Giải đáp phụng vụ: Linh mục đồng
tế Rước lễ như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa8/23/2017
Nguyễn Trọng Đa8/23/2017
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô
(LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông
Đồ), Rôma.
Hỏi: Số 246 của Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói rằng thầy phó tế có thể trao Chén thánh cho các vị đồng tế Rước lễ trong Thánh Lễ, nhưng số 242 lại nói rằng Đĩa thánh có thể được chuyển cho các vị đồng tế bởi một linh mục đồng tế khác. Thầy phó tế không được nhắc đến ở đây. Thưa cha, điều này có nghĩa là phó tế không thể chuyển trao Mình Thánh cho các vị đồng tế chăng? - J. C., Venice, Florida, Hoa Kỳ.
Đáp: Các câu của Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma được đề cập là:
"242. Sau khi đọc xong lời nguyện trước rước lễ, chủ tế bái gối, lui ra một chút. Các vị đồng tế từng người một đến giữa bàn thờ, quì gối và kính cẩn cầm lấy Mình Thánh Chúa tại bàn thờ, và tay phải cầm Mình Thánh, có tay trái đở phía dưới mà lui về chỗ của mình. Tuy nhiên, các vị đồng tế có thể đứng tại chỗ và nhận lấy Mình Thánh từ đĩa do vị chủ tế hoặc một hay nhiều vị đồng tế cầm đi ngang qua trước mặt các ngài, hay, chuyền đĩa cho người kế tiếp cho đến người cuối cùng.
"246. Nếu rước Máu Thánh bằng cách uống trực tiếp chén thánh, có thể theo một trong hai cách sau đây:
“a. Chủ tế cầm lấy chén và đọc thầm: "Xin Máu Thánh Chúa Kitô gìn giữ con, cho con được sống muôn đời, Sanguis Christi custodiat me in vitam aeternam", rồi uống một chút, đoạn trao chén cho phó tế hay một vị đồng tế. Sau đó ngài cho giáo dân rước lễ (x. Các số 160-162).
“b. Các vị đồng tế, từng người một, hay từng hai người nếu có hai chén, tiến đến bàn thờ, quì gối, rước Máu Thánh, lau miệng chén và trở về chỗ.
“c. Chủ tế đứng tại giữa bàn thờ rước lấy Máu Thánh.
“d. Các vị đồng tế có thể rước Máu Thánh tại chỗ mình từ chén thánh do phó tế hay một vị đồng tế đưa tới, hoặc chuyền chén thánh cho nhau. Chén thánh luôn luôn được lau bởi vị vừa uống hay bởi người trao chén. Ai đã rước Máu Thánh, thì trở về ghế mình” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang)
Các bản văn thực sự đề cập đến hai khoảnh khắc khác nhau. Số 242 đề cập đến việc phân phối các Bánh Thánh cho tất cả các vị đồng tế trước khi đọc "Đây Chiên Thiên Chúa". Còn số 246 (§d) đề cập đến việc các phó tế đang chuyển trao (nhưng không cho rước) Máu Thánh khi có nhiều vị đồng tế.
Mục đích của các quy chế này là để cố gắng đoán trước các tình huống khác nhau có thể xảy ra, và đưa ra quy trình tốt nhất có thể. Số 242 nêu ra tình huống được ưa thích: mỗi vị đồng tế đến giữa bàn thờ, nhưng cũng đưa ra các giải pháp khác nếu giải pháp này là không khả thi.
Tuy nhiên, rõ ràng là, tại thời điểm này, sự phân phối Bánh Thánh bởi phó tế là không được dự tính.
Số 246 (§d) cũng trình bày nhiều cách thức mà các linh mục đồng tế rước Máu Thánh. Không có đề cập đến việc phó tế chuyển trao Bánh Thánh, bởi vì số 246 giả định rằng các linh mục đã rước Mình thánh Chúa Kitô rồi.
Chính trong các số 248-249 khả năng được xem xét để cho các linh mục rước cả hai hình tại bàn thờ, hoặc lần lượt rước từng hình, hoặc rước bằng cách chấm bánh vào rượu (intinction).
Sách lễ không thể dự đoán tất cả các tình huống, và có nhiều trường hợp như khi số lượng các vị đồng tế là quá đông, hoặc không gian hạn hẹp, nên không thể thực hiện được cho tất cả các linh mục đến gần bàn thờ.
Trong các trường hợp như thế, các linh mục vẫn có thể ở tại chỗ của mình, hoặc di chuyển đến các nơi được chỉ định trước, tại đó các thầy phó tế hay linh mục chuyển đĩa thánh và chén thánh cho họ. Việc rước lễ trong trường hợp này có thể là lần lượt rước hai hình hoặc thông thường hơn, là rước bằng cách chấm bánh vào rượu.
Trong các trường hợp này, các phó tế hay các linh mục chuyển đĩa thánh và chén thánh cho các linh mục, và làm trong thinh lặng, chứ không nói “Mình Thánh Chúa Kitô". Điều này là bởi vì họ đang hỗ trợ phân phối hai hình cho các vị đồng tế Rước lễ, chứ không phải cho các vị đồng tế Rước lễ, như làm với giáo dân.
Giải pháp này, không tìm thấy trong Sách lễ, đã được thực hành cho các buổi đồng tế rất đông linh mục tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô và các tình huống tương tự khác.
Chẳng hạn, trong lễ Truyền Dầu ở Rôma, vốn tập họp khoảng một ngàn linh mục, nhiều phó tế, mặc lễ phục phó tế, chuyển đĩa thánh và chén thánh cho các linh mục, vì các vị này ở yên tại chỗ của họ.
Sau khi tôi trả lời như trên về cách thức các vị đồng tế Rước lễ, một linh mục từ bang Georgia, Hoa Kỳ, đã gửi nhận xét này:
"Tôi có một vấn đề thực sự với ý tưởng của việc “chấm bánh vào rượu”. Tại bữa Tiệc Ly, 'Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này” (Mt 26:27). Trong Tin mừng theo thánh Luca và Maccô, bằng chứng rõ ràng là cầm chén và chia sẻ và uống rượu ... chứ không phải là chấm bánh vào rượu. Trong Kinh nguyện Thánh Thể, chúng ta đọc: “'Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống”… Các từ ngữ then chốt là 'cầm' và 'uống'. Đây là các lệnh bằng lời nói".
Đáp: Việc uống Máu Thánh từ chén thánh là được ưa thích hơn bất cứ khi nào có thể. Nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta nên áp dụng văn bản Kinh thánh như nhắc đến các chi tiết chính xác của nghi thức, vốn được phát triển qua nhiều thế kỷ.
Nếu không, chúng ta sẽ đi đến việc đặt câu hỏi về tính hợp pháp của các tập tục đã có từ nhiều thế kỷ, chẳng hạn tập tục của phương Tây về việc Rước Lễ chỉ một hình, hoặc tập tục của một số Giáo Hội Phương Đông về việc Rước lễ cả hai hình cùng lúc, bằng cách dùng thìa.
Thay vào đó, chúng ta nên tin tưởng vào sự giải thích của Giáo Hội, vốn cho phép việc chấm Bánh vào Rượu, như là một giải pháp thực tế cho việc số rất đông vị đồng tế Rước lễ, hay khi không gian hạn hẹp, hoặc do số lượng chén thánh là ít.
Cuối cùng, một phó tế phương Đông đã gửi cho tôi một nhận xét thú vị, về vai trò của phó tế trong việc chuyển trao Chén Thánh và Bánh Thánh cho các linh mục trong lễ đồng tế:
"Các số 242 và 246 của Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nên được đọc trong bối cảnh các qui định và thực hành lâu đời của Giáo Hội, chẳng hạn các Điều Khoản của Công đồng Nixêa (năm 325), cũng được phê chuẩn ở Công đồng Trentô:
"Điều khoản XVIII: Đại Công Đồng Thánh đi đến biết rằng, ở một số quận và thành phố, các phó tế cho các linh mục Rước lễ, trong khi giáo luật và bất cứ tập tục nào đều không cho phép rằng họ không có quyền cho Rước lễ các vị có quyền cho Rước lễ. Và Công đồng cũng biết rằng một số phó tế hiện nay chạm đến Mình Máu Thánh, ngay cả trước khi Giám mục chạm đến. Hãy từ bỏ ngay các tập tục như thế, và các phó tế hãy ở lại trong giới hạn của mình, nên nhớ rằng họ là các thừa tác viên của Giám mục và ở bậc thấp hơn các linh mục. Họ hãy nhận lãnh Mình Thánh theo thứ bậc của họ, sau các linh mục, và hãy để cho Giám mục hoặc linh mục cho người khác Rước lễ; và họ cũng không ngồi giữa các linh mục, vì điều này là trái với giáo luật và thứ bậc. Và nếu, sau sắc lệnh này, bất cứ ai từ chối vâng phục, người ấy sẽ bị truất khỏi chức phó tế".
Mặc dù không phải tất cả các chi tiết được đề cập trong Điều khoản 18 đều được áp dụng cho nghi lễ Rôma hiện nay, các nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên cho ngày nay. (Zenit.org 20-2 và 6-3-2007)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Số 246 của Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói rằng thầy phó tế có thể trao Chén thánh cho các vị đồng tế Rước lễ trong Thánh Lễ, nhưng số 242 lại nói rằng Đĩa thánh có thể được chuyển cho các vị đồng tế bởi một linh mục đồng tế khác. Thầy phó tế không được nhắc đến ở đây. Thưa cha, điều này có nghĩa là phó tế không thể chuyển trao Mình Thánh cho các vị đồng tế chăng? - J. C., Venice, Florida, Hoa Kỳ.
Đáp: Các câu của Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma được đề cập là:
"242. Sau khi đọc xong lời nguyện trước rước lễ, chủ tế bái gối, lui ra một chút. Các vị đồng tế từng người một đến giữa bàn thờ, quì gối và kính cẩn cầm lấy Mình Thánh Chúa tại bàn thờ, và tay phải cầm Mình Thánh, có tay trái đở phía dưới mà lui về chỗ của mình. Tuy nhiên, các vị đồng tế có thể đứng tại chỗ và nhận lấy Mình Thánh từ đĩa do vị chủ tế hoặc một hay nhiều vị đồng tế cầm đi ngang qua trước mặt các ngài, hay, chuyền đĩa cho người kế tiếp cho đến người cuối cùng.
"246. Nếu rước Máu Thánh bằng cách uống trực tiếp chén thánh, có thể theo một trong hai cách sau đây:
“a. Chủ tế cầm lấy chén và đọc thầm: "Xin Máu Thánh Chúa Kitô gìn giữ con, cho con được sống muôn đời, Sanguis Christi custodiat me in vitam aeternam", rồi uống một chút, đoạn trao chén cho phó tế hay một vị đồng tế. Sau đó ngài cho giáo dân rước lễ (x. Các số 160-162).
“b. Các vị đồng tế, từng người một, hay từng hai người nếu có hai chén, tiến đến bàn thờ, quì gối, rước Máu Thánh, lau miệng chén và trở về chỗ.
“c. Chủ tế đứng tại giữa bàn thờ rước lấy Máu Thánh.
“d. Các vị đồng tế có thể rước Máu Thánh tại chỗ mình từ chén thánh do phó tế hay một vị đồng tế đưa tới, hoặc chuyền chén thánh cho nhau. Chén thánh luôn luôn được lau bởi vị vừa uống hay bởi người trao chén. Ai đã rước Máu Thánh, thì trở về ghế mình” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang)
Các bản văn thực sự đề cập đến hai khoảnh khắc khác nhau. Số 242 đề cập đến việc phân phối các Bánh Thánh cho tất cả các vị đồng tế trước khi đọc "Đây Chiên Thiên Chúa". Còn số 246 (§d) đề cập đến việc các phó tế đang chuyển trao (nhưng không cho rước) Máu Thánh khi có nhiều vị đồng tế.
Mục đích của các quy chế này là để cố gắng đoán trước các tình huống khác nhau có thể xảy ra, và đưa ra quy trình tốt nhất có thể. Số 242 nêu ra tình huống được ưa thích: mỗi vị đồng tế đến giữa bàn thờ, nhưng cũng đưa ra các giải pháp khác nếu giải pháp này là không khả thi.
Tuy nhiên, rõ ràng là, tại thời điểm này, sự phân phối Bánh Thánh bởi phó tế là không được dự tính.
Số 246 (§d) cũng trình bày nhiều cách thức mà các linh mục đồng tế rước Máu Thánh. Không có đề cập đến việc phó tế chuyển trao Bánh Thánh, bởi vì số 246 giả định rằng các linh mục đã rước Mình thánh Chúa Kitô rồi.
Chính trong các số 248-249 khả năng được xem xét để cho các linh mục rước cả hai hình tại bàn thờ, hoặc lần lượt rước từng hình, hoặc rước bằng cách chấm bánh vào rượu (intinction).
Sách lễ không thể dự đoán tất cả các tình huống, và có nhiều trường hợp như khi số lượng các vị đồng tế là quá đông, hoặc không gian hạn hẹp, nên không thể thực hiện được cho tất cả các linh mục đến gần bàn thờ.
Trong các trường hợp như thế, các linh mục vẫn có thể ở tại chỗ của mình, hoặc di chuyển đến các nơi được chỉ định trước, tại đó các thầy phó tế hay linh mục chuyển đĩa thánh và chén thánh cho họ. Việc rước lễ trong trường hợp này có thể là lần lượt rước hai hình hoặc thông thường hơn, là rước bằng cách chấm bánh vào rượu.
Trong các trường hợp này, các phó tế hay các linh mục chuyển đĩa thánh và chén thánh cho các linh mục, và làm trong thinh lặng, chứ không nói “Mình Thánh Chúa Kitô". Điều này là bởi vì họ đang hỗ trợ phân phối hai hình cho các vị đồng tế Rước lễ, chứ không phải cho các vị đồng tế Rước lễ, như làm với giáo dân.
Giải pháp này, không tìm thấy trong Sách lễ, đã được thực hành cho các buổi đồng tế rất đông linh mục tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô và các tình huống tương tự khác.
Chẳng hạn, trong lễ Truyền Dầu ở Rôma, vốn tập họp khoảng một ngàn linh mục, nhiều phó tế, mặc lễ phục phó tế, chuyển đĩa thánh và chén thánh cho các linh mục, vì các vị này ở yên tại chỗ của họ.
Sau khi tôi trả lời như trên về cách thức các vị đồng tế Rước lễ, một linh mục từ bang Georgia, Hoa Kỳ, đã gửi nhận xét này:
"Tôi có một vấn đề thực sự với ý tưởng của việc “chấm bánh vào rượu”. Tại bữa Tiệc Ly, 'Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này” (Mt 26:27). Trong Tin mừng theo thánh Luca và Maccô, bằng chứng rõ ràng là cầm chén và chia sẻ và uống rượu ... chứ không phải là chấm bánh vào rượu. Trong Kinh nguyện Thánh Thể, chúng ta đọc: “'Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống”… Các từ ngữ then chốt là 'cầm' và 'uống'. Đây là các lệnh bằng lời nói".
Đáp: Việc uống Máu Thánh từ chén thánh là được ưa thích hơn bất cứ khi nào có thể. Nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta nên áp dụng văn bản Kinh thánh như nhắc đến các chi tiết chính xác của nghi thức, vốn được phát triển qua nhiều thế kỷ.
Nếu không, chúng ta sẽ đi đến việc đặt câu hỏi về tính hợp pháp của các tập tục đã có từ nhiều thế kỷ, chẳng hạn tập tục của phương Tây về việc Rước Lễ chỉ một hình, hoặc tập tục của một số Giáo Hội Phương Đông về việc Rước lễ cả hai hình cùng lúc, bằng cách dùng thìa.
Thay vào đó, chúng ta nên tin tưởng vào sự giải thích của Giáo Hội, vốn cho phép việc chấm Bánh vào Rượu, như là một giải pháp thực tế cho việc số rất đông vị đồng tế Rước lễ, hay khi không gian hạn hẹp, hoặc do số lượng chén thánh là ít.
Cuối cùng, một phó tế phương Đông đã gửi cho tôi một nhận xét thú vị, về vai trò của phó tế trong việc chuyển trao Chén Thánh và Bánh Thánh cho các linh mục trong lễ đồng tế:
"Các số 242 và 246 của Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nên được đọc trong bối cảnh các qui định và thực hành lâu đời của Giáo Hội, chẳng hạn các Điều Khoản của Công đồng Nixêa (năm 325), cũng được phê chuẩn ở Công đồng Trentô:
"Điều khoản XVIII: Đại Công Đồng Thánh đi đến biết rằng, ở một số quận và thành phố, các phó tế cho các linh mục Rước lễ, trong khi giáo luật và bất cứ tập tục nào đều không cho phép rằng họ không có quyền cho Rước lễ các vị có quyền cho Rước lễ. Và Công đồng cũng biết rằng một số phó tế hiện nay chạm đến Mình Máu Thánh, ngay cả trước khi Giám mục chạm đến. Hãy từ bỏ ngay các tập tục như thế, và các phó tế hãy ở lại trong giới hạn của mình, nên nhớ rằng họ là các thừa tác viên của Giám mục và ở bậc thấp hơn các linh mục. Họ hãy nhận lãnh Mình Thánh theo thứ bậc của họ, sau các linh mục, và hãy để cho Giám mục hoặc linh mục cho người khác Rước lễ; và họ cũng không ngồi giữa các linh mục, vì điều này là trái với giáo luật và thứ bậc. Và nếu, sau sắc lệnh này, bất cứ ai từ chối vâng phục, người ấy sẽ bị truất khỏi chức phó tế".
Mặc dù không phải tất cả các chi tiết được đề cập trong Điều khoản 18 đều được áp dụng cho nghi lễ Rôma hiện nay, các nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên cho ngày nay. (Zenit.org 20-2 và 6-3-2007)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét