Giải đáp phụng vụ: Giảng đài quay về hướng nào?
Nguyễn Trọng Đa
19/Jun/2018
Giải đáp của Cha Edward
McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ
của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con đang sống trong đan viện. Có một cửa lưới sắt ngăn cách chúng con trong nhà thờ và cung thánh. Chúng con có nhiều bạn bè và nhà hảo tâm thường xuyên tham dự Thánh Lễ hàng ngày của chúng con. Trong phần Phụng vụ Thánh Thể, chủ tế nhìn về hướng các nữ tu và quay lưng về phía các tín hữu. Câu hỏi của con là, liệu giảng đài trong cung thánh cũng hướng về phía các nữ đan sĩ chăng? Bởi vì chúng con là nữ đan sĩ kín, liệu giá đọc sách (giảng đài, lantern) của chúng con cũng phải hướng về bàn thờ/cung thánh nữa sao? Hiện nay giá đọc sách (giảng đài) của chúng con hướng về cửa cạnh bên, do đó con không nhìn thấy gì. Con sẽ rất cảm kích nếu cha có thể hướng dẫn con, để rồi con có thể thông báo cho bề trên của con về các sự thay đổi thích hợp. - M. A., Los Angeles, Hoa Kỳ.
Ðáp: Tình hình của một đan viện kín là một trường hợp khá đặc biệt, và ngay cả trong trường hợp này, cũng không có giải pháp rõ ràng vì nó phụ thuộc vào thiết kế của nhà nguyện.
Trước hết, chúng ta hãy đọc xem những gì Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói về giảng đài:
“309. Phẩm giá Lời Chúa đòi phải có một nơi thích hợp trong nhà thờ, để Lời Chúa được loan báo và giáo dân tự nhiên hướng về đó trong phần phụng vụ Lời Chúa.
“Nơi đó thường phải là một giảng đài cố định, chứ không phải chỉ là một cái giá sách di chuyển được. Phải tùy theo cấu trúc của mỗi nhà thờ mà đặt giảng đài để giáo dân có thể dễ dàng nhìn thấy và nghe được thừa tác viên có chức thánh và các độc viên.
“Tại giảng đài sẽ đọc các bài đọc, thánh vịnh đáp ca và bài công bố Tin Mừng Phục Sinh. Cũng tại đó có thể giảng và đọc các lời nguyện cho mọi người, tức là lời nguyện giáo dân. Phẩm giá của giảng đài đòi chỉ có thừa tác viên lời đi lên đó.
“Giảng đài mới nên được làm phép, trước khi được dùng vào phụng vụ, theo nghi thức mô tả trong sách Nghi Thức Rôma" (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang)
Cùng với quy chế trên, chúng ta có thể nêu thêm các chỉ dẫn được cung cấp bởi Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong tài liệu “Dựng xây từ các viên đá sống sộng, Built of Living Stones):
“61. Phần trung tâm của khu vực mà từ đó Lời Chúa được công bố trong phụng vụ là giảng đài. Thiết kế của giảng đài và vị trí nổi bật của nó phản ánh phẩm giá và tính quý phái của lời cứu độ, và thu hút sự chú ý của các người hiện diện cho việc công bố Lời Chúa. Chính tại giảng đài, cộng đồng Kitô hữu gặp được Thiên Chúa sống động trong lời của Ngài, và tự chuẩn bị bước vào phần Nghi thức Bẻ bánh, cũng như cho sứ vụ sống Lời Chúa sắp được công bố. Cần có một khu vực rộng lớn xung quanh giảng đài để cho phép một cuộc rước Sách Tin Mừng, với đầy đủ các thừa tác viên cầm nến và bình hương. Phần Giới Thiệu cho Sách Bài Đọc đề nghị rằng việc thiết kế bàn thờ và giảng đài mang một 'mối quan hệ hài hòa và gần gũi' lẫn nhau, để nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa Lời Chúa và Thánh Thể. Bởi vì nhiều người chia sẻ trong thừa tác Lời Chúa, giảng đài nên dễ tiếp cận được với mọi người, kể cả các người có khuyết tật về thân thể.
“62. “Sự cung kính của chúng ta dành cho Lời Chúa được diễn tả không chỉ trong việc chăm chú lắng nghe và suy niệm Kinh Thánh, mà còn bằng cách chúng ta trao và cư xử đối với Sách Tin Mừng. Giảng đài có thể được thiết kế không chỉ cho việc đọc và giảng Lời Chúa, mà còn để trưng bày cuốn Sách Tin Mừng mở ra, hay một bản sao chép Sách Thánh trước hay sau cử hành Phụng vụ”.
Tôi nghĩ rằng có hai nguyên tắc làm sáng tỏ tình huống trong trường hợp cụ thể này.
Trước tiên, giảng đài nên được cố định cách lý tưởng. Điều này là bởi vì giảng đài là một vị trí trong cung thánh, chứ không chỉ là một thứ trang trí nội thất trong khu vực này.
Thứ hai, giảng đài nên được đặt "như thế nào để cho giáo dân có thể dễ dàng nhìn thấy và nghe được thừa tác viên có chức thánh và các độc viên",
Trong trường hợp được mô tả bởi bạn đọc này, dường như giảng đài được đặt ngang, có thể nói như vậy, theo một cách thế mà cả các nữ đan sĩ và bất kỳ khách dự lễ nào đều nhìn nghiêng độc viên. Tôi giả định rằng các micrô giải quyết vấn đề được nghe tốt.
Trong khi không phải là một tình hình lý tưởng, tôi tin rằng, trong trường hợp đặc biệt này, dường như có một giải pháp hợp lý để không ai có mặt đang lắng nghe độc viên, mà lại nhìn vào lưng của người này.
Điều này là quan trọng, bởi vì các bài đọc và bài giảng chủ yếu hướng tới mọi người có mặt ở đó.
Tuy nhiên, trong Kinh Nguyện Thánh Thể, vị trí của vị linh mục đối với giáo dân là ít quan trọng hơn, vì ngài đang trực tiếp thân thưa với Chúa Cham với tư cách là thừa tác viên của Chúa Kitô, hơn là đang nói chuyện với chính cộng đoàn.
Ngoài ra, có một số thí dụ lịch sử về các giảng đài, nơi mà độc viên phải hướng về phía một bên trong suốt thời gian phục vụ của mình. Thí dụ, Nhà thờ Thánh Lôrensô ở Rôma có hai giảng đài lịch sử, một là dành cho bài Thánh Thư và một dành cho bài Tin Mừng. Trong cả hai trường hợp, vị trí các độc viên được đặt về phía gian bên, và không đối mặt với cộng đoàn.
Cuối cùng, không phải tất cả các đan viện đều có thiết kế này và sự khó khăn này. Thí dụ, trong nhà nguyện của Tu viện Nhập thể ở Avila, nơi mà Thánh Têrêsa lần đầu tiên bước vào đời tu, cửa lưới sắt của nữ đan sĩ được đặt phía sau, để cho mọi người nhìn hướng về cung thánh trong Thánh Lễ. Trong các trường hợp khác, vị trí của các nữ đan sĩ là tiếp giáp ngay với cung thánh. (Zenit.org 19-6-2018)
Hỏi: Con đang sống trong đan viện. Có một cửa lưới sắt ngăn cách chúng con trong nhà thờ và cung thánh. Chúng con có nhiều bạn bè và nhà hảo tâm thường xuyên tham dự Thánh Lễ hàng ngày của chúng con. Trong phần Phụng vụ Thánh Thể, chủ tế nhìn về hướng các nữ tu và quay lưng về phía các tín hữu. Câu hỏi của con là, liệu giảng đài trong cung thánh cũng hướng về phía các nữ đan sĩ chăng? Bởi vì chúng con là nữ đan sĩ kín, liệu giá đọc sách (giảng đài, lantern) của chúng con cũng phải hướng về bàn thờ/cung thánh nữa sao? Hiện nay giá đọc sách (giảng đài) của chúng con hướng về cửa cạnh bên, do đó con không nhìn thấy gì. Con sẽ rất cảm kích nếu cha có thể hướng dẫn con, để rồi con có thể thông báo cho bề trên của con về các sự thay đổi thích hợp. - M. A., Los Angeles, Hoa Kỳ.
Ðáp: Tình hình của một đan viện kín là một trường hợp khá đặc biệt, và ngay cả trong trường hợp này, cũng không có giải pháp rõ ràng vì nó phụ thuộc vào thiết kế của nhà nguyện.
Trước hết, chúng ta hãy đọc xem những gì Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói về giảng đài:
“309. Phẩm giá Lời Chúa đòi phải có một nơi thích hợp trong nhà thờ, để Lời Chúa được loan báo và giáo dân tự nhiên hướng về đó trong phần phụng vụ Lời Chúa.
“Nơi đó thường phải là một giảng đài cố định, chứ không phải chỉ là một cái giá sách di chuyển được. Phải tùy theo cấu trúc của mỗi nhà thờ mà đặt giảng đài để giáo dân có thể dễ dàng nhìn thấy và nghe được thừa tác viên có chức thánh và các độc viên.
“Tại giảng đài sẽ đọc các bài đọc, thánh vịnh đáp ca và bài công bố Tin Mừng Phục Sinh. Cũng tại đó có thể giảng và đọc các lời nguyện cho mọi người, tức là lời nguyện giáo dân. Phẩm giá của giảng đài đòi chỉ có thừa tác viên lời đi lên đó.
“Giảng đài mới nên được làm phép, trước khi được dùng vào phụng vụ, theo nghi thức mô tả trong sách Nghi Thức Rôma" (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang)
Cùng với quy chế trên, chúng ta có thể nêu thêm các chỉ dẫn được cung cấp bởi Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong tài liệu “Dựng xây từ các viên đá sống sộng, Built of Living Stones):
“61. Phần trung tâm của khu vực mà từ đó Lời Chúa được công bố trong phụng vụ là giảng đài. Thiết kế của giảng đài và vị trí nổi bật của nó phản ánh phẩm giá và tính quý phái của lời cứu độ, và thu hút sự chú ý của các người hiện diện cho việc công bố Lời Chúa. Chính tại giảng đài, cộng đồng Kitô hữu gặp được Thiên Chúa sống động trong lời của Ngài, và tự chuẩn bị bước vào phần Nghi thức Bẻ bánh, cũng như cho sứ vụ sống Lời Chúa sắp được công bố. Cần có một khu vực rộng lớn xung quanh giảng đài để cho phép một cuộc rước Sách Tin Mừng, với đầy đủ các thừa tác viên cầm nến và bình hương. Phần Giới Thiệu cho Sách Bài Đọc đề nghị rằng việc thiết kế bàn thờ và giảng đài mang một 'mối quan hệ hài hòa và gần gũi' lẫn nhau, để nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa Lời Chúa và Thánh Thể. Bởi vì nhiều người chia sẻ trong thừa tác Lời Chúa, giảng đài nên dễ tiếp cận được với mọi người, kể cả các người có khuyết tật về thân thể.
“62. “Sự cung kính của chúng ta dành cho Lời Chúa được diễn tả không chỉ trong việc chăm chú lắng nghe và suy niệm Kinh Thánh, mà còn bằng cách chúng ta trao và cư xử đối với Sách Tin Mừng. Giảng đài có thể được thiết kế không chỉ cho việc đọc và giảng Lời Chúa, mà còn để trưng bày cuốn Sách Tin Mừng mở ra, hay một bản sao chép Sách Thánh trước hay sau cử hành Phụng vụ”.
Tôi nghĩ rằng có hai nguyên tắc làm sáng tỏ tình huống trong trường hợp cụ thể này.
Trước tiên, giảng đài nên được cố định cách lý tưởng. Điều này là bởi vì giảng đài là một vị trí trong cung thánh, chứ không chỉ là một thứ trang trí nội thất trong khu vực này.
Thứ hai, giảng đài nên được đặt "như thế nào để cho giáo dân có thể dễ dàng nhìn thấy và nghe được thừa tác viên có chức thánh và các độc viên",
Trong trường hợp được mô tả bởi bạn đọc này, dường như giảng đài được đặt ngang, có thể nói như vậy, theo một cách thế mà cả các nữ đan sĩ và bất kỳ khách dự lễ nào đều nhìn nghiêng độc viên. Tôi giả định rằng các micrô giải quyết vấn đề được nghe tốt.
Trong khi không phải là một tình hình lý tưởng, tôi tin rằng, trong trường hợp đặc biệt này, dường như có một giải pháp hợp lý để không ai có mặt đang lắng nghe độc viên, mà lại nhìn vào lưng của người này.
Điều này là quan trọng, bởi vì các bài đọc và bài giảng chủ yếu hướng tới mọi người có mặt ở đó.
Tuy nhiên, trong Kinh Nguyện Thánh Thể, vị trí của vị linh mục đối với giáo dân là ít quan trọng hơn, vì ngài đang trực tiếp thân thưa với Chúa Cham với tư cách là thừa tác viên của Chúa Kitô, hơn là đang nói chuyện với chính cộng đoàn.
Ngoài ra, có một số thí dụ lịch sử về các giảng đài, nơi mà độc viên phải hướng về phía một bên trong suốt thời gian phục vụ của mình. Thí dụ, Nhà thờ Thánh Lôrensô ở Rôma có hai giảng đài lịch sử, một là dành cho bài Thánh Thư và một dành cho bài Tin Mừng. Trong cả hai trường hợp, vị trí các độc viên được đặt về phía gian bên, và không đối mặt với cộng đoàn.
Cuối cùng, không phải tất cả các đan viện đều có thiết kế này và sự khó khăn này. Thí dụ, trong nhà nguyện của Tu viện Nhập thể ở Avila, nơi mà Thánh Têrêsa lần đầu tiên bước vào đời tu, cửa lưới sắt của nữ đan sĩ được đặt phía sau, để cho mọi người nhìn hướng về cung thánh trong Thánh Lễ. Trong các trường hợp khác, vị trí của các nữ đan sĩ là tiếp giáp ngay với cung thánh. (Zenit.org 19-6-2018)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét