên Chúa Cha muốn thực hiện, Chúa muốn thực hiện điều đó cách hoàn hảo, nhưng đồng thời ý thức rõ ràng điều tệ hại mà các môn đệ của Ngài đang liều sa vào. Giuđa sắp phản bội, Phêrô sắp chối bỏ Ngài, nên Chúa xao xuyến sâu xa.
Nhưng tội lỗi của con người không thể làm hư chương trình của Thiên Chúa. Cho đến tận cùng, Chúa làm những gì có thể làm được để thức tỉnh người tội lỗi. Chúa hành xử với mỗi người một cách khác nhau, ngấm ngầm, âm thầm với Giuđa và công khai với Phêrô. Nhưng quyết định cuối cùng vẫn là quyết định tự do của con người. Giuđa mở tâm hồn, đón nhận Satan, từ bỏ ánh sáng, tự ý bước vào trong tối tăm và càng ngày càng lún sâu vào đó cho đến mức tuyệt vọng, vì trong tâm hồn ông không còn chút tình yêu nào đối với Chúa nữa. Phêrô cũng sẽ sa ngã, nhưng tình yêu Chúa nơi ông giúp ông ăn năn trở lại, bắt gặp cái nhìn của Chúa.
Lạy Chúa, xin giúp con trở về cùng Chúa, đừng bao giờ thất vọng về những lỗi lầm đã phạm, nhưng biết học lấy bài học của sự sa ngã để tiến lên mãi.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)


Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần Thánh
Bài đọcIsa 49:1-6; Jn 13:21-33, 36-38.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Người Tôi Trung hoàn toàn tin cậy nơi Thiên Chúa.
Con người thường có khuynh hướng muốn nhìn thấy kết quả ngay; và dễ nản chí bỏ cuộc khi đã cố gắng hết sức mà vẫn không có kết quả gì. Trong những lúc như thế, con người dễ than thân trách phận, trách Trời, và trách người. Hậu quả là con người dễ bỏ đường lối của Thiên Chúa để chạy theo các cách thức của mình, của thế gian, hay của ma quỉ.
Các Bài Đọc hôm nay đưa ra những tấm gương để dạy con người phải biết hoàn toàn trông cậy nơi Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, Người Tôi Trung nhiều khi cảm thấy những cố gắng của mình hoài công vô ích; nhưng sau khi định thần nhìn lại, ông quyết định tiến tới vì ông biết Thiên Chúa sẽ cho ông phần thưởng sau cùng. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu chắc cũng phải nhụt chí khi phải đương đầu với sự phản bội của Judah, và nhất là của Phêrô, người Chúa đặt kỳ vọng rất nhiều vào ông; nhưng Chúa vẫn can đảm tiến tới. Ngài tin tưởng Thiên Chúa sẽ dành cho Ngài chiến thắng sau cùng; qua đau khổ của Thập Giá là sự sống lại hiển vinh.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Bài ca thứ hai về Người Tôi Trung của Thiên Chúa
1.1/ Phải ghi nhớ muôn đời những gì Thiên Chúa đã làm, và loan báo cho mọi người được biết: Người Tôi Trung tường thuật những gì Thiên Chúa đã làm cho ông: “Hỡi các đảo, hãy nghe tôi đây, hỡi các dân tộc miền xa xăm, hãy chú ý: Đức Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi. Người đã làm cho miệng lưỡi tôi nên như gươm sắc bén, giấu tôi dưới bàn tay của Người. Người đã biến tôi thành mũi tên nhọn, cất tôi trong ống tên của Người.” Tất cả những gì tôi sở hữu đến giờ này là do Người ban: tài năng, sức mạnh, sự hiểu biết. Người bảo vệ tôi như người dũng sĩ cất giấu các mũi tên bên mình, chứ không hoang phí một mũi tên nào.
Sẽ có những lúc Người Tôi Trung cảm thấy mệt mỏi, vì thấy những cố gắng của mình bị khoang phí và không mang lại kết quả như lòng mong ước, và phải thốt lên: "Tôi vất vả luống công, phí sức mà chẳng được gì." Nhiều khi Người Tôi Trung còn phải lãnh nhận những hậu quả ngược lại điều mong ước: phản bội thay vì thương yêu, oán thù thay vì ân nghĩa.
1.2/ Phải tin tưởng hoàn toàn vào sức mạnh của Thiên Chúa:
(1) Thiên Chúa tôi thờ là sức mạnh của tôi: Những lúc chao đảo như thế, Người Tôi Trung cần định thần để nhớ lại đâu là nguồn sức mạnh đích thực của mình, và đâu là sứ vụ đã được trao phó: “Nhưng sự thật, đã có Đức Chúa minh xét cho tôi, Người dành sẵn cho tôi phần thưởng. Giờ đây Đức Chúa lại lên tiếng. Người là Đấng nhào nặn ra tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ để tôi trở thành người tôi trung, đem nhà Jacob về cho Người và quy tụ dân Israel chung quanh Người. Thế nên tôi được Đức Chúa trân trọng, và Thiên Chúa tôi thờ là sức mạnh của tôi.”
(2) Không chỉ giải thóat Israel, mà còn trở nên ánh sáng cứu độ cho tòan thế giới: Sứ vụ của Người Tôi Trung không chỉ giới hạn trong vòng dân tộc Do-thái, nhưng được mở rộng cho tòan thế giới, vì như Thiên Chúa phán: "Nếu ngươi chỉ là tôi trung của Ta để tái lập các chi tộc Jacob, để dẫn đưa các người Israel sống sót trở về, thì vẫn còn quá ít. Vì vậy, này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất."
2/ Phúc Âm: Chúa Giêsu tuyên bố sự phản bội của Judah và của Phêrô.
2.1/ Sự phản bội của Judah Iscariot: Đức Giêsu cảm thấy tâm thần xao xuyến khi phải đương đầu với sự phản bội của Judah, và nhất là phải báo tin cho các tông đồ biết thời giờ đã điểm. Chúa có thể làm ngơ để chuyện gì phải đến sẽ đến, nhưng Chúa muốn chuẩn bị tâm hồn cho các ông để họ đừng ngỡ ngàng khi nó xảy ra; và nhất là biết những chuyện xảy ra đã được xếp đặt trước. Người tuyên bố: "Thật, Thầy bảo thật anh em: có một người trong anh em sẽ nộp Thầy." Các môn đệ nhìn nhau, phân vân không biết Người nói về ai. Trong số các môn đệ, có một người được Đức Giêsu thương mến. Ông đang dùng bữa, đầu tựa vào lòng Đức Giêsu. Ông Simon Phêrô làm hiệu cho ông ấy và bảo: "Hỏi xem Thầy muốn nói về ai?" Ông này liền nghiêng mình vào ngực Đức Giêsu và hỏi: "Thưa Thầy, ai vậy?"
Chúa Giêsu cho Judah biết sự phản bội của ông: Để khỏi gây hoang mang và ngộ nhận giữa các tông đồ, và cũng để cho Judah biết không có gì ông tính tóan qua được mắt Chúa, Ngài nói: "Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy." Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Judah, con ông Simon Iscariot. Có lẽ chỉ có 3 hay 4 người biết kẻ phản bội: Chúa Giêsu, đương sự, Phêrô và Gioan. Khi biết kế họach bị bại lộ; ngay khi Judah vừa ăn xong miếng bánh, Satan liền nhập vào y. Đức Giêsu bảo y: "Anh làm gì thì làm mau đi!" Judah liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối. Thánh sử Gioan muốn nhấn mạnh cho độc giả hiểu thế nào là “trời đã tối:” trời tối vì khi ăn Lễ Vượt Qua, trời bên ngòai đã vào đêm; nhưng tâm hồn của Judah từ lúc đấy cũng trở nên tăm tối, vì đã quay lưng lại với nguồn ánh sáng chân thật là Thầy mình.
2.2/ Chúa Giêsu nhận ra vinh quang Ngài nhận được giữa hai sự phản bội: Khi Judah đi rồi, cái chết trên Thập Giá chắc chắn sẽ xảy ra. Khi điều đó xảy ra là lúc Chúa Giêsu được tôn vinh. Vinh quang Chúa Giêsu có được là qua con đường Thập Giá: không qua gian khổ sẽ không đạt tới vinh quang. Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người: Chúa Giêsu đã cho Thiên Chúa danh dự và vinh quang tối cao vì Ngài vâng lời Thiên Chúa cho đến nỗi bằng lòng chết trên Thập Giá. Nhờ sự vâng lời của Ngài, kế hoạch của Thiên Chúa cho con người thành sự thật: con người nhận ra tất cả những gì Chúa Con nói là sự thật, và sẵn sàng hy sinh đáp trả tình yêu Thiên Chúa dành cho họ. Khi Thiên Chúa được tôn vinh, Ngài cũng sẽ tôn vinh Chúa Con. Ngài không những tôn vinh Chúa Con, mà còn siêu tôn Ngài bằng cách: cho sống lại, lên trời, trao vương quốc, và ban một danh hiệu trổi vượt hơn muôn ngàn danh hiệu (x/c Phi 2:10-11).
2.3/ Sự phản bội của Phêrô: Chúa Giêsu biết rõ tính tình của Phêrô: nhanh nhẩu đoảng, hứa đấy rồi quên đấy. Ông rất nhiệt thành, nghĩ sao nói vậy; sống về trái tim hơn là về trí óc. Vì thế, Chúa nhắc nhở ông: “Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.” Chúa Giêsu biết cả quá khứ, hiện tại, và tương lai của Phêrô. Đó là lý do tại sao Chúa nói với ông: "Nơi Thầy đi, bây giờ anh không thể theo đến được; nhưng sau này anh sẽ đi theo." Ông chưa sẵn sàng theo Chúa hẳn lúc này, nhưng sẽ đến ngày ông sẽ cùng đi con đường thập giá với Chúa; lúc đó, lời ông nói “Con sẽ thí mạng con vì Thầy!” thành hiện thực.
Có một sự khác biệt lớn giữa hai sự phản bội của Judah và của Phêrô: Sự phản bội của Judah là sự phản bội có tính toán; sự phản bội của Phêrô là sự phản bội vì yếu đuối, xảy ra cách đột xuất vì không chuẩn bị. Sự phản bội của Judah không dành chỗ cho hối hận và trở lại; sự phản bội của Phêrô tức khắc quay về khi nhận ra mình đã làm điều đó: “Ông òa lên khóc!” (Mk 14:72).

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
Có những lúc chúng ta cảm thấy chán chường, mệt mỏi, và muốn bỏ cuộc; vì những cố gắng của chúng ta dành cho Chúa đã không mang lại kết quả tốt đẹp, lại còn đưa đến chia ly, phản bội. Khi phải đối diện với những giờ phút như thế, chúng ta phải nhớ lại hình ảnh Người Tôi Trung và Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly. Cứ can đảm tiến tới, vì Thiên Chúa luôn đồng hành, và Ngài là Người sẽ ban cho chúng ta phần thưởng sau cùng.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP

11/04/17     TH BA TUN THÁNH
Ga 13,21-33.36-38

TIẾNG CHÚA TỪ CUỘC SỐNG

Chúa nói với Phê-rô “Phê-rô, Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.”  (Ga 13,38)

Suy niệm: Tiếng gà gáy trong đêm thứ Năm định mệnh ấy đã làm cho Phê-rô tỉnh ngộ và sám hối vì thái độ chối Chúa của mình. Phê-rô những tưởng mình dù có chết cũng vẫn trung thành với Thầy, rằng mình sẽ đứng vững với tài lực và ý chí của mình. Nhưng ngờ đâu ông đã vấp ngã: Là môn đệ cưng của Thầy Giê-su thế mà giờ đây, đứng trước một nữ tỳ trong phủ thượng tế, ông không đủ can đảm để tuyên nhận Thầy. Tiếng gà gáy tự nó chẳng có sức mạnh thần diệu nào nhưng nó là dấu chỉ giúp ông nhớ đến tình yêu của Thầy đã cảnh báo và giờ đây ông gặp được ánh mắt yêu thương tha thứ của Thầy mời gọi ông thức tỉnh và hoán cải.

Mời Bạn: Thiên Chúa yêu thương vẫn dùng nhiều phương cách để nhắc nhở con người chúng ta sống đúng với ơn gọi và sứ mạng của mình. Tiếng gà hôm nay hình như hiếm có, nhưng vẫn có những tiếng kêu khác được cất lên để cảnh tỉnh con người chúng ta. Một lời khuyên lời nhắc, một câu nói của ai đó, một tai nạn, một sự kiện xảy ra trong gia đình hay nơi cá nhân mỗi người có thể là những tiếng kêu mà Chúa đã dùng để cảnh tỉnh chúng ta. Mong sao cho mỗi người chúng ta có được sự bình tâm hầu lắng nghe được tiếng gà gáy của ngày hôm nay để biết thức tỉnh sống đúng cuộc sống của một người ki-tô hữu.

Sống Lời Chúa: Có tâm hồn khiêm tốn để lắng nghe lời dạy dỗ khuyên bảo của các bậc bề trên, và đón nhận những lời góp ý xây dựng của anh em, bạn hữu. Đó là những “tiếng gà gáy” Chúa gửi đến cho bạn hôm nay.

Cầu nguyện: Đọc kinh Sáng Soi.
(5 phút lời Chúa)

Tri đã ti (11.4.2017 – Th Ba Tun Thánh)

SUY NIM
Làm người đi ai chng có lúc xao xuyến.
Đc Giêsu hai ln nhc các môn đ đng xao xuyến
trước s ra đi được báo trước ca Thy (Ga 14, 1. 27).
Nhưng Ngài đã xao xuyến khi thy người ta khóc thương Ladarô (Ga 11, 33).
Ngài cũng đã xao xuyến khi gi đã đến và cái chết gn k (Ga 12, 27).
Trong ba ti này, Đc Giêsu không tránh khi xao xuyến 
khi nói đến s phn bi sp đến ca mt người môn đ (c. 21).
Vy vn đ không phi là c tránh xao xuyến, 
mà là đng đ nó làm ch mình.
 Trong bn sách Tin Mng, Thy Giêsu không bao gi nói rõ Giuđa là k phn bi.
Thy mun gi th din thm chí cho k sp phn bi mình.
Vì thế nói chung các môn đ không rõ ai là k s np Thy (c. 22).
Ông Phêrô có l nm trên giường tic xa vi Thy, 
nên đã làm hiu cho anh môn đ được Thy thương, 
đ nh anh hi xem là ai.
Thy Giêsu đã không nói tên k phn bi.
Thy ch tế nh dùng mt du hiu đ cho anh môn đ mình thương nhn ra.
Du hiu đó là chm mt miếng bánh trao cho Giuđa.
Đây là mt c ch quý mến ca ch tic dành cho mt v khách đc bit.
Vic trao miếng bánh cho Giuđa cho thy anh nm gn vi ch tic là Thy, 
như thế Giuđa, người th qu kiêm qun lý, có mt ch khá cao trong ba tic.
Giuđa đã nhn miếng bánh ân tình ca Thy và anh có th chn li.
Anh có dám t b kế hoch phn bi ca anh không ?
Tiếc là không, c ch ưu ái ca Thy chng làm anh thay đi.
“Khi anh va ăn xong miếng bánh, thì Satan nhp vào anh (c. 27).
Chúng ta ngc nhiên khi Thy Giêsu không h phân bit đi x vi Giuđa.
Thy đã ra chân cho anh, 
và còn cho anh tham d Bí tích Thánh Th (Mt 26, 27).
Khi biết lòng anh chai đá, 
Thy li hi thúc: Anh làm gì thì làm mau đi (c. 27).
Giuđa ra đi lúc tri đã ti.
 Cũng trong ba tic này, Thy Giêsu nói v vic Phêrô s chi Thy ba ln.
Thy ch nói sau khi Phêrô tuyên b mình s thí mng đ cu Thy (c. 37).
Phêrô t ra quá t tin vào tình yêu và sc mnh ca mình. 
Anh coi thường cuc chiến đu ác lit sp ti nên đã d dàng ngã qu.
 “Thy đi đâu ?, tiếng Latin là Quo vadis ? (c. 36).
Ta li thy câu hi này ca Phêrô trong mt sách ngy thư cui thế k th hai.
Lúc Phêrô chy trn khi s bách hi Rôma, 
anh li gp Thy Giêsu và hi Thy : Thy đi đâu vy ?
Thy tr li Thy đang vào thành Rôma đ chu đóng đinh mt ln na.
Phêrô hiu ra nên tr li Rôma đ chết t đo đó.
 LỜI NGUYỆN
 Lạy Chúa,
xin cho con quả tim của Ch
úa.
Xin cho con đừng kh
ép li trên chính mình,
nhưng xin cho quả tim con quảng
đi như Chúa
vươn l
ên cao, vượt mi tình cm tm thường
để mặc lấy t
âm tình bao dung tha th.
 Xin cho con vượt qua mọi hờn oán nh nhen,
mọi trả th
ù ti tin.
Xin cho con c luôn bình an, trong sáng,
không một biến cố n
ào làm xáo trn,
không một
đam mê nào khuy đng hn con.
 Xin cho con đừng quá vui khi thành công,
cũng đừng qu
á bi ri khi gp li ch trích.
Xin cho quả tim con
đ ln
để y
êu người con không ưa.
Xin cho vòng tay con luôn rộng mở
để c
ó th ôm c nhng người thù ghét con.
Lm. Antôn Nguyn Cao Siêu, S.J.


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
11 THÁNG TƯ
Đức Tin Của Chúng Ta Bật Ra Từ Chứng Từ Của Các Thị Chứng Nhân
Luca, tác giả Sách Tin Mừng, kể tiếp: “Rồi Người mở trí cho họ hiểu Kinh Thánh” (Lc 24,45). Từ bài diễn từ của Phê-rô trong Sách Công Vụ Tông Đồ, chúng ta nhận ra việc Đức Kitô mở trí cho các Tông Đồ nắm hiểu sự thật về Tin Mừng đã có hiệu quả như thế nào.
Thật vậy, sau khi trình bày những biến cố nối kết với cái chết và cuộc Phục Sinh của Đức Kitô, Phê-rô tuyên bố với cư dân Giê-ru-sa-lem: “Như vậy là Thiên Chúa đã thực hiện những điều Người dùng miệng tất cả các ngôn sứ mà báo trước, đó là: Đấng Kitô của Người phải chịu khổ hình. Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xóa bỏ tội lỗi cho anh em” (Cv 3,18-20).
Trong những lời ấy của vị Tông Đồ, chúng ta nhận ra một âm vọng rõ ràng những lời của chính Đức Kitô. Chúng ta nhận ra Chúa Phục Sinh đã biến đổi tâm trí và cuộc sống của các Tông Đồ như thế nào qua việc truyền đạt sự thật của Người.
Đây là câu chuyện của đức tin chúng ta. Chúng ta nhận ra cách mà thế hệ chứng nhân đầu tiên của Đức Kitô – tức các Tông Đồ và các môn đệ – truyền đạt sứ điệp Tin Mừng căn bản. Nó bật ra trực tiếp từ chứng từ của những chứng nhân mắt thấy tai nghe cái chết và sự sống lại của Đức Kitô.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II



Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 11 – 4
Thứ Ba Tuần Thánh
Is 49, 1-6; Ga 13, 21-33.36-38.

LỜI SUY NIỆM: “Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: gà chưa gáy; anh đã chối Thầy ba lần.”
Bước vào ngày thứ ba Tuần Thánh Lời Chúa loan báo với các môn đệ của Người: “Thật, Thầy bảo thật anh em; có một người trong anh em sẽ nộp Thầy!” và nói với Phêrô: “Gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.”
Lạy Chúa Giêsu. Giuđa và Phêrô đều phạm tội, đều được báo trước cho biết. Cả hai đều tỏ ra sám hối, nhưng đối với Giuđa sau khi sám hối. Giuđa lại đi gặp những người tội lỗi và nói: “Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan.” (Mt 26,4a) Nhưng Giuđa chỉ nhận được những lời nói vô trách nhiệm và dững dưng trước sự sám hối của Giuđa: “Can gì đến chúng tôi, mặc kệ anh!” (Mt 26,4b) Còn Phêrô sau khi chối Chúa Giêsu, ông được nghe tiếng gà gáy, với cái nhìn của Chúa Giêsu: “Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: hôm nay gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần.” (Lc 22,61). Xin Chúa cho chúng con luôn hướng về Chúa, ghi sâu Lời Chúa vào ký ức của mình, đặc biệt là những lúc chúng con đã đang phạm tội, để chúng con biết sám hối và đặt trọn niềm tin vào ơn tha thứ của Chúa.
Mạnh Phương



Gương Thánh Nhân
Ngày 11-04
Thánh STANISLAÔ
Giám Mục Tử Đạo (1030 - 1079)

Thánh Stanislaô được kính nhớ như vị Thánh bảo trợ thành Krakow ở Balan, nơi Ngài làm giám mục và hài cốt Ngài được lưu giữ ở nhà thờ chính tòa. Không có tường thuật đương thời nào về Ngài được coi là đầy đủ và các chi tiết về đời Ngài cũng không rõ rệt lắm. Người ta kể rằng: cha mẹ Ngài thuộc dòng dõi quí phái, nhưng lại hiếm muộn về đàng con cái. Sau nhiều lời cầu nguyện khẩn thiết, ngày 26 tháng 07 năm 1030, họ sinh được một người con trai và đặt tên là Stanislaô. Họ chú tâm đào luyện con mình theo những tập quán đạo hạnh khiến Stanislaô, từ nhỏ đã tỏ ra có tinh thần bác ái và nhiệt hành phụng sự Chúa.
Trong bầu khí đạo đức ấy, từ thuở nhỏ Stanislaô đã nghe rõ tiếng Chúa kêu gọi đi làm tông đồ Chúa. Trước hết Ngài đã theo học đại học tại triết học tại Đại học Gniezno. Sau đó Ngài sang Paris theo học Luật và thần học ở tu viện Lorranin trong bảy năm trời. Khi cha mẹ qua đời, Ngài phải trở về Balan.
Được thừa hưởng gia tài lớn cha mẹ để lại, nhưng thánh nhân đã quyết chí hiến thân phụng sự Chúa vì vậy Ngài đã đem của cải phân phát cho người nghèo khó rồi tiếp tục theo đưổi lý tưởng tu trì. Đức Giám mục Lampert đã phong chức Linh mục cho Stanislaô, năm 1062 và đặt làm Kinh sĩ tại nhà thờ chánh tòa địa phận.
Giữ chức vụ kinh sĩ, Stanislaô đã trở nên lừng danh về tài thuyết giảng và về chính đời sống gương mẫu thánh thiện của Ngài. Đức cha Lambert, toàn thể giáo sĩ và giáo dân đã bầu Stanislaô lên kế vị. Vì khiêm tốn, thánh nhân quyết không chịu nhận. Nhưng năm 1072, vâng lời đức thánh cha Alexandre II, Stanislaô đã nhận làm giám mục Krakow.
Đức cha Stanislaô là một giám mục thánh thiện và nhân hậu nhất là đối với những ai đau khổ và nghèo đói. Tuy nhiên, Ngài cũng tỏ ra là người can đảm đặc biệt. Vua Balan lúc ấy là Bôleslas II. Ong ta đã dùng sức mạnh khí giới để đạt tới vinh quang nhưng lại chịu bị khuất phục trước những tật xấu khủng khiếp. Hành vi độc ác của ông đã khiến cho người ta gọi ông là "kẻ độc ác". Cả nước đều phải run sợ nhưng không ai dám mở lời can ngăn. Chỉ có một người, một vị thánh là Stanislaô đã dám đương đâu với sự giận dữ của nhà vua.
Sau khi cầu nguyện với tất cả tâm hồn, thánh nhân đến gặp nhà vua. Khiêm tốn nhưng đầy cương quyết, thánh nhân quyết định nói với ông ta tất cả những gì phải nói, Ngài trình bày cho nhà vua thấy trước những tội ác tày trời, gương mù trong vương quốc mà nhà vua gây nên, Ngài cũng nói cho nhà vua rõ những phán xét Thiên Chúa đang chờ đón. Vừa nghe, Bôleslas đã tỏ ra hối hận. Nhưng thật đang tiếc vì đây chỉ là một tình cảm chóng qua, Bôleslas lại trở nên man rợ như trước và còn thêm một tội ghen ghét vào những ác độc của ông.
Sau này, vua đã cướp vợ của một nhà quí phái để nhốt trong hoàng cung. Cơn giận lan ra khắp tỉnh nhưng dân chúng run sợ không ai dám mở miệng, thánh Stanislaô một lần nữa can đảm đến gặp Boleslas, cố gắng đưa ông trở về với những tình cảm chân chính. Ngài đe dọa, nếu còn cố chấp, nhà vua sẽ bị tuyệt thông. Run lên vì tức giận, nhà vua tìm kế sát hại thánh nhân.
Bôleslas biết Đức cha có mua một thuở đất để xây cất nhà thờ mà chỉ trao tiền trứơc mặt nhiều chứng nhân mà không làm chứng từ. Khi chủ nhân cũ qua đời, ông đe dọa các chứng nhân để họ phản chứng rồi tố giác Đức giám mục ra tòa. Mưu độc của ông bị thất bại. Vì sau ba ngày cầu nguyện thánh Stanislaô đã truyền đào mồ người chết và kêu ông dậy làm chứng sự thật.
Dầu vậy, Bôleslas vẫn không thay lòng đổi dạ đối với vị giám mục gan dạ Stanislaô. Ngày 08 tháng 5 năm 1079, khi thánh Stanislaô đang dâng thánh lễ tại thánh đường thánh Micae. Ông sai người đến sát hại thánh nhân. Cả ba nhóm binh sĩ lần lượt đến mà không hoàn thành được lệnh truyền, khiến chính nhà vua phải ra tay. Ông xông vào nhà thờ chém giết vị giám mục tại bàn thờ. Chưa đã thoả lòng giận dữ , ông còn chặt xác Ngài thánh ra làm nhiều khúc rồi vứt ra ngoài đồng cho chim trời rúc rỉa. Nhưng bốn ngày sau, trên trời chỉ có bốn cánh phương hoàng bay lượn ngăn cản tất cả không cho bất cứ con vật nào xâm phạm tới xác thánh.
Bấy giờ Boleslas mới tỉnh ngộ và hối lỗi. Ông cho tổ chức lễ an táng thánh Stanislaô rất trọng thể. Xác thánh liền lại như mới qua đời vì bệnh tật và được chôn cát tại nhà thờ chánh tòa Krakow.
(daminhvn.net)


11 Tháng Tư
Ðám Cưới Vĩ Ðại Nhất
Một trong những đám cưới được xem là vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại đó là đám cưới của Alexandre Ðại đế với công chúa Roxane của Ba Tư vào thế kỷ thứ tư trước công nguyên.
Khi quyết định một người Á châu, dĩ nhiên, Alexandre theo tiếng gọi của con tim. Nhưng qua cuộc hôn nhân này, ông muốn biểu tỏ ý muốn thống nhất tất cả lãnh thổ đã được chinh phục từ Ðông sang Tây. Ông cũng hy vọng có một người con nối dõi với hai dòng máu Ðông Tây để thống nhất hai phần đất của địa cầu.
Ðám cưới được cử hành trong vòng bảy ngày, bảy đêm. Nơi nơi đều có yến tiệc. Và để tăng thêm phần long trọng, Alexandre đã cho tổ chức những cuộc tranh tài thể thao: thế vận hội đã được khai sinh từ đó. Chính Ðại đế là người đích thân trao giải thưởng cho những người thắng cuộc. Thông thường hoàng đế trao tặng những chiếc cúp bằng vàng. Nhưng, người được coi là đoạt được nhiều giải thưởng nhất trong cuộc thi thế vận hội đầu tiên ấy chỉ nhận được có mỗi một cành lá. Alexandre Ðại đế giải thích như sau: chỉ có vinh hiển mới có thể tưởng thưởng được người xuất sắc nhất.
Có một hôn lễ còn vĩ đại gấp bội so với hôn lễ của Alexandre Ðại đế với công chúa Roxane: đó là hôn lễ của Trời với Ðất, của Thiên Chúa với Nhân Loại. Ðây là cuộc hôn lễ mà loài người đã chờ đợi từ khi có mặt trên trái đất. Hôn lễ ấy diễn ra qua việc Con Thiên Chúa xuống thế mặc lấy xác phàm. Ngài đến không kèn không trống, không quân đội, không thế vận hội. Ngài không mang lại các cúp vàng, Ngài không chỉ trao cành lá vinh thắng cho một người, nhưng cho tất cả mọi người. Ai cũng có thể chiến thắng cho cuộc sống của mình và ai cũng có thể nhận lãnh cành lá vinh hiển ấy.
Ai trong chúng ta cũng có một phần thưởng vô giá, ai trong chúng ta cũng là người đoạt giải nhất và ai trong chúng ta cũng nhận được cành lá vinh hiển của sự sống đời đời.
Với Chúa Giêsu là Ðấng đã thắng thế gian và đang tiếp tục chiến đấu bên cạnh chúng ta, chúng ta tin chắc rằng chúng ta cũng sẽ chiến thắng.
(Lẽ Sống)


Lectio Divina: Gioan 13:21-33, 36-38
Thứ Ba, 11 Tháng 4, 2017


Thứ Ba Tuần Thánh




1.  Lời nguyện mở đầu



Lạy Chúa là Thiên Chúa của chúng con,

Con Một Chúa là Đức Giêsu Kitô

Đã phải trải qua sự sỉ nhục

Của sự bị phản bội và bị chối từ

Bởi những kẻ mà Người đã gọi là bạn hữu.

Nhưng Chúa đã biến sự đau khổ và cái chết của Người

Trở nên khí cụ của tình yêu và hòa giải.

Nguyện xin Chúa khiến cho chúng con cùng với Người thành những người-vì-tha-nhân,

Những kẻ chấp nhận khó khăn, thậm chí cả sự phản bội

Và hiểu lầm về những hảo ý của chúng con,

Và biến chúng trở thành nguồn mạch sự sống và niềm hân hoan cho những người chung quanh chúng con.

Xin Chúa hãy gìn giữ chúng con được trung tín với Chúa và với nhau

Nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. 



2.  Bài Tin Mừng theo thánh Gioan 13:21-33, 36-38



Khi ấy, Chúa Giêsu đang ngồi ăn với các môn đệ, tâm hồn Người xao xuyến, nên Người tuyên bố:  “Thật, Thầy nói thật cho các con biết, một người trong các con sẽ nộp Thầy.”  Các môn đệ nhìn nhau phân vân không biết Người nói về ai.  Có một môn đệ được Chúa Giêsu yêu quý, đang ở bàn ăn gần lòng Chúa Giêsu.  Vậy Phêrô làm hiệu cho môn đệ ấy và nói:  “hỏi xem Thầy nói về ai đó.”  Môn đệ ấy nghiêng mình sát ngực Chúa Giêsu và hỏi Người:  “Thưa Thầy, ai vậy?”  Chúa Giêsu trả lời:  “Thầy chấm miếng bánh trao cho ai là người đó.”  Và Người chấm miếng bánh trao cho Giuđa, con Simon Iscariốt.  Ăn miếng bánh rồi, Satan nhập vào hắn.  Chúa Giêsu nói với hắn:  “Con tính làm gì thì làm mau đi.”

Nhưng những người đang ngồi ăn không một ai hiểu được vì sao Người lại nói với hắn như vậy.  Có nhiều người tưởng tại Giuđa giữ túi tiền, nên Chúa bảo hắn:  Hãy mua những gì chúng ta cần dùng trong dịp lễ, hoặc Người bảo hắn bố thí cho người nghèo.  Vậy sau khi nhận miếng bánh đó, Giuđa liền đi ra.  Bấy giờ là đêm tối.  Khi Giuđa đi rồi, Chúa Giêsu phán:  “Bây giờ Con Người được vinh hiển, và Thiên Chúa đã được vinh hiển nơi Người.  Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, thì Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển!  Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa.  Các con sẽ tìm Thầy, và như Thầy đã nói với người Do Thái:  ‘Nơi Ta đi, các ngươi không thể đến được,’ nay Thầy cũng nói với các con như vậy.”

Simon Phêrô hỏi Người:  “Thưa Thầy, Thầy đi đâu?”  Chúa Giêsu trả lời:  “Nơi Thầy đi, nay con chưa thể theo tới đó được, nhưng sau này con sẽ theo Thầy.”  Phêrô thưa lại:  “Tại sao con lại không theo Thầy ngay bây giờ được!  Con sẽ liều mạng sống con vì Thầy.”  Chúa Giêsu nói:  “Con liều mạng sống vì Thầy ư?  Thật, Thầy nói thật cho con biết:  trước khi gà gáy, con đã chối Thầy ba lần.”



3.  Suy gẫm



Đây là ngày thứ ba của Tuần Thánh.  Văn bản của Tin Mừng trong những ngày này đặt trước chúng ta những sự kiện khủng khiếp sẽ dẫn đến việc bỏ tù và lên án Chúa Giêsu.  Văn bản không chỉ trình bày các quyết định của các nhà thẩm quyền tôn giáo và dân sự đối với Chúa Giêsu, mà cũng còn là sự phản bội và mặc cả của các môn đệ để cho nhà đương cuộc có thể bắt giữ Chúa Giêsu và góp phần lớn vào việc gia tăng sự đau khổ của Chúa Giêsu.
Ga 13:21:  Lời loan báo về sự phản bội.  Sau khi đã rửa chân cho các môn đệ (Ga 13:2-11) và đã nói về nghĩa vụ rằng chúng ta phải rửa chân cho nhau (Ga 13:12-16), Chúa Giêsu được cảm kích cách sâu xa.  Và đó không phải là điều đáng ngạc nhiên.  Chúa đang thực hiện cử chỉ phục vụ và dâng hiến trọn vẹn chính thân mình, trong khi ở bên cạnh Người, một kẻ trong số các môn đệ đang toan tính tìm cách để phản bội Người cũng cùng trong đêm ấy.  Chúa Giêsu diễn tả cảm xúc mình nói rằng:  “Thật, Thầy nói thật cho các con biết, một người trong các con sẽ nộp Thầy!”   Người không nói:  “Giuđa sẽ nộp Thầy”, mà lại nói “một người trong các con”.  Một người trong nhóm của Chúa sẽ nộp Người.
Ga 13:22-25:  Phản ứng của các môn đệ.  Các môn đệ hoảng sợ.  Họ không mong đợi lời cống bố ấy, đó là, một người trong bọn sẽ là kẻ phản bội.  Ông Phêrô ra hiệu cho Gioan hỏi Chúa Giêsu xem ai trong số mười hai người sẽ là kẻ phản bội.  Đây là dấu hiệu cho thấy rằng các ông đã không biết rõ về nhau lắm, các ông đã không thể thành công trong việc tìm hiểu xem ai có thể là kẻ phản bội.  Một dấu hiệu, đó là, tình bạn hữu giữa các ông đã chưa đạt được đến mức thuần khiết như Chúa Giêsu đã có với các ông (xem Ga 15:15).  Gioan nghiêng mình sát gần Chúa và hỏi Người:  “Thưa Thầy, ai vậy?”
Ga 13:26-30:  Chúa Giêsu ngụ ý đó là Giuđa.  Chúa Giêsu trả lời:  “Thầy chấm miếng bánh trao cho ai là người đó.”  Người lấy một miếng bánh, chấm vào trong đĩa và trao cho Giuđa. Đây là cử chỉ phổ quát và bình thường mà những người tham dự tại một bữa ăn tối thường làm cho nhau.  Và Chúa Giêsu nói với Giuđa:  “Con tính làm gì thì làm mau đi!”  Giuđa là thủ quỹ của nhóm.  Hắn ta có nhiệm vụ mua bán vật dụng cho nhóm và bố thí cho người nghèo.  Đây là lý do tại sao không có ai cảm nhận được điều gì đặc biệt trong cử chỉ cũng như trong lời nói của Chúa Giêsu.  Trong việc mô tả này về lời loan báo của sự phản bội gợi lại bài Thánh Vịnh mà trong đó tác giả than phiền về sự phản bội của người bạn:  “Cả người bạn thân con hằng tin cậy, đã cùng con chia cơm sẻ bánh, mà nay cũng giơ gót đạp con!” (Tv 41:10; xem Tv 55:13-15).  Giuđa nhận thức rằng Chúa Giêsu biết tất cả mọi điều (xem Ga 13:18).  Nhưng ngay cả biết được điều này, hắn ta không đổi ý mà vẫn giữ nguyên quyết định phản bội Chúa Giêsu.  Đây là thời khắc mà sự chia lìa giữa Giuđa và Chúa Giêsu xảy ra.  Tác giả Gioan nói rằng ngay tại thời điểm này, Satan đã nhập vào hắn.  Giuđa đứng lên và ra đi.  Hắn ta đứng về phía kẻ thù (Satan).  Gioan nhận xét thêm:  “Bấy giờ là đêm tối.” Trời đã tối.
Ga 13:31-33:  Sự vinh hiển của Chúa Giêsu bắt đầu.  Dường như lịch sử đã chờ đợi giây phút phân rẽ giữa ánh sáng và bóng tối.  Satan (kẻ thù) và bóng tối nhập vào Giuđa khi hắn ta quyết định thực hiện những gì hắn ta đang toan tính.  Trong thời điểm mà ánh sáng đã được thực hiện trong Chúa Giêsu tuyên bố:  “Bây giờ Con Người được vinh hiển, và Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người.  Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, thì Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người sớm được vinh hiển!”  Từ giờ trở đi tất cả mọi việc sẽ xảy ra cách chóng vánh.  Các quyết định đã được thực hiện bởi Chúa Giêsu (Ga 12:27-28) và giờ đây bởi Giuđa.  Các sự kiện nối tiếp nhau cách vội vàng.  Và rồi, Chúa Giêsu loan báo:  “Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa.  Các con sẽ tìm Thầy, và như Thầy đã nói với người Do Thái:  ‘Nơi Ta đi, các ngươi không thể đến được,’ nay Thầy cũng nói với các con như vậy.”  Còn rất ít thì giờ trước ngày Lễ Vượt Qua. 
Ga 13:34-35:  Điều răn mới.  Tin Mừng hôm nay bỏ qua hai câu này về điều răn mới của tình yêu, và bắt đầu nói về việc ông Phêrô chối Thầy.
Ga 13:36-38:  Lời loan báo về việc chối Thầy của ông Phêrô.  Cùng với sự phản bội của Giuđa, Tin Mừng cũng nói về việc chối Chúa của ông Phêrô.  Đây là hai sự kiện tạo nhiều đau khổ và đau lòng nhất cho Chúa Giêsu.  Phêrô nói rằng ông sẵn sàng liều mạng sống mình vì Chúa Giêsu.  Chúa Giêsu gợi lại và nhắc nhớ ông đến thực tại:  “Con liều mạng sống vì Thầy ư?  Thật, Thầy nói thật cho con biết:  trước khi gà gáy, con đã chối Thầy ba lần.”  Thánh sử Máccô đã viết:  “Hôm nay, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy hai lần, thì chính anh, anh đã chối Thầy đến ba lần” (Mc 14:30).  Mọi người đều biết rằng gà gáy rất nhanh chóng.  Vào lúc bình minh con gà đầu tiên cất tiếng gáy, thì gần như cùng một lúc các con gà đều gáy đồng loạt.  Ông Phêrô thì mau mắn trong việc từ chối Thầy nhanh hơn là việc gà cất tiếng gáy.


4.  Một vài câu hỏi gợi ý



a)  Giuđa, là người bạn, trở thành kẻ phản bội.  Phêrô, là người bạn, chối bỏ Chúa Giêsu.  Thế còn tôi thì sao?    

b)  Tôi đặt mình vào trong tình huống của Chúa Giêsu và thầm nghĩ:  Chúa đối mặt với sự chối bỏ, phản bội, khinh miệt và loại trừ như thế nào?



5.  Lời Nguyện Kết



Lạy Chúa, chính Ngài là Đấng con trông đợi,

Lạy ĐỨC CHÚA, chính Ngài là Đấng con tin tưởng từ độ thanh xuân.

Từ thuở sơ sinh, con nương tựa vào Ngài,

Ngài đã kéo con ra khỏi lòng mẹ,

Con ca tụng Ngài chẳng khi ngơi

(Tv 71:5-6)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét