Trang

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

07-08-2017 : THỨ HAI - TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN

07/08/2017
Thứ hai tuần 18 thường niên


BÀI ĐỌC I:  Ds 11, 4b-15
"Một mình tôi không mang nổi dân này".

Trích sách Dân Số.

Trong những ngày ấy, con cái Israel nói rằng: "Ai sẽ cho chúng tôi thịt ăn? Chúng tôi nhớ lại hồi còn ở Ai-cập, cá thì được ăn không, rồi có dưa chuột, dưa gang, rau cải, hành tỏi. Giờ thì chúng tôi suy nhược, thiếu hết mọi thứ: quay đi ngó lại chỉ thấy manna".

Manna hình giống hạt ngò, sắc giống hạt châu. Dân chúng đi rảo quanh mà hốt, rồi cho vào cối mà xay hoặc lấy chày mà giã; sau cùng, bỏ vào nồi nấu thành bánh. Mùi vị nó như bánh chiên dầu. Cứ thường đêm, khi sương sa xuống trại thì manna cũng rơi xuống.

Môsê nghe dân chúng than khóc, nhà nào cũng đứng ở cửa lều. Chúa bừng bừng nổi giận. Môsê rất đỗi bực mình. Ông thưa cùng Chúa rằng: "Sao Chúa làm khổ tôi tớ Chúa? Sao con không được nghĩa với Chúa? Sao Chúa bắt con phải mang cả dân này? Con đâu có cưu mang cả đám dân này, con đâu có sinh ra nó, mà Chúa bảo con: 'Hãy ẵm nó vào lòng, như vú nuôi ẵm trẻ thơ, hãy mang nó vào đất Ta đã thề hứa ban cho tổ tiên nó?' Con biết tìm đâu ra thịt để cho cả đám dân này? Họ kêu khóc với con rằng: "Hãy cho chúng tôi ăn thịt". Một mình con không mang nổi dân này vì là gánh nặng nề đối với con. Nếu Chúa muốn xử với con như thế, thì xin giết con đi, và cho con được nghĩa với Chúa, kẻo con phải khốn cực dường này".  Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA:  Tv 80, 12-13. 14-15. 16-17

Đáp: Hãy reo mừng Thiên Chúa là Đấng phù trợ chúng ta (c. 2a).

1) Dân tộc của Ta chẳng có nghe Ta; Israel đã không vâng lời Ta răn bảo. Bởi thế nên Ta để mặc cho chúng cứng lòng, để chúng sinh hoạt tuỳ theo sở thích. -  Đáp.

2) Phải chi dân tộc của Ta biết nghe lời Ta, Israel biết theo đường lối của Ta mà ăn ở, thì lập tức Ta sẽ triệt hạ kẻ thù của chúng, và để đập tan quân địch của chúng, Ta sẽ trở tay. -  Đáp.
3) Quân thù của chúng sẽ phải xưng tụng chúng, và vận mạng của chúng sẽ bền vững muôn đời. Ta sẽ lấy tinh hoa lúa mì nuôi dưỡng chúng, và cho chúng ăn no mật từ hốc đá chảy ra. -  Đáp.

ALLELUIA:  Mt 4, 4b
Alleluia, alleluia! - Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra. - Alleluia.

PHÚC ÂM: Mt 14, 13-21
"Mọi người đều ăn no".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu nghe tin Gioan Tẩy Giả đã chết, thì Người rời bỏ nơi đó xuống thuyền đi đến nơi hoang địa vắng vẻ. Dân chúng nghe biết, thì từ các thành phố đi bộ theo Người. Ra khỏi thuyền, Người thấy dân chúng đông đảo, thì thương xót họ và chữa những người bệnh tật trong họ.

Chiều tới, các môn đệ đến gần thưa Người rằng: "Đây là nơi hoang địa, mà giờ đã chiều rồi: xin Thầy giải tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn".

Nhưng Chúa Giêsu nói với các ông rằng: "Họ chẳng cần phải đi, các con hãy cho họ ăn". Các ông thưa lại rằng: "Ở đây chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá". Người bảo các ông rằng: "Hãy đem lại cho Thầy".

Khi Người đã truyền cho dân chúng ngồi trên cỏ, Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ, các ông này phân phát cho dân chúng. Mọi người đều ăn no. Và người ta thu lượm được mười hai thúng đầy những miếng bánh vụn. Số người ăn là năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và con trẻ. Đó là lời Chúa. 


SUY NIỆM : Bánh Hóa Nhiều
Truyện kể một người đàn bà nghèo về vật chất, nhưng lại giầu về lòng tin. Người chủ căn phòng, nơi bà thuê là một người đàn ông giàu có, nhưng keo kiệt và vô đạo; ông thường đem lòng tin của người đàn bà ra làm trò cười.
Một hôm, người đàn bà cầu nguyện lớn tiếng với Chúa rằng hiện trong nhà không còn lấy một hột gạo. Ðể cho người đàn bà một bài học về sự mê tín dị đoan, kẻ vô đạo liền lấy một ổ bánh mì, rón rén đặt trước cửa phòng người đàn bà, bấm chuông rồi chạy vội về phòng mình.
Người đàn bà mở cửa phòng lấy ổ bánh mì, trở lại phòng và cầu nguyện: "Lạy Chúa, con cám ơn Chúa vì con biết rằng lúc nào Chúa cũng nhậm lời con".
Người đàn ông rất tâm đắc khi nghe một lời cầu nguyện như thế. Ông đến gõ cửa phòng người đàn bà và nói vọng vào: "Hỡi người đàn bà ngu xuẩn, bà tưởng rằng Chúa đã nhậm lời cầu xin của bà ư? Chính tôi là người đã mang ổ bánh đặt trước cửa phòng bà đó".
Làm như thể không để ý đến lời nói của người đàn ông, người đàn bà nghèo lại tiếp tục cầu nguyện: "Lạy Chúa, chúc tụng Chúa, vì Chúa luôn trợ giúp con trong lúc túng ngặt: Chúa dùng ngay cả một tên quỷ để đáp lại lời cầu xin của con".
Trong Tin Mừng hôm nay, khi các môn đệ xin Chúa giải tán dân chúng về các làng mạc để họ tự mua thức ăn, Ngài đã truyền lệnh cho họ: "Các con hãy liệu cho họ ăn". Rồi với năm chiếc bánh và hai con cá do các môn đệ mang đến, Ngài đã nuôi trên 5,000 người được ăn no nê mà còn dư 12 thúng bánh vụn.
Ngày nay, các đám đông đói ăn ấy được nhân lên đến cả triệu lần, họ không chỉ đói, mà còn chết đói là khác. Ðã và đang có biết bao người làm những việc hy sinh để nuôi sống đám đông ấy, nhưng vấn đề quá lớn lao đối với những giới hạn của con người. Dĩ nhiên, con người phải làm hết sức có thể để giúp đỡ đồng loại, nhưng với sức riêng, con người không thể giải quyết được vấn đề quá lớn lao ấy, họ cần có sự trợ lực từ bên trên. Thật thế, chúng ta cần phải có những việc làm cụ thể, vì "đức tin không có việc làm là đức tin chết". Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể mang lại cơm bánh cho người đói khát, khi chúng ta cũng trao ban cho họ lời cầu nguyện của chúng ta. Tự sức mình, với năm chiếc bánh và hai con cá, các môn đệ không thể nuôi sống trên 5,000 người; thế nhưng, xem chừng Chúa Giêsu không thể làm phép lạ, nếu không có năm chiếc bánh và hai con cá ấy.
Người Kitô hữu chúng ta không chỉ làm công tác xã hội. Năm chiếc bánh và hai con cá do đóng góp và san sẻ của chúng ta cần phải đi đôi với niềm tin và lời cầu nguyện. Với niềm tin và lời cầu nguyện, chúng ta hãy xác tín rằng cách nào đó, Chúa hằng nhậm lời chúng ta và chắc chắn phép lạ luôn diễn ra. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cầu nguyện: "Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày".
Ước gì những cố gắng chia sẻ và trao ban của chúng ta luôn được thực thi bằng tất cả niềm tin và lời cầu nguyện. Ước gì niềm tin và lời cầu nguyện của chúng ta cũng được thể hiện bằng những nghĩa cử cụ thể của chúng ta.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)



LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Hai Tuần 18 TN1, Năm lẻ
Bài đọcNum 11:4-15; Mt 14:13-21.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Giải pháp dễ dàng không phải là giải pháp tốt đẹp nhất.
Con người có khuynh hướng giải quyết mọi sự cách dễ dàng: điều gì dễ làm và thích thì giữ lại, điều gì khó khăn và không thích thì loại bỏ. Tuy nhiên, cuộc sống con người không đơn giản như thế: có những lúc con người phải chọn giải pháp khó khăn hơn, đòi nhiều hy sinh gian khổ hơn, mới có thể đạt được những gì con người mong muốn; chẳng hạn: việc học hành, luyện tập thân thể, làm thương mại, giáo dục con cái, và luyện tập các nhân đức.
Các Bài Đọc hôm nay muốn làm sáng tỏ sự lựa chọn các giải pháp dễ dàng của con người. Trong Bài Đọc I, dân chúng muốn quay về Ai-cập để hưởng lại những thức ăn mà họ ưa thích thay vì phải ăn thứ manna "nhàm chán trong sa mạc." Nhà lãnh đạo Moses cũng đã cảm thấy mệt mỏi và muốn Thiên Chúa trút bỏ gánh nặng "con cái Israel" cho ông. Trong Phúc Âm, khi thấy ngày đã xế chiều, các môn đệ lại gần thưa với Chúa Giêsu: "Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn." Nhưng Đức Giêsu bảo các môn đệ: "Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn."
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Một mình con không thể gánh cả dân này được nữa, vì nó nặng quá sức con.
1.1/ Dân chúng muốn trở về cuộc sống nô lệ bên Ai-cập: Dân Israel bắt đầu thèm ăn, họ khóc lóc mà nói: "Ai sẽ cho chúng ta có thịt ăn đây? Nhớ thuở nào ta ăn cá bên Ai-cập mà không phải trả tiền, rồi nào dưa gang, dưa bở, nào hẹ, nào hành, nào tỏi. Còn bây giờ đời ta tàn rồi; mọi thứ đó hết sạch, chỉ còn thấy manna thôi."
Trong cuộc hành trình 40 năm trong sa mạc, những đòi hỏi của con cái Israel thì vô tận và luôn luôn thay đổi. Nếu không được thỏa mãn, họ luôn tìm giải pháp dễ dàng là đòi trở về Ai-cập để tiếp tục sống kiếp nô lệ. Một số những đòi hỏi của con cái Israel được ghi nhận như sau:
+ Thuở còn sống bên Ai-cập, con cái Israel muốn có tự do. Họ kêu xin Thiên Chúa giải thoát họ khỏi cuộc sống nô lệ cực khổ.
+ Khi đã có tự do, họ đòi bánh ăn, nước uống.
+ Khi đã có bánh ăn, nước uống, họ đòi thịt.
+ Khi đã có thịt, họ đòi cá, rồi đòi dưa gang, dưa bở, nào hẹ, nào hành, nào tỏi.
+ Khi đã được thỏa mãn, họ lại rửng mỡ đúc bê vàng để thờ.
Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn yêu thương, thử thách, và dạy dỗ cho đến khi mang họ vào Đất Hứa, như lời Ngài đã hứa với các tổ-phụ và các nhà lãnh đạo của họ.
1.2/ Ông Moses xin Thiên Chúa cất gánh nặng: Ông Moses nghe thấy dân tụm năm tụm bảy theo thị tộc mà kêu khóc tại cửa lều của mình. Còn Đức Chúa thì bừng bừng nổi giận. Ông lấy làm khổ tâm vì "trên đe dưới búa," ông thưa với Đức Chúa: "Sao Ngài lại làm khổ tôi tớ Ngài? Tại sao con lại không đẹp lòng Ngài, khiến Ngài đặt gánh nặng tất cả dân này lên con? Có phải con đã cưu mang tất cả dân này không? Có phải con đã sinh ra nó không mà Ngài lại bảo con: "Hãy bồng nó vào lòng, như vú nuôi bồng trẻ thơ, mà đem vào miền đất Ta đã thề hứa với cha ông chúng? Con lấy đâu ra thịt cho cả dân này ăn, khi chúng khóc lóc đòi con: "Cho chúng tôi thịt để chúng tôi ăn? Một mình con không thể gánh cả dân này được nữa, vì nó nặng quá sức con. Nếu Ngài xử với con như vậy, thì thà giết con đi còn hơn - ấy là nếu con đẹp lòng Ngài! Đừng để con thấy mình phải khổ nữa!"
Phản ứng của ông Moses có thể hiểu được, vì dẫu sao chăng nữa ông vẫn còn mang thân xác con người. Có lẽ vì ông đã cố gắng hết sức mà vẫn bị dân chúng vô ơn, bạc nghĩa, than phiền, nên ông mới thốt ra những lời như thế. Sau này, khi Thiên Chúa muốn tru diệt con cái Israel, ông Moses đã đứng ra bênh vực và xin Thiên Chúa tha thứ cho dân chúng.
Khi con người thương yêu Chúa, họ cũng phải vì Chúa mà thương yêu các anh/chị/em của mình. Lý do vì Thiên Chúa không muốn bất cứ đứa con nào của Ngài phải hư mất. Vì thế, để trở thành nhà lãnh đạo của Thiên Chúa, ông Moses cũng phải kiên nhẫn để dạy dỗ và yêu thương con cái Israel như Thiên Chúa yêu thương họ.
2/ Phúc Âm: "Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn."
2.1/ Phản ứng ích kỷ của các môn đệ: Phép lạ "Bánh hóa nhiều để nuôi 5,000" là một trong những phép lạ được tường thuật bởi cả 4 thánh-ký. Chúng ta có thể liệt kê một số lý do tại sao các môn đệ xin Chúa Giêsu giải tán dân chúng để họ đi kiếm của ăn trong các làng mạc:
- Sợ tốn tiền: Philip thưa với Chúa: "Hai trăm bạc cũng không đủ cho mỗi mỗi người một mẩu bánh nhỏ!" (Jn 6:7).
- Sợ phải san sẻ những gì mình có: Ông Andrew thưa với Chúa: "Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá. Làm sao đủ để chia cho mọi người!" (Jn 6:9).
- Sợ phải vất vả đi kiếm của ăn cho dân chúng. Các môn đệ có thể nghĩ Chúa Giêsu và các ông chỉ có trách nhiệm phần hồn: dạy dỗ và chữa lành; phần xác dân chúng có bổn phận phải lo lấy. Làm sao Chúa Giêsu và các ông có thể đáp ứng hết mọi nhu cầu của dân chúng?
2.2/ Phản ứng thương xót của Đức Kitô: Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ. Khi nghe lời yêu cầu của các môn đệ giải tán dân chúng để họ tản mác vào các làng để mua lương thực, Đức Giêsu bảo các môn đệ: "Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn."
Như người Mục Tử Tốt Lành, Chúa Giêsu đã làm gương cho các mục tử những điều sau:
- Người thương dân chúng cả phần hồn lẫn phần xác.
- Người dạy dỗ, chữa lành, và nuôi dưỡng dân chúng.
- Người không những lo lắng hiện tại, mà còn chuẩn bị để có người lo tương lai, bằng cách:
+ Huấn luyện các môn đệ để tiếp tục sứ vụ rao giảng Tin Mừng và loan truyền tình thương.
+ Lập Bí-tích Thánh Thể để ở lại an ủi và nuôi dưỡng dân chúng: Người truyền cho dân chúng ngồi xuống cỏ. Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho môn đệ. Và môn đệ trao cho dân chúng. Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Tình yêu đòi sự kiên nhẫn để giáo dục, và đòi hy sinh để mang lại sự sống; nếu Thiên Chúa cũng dùng những giải pháp dễ dàng và nhanh chóng, loài người chúng ta làm sao có cơ hội để làm lại cuộc đời.
- Nếu cha mẹ cũng chọn giải pháp dễ dàng, nhanh chóng, và tiện lợi; làm sao chúng ta có mặt trong cuộc đời và có được cuộc sống như bây giờ. Đừng ích kỷ để một tay vơ vào những điều tốt cho mình và tay kia thẳng tay quăng đi những điều phiền phức không thích. Nếu chúng ta đã lãnh nhận nhưng không, chúng ta cũng phải cho đi cách nhưng không.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.


07/08/2017
TH HAI TUN 18 TN
Mt 14,13-21

TM BÁNH CHO MUÔN NGƯỜI


Đc Giê-su trông thy mt đoàn người đông đo thì chnh lòng thương. (Mt 14,14)

Suy nim: Khi v nhn x Ars, Cha Thánh Vianney đã ưu tư vì thy giáo hu, đàn chiên ca Chúa, không được chăm sóc chu đáo; hơn thế na, s sa sút v đo đc còn là ni lo âu hơn c đói cơm, thiếu áo. Thánh Vianney đã có cùng mt tâm trng như Chúa Giê-su. Ngài không th không chnh lòng mi khi nhìn thy dân chúng lm than trong cnh cùng cc th xác cũng như tinh thn. Trước nhng người đang đói khát Li hng sng mà quên c cơn đói th xác, Chúa đã hoá bánh ra nhiu đ tiên báo chính Ngài s tr nên tm bánh b ra đ nuôi sng muôn người.

Mi Bn: Theo T Chc Lương Thc và Nông Nghip ca Liên Hip Quc (FAO) hin nay có hơn mt t người đói ăn trên thế gii. Bn có cm thy mình đng lòng trc n trước nhng con người mà hôm nay chưa đ ăn? Bn có thy mình có trách nhim gì trước cnh k ăn không hết, người mn không ra? Bn có khám phá xem chung quanh bn ai là k đang cn bn giúp mt tay ci thin cuc sng c v vt cht ln tinh thn đ sng mt cuc sng xng vi nhân phm không? Lòng trc n đích thc đòi bn phi biết x thân vì người khác ging như tm bánh b ra tr nên ca ăn cho muôn người được sng.

Sng Li Chúa: Hãy chung tay làm mt vic c th đ ci thin hoàn cnh sng ca mt người nào đó. Nhiu bàn tay góp li, vic nh cũng thành ln lao.

Cu nguyn: Ly Chúa Giê-su, xin cho con đng cm vi Chúa khi đi din vi nhng ni đau kh ca người anh ch em mà con gp hng ngày; và xin cho con biết biến mi đng cm đó thành hành đng chia s trong yêu thương.
(5 phút Lời Chúa)


B ra và trao đi (7.8.2017 – Th hai Tun 18 Thường niên)
Nếu bn dám trao hết cho Ngài mi s bn có, thì thế gii s được no đ. Phép l bánh hóa nhiu mãi mãi xy ra khi ta chia s qua tay Giêsu.


Suy nim:
Tin về cái chết của Gioan Tẩy giả là một nhắc nhở cho Đức Giêsu
về số phận tương tự của một ngôn sứ đang chờ đợi Ngài.
Đức Giêsu cùng với môn đệ rút lui khỏi đó, đi thuyền đến một chỗ vắng.
Ngài không muốn đối đầu với kẻ thù khi giờ của Ngài chưa đến.
Nhưng lạ thay chỗ vắng này lại bất ngờ biến thành chỗ đông người,
khi người ta kéo nhau đi bộ mà đến trước nơi Ngài sắp đến.
Ra khỏi thuyền, Ngài đã thấy họ ở đó rồi.
Chắc họ vui vì họ đi bộ mà nhanh hơn người chèo thuyền!
Còn Đức Giêsu thấy họ thì chạnh lòng thương,
dù kế hoạch đi lánh mặt ở chỗ vắng của Ngài bị vỡ (c. 14).
Khi môn đệ xin Thầy giải tán đám đông, để họ đi mua thức ăn cho đỡ đói,
Ngài bảo: “Họ không cần phải đi đâu cả.
Chính anh em hãy cho họ ăn.”(c. 16).
Như thế môn đệ được mời gọi trở thành người cung cấp thức ăn miễn phí.
Hẳn là họ đã hết sức bối rối trước mệnh lệnh khó hiểu này.
Làm sao chuyện đó xảy ra được?
Làm sao nuôi được đám đông ngần này người ở nơi hoang vắng?
Tất cả những gì họ có trong tay chỉ là năm cái bánh và hai con cá (c. 17).
Nhưng những điều đó thì thấm vào đâu!
Họ thất vọng, chán nản, khi thấy sứ mạng thì lớn, mà khả năng lại bé nhỏ.
 “Đem lại đây cho Thầy!” (c. 18).
Thầy Giê su bảo môn đệ đem đến cho mình tất cả bánh và cá họ có.
Vấn đề không phải là ít hay nhiều, nhưng là tất cả.
Ngài cần đóng góp nhỏ bé của chúng ta để làm những điều lớn lao.
Hãy đem lại cho Ngài tất cả bánh và cá của đời ta:
một chút thời giờ, một chút khả năng, một chút thiện chí.
Rồi để mặc Ngài định liệu.
Cảnh tượng thật đẹp trong mùa xuân có bãi cỏ xanh mướt.
Dân chúng ngồi trên cỏ thành từng nhóm nhỏ.
Bánh và cá được trao từ tay các môn đệ đến tay Đức Giêsu.
Từ tay Đức Giêsu dâng lên Cha Ngài trên trời với lời tạ ơn chúc tụng.
Rồi từ tay Đức Giêsu trở lại tay các môn đệ,                                                   
từ tay các môn đệ đến tay đám đông dân chúng (c. 19),
và dân chúng hẳn đã bẻ ra chia sẻ cho nhau.
Phép lạ bánh hóa nhiều diễn ra thật mầu nhiệm.
Đức Giêsu đã không làm nên một núi bánh để các môn đệ đến lấy mà phát.
Dường như bánh đã hóa nhiều khi được bẻ ra và trao đi từ tay nọ đến tay kia.
Đức Giêsu đã phải bẻ năm cái bánh cho mười hai môn đệ.
Các môn đệ cũng phải bẻ ra để trao cho đám đông.
Nếu họ cứ giữ cho mình thì năm cái bánh sẽ mãi chỉ là năm cái bánh.
Bẻ ra và trao đi không làm người ta trở nên nghèo, nhưng trở nên dư dật.
Nếu bạn dám trao hết cho Ngài mọi sự bạn có, thì thế giới sẽ được no đủ.
Phép lạ bánh hóa nhiều mãi mãi xảy ra khi ta chia sẻ qua tay Giêsu.
Hôm nay Thầy Giêsu vẫn mời chúng ta: Các con hãy cho họ ăn.
Cầu nguyn:
Giữa một thế giới chạy theo tiện nghi, hưởng thụ,
xin cho con biết bằng lòng với cuộc sống đơn sơ.
Giữa một thế giới còn nhiều người đói nghèo,
xin cho con đừng thu tích của cải.
Giữa một thế giới mà sự sống bị chà đạp,
xin cho con biết quý trọng phẩm giá từng người.
Giữa một thế giới không tìm thấy hướng sống,
xin cho con biết xây lại niềm tin.
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con cảm được cơn đói đang giày vò bao người,
xin cho con nghe được lời mời của Chúa :
“Các con hãy cho họ ăn đi.”
Ước gì chúng con dám trao
tất cả những gì chúng con có cho Chúa,
để Chúa trao tất cả những gì Chúa có
cho chúng con và cho cả nhân loại.

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ



Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
7 THÁNG TÁM
Không Gì Có Thể Tách Chúng Ta
Ra Khỏi Tình Yêu Thiên Chúa
Thánh Tông Đồ Gia-cô-bê cũng diễn tả tương tự khi ngài dạy các Kitôhữu thái độ đương đầu các thử thách với niềm vui và kiên nhẫn: “Anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn. Chớ gì anh em chứng tỏ lòng kiên nhẫn đó ra bằng những việc hoàn hảo, để anh em nên hoàn hảo, không thiếu sót điều gì” (Gc 1,2-4).
Cuối cùng, trong Thư gửi các tín hữu Rôma, Thánh Phaolô so sánh những đau khổ của con người và của vũ trụ với ‘cơn đau sinh nở’ của mọi tạo vật. Ngài nhấn mạnh rằng đây là ’những tiếng rên siết’ của những ai lãnh nhận Thần Khí như ‘ơn huệ mở đầu’ nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là ‘cứu chuộc thân xác chúng ta nữa’(Rm 8,22-23).
Rồi, Thánh Phaolô ghi nhận về đau khổ: “Chúng ta biết rằng Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi cho những ai yêu mến Ngài, tức là cho những kẻ được Ngài kêu gọi theo như ý Ngài định…” (Rm 8,28). Cũng trong văn mạch này, ngài tuyên bố: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?” (Rm 8,35).
Với cảm nhận sâu xa ấy về tình yêu và sự tốt lành của Thiên Chúa trong Đức Kitô, Thánh Phaolô kết luận: “Tôi tin chắc rằng: dù sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay ma vương quỉ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8,38-39).
Ở đây Thiên Chúa, Cha chúng ta đang yêu thương chúng ta đời đời trong Đức Kitô. Ngài là người Cha dạy bảo chúng ta trong sự quan phòng yêu thương của Ngài: “Con hãy kiên trì để cho Ta sửa dạy; Ta đối xử với con như con cái. Thật vậy, có đứa con nào mà người Cha không sửa dạy?… Ta sửa dạy con vì lợi ích của con, để con được thông phần vào sự thánh thiện của Ta” (Dt 12,7.10).

Gương Thánh Nhân
7 Tháng Tám

Thánh Cajetan
(1480-1547)


Vào năm 1523, Giáo Hi trong tình trng tiêu điu. Ði sng tâm linh cn thiết ca giáo dân không được chăm sóc bi rt đông các mc t thiếu hc thc và thiếu đo đc, h ch biết đng tin mà không hot đng gì c. Khi các linh mc tt lành và giáo dân chy đến các đng có quyn đ xin giúp đ, h cũng ch gp s th ơ lãnh đm ca các v ch chiên.

Mt người Công Giáo tt lành phi phn ng thế nào trước hoàn cnh này? Tt c chúng ta đu biết Luther và mt s người khác đã phn ng bng cách tách ri khi Giáo Hi Công Giáo khi thnh cu ca h không được lng nghe.

Thánh Cajetan li theo mt phương cách khác. Cũng như Luther, khi lưu tâm đến nhng gì h được thy trong đi sng Giáo Hi, ngài đến Rôma năm 1523 -- không phi đ trình lên đc giáo hoàng hay đng có quyn nhưng đ gia nhp Hi A¨i Hu Tình Yêu Thiên Chúa, là mt t chc nh bé, bán chính thc, tn ty trong công vic bác ái. H chăm sóc người nghèo, người đau yếu, tr m côi và các tù nhân. Dn dà h gây được nh hưởng khp nước Y¨.

Sau khi chu chc linh mc, năm 1518 Cajetan tr v quê nhà Vicenza khi m ngài sp t trn. đây, ngài gia nhp Hi Dòng Thánh Giêrôme. Sau khi m chết, ngài dùng tt c tài sn đ cu giúp người đau yếu, đng thi sáng lp mt hi dòng tương t Venice, là nơi ngài c võ đi sng tâm linh và chăm sóc người nghèo, người đau yếu không ch bng li nói mà còn bng gương mu anh hùng.

Năm 1523, ngài tr v Rôma, vi s tiếp tay ca các bn thân trong hàng giáo phm, ngài quyết đnh thành lp mt tu hi da trên đi sng ca các tông đ, vi hy vng rng đi sng ca các thánh s khích l h và người khác c gng sng mt cuc đi thánh thin vì Ðc Giêsu Kitô. Ð hoàn thành mc đích này, h nhm đến đi sng luân lý, hc hi Kinh Thánh, rao ging và chăm sóc mc v, giúp đ người bnh tt, và các nn tng vng chc ca đi sng mc v. Tu hi mi này được gi là Tu Sĩ Dòng Theatine.

Dĩ nhiên, các linh mc phóng túng và tham lam chng bao gi đt chân đến tu hi, nhưng Cajetan vn kiên trì chu đng s chng đi t các giáo sĩ và giáo dân không mun ci t. Chính gương mu đi sng thánh thin cũng như li rao ging ca ngài mà nhiu người đã hoán ci.

Kit qu vì các khó khăn trong Giáo Hi và quê nhà, Cajetan lâm trng bnh. Khi các y sĩ tìm cách khiêng ngài t chiếc giường g thô thin lên chiếc giường nm êm m, Cajetan thu thào, "Chúa Cu Thế chết trên thp giá. Hãy đ tôi được chết trên tm g này." Ngài t trn ngày 7 tháng Tám 1547.

Ngài được Ðc Giáo Hoàng Clêmentê phong thánh năm 1671.

Li Trích
Có ln Thánh Cajetan nói vi các anh em trong dòng, "Chúng ta c gng phc v Thiên Chúa qua s th phượng trong hi dòng này; nhưng trong bnh vin, chúng ta mi có th nói là thc s tìm thy Ngài."


Trích từ NguoiTinHuu.com


7 Tháng Tám

Con B Cp Gia Dòng Sông

Mt tín đ n giáo n xung dòng sông Gange đ thanh ty và cu nguyn...

Ông đang trm mình gia dòng sông thì bng đâu rác rưởi tp li dày đc xung quanh ông. Trong đng rác, mt con b cp đang chao đo chi vi gia dòng nước. Sn lòng khoan dung đi vi thú vt, người tín đ n giáo mi chìa cánh tay ra đ cu vt con vt. Nhưng cánh tay ông va đưa ra đã b con vt dùng chiếc vòi đc ca nó đt ly. Người đàn ông không mt kiên nhn, con vt càng hung hãn, ông càng chu đng đ nó dùng nc đc chích liên hi, min là cu sng nó thoát khi dòng nước đang cun trôi.

Có người theo dõi cnh tượng, mi trách người tín đ như sau: "Ông mt gi vô ích. Nó là con b cp, bn cht ca nó ch là dùng nc đc đ chích mà thôi".

Người tín đ n giáo mi đim nhiên tr li: "Bn cht ca con b cp là dùng nc đc đ chích, nhưng bn cht ca con người là cu vt".

Chúng ta d có khuynh hướng phân bit xã hi thành hai loi người: xu và tt, bn và thù... K xu là người đáng xa lánh, người thù thì phi oán căm sâu sc... Chúa Giêsu đã đánh đ mi th óc "bit phái". Nhng k b xã hi loi ra bên l đã được Ngài biến thành bn hu, nhng k đng bàn. Ngài đã không nhìn người bng nhng nhãn hiu có sn, mà ch bng hình nh cao quý ca Thiên Chúa. Trong cái nhìn y, hàng rào gia bn và thù, gia tt và xu s được tháo g gia mi người. Trong cái nhìn y, tt c mi người đu có chung mt danh xưng; đó là anh em ca nhau...


Trích sách L Sng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét