Trang

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

15-10-2017 : (phần II) CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN năm A

15/10/2017
Chúa Nhật 28 thường niên năm A.
(phần II)


Phụng vụ Lời Chúa: Chúa Nhật 28 thường niên, năm A
CHÚA NHT XXVIII THƯỜNG NIÊN A
Is 25,6-10a; Pl 4,12-14.19-20; Mt 22,1-14
TIC VUI NƯỚC TRI CHO MI NGƯỜI
“Vy các ngươi đi ra các ng đường,
gặp ai c
ũng mi hết vào tic cưới (Mt 22,9).
I. CÁC BÀI ĐC
1. Bài đc 1
Ngôn s Isaia loan báo v mt ba tic cánh chung thnh son mà Thiên Chúa s thết đãi muôn dân trên núi Sion. Qua ba tic vui, hân hoan, Thiên Chúa xóa tan ni u bun, tang tóc đang bao trùm muôn dân; Ngài tiêu dit t thn đang thng tr muôn nước. Nh đó, người ta nhn ra Thiên Chúa là Đng cu đ.
Trước hết, ngôn s loan báo vic Thiên Chúa s thết đãi mt ba tic. Vi tht béo, rượu ngon, Thiên Chúa mi gi và sn sàng tiếp đón nhng ai đang đói khát tìm kiếm Chúa. Thiên Chúa s ct đi chiếc khăn đang che ph, chiếc màn đang bao trùm lên người ta làm cho h như b mù lòa thiêng liêng khi không nhn ra vinh quang ca Thiên Chúa. Trong nim vui mng và hân hoan ca mt ba tic, Thiên Chúa xóa tan ưu phin, tang tóc vì chính Người là Đng tiêu dit t thn. Hãy lên núi Sion, hãy nhìn lên, hãy tìm đến vi Thiên Chúa, người ta s được Thiên Chúa cho tha lòng; h s được nhìn thy vinh quang ca Ngài, và s được Ngài gii thoát khi ách t thn đang đè nng trên cuc sng ca h. Đến vi Thiên Chúa, người ta s cm nhn được nim vui và an i.
Thêm vào đó, ngôn s nhn mnh rng li mi gi đến d tic cánh chung không dành riêng cho dân riêng ca Chúa, mà là dành cho muôn dân, dành cho mi dân tc (Is 25,6-7). Ba tic ca Thiên Chúa là ba tic ph quát m ra khon đãi tt c mi người bt k h là ai, không phân bit dân tc, quc gia, giai cp, đa v. Thiên Chúa ch đi và sn sàng tiếp đón tt c mi người đến vi Ngài. Ngài không t chi bt k ai khao khát và tìm kiếm Ngài.
Sau cùng, ngôn s còn loan báo v vin nh cánh chung trong đó người ta nhn ra Thiên Chúa chính là Đng h trông đi, tìm kiếm và khát khao. H nhn ra và tuyên xưng Chúa chính là Thiên Chúa ca h: “Đây là Thiên Chúa ca chúng ta (Is 25,9). Thiên Chúa không còn là đi tượng xa, ngoài, không dính dáng gì đến h, nhưng là Thiên Chúa ca h, gn gũi thiết thân vi h. Chính Ngài là Đng h đã tng trông ch và là Đng cu đ h (Is 25,9).
Muôn dân hân hoan, vui mng và đng thanh xưng tng rng Thiên Chúa mà h tng trông ch chính là Thiên Chúa ca h, Đng ban cho h ơn cu đ.
2. Bài đc 2
Sau khi ri Philípphê, thánh Phaolô đến Thêxalônica, nhưng các tín hu Philípphê vn tiếp tc tiếp tay giúp đ thánh nhân (Pl 4,15-16). Khi thánh Phaolô b cm tù, các tín hu Philípphê đã gi mt cng s viên đến giúp đ (Pl 2,25-30). Chính vì thế mà thánh Phaolô bày t s cm kích trước tm lòng ca các tín hu Philípphê (Pl 4,10.14).
Dù thánh Phaolô biết rng Chúa Giêsu cho phép người rao ging Tin Mng được sng nh Tin Mng, vì làm th thì đáng được tr công (Lc 10,7; 1 Cr 9,14), nhưng ngài mun sng trit đ hơn, mun dn thân quyết lit hơn bng cách khước t quyn đó. Thánh nhân đã ngày đêm làm lng khó nhc đ không tr thành gánh nng cho người khác (1 Cr 4,12; 1 Tx 2,9; 2 Tx 3,8). Vì thế, vic thánh nhân nhn s giúp đ ca các tín hu Philípphê hn là vì gia thánh nhân và h có mt mi tình cm thân thiết cách đc bit.
Quan trng hơn, qua s kin này, thánh Phaolô m ra cho các tín hu Philípphê mt cái nhìn rng m hơn, sâu xa hơn v sc mnh tht s ca người s gi Tin Mng. Qu vy, đi vi thánh Phaolô, nhng nhu cu v vt cht không phi là yếu t thiết yếu ca người rao ging Tin Mng, dư dt cũng được mà thiếu thn cũng không phi là vn đ (Pl 4,12). S nâng đ tht s cho thánh Phaolô không đến t nhng nhu cu vt cht mà đến t Thiên Chúa, trong Đc Giêsu Kitô vì vi Đng ban sc mnh cho tôi, tôi chu được hết (Pl 4,13).
Thánh Phaolô dy cho các tín hu Philípphê hiu rng ch nơi Thiên Chúa và trong Đc Giêsu Kitô, người tín hu mi được tha mãn nhng nhu cu sâu xa nht, tha mãn mt cách tuyt vi nht (Pl 4,19). Trong Đc Giêsu Kitô, Thiên Chúa mi là đi tượng đáng khao khát và ưu tiên tìm kiếm, còn nhng th khác ch là ph thuc mà thôi, ht như li dy ca Chúa Giêsu: Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đc công chính ca Người, còn tt c nhng th kia, Người s thêm cho (Mt 5,33).
3. Bài Tin Mng
Chúa Giêsu tiếp tc nói v Nước Tri bng mt câu chuyn tic cưới. Qua câu chuyn này, đc gi hiu thêm v nhng khía cnh khác nhau ca Nước Tri.
Trước hết, Nước Tri là mt ba tic vui Thiên Chúa t chc và mi thc khách đến d. Ngài chun b chu đáo và sn sàng đ tiếp đón khách mi vào chung vui vi Ngài: Này c bàn, ta đã dn xong, bò tơ và thú béo đã h ri, mi s đã sn. Mi quý v đến d tic cưới! (Mt 22,4). Ngài mi gi, kiên nhn đi ch và tiếp tc dùng nhng trung gian khác nhau đ nhc li li mi khi khách mi không my mn mà vi ba tic.
Thêm na, Nước Tri là mt li mi gi nên người ta có quyn chn la. Ba tic ca Thiên Chúa vn ch là mt trong s nhng la chn ca con người. Câu chuyn cho thy có nhng người chn nhng giá tr khác mà h cho là quan trng và cp thiết hơn, li có nhng người phn ng tiêu cc và bo lc trước li mi tha thiết ca Thiên Chúa. Người ta có quyn chn la hay t chi nhưng s đón nhn hay chi t Nước Tri không h là mt chn la hi ht, vô thưởng vô pht, mà là mt chn la quyết lit, mang tính quyết đnh cho đi người (Mt 20,7).
Sau cùng, câu chuyn Nước Tri m ra mt bước ngot mi khi nhng người xem ra là không xng đáng cũng được mi vào d tic vui Nước Tri. Bt c ai, bt lun tt xu, đu được mi vào Nước Tri. đây vang vng li loan báo cánh chung ca Isaia v mt ba tic dành cho muôn dân, muôn nước (Is 25,6). Li loan báo ca Isaia gi đây đã tr thành hin thc khi Thiên Chúa m ca Nước Tri cho tt c nhng ai mun vào. Tuy nhiên, Nước Tri không h là nơi mà người ta mun ra vào tùy thích. Nước Tri hn có nhng điu kin nht đnh mà nhng ai mun vào đu phi đáp ng (Mt 22,11-13).
Tóm li, Nước Tri là mt ba tic vui ca Thiên Chúa mà mi người đu được mi vào tham d. Đón nhn hay t chi li mi là s chn la t do ca con người và h phi chu trách nhim v s chn la ca mình. Mt khi chn la, người ta cn phi đáp ng nhng đòi hi ca Nước Tri.
II. GI Ý MC V
1/ Ngôn s Isaia loan báo mt ba tic do Thiên Chúa thết đãi muôn dân. Qua ba tic này, Ngài s ct khi h ni u su, bun bã vì Ngài là Đng cu đ h. Tôi cũng được mi lên núi d tic vui vi Chúa, tôi có sn sàng nghe theo tiếng mi gi ca Ngài? Ch có Chúa mi là Đng cu đ tôi, tôi có tin tưởng, phó thác nơi tình thương và quyn năng ca Chúa? Tôi có đ cho Ngài ct đi nhng phin mun, lo lng, nng n trong cuc sng?
2/ Thư Philípphê k li s dn thân quyết lit ca thánh Phaolô vì Đc Kitô và Tin Mng. Đi vi thánh nhân, có Đc Kitô là có tt c. Đc Kitô là chân giá tr tuyt đi, còn nhng gì khác ch mang tính ph thuc. Đc Kitô có nm trong s các bc thang giá tr mà tôi vn hng theo đui? Đc Kitô có là ưu tiên chn la ca tôi? Tôi có dám hy sinh nhng điu khác đ được Đc Kitô làm l sng đi mình?
3/ Bài Tin Mng làm ni bt ch đ Nước Tri. Nước Tri là mt li mi gi tt c mi người đến d tic vui vi Chúa, nhưng đng thi cũng đòi hi người ta phi chn la chp nhn hay t chi, cùng vi nhng điu kin kèm theo. Tôi có nghe thy li mi gi thiết tha ca Chúa đến d tic vui Nước Tri? Tôi chp nhn hay t chi li mi gi ca Ngài? Tôi có sn sàng hy sinh nhng gì riêng tư, chp nhn nhng điu kin, đ được vào Nước Tri?
III. LI NGUYN CHUNG
Ch tếAnh ch em thân mến! Thiên Chúa luôn yêu thương và mong mun con người được hnh phúc, Người mi gi tt c chúng ta vào d tic Nước Tri và vui sng đi đi. Chúng ta hãy cm t Chúa và dâng li nguyn xin.
1. Hi Thánh có s mng dn đưa mi người đến d tic vui nước tri. Chúng ta cùng cu nguyn cho các v ch chăn trong Hi Thánh luôn biết quan tâm chăm sóc tng con chiên trong đàn cũng như ngoài đàn, đ tt c tìm được ngun sng di dào nơi Đc Kitô.
2. Còn rt nhiu người trên thế gii đang sng trong tình cnh túng thiếu đói nghèo. Chúng ta cùng cu nguyn cho các nhà lãnh đo và các t chc quc tế có được nhng bin pháp thích hp cùng vi phương tin cn thiết đ chăm lo cho nhng người nghèo kh.
3. Chon la sng phù hp vi tinh thn Tin Mng là mt thách đ cho nhiu người. Chúng ta cùng cu nguyn cho mi kitô hu, cách riêng các bn tr, luôn can đm tuyên xưng và làm chng cho nim tin vào Đc Kitô trong mi hoàn cnh và mi quyết đnh ca mình.
4. Khi đã chn la, người ta phi n lc đáp ng nhng đòi hi ca Nước Tri. Chúng ta cùng cu nguyn cho mi người trong cng đoàn chúng ta biết hoàn thin bn thân mi ngày, và luôn nêu cao giá tr Tin Mng trong đi sng gia đình cũng như môi trường làm vic.
Ch tếLy Chúa là Cha rt nhân t, xin nhm li chúng con cu nguyn và ban xung muôn ơn lành giúp chúng con sng trn vn tư cách là con cái Chúa, đ ngày sau xng đáng tham d tic vui Nước Tri. Chúng con cu xin nh Đc Kitô, Chúa chúng con.

SCĐ CHÚA NHXXVIII TN A
CHÚA MỜI CHÚNG TA
DỰ TIỆC NƯỚC TRỜI


"Mọi sự đã sẵn. Mời quý vị đến dự tiệc cưới" (Mt 22,4)

Sợi chỉ đỏ : Trong Thánh Kinh, hình ảnh "bữa tiệc" ám chỉ hạnh phúc Nước Trời, và hình ảnh "dự tiệc" ám chỉ việc được hưởng hạnh phúc ấy. Bài đọc I, đáp ca, và bài Tin Mừng đều nói tới việc Thiên Chúa mời mọi người dự tiệc của Ngài :

- Bài đọc I : "Ngày ấy, Chúa các đạo binh sẽ thết đãi tất cả các dân trên núi này một bữa tiệc"

- Đáp ca : "Chúa dọn bàn tiệc đãi tôi, trước mắt quân thù của tôi"

- Tin Mừng : "Nước Trời giống như ông vua kia làm tiệc cưới cho hoàng tử… Các ngươi hãy ra đường, gặp ai bất luận tốt xấu, đều quy tụ lại. Và phòng cưới chật ních khách dự tiệc"



I. DẪN VÀO THÁNH LỄ

Anh chị em thân mến

Có nhiều niềm hạnh phúc chúng ta đang hưởng mà không ý thức, chẳng hạn hạnh phúc được làm con Chúa, hạnh phúc được ở trong Giáo Hội, hạnh phúc mỗi tuần được dự tiệc của Chúa.

Trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta xin Chúa giúp chúng ta ý thức những hạnh phúc ấy ; và chúng ta cũng xin Ngài dạy chúng ta biết sống thế nào để xứng đáng với tấm lòng của Chúa.

II. GỢI Ý SÁM HỐI

- Tuy vẫn biết hạnh phúc Nước Trời là quý báu nhất, nhưng rất nhiều khi chúng ta coi trọng những giá trị vật chất hơn.

- Nhiều lần chúng ta từ chối ơn Chúa.

- Dù đang ở trong Nước Chúa và làm công dân Nước Chúa, nhưng cách sống của chúng ta chưa xứng đáng.

III. LỜI CHÚA

1. Bài đọc I (Is 25,6-9)

Bữa tiệc mà ngôn sứ Isaia mô tả có những nét đáng chú ý sau đây :

- Người thết đãi là "Chúa các đạo binh"

- Khách được mời dự là tất cả các dân

- Nơi dọn tiệc là "trên núi này", tức là núi Sion.

- Trong bữa tiệc đó, người dự không chỉ được thưởng thức những thức ăn ngon, mà còn được cất khỏi mọi buồn sầu, tủi hổ, tang chế.

à Đó chính là hạnh phúc Nước Trời được Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người không phân biệt ai.

2. Đáp ca (Tv 22)

Tv 22 này rất quen thuộc đối với mọi tín hữu : Thiên Chúa là một mục tử chăm sóc đoàn chiên hết sức chu đáo : lo cho chiên có cỏ xanh để ăn, nước trong để uống, bóng mát để nghỉ ngơi, và còn bảo vệ để chiên có thể "ăn tiệc" thoải mái ngay trước mặt quân thù.

3. Tin Mừng (Mt 22,1-14)

Ý nghĩa của dụ ngôn bữa tiệc : Thiên Chúa ban hạnh phúc Nước Trời trước tiên cho dân do thái, nhưng họ đã từ chối vì chuộng những giá trị trần gian hơn ; Thiên Chúa lại ban hạnh phúc ấy cho muôn dân. Tuy nhiên, cũng như người dự tiệc cưới phải mặc áo cưới, người được mời gia nhập Nước Trời cũng phải có một nếp sống mới phù hợp với Tin Mừng.

4. Bài đọc II (Pl 4,12-14.19-20) (Chủ đề phụ)

Trong thời gian Phaolô bị cầm tù, tín hữu Philipphê đã rộng rãi giúp đỡ ông. Trong lá thư cám ơn gởi cho họ, Phaolô nói 2 ý :

- Thực ra ông cũng không cần những giúp đỡ vật chất ấy, vì một mặt ông đã quen thích nghi với mọi hoàn cảnh, và mặt khác ông còn được Chúa trợ giúp, cho nên "Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi".

- Tuy nhiên việc tín hữu Philipphê trợ giúp vật chất cho ông là một điều rất quý. Phaolô xin Thiên Chúa đền đáp lại xứng đáng cho họ.

IV. GỢI Ý GIẢNG

1. Điều trước mắt che khuất điều ở xa

Hạnh phúc Nước Trời, hay - nói cho dễ hiểu - hạnh phúc thiên đàng là thứ hạnh phúc trọn vẹn nhất, vững bền nhất, hơn tất cả mọi thứ hạnh phúc ở trần gian. Ai cũng biết thế.

Tuy nhiên, loài người chúng ta có một cái tật, là bị những cái trước mắt che khuất nên không nhìn thấy cái ở xa, giống như tật cận thị.

Cái trước mắt mà chúng ta thấy hằng ngày là hạnh phúc mà trần gian mang lại qua việc làm ăn, buôn bán. Nói cách khác, trước mắt phải lo làm ăn để có một cuộc sống bảo đảm về vật chất ; thiên đàng thì còn xa, sau này từ từ lo.

Suy nghĩ như thế có phần đúng, vì ta phải sống thực tế với hiện tại. Nhưng cũng có phần sai khi chỉ biết hiện tại mà không hề nghĩ tới tương lai.

Điều sai lớn nhất mà bài Tin Mừng này vạch ra là chẳng những ưu tiên lo cho hiện tại, mà còn "không đếm xỉa gì" đến bữa tiệc Nước Trời, thậm chí còn nhục mạ và hành hạ những sứ giả mà Thiên Chúa sai đến mời ta dự tiệc của Ngài.

Bài Tin Mừng hôm nay gợi cho chúng ta một số điều để suy nghĩ :

- Chúa không hề trách vì chúng ta lo cho cuộc sống vật chất. Nhưng lo đến nỗi quên hẳn cuộc sống mai sau thì sẽ đáng trách. "Tiên vàn chúng con hãy tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, mọi sự khác Ngài sẽ lo cho chúng con".

- Vì chúng ta dễ quên hạnh phúc mai sau, nên nhiều lần và nhiều cách Thiên Chúa sai người này người nọ đến nhắc nhở chúng ta. Chúng ta có khó chịu với những người ấy, xua đuổi họ, nhục mạ họ và ngược đãi họ không ?

2. Tại sao họ đã chối từ ?

Trong đoạn Tin Mừng này, thánh Mát thêu ghi lại hai lý do : "người thì đi thăm trại, người thì đi buôn bán". Thánh Luca thì ghi rõ hơn, tới 3 lý do : "Người thứ nhất nói : tôi mới mua một thửa đất, cần phải đi thăm ; người khác nói : Tôi mới tậu 5 cặp bò, tôi đi thử đây ; người khác nói : Tôi mới cưới vợ, nên không thể đến được" (Lc 14,18-19)

3 lý do trong Luca có thể gom thành 2 loại là làm ăn (thăm đất và thử bò) và thụ hưởng (cưới vợ). Thực ra hai điều ấy không cấp bách đến nỗi phải lập tức làm ngay để đành từ chối lời mời ưu ái của nhà vua. Tuy nhiên, đó là hai nguyên do khiến nhiều người chối từ lời mời của Thiên Chúa. Ta có thể rút ra hai khuyến cáo :

1. Quá mê làm ăn có thể kéo ta xa Chúa.

2. Quá lo thụ hưởng cũng có thể kéo ta xa Chúa.

3. Những ông chủ trại, những thương gia và những kẻ ngoài đường

Chúng ta hãy lưu ý rằng hai hạng người từ chối dự tiệc cưới là những ông chủ trại và những thương gia. Họ không đến vì còn phải lo đi thăm trại và đi buôn bán. Còn những người mau mắn đến dự tiệc là những kẻ ở các ngã đường. Họ nghèo, họ đang đói cho nên được mời ăn tiệc là đến ngay.

Người no đủ không thích ăn tiệc bằng người đói khát.

Bởi thế, Đức Giêsu đã nói rất chí lý : "Khốn cho các ngươi là những kẻ no đủ…. Phúc cho chúng con là những người đói khát".

4. Y phục tiệc cưới

Phần cuối dụ ngôn này làm người đọc thắc mắc và khó chịu : những người đang ở ngoài đường đột nhiên được mời vào dự tiệc cưới thì làm sao có sẵn áo lễ mà mặc. Thế mà ông vua lại bắt một người không có áo lễ tống giam vào ngục.

Nên nhớ đây là một dụ ngôn, nghĩa là các chi tiết ám chỉ đến một ý nghĩa nào đó. Nếu bữa tiệc cưới là hình ảnh của Nước Trời, thì chiếc áo cưới tượng trưng cho nếp sống phù hợp với Nước Trời. Tự nhiên được mời vào Nước Trời đã là một hồng phúc, cho nên để đáp lại thì phải có một nếp sống phù hợp với Nước Trời.

Chiếc áo tượng trưng cho cách sống. Chúng ta hãy suy nghĩ về chiếc áo / cách sống hiện tại của chúng ta : Nó có tốt hơn, đẹp hơn chiếc áo / cách sống của những người không được ở trong phòng tiệc không ?

Chiếc áo tốt đẹp nhất của người dự tiệc Thiên Chúa chính là sống như Đức Kitô, như lời Thánh Phaolô nói : "Anh em hãy mặc lấy con người mới" (Ep 4,24), "Hãy mặc lấy Đức Kitô" (Gl 3,27)

5. Chuyện minh họa : viện cớ

Chúng ta có rất nhiều cớ để không làm điều mình phải làm, và nhiều cớ để làm điều lẽ ra không nên làm.

Ngày xưa có một anh thợ may rất khéo. Bao nhiêu áo đẹp của mọi người trong thành đều do anh may. Tuy nhiên bản thân anh thì chỉ có mỗi một chiếc áo rách. Lúc nào anh cũng mặc chiếc áo rách ấy, ngay cả trong những buổi tiệc lớn của thành phố. Có người thấy thế hỏi anh :

- Sao anh có thể may bao nhiêu chiếc áo đẹp cho mọi người mà lại không may cho anh được một chiếc áo lành lặn.

- Vì tôi phải may áo kiếm tiền, không có giờ may áo cho mình.

- Vậy anh hãy cầm lấy 20 đồng tiền này và may cho anh một chiếc áo, kể như tôi mướn anh may cho tôi vậy.

Anh thợ may cầm tiền về nhà. Đến buổi tiệc tiếp theo, anh lại đến với chiếc áo rách cũ. Người bạn hỏi :

- Sao anh không may áo cho anh ?

- Chiếc áo cho chính bản thân tôi mà giá chỉ có 20 đồng thì quá rẻ, nên tôi không may !

Người bạn chẳng nói gì nữa, bởi vì có nói gì nữa thì anh thợ may cũng sẽ tìm được một cớ khác thôi.

V. LỜI NGUYỆN CHO MỌI NGƯỜI

CT : Anh chị em thân mến

Thiên Chúa mời gọi, ban phát tình thương và ân sủng một cách vô giới hạn cho tất cả mọi người. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa và dâng lời cầu xin.

1- Chúa Giêsu đã dùng bí tích Thánh tẩy mà quy tụ chúng ta vào trong Hội Thánh / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban Thánh Thần hiệp nhất đến trong Hội Thánh / để Người loại trừ mọi bất hòa / ghen ghét và chia rẽ giữa những người có cùng một niềm tin.

2- Chúa Giêsu là vua đem lại hòa bình / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa tiêu diệt mầm móng chiến tranh / và cho muôn dân được an cư lạc nghiệp.

3- Đời sống thường ngày đem lại cho con người hạnh phúc thì ít / mà phiền muộn đau khổ lại nhiều / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban Thánh Thần / là nguồn an ủi kỳ diệu đến trần gian / đề Người lau sạch nước mắt cho những ai đang khổ sầu.

4- Ngày phán xét chung / Chúa chỉ căn cứ vào một tiêu chuẩn duy nhất / để thưởng công hay luận tội người kitô hữu / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / luôn sống trọn vẹn niềm tin đã lãnh nhận / đặc biệt là biết chân thành yêu thương hết thảy mọi người.

CT : Lạy Chúa, xin ban ơn trợ giúp chúng con sống trọn vẹn ơn gọi kitô hữu, nhờ đó chúng con có thể mạnh dạn nói như Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Galát : "Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi". Chúng con cầu xin…

VI. TRONG THÁNH LỄ

- Trước kinh Lạy Cha : Họp nhau đây quanh bàn tiệc của Chúa, chúng ta hãy dâng lên Ngài lời kinh Lạy Cha một cách sốt sắng.

- Trước rước lễ : Chúng ta là những kẻ hạnh phúc được mời dự bàn tiệc của Chúa. Chúng ta hãy mặc chiếc áo cưới tượng trưng cho thiện chí muốn có một cuộc sống mới xứng đáng với Chúa hơn. "Đây Chiên Thiên Chúa…"

VII. GIẢI TÁN

Chúng ta sắp trở lại với cuộc sống thường ngày. Chớ gì những việc làm ăn, buôn bán đừng trở thành những nguyên do khiến chúng ta xa Chúa.

Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI

Lectio Divina: Chúa Nhật XXVIII Thường Niên (A)

Chúa Nhật, 15 Tháng 10, 2017
Lời mời rộng rãi đến bàn tiệc Nước Trời
Đón nhận ơn cứu rỗi với sự chuẩn bị xứng đáng
Mt 22:1-14 


1.  Lời nguyện mở đầu 
Lạy Chúa Thánh Thần của chân lý, được Chúa Giêsu sai đến để hướng dẫn chúng con tìm đến sự toàn chân, xin hãy soi sáng tâm trí chúng con để chúng con có thể hiểu được lời Kinh Thánh.  Ngài là Đấng đã rợp bóng trên Đức Maria và khiến bà thành mảnh đất màu mỡ nơi Lời của Chúa có thể nẩy mầm, xin hãy thanh tẩy tâm hồn chúng con khỏi mọi trở ngại hướng đến Lời Chúa.  Xin giúp chúng con học hỏi theo gương Đức Maria xưa kia với trái tim trinh khiết và tốt lành để lắng nghe Lời Chúa nói với chúng con trong cuộc sống và trong Kinh Thánh, để chúng con có thể tuân giữ Lời Chúa và sinh sản được hoa trái tốt tươi qua sự kiên trì của chúng con.

 2.  Bài Đọc 
a)  Bối cảnh: 
Ý nghĩa của bài dụ ngôn khá rõ ràng khi chúng ta đọc trong bối cảnh của nó.  Nó đi kèm ngay sau một dụ ngôn khác về Nước Trời (21:33-43) và là một phần của cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và các thượng tế và người Biệt Phái về sứ vụ và quyền hạn của Người (xem 21:23-46). 
Trong dụ ngôn trước, dụ ngôn về vườn nho, Chúa Giêsu tóm tắt lịch sử ơn cứu độ.  Thiên Chúa đã bao phủ dân Israel với sự chăm sóc đặc biệt và hy vọng rằng với sự chăm nom như thế sẽ nảy sinh hoa trái dưới hình thức một đời sống trung thành và công bằng.  Đôi lúc, Thiên Chúa đã sai các ngôn sứ đến nhắc nhở dân chúng về kết quả mà Thiên Chúa đã mong đợi, nhưng sứ vụ của họ luôn gặp phải sự chống đối của dân Israel.  Cuối cùng, Thiên Chúa đã sai chính Con Một của Người, nhưng họ đã giết Người Con ấy.  Tại thời điểm này, Chúa Giêsu nói rằng bởi vì dân Israel tiếp tục chối bỏ Nước Trời, cho nên Vương Quốc Nước Trời sẽ được trao lại cho một dân tộc khác, đó là, dân ngoại (21:43).  Lời công bố này cho chúng ta chìa khóa dẫn đến bài đọc dụ ngôn của chúng ta, thực ra nó lặp lại sứ điệp của bài dụ ngôn trước nhưng dùng một hình ảnh khác và với các sắc thái khác nhau. 
Chúng ta phải khẳng định rõ ràng rằng cả hai dụ ngôn không thể có cách chi biện minh cho ý tưởng rằng Thiên Chúa đã phế bỏ dân tộc Israel để dành đặc ân cho Giáo Hội.  Chỉ cần đọc Thư gửi tín hữu Rôma các chương 9-11 để được thuyết phục ngược lại.  Chúa Giêsu nói những lời nghiêm khắc, những điều tiên tri, để kêu gọi dân của Người ăn năn hối cải và để họ chấp nhận Người.  Ngoài ra, các dân ngoại, những người mới được mời, cũng có nguy cơ bị ném ra ngoài nếu họ không mặc y phục lễ cưới.           
b)  Phúc Âm:   
Khi ấy, Chúa Giêsu lại phán cùng các đầu mục tư tế và kỳ lão trong dân những dụ ngôn này rằng:  ‘Nước Trời giống như vua kia làm tiệc cưới cho hoàng tử.  Vua sai đầy tớ đi thỉnh những người đã được mời dự tiệc cưới, nhưng họ không chịu đến.  Vua lại sai các đầy tớ khác mà rằng:  “Hãy nói cùng những người đã được mời rằng:  Này Ta đã dọn tiệc sẵn rồi, đã hạ bò và súc vật béo tốt rồi, mọi sự đã sẵn sàng.  Xin mời các ông đến dự tiệc cưới.”  Nhưng những người ấy đã không đếm xỉa gì và bỏ đi:  người thì đi thăm trại, người thì đi buôn bán; những người khác thì bắt đầy tớ vua mà nhục mạ và giết đi.  Khi vua nghe biết, liền nổi cơn thịnh nộ, sai binh lính đi tru diệt bọn sát nhân đó, và thiêu hủy thành phố của chúng.  Bấy giờ vua nói với các đầy tớ rằng:  “Tiệc cưới đã dọn sẵn sàng, nhưng những kẻ được mời không đáng dự.  Vậy các ngươi hãy ra các ngả đường, gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới.”  Các đầy tớ liền đi ra đường, gặp ai bất luận tốt xấu, đều quy tụ lại và phòng cưới chật ních khách dự tiệc.  Đoạn vua đi vào quan sát những người khách dự tiệc, và thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới.  Vua liền nói với người ấy rằng:  ‘Này bạn, sao bạn vào đây mà không mặc y phục lễ cưới?’  Người ấy lặng thinh.  Bấy giờ vua truyền cho các đầy tớ rằng:  “Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng!”  Vì những kẻ gọi thì nhiều, còn những kẻ được chọn thì ít.’ 

3.  Giây phút thinh lặng cầu nguyện 
Để Lời Chúa được thấm nhập và soi sáng đời sống chúng ta.

4.  Một vài câu hỏi gợi ý 
Để giúp chúng ta trong việc suy gẫm cá nhân. 
a)  Các khách mời từ chối lời mời dự tiệc đại diện cho những ai?  
b)  Các khách mời được tìm thấy trên các ngả đường đại diện cho những ai?     
c)  Người khách mà không mặc y phục lễ cưới đại diện cho những ai? 
d)  Trong đời sống của tôi, có “những việc cấp bách” nào đã ngăn trở tôi nhận lời mời của Thiên Chúa không?
e)  Y phục lễ cưới mà Thiên Chúa muốn tôi mặc để tham dự vào tiệc cưới của Vương Quốc Nước Trời là gì? 



5.  Chìa khóa của bài đọc
Dành cho những ai muốn đào sâu vào trong bài Tin Mừng.

·         Bàn tiệc Nước Trời
Các ngôn sứ thường công bố những lợi ích của ơn cứu rỗi và cách đặc biệt cho những người vào thời kỳ cánh chung thông qua hình ảnh của bữa tiệc.  Bài đọc thứ nhất của Chúa Nhật tuần này (Is 25:6-10a) là một ví dụ.  Giống như Đức Giêsu, ngôn sứ Isaia cũng nói về một bữa tiệc được chuẩn bị bởi Thiên Chúa cho mọi dân tộc.  Tuy nhiên, dân tộc Israel và đặc biệt là thành phố Giêrusalem vẫn là tâm điểm của kế hoạch Thiên Chúa như là trung gian của ơn cứu độ của Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người.  Tuy nhiên trong phần Tân Ước, mặc dù có một sự thừa nhận rằng “ơn cứu độ đến từ dân Do Thái” (Ga 4:22), Đấng trung gian duy nhất của ơn cứu rỗi là Chúa Giêsu, Đấng tiếp tục thực hiện sự hòa giải của mình thông qua cộng đoàn các môn đệ của Người, đó là Giáo Hội.

·         Y phục lễ cưới
Thật là một sự xúc phạm đến người đã đạt lời mời đến dự bữa đại tiệc mà người dự tiệc lại mặc quần áo làm việc thường ngày.  Đó là dấu hiệu của việc coi thường cơ hội mà người ấy được mời tham dự.  Hình ảnh này, được dùng trong dụ ngôn về Nước Trời, muốn truyền đạt ý tưởng rằng người ta không thể bước vào Nước Trời mà không có sự chuẩn bị, và việc chuẩn bị duy nhất là thay đổi.  Trong thực tế, việc thay đổi y phục trong Kinh Thánh có nghĩa là thay đổi lối sống hoặc được cải đổi (xem ví dụ ở Rm 13:14; Gal 3:27; Êph 4:20-24).  

·         “Những kẻ được gọi thì nhiều mà những người được chọn thì ít”
Câu nói này là một cách nói của người Do Thái.  Trong trường hợp không có sự so sánh, Kinh Thánh Do Thái dùng câu diễn tả được dựa trên sự đối chọi mạnh mẽ.  Vì thế, câu diễn tả này không nói gì về mối quan hệ tỉ số giữa những kẻ được gọi gia nhập Hội Thánh và những người được chọn vào sự sống đời đời.  Tuy nhiên, nó cũng đúng là dụ ngôn làm cho sự phân biệt giữa lời mời gọi của ơn cứu độ với sự chọn lựa và lòng kiên trì cuối cùng.  Lòng quảng đại của người cai vị quân vương thật là to lớn, nhưng chúng ta phải nghiêm túc về những yêu cầu của Nước Trời.  Câu nói này là lời kêu gọi cấp bách rằng nếu chỉ là tư cách hội viên chính thức dân riêng của Thiên Chúa thôi thì chưa đủ đâu.  Chúng ta không thể xem ơn cứu rỗi là điều tất nhiên.  Ở đây Chúa Giêsu theo sát một cách chặt chẽ lời giảng dạy của các ngôn sứ.  Xem lại sách Gr 7:1-15 và Ov 6:1-6.  

6.  Thánh Vịnh 47
Thiên Chúa là vua dân Israel và khắp địa cầu
Vỗ tay đi nào, muôn dân hỡi!
Mừng Thiên Chúa, hãy cất tiếng hò reo!
Vì ĐỨC CHÚA là Đấng Tối Cao, Đấng khả uý,
là Vua Cả thống trị khắp địa cầu.
Chính Người bắt muôn dân muôn nước
phải phục quyền và quỵ luỵ chúng tôi.
Người chọn lựa cho chúng tôi phần cơ nghiệp,
cơ nghiệp làm cho kẻ Người thương là Gia-cóp
được nở mặt nở mày.
Thiên Chúa ngự lên, rộn rã tiếng hò reo,
CHÚA ngự lên, vang dội tiếng tù và.
Hãy đàn ca, đàn ca lên mừng Thiên Chúa!
đàn ca lên nào, đàn ca nữa kính Vua ta!
Thiên Chúa là Vua toàn cõi địa cầu,
hãy dâng Người khúc đàn ca tuyệt mỹ.
Thiên Chúa là Vua thống trị chư dân,
Thiên Chúa ngự trên toà uy linh cao cả.
Kìa vương hầu các dân tề tựu
cùng dân Thiên Chúa, Chúa của Ábra-ham.
Mọi thủ lãnh trần gian thuộc quyền Thiên Chúa,
Đấng siêu việt ngàn trùng!

7.  Lời Nguyện Kết
Lạy Chúa, Chúa của toàn thế giới và là Vua của muôn dân.  Từ thuở sơ khai, Chúa đã chuẩn bị bữa tiệc linh đình cho con cái Người và Chúa muốn tề tựu chúng con chung quan bàn tiệc Chúa để chia sẻ trong chính cuộc sống của Chúa.  Chúng con cảm tạ Chúa vì Chúa đã gọi chúng con vào trong Hội Thánh Chúa qua Đức Giêsu, Con của Chúa.  Nguyện xin cho Thần Khí Chúa làm cho chúng con luôn tỉnh thức và sẵn sàng tiếp tục chấp nhận lời mời của Chúa và xin cho chúng con, qua Chúa Thánh Thần, trở nên con người mới, được tạo dựng ra theo ý Thiên Chúa trong công lý và trong sự thánh thiện đích thực, trong hình ảnh của Chúa Kitô, để chúng con có thể cùng tiến vào bàn tiệc của Nước Chúa với vô số các anh chị em.  Xin hãy dùng chúng con, nếu Chúa muốn thế, để tiếp tục kêu gọi những người khác đến dự bàn tiệc chung của Vương Quốc Chúa.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô là Chúa của chúng con.  Amen!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét