Trang

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

26-08-2017: THỨ BẢY - TUẦN XX THƯỜNG NIÊN

26/08/2017
Thứ Bảy tuần 20 thường niên.

BÀI ĐỌC I: R 2, 1-3. 8-11; 4, 13-17
"Chúa không nỡ để cho bà thiếu kẻ nối dòng. Đó là thân phụ của Isai,  cha của Đavít".

Trích sách truyện Bà Ruth.
Bấy giờ ông Êlimêlech, chồng bà Nôêmi có một người họ hàng, là người quyền thế và giàu có, tên là Booz. Bà Ruth, người Môab, thưa với mẹ chồng rằng: "Nếu mẹ cho phép, con xin ra đồng mót lúa mà các thợ gặt bỏ sót, nơi nào mà chủ ruộng nhân từ vui lòng cho con mót". Bà mẹ trả lời rằng: "Hỡi con, con cứ đi". Nàng liền đi mót lúa đàng sau các thợ gặt. Bất ngờ chủ ruộng ấy tên là Booz, người có họ với Êlimêlech.

Ông Booz bảo bà Ruth rằng: "Hỡi con, hãy nghe đây, con đừng đi mót lúa ở ruộng khác, đừng rời khỏi nơi này: nhưng hãy đi theo các tớ gái của ta, chúng nó gặt ở đâu, con cứ đi theo đó; vì ta bảo các đầy tớ ta đừng ai làm phiền con. Cả khi con khát nước, cũng cứ đến các vò nước và uống nước mà các đầy tớ ta uống". Bà sấp mình xuống đất, lạy ông ấy mà nói rằng: "Bởi đâu tôi được ơn trước mặt ông, và ông đoái thương tôi là người nữ ngoại bang?" Ông trả lời rằng: "Ta đã nghe đồn mọi sự con đã làm đối với mẹ chồng, sau khi chồng con qua đời, con đã lìa bỏ cha mẹ quê hương và đến cùng dân tộc mà trước đây con không hề biết".

Vậy ông Booz cưới bà Ruth làm vợ. Ông ăn ở với bà, và Chúa ban cho bà có thai, bà sinh được một con trai. Các phụ nữ nói cùng bà Nôêmi rằng: "Chúc tụng Chúa là Đấng không nỡ để cho gia đình bà thiếu kẻ nối dòng! Và nguyện danh Chúa được ca tụng khắp Israel! Cầu chúc bà có người an ủi tâm hồn và phụng dưỡng tuổi già; vì người đó sẽ sinh ra do người con dâu yêu mến bà, và người con dâu đó đáng quý hơn bảy người con trai". Bà Nôêmi ẵm con trẻ vào lòng, và nuôi nấng nó như người vú. Các phụ nữ láng giềng đến mừng bà mà rằng: "Bà Nôêmi đã được một cháu trai". Họ đặt tên cho con trẻ là Obed: đó là thân phụ của Isai cha của Đavít. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 127, 1-2. 3. 4-5
Đáp: Đó là ơn phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Chúa (c. 4).

Xướng: 1)Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người! Công quả tay bạn làm ra bạn an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may. - Đáp.

2)Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thất nội cung nhà bạn, con cái bạn như những chồi non của khóm ô liu, ở chung quanh bàn ăn của bạn. - Đáp.

3)Đó là phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Đức Thiên Chúa. Nguyện xin Thiên Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nhìn thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem, hết mọi ngày trong đời sống của bạn. - Đáp.


ALLELUIA: x. Cv 16, 14b
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy mở lòng chúng con, để chúng con nghe lời của Con Chúa. - Alleluia.

PHÚC ÂM: Mt 23, 1-12
"Họ nói mà không làm".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng và các môn đệ rằng: "Các Luật sĩ và các người biệt phái ngồi trên toà Môsê: vậy những gì họ nói với các ngươi, các ngươi hãy làm và tuân giữ, nhưng đừng noi theo hành vi của họ: vì họ nói mà không làm. Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta: còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử. Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy: vì thế họ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo. Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là "Thầy".

Phần các ngươi, các ngươi đừng muốn được người ta gọi là "Thầy", vì các ngươi chỉ có một Thầy, còn tất cả các ngươi đều là anh em với nhau. Và các ngươi cũng đừng gọi ai dưới đất là "cha", vì các ngươi chỉ có một Cha, Người ngự trên trời.  Các ngươi cũng đừng bắt người ta gọi là "người chỉ đạo": vì các ngươi có một người chỉ đạo, đó là Đức Kitô. Trong các ngươi ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ các ngươi. Hễ ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên". Đó là lời Chúa.


SUY NIỆM : Ðề phòng thái độ giả hình
Theo các văn thư của Ðức Giáo Hoàng Innocentê để lại, thì thời của Ngài, tức thế kỷ 12, là một trong những thời kỳ suy thoái nhất của giáo huấn về đức tin và luân lý: tệ đoan lan tràn khắp nơi, các phe phái quá khích nổi lên, nhiều người phê bình chỉ trích các vị lãnh đạo Giáo Hội vì cuộc sống phản chứng của các ngài.
Lúc đó thánh Phanxicô Assisiô xuất hiện, ngài không chỉ trích ai, nhưng ý thức rằng kẻ phải ăn năn sám hối trước tiên là chính ngài; ngài không khoe khoang, không tham lam, không giả hình, nhưng cố gắng sống đạo một cách nghiêm túc; ngài đi cho đến tận cùng trọng cuộc sống nghèo khó, bác ái, phục vụ, khoan dung. Lý tưởng của thánh Phanxicô chẳng mấy chốc đã được nhiều người chia sẻ, Giáo Hội được hồi sinh, nhiều tâm hồn được đổi mới, mùa xuân thiêng liêng được nở rộ nhiều thế kỷ liên tiếp.
Trong giai đoạn hiện nay, mẫu gương của thánh Phanxicô Assisiô thôi thúc chúng ta hơn bao giờ hết.
Tin Mừng hôm nay không phải là một bản án trút xuống một vài thành phần nào đó trong Giáo Hội, mà phải là một lời mời gọi sám hối cho mọi người. Quả thật, Chúa Giêsu không chỉ kết án thái độ giả hình của những biệt phái, mà còn kêu gọi mọi người hãy đề phòng thái độ giả hình ấy. Giả hình là căn bệnh chung của tất cả những ai mang danh Kitô. Thật thế, nếu giả hình là tách biệt giữa niềm tin và cuộc sống, thì có ai trong chúng ta dám tự phụ mình không rơi vào một thái độ như thế? Giả hình vẫn là cơn cám dỗ cơ bản và triền miên trong cuộc sống người Kitô hữu. Khi căn tính Kitô chỉ là một danh xưng mà không được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, khi sinh hoạt tôn giáo chỉ đóng khung trong bốn bức tường nhà thờ, khi lòng đạo đức được thúc đẩy bởi khoe khoang, tự phụ, khi cuộc sống đạo không là lối sống về niềm tin, mà là trở ngại cho nhiều người đến với Chúa và Giáo Hội, phải chăng đó không là một cuộc sống giả hình?
Câu hỏi mà chúng ta không ngừng đặt ra là cuộc sống đạo của tôi có thực sự là một đóng góp vào việc cải tạo một xã hội đang băng hoại về đạo đức và những giá trị tinh thần không? Giáo Hội mà tôi là thành phần, có xứng đáng là điểm tựa đạo đức cho nhiều người không?
Xin Chúa soi sáng hướng dẫn chúng ta để chúng ta không ngừng nhìn lại bản thân và nhận ra những thiếu sót lầm lỡ trong cuộc sống đạo, ngõ hầu từ đó chúng ta quyết tâm vươn lên mỗi ngày trên đường theo Chúa.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)



LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Bảy Tuần 20 TN1, Năm lẻ.
Bài đọcRuth 2:1-3, 8-11, 4:13-17; Mt 23:1-12.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thiên Chúa ghé mắt nhìn xem những người khiêm nhường phục vụ.
Con người ham hố quyền hành, danh vọng, chức tước; nên khi phải làm gì, họ muốn làm trước đám đông để được tiếng khen và được lựa chọn vào những vị thế quyền cao chức trọng. Ngược lại, Thiên Chúa yêu thương những kẻ khó nghèo, khiêm nhường, và phục vụ tha nhân, như lời Kinh Magnificat của Đức Mẹ chúng ta thường đọc: "Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư. Người giầu có, đuổi về bàn tay trắng... Người lật đổ người quyền hành khỏi ngai vàng và nâng cao những người phận nhỏ thấp hèn." Gương khiêm nhường của Mẹ Maria là một trường hợp điển hình: từ phận nữ tỳ hèn hạ, Chúa đã nâng Mẹ lên Nữ Vương cả trời và đất.
Các Bài Đọc hôm nay so sánh hai loại người đối nghịch nhau này. Trong Bài Đọc I, vì yêu thương phục vụ mẹ chồng, nàng Ruth sẵn sàng chịu cực khổ đi mót lúa về nuôi mẹ chồng. Hành động khiêm nhường phục vụ này không qua khỏi mắt của ông Boaz và Thiên Chúa. Ông Boaz dành mọi dễ dãi cho nàng để kiềm được nhiều lúa, và Thiên Chúa thúc đẩy ông Boaz cưới nàng làm vợ; để hai mẹ con bà Ruth có chỗ nương tựa, và có người con trai nối dõi tông đường. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu lên án cuộc sống của các kinh-sư và biệt-phái: không phải vì giáo lý họ giảng dạy; nhưng lối sống hai mặt của họ khi làm các việc lành phúc đức.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Nó sẽ giúp bà lấy lại sức sống, và sẽ là người nâng đỡ bà trong tuổi già.
1.1/ Ở hiền gặp lành: Bà Naomi có một thân nhân bên họ nhà chồng, một người khá giàu, thuộc thị tộc Elimelech. Người ấy tên là Boaz.
(1) Ruth đi mót lúa để nuôi mẹ chồng: Vì cả hai mẹ con đều góa bụa, và mới trở về Bethlehem từ ngoại quốc, họ không biết làm gì để sinh sống; nên nàng Ruth, người Moab, nói với bà Naomi: "Xin mẹ để con đi ra ruộng mót lúa đằng sau người nào có lòng nhân từ đoái nhìn con." Bà trả lời: "Con cứ đi đi." Nàng đi và đến ruộng mót lúa đằng sau thợ gặt. Nàng may mắn gặp được một thửa ruộng của ông Boaz, người trong thị tộc Elimelech.
Ông chủ ruộng là Boaz nói với Ruth: "Này con, con có nghe không? Đừng đi mót ở ruộng nào khác, cũng đừng rời khỏi đây, nhưng cứ theo sát các tớ gái của ta. Con nhìn thửa ruộng chúng gặt và cứ đi theo chúng. Nào ta đã chẳng ra lệnh cho các tôi tớ không được đụng tới con sao? Nếu khát, con cứ đến chỗ để bình mà uống nước các tôi tớ đã múc."
(2) Lý do Ruth được ông Boaz đoái thương đến: Thấy ông Boaz đối xử với mình quá tốt, nàng Ruth liền cúi rạp xuống đất mà lạy ông, rồi nói: "Sao con lại được ông lấy lòng nhân từ đoái nhìn và quan tâm đến, dù con là một người ngoại quốc?" Ông Boaz đáp: "Người ta đã kể lại cho ta nghe tất cả những gì con đã làm cho mẹ chồng sau khi chồng con mất, cũng như chuyện con đã bỏ cả cha mẹ và quê hương, mà đến với một dân trước kia con không hề biết tới."
1.2/ Thiên Chúa quan phòng và chúc lành cho cuộc hôn nhân thứ hai của bà Ruth: Sau đó ít lâu, "ông Boaz lấy cô Ruth, và nàng trở thành vợ ông. Ông đến với nàng. Nhờ ơn Đức Chúa, nàng đã thụ thai và sinh một con trai." Có nhiều chi tiết cần để ý trong cuộc hôn nhân này:
+ Ông Boaz là người trong họ hàng với chồng bà Naomi. Theo tục lệ, ông có thể lấy nàng Ruth để có con nối dõi tông đường cho gia đình bà Naomi.
+ Có nhà chú giải cho bà Naomi hay nàng Ruth có ý chọn thửa ruộng của ông Boaz để mót lúa. Điều này có thể; nhưng ông Boaz là người giầu có, ông có thể từ chối vì nàng Ruth quá nghèo. Hơn nữa, Ruth còn là người ngoại quốc.
+ Dù sao chăng nữa, Thiên Chúa cũng là người quan phòng cách khôn ngoan cho cuộc hôn nhân thứ hai của nàng Ruth: để hai mẹ con có người săn sóc trong cảnh góa bụa nghèo khó, và nhất là để hai bà góa có con cháu nối dõi tông đường. Các phụ nữ nói với bà Naomi: "Chúc tụng Đức Chúa, Đấng hôm nay đã không để cho bà phải thiếu người bảo tồn giòng dõi: tên tuổi con trẻ sẽ được tung hô tại Israel! Nó sẽ giúp bà lấy lại sức sống, và sẽ là người nâng đỡ bà trong tuổi già, vì người con dâu biết yêu quý bà đã sinh ra nó, nàng quý giá hơn bảy đứa con trai."
+ Thiên Chúa quan phòng cho đứa trẻ này nằm trong giòng tộc của vua David và của Đức Kitô, Đấng Cứu Thế. Trình thuật kể: "Các bà hàng xóm láng giềng đặt tên cho đứa trẻ là Obed. Đó là cha của ông Jesse, là ông nội vua David."
2/ Phúc Âm: Người làm lớn hơn cả phải là người phục vụ anh em.
2.1/ Hãy nghe những gì các kinh sư nói; nhưng đừng bắt chước những gì họ làm: Trước tiên, Chúa không chê trách giáo lý và Lề Luật mà các kinh-sư và biệt-phái dạy dỗ dân chúng. Điều Chúa lên án là việc làm của họ: "Các kinh sư và các người Pharisees ngồi trên toà ông Moses mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm." Lý do:
(1) Họ không làm gương sáng cho người khác bắt chước: Họ muốn người khác làm, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào.
(2) Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy: Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là "Rabbi."
2.2/ Lãnh đạo bằng khiêm nhường phục vụ: Ngược lại với lối sống giả hình của các kinh-sư và biệt-phái, Chúa Giêsu khuyên các môn đệ:
(1) Đừng ham địa vị, chức tước, quyền hành: "Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là "Rabbi," vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Kitô." Khi nói những điều này, Chúa Giêsu không chú ý đến từ ngữ cho bằng đến ý hướng bên trong. Ví dụ, Ngài không đả kích việc con cái phải gọi người sinh ra mình là cha; nhưng ngài đả kích sự ham thích của một người muốn được làm Thầy, Cha, nhà lãnh đạo của thiên hạ. Một cách tuyệt đối, chỉ có Thiên Chúa và Đức Kitô mới xứng đang những danh hiệu này.
(2) Hãy biết khiêm nhường phục vụ tha nhân: "Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải là người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta phải biết kính sợ Thiên Chúa và chân thành yêu thương tha nhân. Thiên Chúa luôn ghé mắt nhìn đến và chúc lành cho những người hết lòng yêu thương và phục vụ tha nhân.
- Để làm chứng cách hiệu quả cho Thiên Chúa và cho con người, lời nói của chúng ta phải luôn đi đôi với hành động. Đừng bao giờ nói mà không làm. 
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.


26/08/2017
THỨ BẢY TUẦN 20 TN
Mt 23,1-12
NGÔN HÀNH HỢP NHẤT

“Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm.” (Mt 23,3)

Suy niệm: Nếu phải xét mình xem trong cuộc đời bao nhiêu lần ta đã nói rất hay mà không xắn tay áo để làm, hay bao nhiêu lần suy nghĩ một đàng, nói một nẻo, có lẽ ta sẽ cảm thấy xấu hổ vì quá nhiều. Cũng vậy, có rất nhiều lần ta tỏ ra độc đoán, kiêu ngạo, luôn cho rằng mình có lý, còn người khác chỉ cần mỗi một việc là phải theo ý ta. Rồi tựa như người Pha-ri-sêu, ta cũng thích chơi trội, thích được nghe lời ngợi khen, tiếng vỗ tay;  việc thờ phượng Chúa trở thành cơ hội phô trương công đức của mình. Lời Chúa Giê-su hôm nay mời gọi ta tránh xa thói thích chỉ tay năm ngón, ham mê danh vọng, đồng thời chiêm ngắm mẫu gương của Chúa Giê-su là vị Thầy duy nhất, vị Chúa quyền năng cao cả nhưng đã khiêm tốn cúi xuống để phục vụ ta. “Người Ki-tô hữu phải kết hợp thành một thân thể duy nhất với Chúa Ki-tô trong tư tưởng, lời nói và việc làm nếu không thì họ sẽ không được tái sinh trong Thiên Chúa và trong sự thăng tiến tâm linh cho đến lúc gặp gỡ Thiên Chúa mặt đối mặt” (Thánh Augustinô).

Mời Bạn nhìn lại chính mình, điều chỉnh nếp sống của mình cho hợp với Lời Chúa dạy, theo mẫu gương Chúa Giê-su. Những gì Chúa trách người Pha-ri-sêu ngày xưa cũng có thể xảy ra nơi bản thân, cộng đoàn bạn hôm nay, đặc biệt thói ham mê danh vọng, phô trương khi làm việc đạo đức.

Sống Lời Chúa:  Tôi cố gắng bỏ thói xấu nói hay dạy người khác làm điều tốt điều lành, mà chính mình không làm.

Cầu nguyệnHát Xin cho con biết lắng nghe.
(5 phút Lời Chúa)

Là anh em vi nhau (26.8.2017 – Th by Tun 20 Thường niên)
 Có nhng đon Tin Mng làm chúng ta nhc nhi, vì m cho chúng ta nhng chân tri xa, cho chúng ta thy nhng điu cn làm, phi làm, nhưng chưa làm. 


Suy nim:
Nửa sau của bài Tin Mừng hôm nay
có thể làm chúng ta bị sốc.
Ðức Giêsu bảo ta đừng để ai gọi mình là thầy,
vì chỉ có một Thầy, một vị lãnh đạo là chính Ngài;
cũng đừng gọi ai là cha,
vì chỉ có một Cha là Thiên Chúa trên trời.
Vậy mà chúng ta vẫn gọi nhiều vị trong Hội Thánh
là cha, là Ðức Thánh Cha,
là giáo phụ, thượng phụ, viện phụ...
Chúng ta có làm sai lời Chúa dạy không?
Ta có phải hiểu theo nghĩa đen lời của Ðức Giêsu không?
Hội Thánh sơ khai đã không hề hiểu theo nghĩa đen.
Thánh Phaolô đã coi mình là cha sinh ra các tín hữu,
đã gọi họ là con (1Cr 4,14-17; Gl 4,19).
Hội Thánh cũng có những thầy dạy (Cv 13,1; 1Cr 12,28),
và những vị lãnh đạo (Cv 15,22; Rm 12,8)
Vậy đâu là điều Ðức Giêsu muốn nhắn nhủ chúng ta?
Chắc chắn Ngài không hề muốn phá bỏ
những cơ cấu cần thiết cho thân thể Hội Thánh,
Ngài cũng không loại bỏ phẩm trật và quyền hành.
Ngài chỉ muốn chúng ta đừng quên:
mọi quyền bính trong Hội Thánh
đều bắt nguồn từ Thiên Chúa và phải quy về Thiên Chúa.
Nếu có ai làm thầy, làm người lãnh đạo,
thì vì họ được chia sẻ quyền làm Thầy của Ðức Giêsu.
Nếu họ được gọi là cha,
thì vì họ được chia sẻ quyền làm Cha của Thiên Chúa.
Dù có chức vụ hay chức vị gì trong Hội Thánh,
tôi cũng không được quên chân lý này:
còn tất cả anh em đều là anh em với nhau,
con một Cha trên trời.
Chỉ có một vị Thầy là Ðức Giêsu.
Nhưng Thầy Giêsu lại sống như bạn của các môn đệ,
như anh em với họ (Ga 15,14; Mt 12,49-50),
và nhất là như tôi tớ phục vụ họ (Mt 20,28).
Ðức Giêsu mãi mãi là gương cho các nhà lãnh đạo.
Quyền lãnh đạo chính là để phục vụ con người.
Phần đầu của bài Tin Mừng cho thấy sự giả hình
của một số người pharisêu, có quyền giảng dạy Lề Luật.
Giả hình là không làm điều mình dạy người khác,
là dễ dãi với chính mình,
nhưng khắt khe với tha nhân.
Giả hình là biến việc thờ phượng Chúa thành thờ mình,
làm việc tốt để người ta thấy và thán phục.
Khi nhìn khuôn mặt của người pharisêu giả hình,
tôi thấy tôi: háo danh, khoa trương, ích kỷ,
dám “đốc” chứ không dám làm...
Có những đoạn Tin Mừng làm chúng ta nhức nhối,
vì mở cho chúng ta những chân trời xa,
cho chúng ta thấy những điều cần làm, phải làm,
nhưng chưa làm.
Cầu nguyn:

Lạy Chúa Giêsu,
khi đến với nhau,
chúng con thường mang những mặt nạ.
Chúng con sợ người khác thấy sự thật về mình.
Chúng con cố giữ uy tín cho bộ mặt
dù đó chỉ là chiếc mặt nạ giả dối.
Khi đến với Chúa,
chúng con cũng thường mang mặt nạ.
Có những hành vi đạo đức bên ngoài
để che giấu cái trống rỗng bên trong.
Có những lời kinh đọc trên môi,
nhưng không có chỗ trong tâm hồn,
và ngược hẳn với cuộc sống thực tế.
Lạy Chúa Giêsu,
chúng con cũng thường ngắm mình trong gương,
tự ru ngủ và đánh lừa mình,
mãn nguyện với cái mặt nạ vừa vặn.
Xin giúp chúng con cởi bỏ mọi thứ mặt nạ,
đã ăn sâu vào da thịt chúng con,
để chúng con thôi đánh lừa nhau,
đánh lừa Chúa và chính mình.
Ước gì chúng con xây dựng bầu khí chân thành,
để chúng con được lớn lên trong bình an.

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
26 THÁNG TÁM
Một Công Trình Của Thánh Thần
Chính Chúa Thánh Thần chúc lành và bảo vệ công trình của Thượng Hội Đồng. Cũng như hồi đầu thập niên 60, chúng ta dạt dào tạ ơn Chúa Thánh Thần vì tặng phẩm Công Đồng, thì ở đây chúng ta cũng có thể tạ ơn Chúa Thánh Thần vì tiếng gọi mời Giáo Hội bước tới xuyên qua biến cố Thượng Hội Đồng này.
Chúng ta tạ ơn Chúa Thánh Thần vì sự qui tụ này của các chủ tịch các hội đồng giám mục trên khắp thế giới, các hồng y tổng trưởng các thánh bộ trong giáo triều Rôma, các bề trên tổng quyền của các dòng tu khác nhau, các thành viên của các cơ chế sống đời thánh hiến cũng như giáo dân – tất cả cùng gặp gỡ nhau dưới sự hướng dẫn khôn ngoan của vị Tổng Thư Ký và các cộng sự viên của ngài.
Chúng ta cũng hết lòng tạ ơn Chúa Thánh Thần vì các cuộc họp của Thượng Hội Đồng ở mọi cấp đều tỏ ra rất kiến hiệu, cho thấy rằng việc triệu tập Thượng Hội Đồng là một phương thế tốt để Giáo Hội tự khảo sát công việc của mình. Như vậy, toàn thể Giáo Hội được hiệp nhất “một lòng một trí” trong Chúa Kitô (Cv 4,32). Một lần nữa, Giáo Hội được mời gọi áp dụng giáo huấn của Công Đồng vào đời sống mình và dấn thân trên con đường hoàn thành chính mình trong tình yêu. Vâng, đây là sứ mạng được Đức Kitô ủy thác cho Giáo Hội khi Ngài nói với Phêrô và các Tông Đồ rằng “Anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy” (Ga 15,9).

- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Gương Thánh Nhân
26 Tháng Tám
Thánh Giuse Calasan
(1556 -1648)

Từ Aragon, là nơi ngài sinh trưởng năm 1556, đến Rôma, là nơi ngài chết lúc 92 tuổi, vận mệnh có lúc mỉm cười cũng có lúc chau mày với thành quả của Giuse Calasan (cũng thường được gọi là Giuse Calasanctius).

Là một linh mục tốt nghiệp đại học về giáo luật và thần học, với sự khôn ngoan và kinh nghiệm quản trị đáng kính nể, nhưng ngài không màng đến sự nghiệp ấy mà chỉ lưu tâm đến nhu cầu giáo dục của trẻ em nghèo. Vì không tìm được tổ chức nào có thể đảm trách công việc tông đồ này ở Rôma, chính ngài và một vài người bạn đã mở trường để dạy học cho các em nghèo. Kết quả thật không ngờ và nhu cầu ngày càng gia tăng nên cần có một trường sở rộng lớn hơn. Sau đó không lâu, Ðức Giáo Hoàng Clêmentê VIII đã giúp đỡ nhà trường, và sự giúp đỡ này được kéo dài cho đến thời Ðức Giáo Hoàng Phaolô V. Nhiều trường sở mới được mở thêm cũng như nhiều người thiện chí khác tiếp tay với công việc, và năm 1621 cộng đoàn này được công nhận là một tu hội (Tu Sĩ Dòng Calasan). Không lâu sau đó, cha Giuse được bổ nhiệm làm giám đốc cho đến mãn đời.

Những thành kiến pha lẫn với tham vọng chính trị và thủ đoạn đã đem lại nhiều xáo trộn cho tu hội. Một số người không thích giáo dục người nghèo, vì họ cho rằng sự giáo dục chỉ làm người nghèo thêm bất mãn vì thân phận thấp hèn của họ trong xã hội! Nhiều người khác căm phẫn khi thấy một số tu sĩ Calasan được gửi đi thụ giáo Galileo (một người bạn của cha Giuse), bởi thế các tu sĩ đã chia rẽ thành những nhóm kình chống nhau. Sau nhiều lần điều tra của ủy ban giáo hoàng, cha Giuse bị giáng chức; và khi sự tranh chấp trong tu hội vẫn còn tiếp tục, tu hội đã bị cấm hoạt động. Chỉ sau khi cha Giuse chết họ mới được phục hồi tình trạng của một tu hội.

Lời Bàn

Không ai biết rõ nhu cầu công việc mà cha Giuse đang làm hơn là chính ngài; không ai biết rõ tính cách vô căn cứ của những lời cáo buộc hơn là chính ngài. Tuy nhiên, nếu ngài muốn hoạt động trong lòng Giáo Hội, ngài biết phải tùng phục đấng có thẩm quyền, và ngài phải chấp nhận sự thất bại nếu không thể thuyết phục được các điều tra viên. Trong khi thành kiến, mưu đồ và sự ngu dốt của nhiều người thường che khuất sự thật trong một thời gian dài, cha Giuse tin rằng, dù dưới những áp lực, tổ chức của ngài sẽ được công nhận và được phép hoạt động. Với sự tin tưởng này ngài đã kiên nhẫn và sẵn sàng tha thứ.

Lời Trích

Ngay cả trong thời gian bị giáng chức, cha Giuse vẫn bảo vệ những người ngược đãi ngài khỏi bị nguy hiểm vì những người ủng hộ nóng tính của ngài; và khi tu hội bị cấm hoạt động, ngài coi như trường hợp của ông Job, là người mà ngài thường tự so sánh: "Thiên Chúa ban và Thiên Chúa lấy đi; chúc tụng danh Chúa!" (Job 1:21b).


Trích từ NguoiTinHuu.com


26 Tháng Tám
Gia Ðình Là Nền Tảng Của Vũ Trụ

Án Tử, người nước Tề, nổi tiếng là một người thanh liêm và thủy chung. Xuất thân từ một gia đình nghèo, Án Tử được vợ hy sinh buôn tảo bán tần để nuôi ăn học. Ðỗ đạt làm quan, Án Tử không bao giờ quên ơn ấy của vợ. Cuộc sống đầy cạm bẫy, ông vẫn một mực trung thành với vợ.

Một hôm vua Cảnh Công đến thăm ở lại dùng bữa với Án Tử. Một người đàn bà đã già xuất hiện trong bữa tiệc. Khi Án Tử vừa giới thiệu người đàn bà đó là vợ mình, nhà vua ngạc nhiên đến sửng sốt. Ông đề nghị với Án Tử: "Ôi vợ khanh trông vừa già lại vừa xấu. Quả nhân có một đứa con gái vừa trẻ vừa đẹp, quả nhân muốn cho về hầu, khanh nghĩ sao?".

Án Tử liền trả lời một cách dứt khoát, không chút do dự: "Nội tử của tôi nay thật già và xấu. Nhưng chúng tôi đã lấy nhau và ăn ở với nhau bao lâu nay, kể từ khi nàng còn trẻ đẹp. Xưa nay, đàn bà lấy chồng lúc còn trẻ cốt để nhờ cậy lúc già, lấy chồng lúc đẹp để nhờ cậy khi xấu. Nội tử tôi thường nhờ cậy tôi cũng như tôi đã từng nhận sự giúp đỡ của nội tử tôi. Nay, bệ hạ muốn ban ơn mưa móc là tùy ở bệ hạ, nhưng xin đừng để tôi phải mang tiếng là ăn ở bội bạc với nội tử của tôi".

Nói xong Án Tử lạy hai lạy, xin từ chối không lấy con gái của nhà vua.

Gia đình là nền tảng của xã hội. Con người chỉ có thể sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Trong cái nhìn Kitô, thì gia đình là một Giáo Hội nhỏ trong đó đức tin được thông ban và trưởng thành.

Nền tảng để gia đình được đứng vững đó là Tình Yêu. Nhưng Tình Yêu không là một cái có sẵn, mà là một giá trị luôn đòi hỏi sự xây dựng và vun xới của con người... Một gia đình hạnh phúc hay không, tất cả đều tùy thuộc ở sự phấn đấu xây dựng từng ngày của con người.

Hai cử chỉ dường như được gắn liền với nhau trong chuyến viếng thăm quê hương dạo tháng 5/1987 của Ðức Gioan Phaolii II, đó là: viếng mộ song thân và cử hành Thánh Lễ đặc biệt cho các đôi vợ chồng.

Cây tốt thường sinh trái tốt: con người của Ðức Gioan Phaolô II là hoa trái Tình Yêu của cha mẹ ngài. Viếng mộ của song thân, Ðức Thánh Cha không những nói lên niềm tri ân của ngài đối với bậc sinh thành, nhưng ngài còn muốn đề cao giá trị của đời sống hôn nhân.
Giữa đời thời đại mà đời sống hôn nhân và gia đình bị lay động đến tận gốc rễ, Ðức Thánh Cha muốn gióng lên một tiếng kêu vô cùng thảm thiết: hãy trung thành với nhau.

Trong Thánh Lễ cầu nguyện cho gia đình, qua đó các đôi vợ chồng hiện diện được mời gọi lập lại lời thề hứa trong hôn phối, Ðức Thánh Cha đã lập lại ý nghĩa và giá trị của Bí Tích Hôn Phối. Ngài nói như sau: "Khi quỳ gối trước bàn thờ trong ngày cưới, các đôi vợ chồng đã thề hứa với nhau cho đến cùng. Họ thề hứa với nhau như thế trước mặt Thiên Chúa. Lời cam kết này phản ánh chính lời hứa của Chúa Giêsu rằng Ngài yêu họ và yêu cho đến cùng".

"Tôi hứa sẽ giữ trung thủy với em khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời tôi".

Khi tuyên hứa với nhau như thế, hai người đã lập lại chính cam kết của Chúa Giêsu, Ðấng đã yêu thương và yêu thương cho đến cùng.

Yêu cho đến cùng nghĩa là chấp nhận cái chết từng ngày. Tình yêu hôn nhân là một hạt giống: có được chôn vùi, có mục nát đi mới sinh hoa kết trái. Luật của đời sống hôn nhân chính là luật của hy sinh, của chiến đấu, của chính sự chết. Nhưng cũng chính khi con người biết chối bỏ chính mình bằng hy sinh, con người sẽ gặp lại chính mình trong người khác... Ðó là lẽ sống mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta.


Trích sách Lẽ Sống


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét