Giáo Hội Công Giáo đơn độc với ấn tín tòa giải tội
Vũ Văn An
26/Jun/2018
Ủy Ban Hoàng Gia điều tra cách đáp ứng tai tiếng lạm dụng
tình dục vị thành niên của các định chế Úc có ý định kết thúc cuộc điều tra của
họ với 2 đề nghị quan trọng liên quan đến Đạo Công Giáo, đó là luật độc thân
linh mục và ấn tín tòa giải tội, coi chúng như những nhân tố góp phần tạo ra
“văn hóa” lạm dụng tình dục vị thành niên của phía các định chế Công
Giáo.
Sau các đóng góp tích cực và mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo
Công Giáo, Ủy Ban đã loại luật độc thân linh mục ra khỏi các khuyến cáo cuối
cùng của họ, vì lý do đơn giản là nó không phải là một nhân tố tạo ra việc lạm
dụng tình dục vị thành nhiên. Nhưng vẫn duy trì việc hủy bỏ ấn tín tòa giải tội.
Các lực lượng duy thế tục
Sau đề nghị đó, hiện đã có ba tiểu bang và lãnh thổ Úc ban hành các đạo luật buộc phải thông báo các trường hợp ấu dâm và hoài nghi ấu dâm. Đó là hai Tiểu Bang New South Wales, South Australia và Lãnh Thổ Thủ Đô Canberra. Riêng Tiểu Bang South Australia và Lãnh Tổ Thủ Đô Canberra đã chính thức bao gồm các tôn giáo vào đạo luật buộc phải tường trình. Một cách cụ thể, các linh mục thuộc hai quyền tài phán này buộc phải tường trình những điều nghe được liên quan tới một vụ ấu dâm dù là ở trong Tòa Giải Tội. Luật này sẽ có hiệu lực tại Tiểu Bang South Australia từ tháng 10 năm nay, và tại Lãnh Thổ Thủ Đô vào tháng 3 năm 2019. Và trong khi chờ đợi luật có hiệu lực, Lãnh thổ Thủ Đô Canberra sẽ có cuộc thảo luận chính thức giữa Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse với Bộ Trưởng Tư Pháp Gordon Ramsay về đạo luật này, thì Tiểu Bang South Australia không hề dự định một cuộc thảo luận như vậy, dù, Đức Cha Gregory O’Kelly, giám quản tông tòa Tổng Giáo Phận Adelaide cho hay: Tổng Giáo Phận không hề biết đạo luật này áp dụng cho ấn tín tòa giải tội cho đến nay!
Tiểu Bang New South Wales chưa bao gồm các tôn giáo vào đạo luật buộc phải tường trình vì họ coi đây là vấn đề thuộc bình diện quốc gia. Khía cạnh này, dường như cũng được bộ trưởng Gordon Ramsay của Lãnh Thổ Thủ Đô Canberra đồng ý.
Chính vì thế, cả Bộ Trưởng Tư Pháp Liên Bang Christian Porter và Thủ Tướng Chính Phủ Liên Bang Malcolm Turnbull vừa lên tiếng theo chiều hướng muốn một luật chung cho cả nước về vấn đề này và ý hướng của họ là đặt sự an tòan của trẻ em lên trên hết, dĩ nhiên trên cả ấn tín tòa giải tội.
Tuy nhiên, còn nước còn tát, trước khung trí (mindset) của Lãnh Thổ Thủ Đô Canberra muốn có cuộc thảo luận chính thức với Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse, cả Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse lẫn Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, vị tiền nhiệm của ngài và hiện là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Úc, đều lên tiếng ủng hộ và hứa sẽ có giải pháp hợp lý vừa bảo đảm an toàn cho trẻ em vừa tôn trọng luật thánh thiêng của Công Giáo là ấn tín tòa giải tội.
Đọc các tin tức trên, điều làm người ta lo ngại là tình cảnh cô đơn của Giáo Hội Công Giáo trước sức tấn công vũ bão và bất công của chủ nghĩa duy thế tục.
Ai cũng biết ông Malcolm Turnbull là một người Công Giáo dù ông ít khi nói đến đức tin Công Giáo trong sinh hoạt chính trị của mình. Xem ra, ấn tín tòa giải tội ít có ý nghĩa đối với ông. Riêng ông Gordon Ramsay, Bộ Trưởng Tư Pháp của Lãnh Thổ Thủ Đô Canberra, vốn là một mục sư Anh Giáo, thì ý nghĩa của ấn tín này, chắc chắn ông nắm rất vững. Nhưng ông vẫn chủ trương phải bỏ ấn tín này trong trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em. Hỏi thì ông bảo: tôi phải tách biệt các niềm tin tôn giáo của tôi ra khỏi tư cách đại diện dân. Làm như người Công Giáo không phải là người được ông đại diện! Còn các tôn giáo khác và các hệ phái Kitô Giáo khác thì sao?
Các Tôn Giáo
Đó là điều đáng nói. Xét chung, tôn giáo nào cũng có điều khoản xưng thú tội lỗi hay ít nhất lỗi lầm của mình cho môt ai đó có thẩm quyền. Thực vậy, ít nhất trong giới tăng già, các tu sĩ Phật Giáo đã có truyền thống xưng thú các lỗi lầm của bản thân lên các bậc bề trên. Trong các kinh thuộc Tam tạng kinh điển Phật giáo viết bằng tiếng Phạn (pali Canon), các bì khu (tỳ kheo) từng thú tội mình với Đức Phật. Luật này không thấy nói áp dụng cho các tín hữu bình thường và chắc chắn không hề mang mục đích xóa tội, tha thứ, mà chỉ là một phương pháp tu luyện thực hành trên bình diện nhân sinh, không hề có tính thánh thiêng như lời trần tình mặt đối mặt với Đấng Phán Xét tối hậu, và do đó, tính bảo mật, cùng lắm, chỉ là bảo mật nhân tình, có thể không cần phải bảo vệ trước một nhu cầu nhân sinh lớn hơn là sự an toàn của trẻ vô tội.
Trong Do Thái Giáo, thú tội là phần quan trọng để nhận sự tha thứ cho các tội chống lại Thiên Chúa và người khác. Việc thú tội với Thiên Chúa thường làm tập thể ở số nhiều. Người Do Thái Giáo thú tội “Chúng con đã phạm tội”. Đối với việc xúc phạm đến người khác, buộc phải thú tội với nạn nhân để được nạn nhân tha thứ, một điều kiện để nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa. Nếu nạn nhân không tha thứ, thì người phạm tội phải thú tội công khai, trước một cử tọa lớn hơn. Như thế, Do Thái Giáo không có tòa giải tội để có ấn tín buộc phải giữ, vì không có việc thú tội cá nhân, ngoại trừ việc xin nạn nhân tha thứ.
Hồi Giáo cũng có việc thú tội và thú tội trực tiếp với Thiên Chúa, không qua con người, trừ trường hợp xin nạn nhân của tội tha thứ. Hồi giáo dạy rằng tội phải được giữ cho riêng mình để tìm sự tha thứ cá thể của Thiên Chúa. Thiên Chúa tha thứ cho những ai tìm sự tha thứ của Người và cam kết không tái phạm, dù một số tội trong đó một người khác là nạn nhân thì không được tha thứ, ngoại trừ khi người kia tha thứ, nên phải xin họ tha thứ. Quan điểm này, xét chung, giống quan điểm của Do Thái Giáo, không có việc xưng tội với người phàm, không có tòa giải tội.
Kitô Giáo có nhiều quan điểm khác nhau hơn về việc xưng tội. Nói chung quan điểm của Công Giáo Rôma và các Giáo Hội Chính Thống giống nhau về bí tích xưng tội, nhất là ấn tín tòa giải tội.
Các hệ phái Kitô Giáo
Theo Tân Từ Điển Bách Khoa Công Giáo, việc công khai thú tội (exomologesis) đã có từ lâu trong Giáo Hội sơ khai. Và ít nhất từ thế kỷ thứ 8 (nghĩa là trước cuộc ly khai Đông Tây năm 1054), từ ngữ xưng tội được dùng để chỉ việc thú tội với vị linh mục để nhận sự tha tội (absolution) nhờ quyền chìa khóa.
Thực ra, cũng theo Tân Từ Điển Bách Khoa nói trên, hình thức xưng tội riêng với vị linh mục đã có từ lâu trong Giáo Hội. Bởi lẽ, trong một lá thư viết năm 459 gửi một số giám mục Ý, Đức Lêô Cả, trong khi nghiêm khắc lên án sự lạm dụng trong việc buộc hối nhân phải đọc công khai bản kê khai chi tiết các tội bản thân của mình, đã nhìn nhận rằng việc tự ý tình nguyện xưng tội công khai có thể đáng khen trong một số trường hợp, nhưng không được đòi họ làm điều này, vì việc xưng tội bí mật với các linh mục đã đủ rồi (Epist. 168.2; Patrologia Latina ed. J. P. Migne, 54:1210).
Ý niệm xưng tội bản thân nói trên được mọi hệ phái Kitô Giáo, kể cả các hệ phái phát sinh từ sau cuộc đại ly giáo Tây Phương năm 1517, chỉ khác là xưng với linh mục (Công Giáo, Chính Thống) hay trực tiếp với Thiên Chúa (Thệ Phản nói chung).
Nhưng còn ý niệm ấn tín tòa giải tội? Theo luận lý, đã không xưng tội với một con người, nghĩa là không có tòa giải tội, thì cũng không có ấn tín tòa giải tội. Mà đã có tòa giải tội, thì phải có ấn tín của nó. Như sẽ thấy, nhiều giáo hội tự xưng mình là Thệ Phản nhưng vẫn duy trì tòa giải tội. Và do đó, có ấn tín tòa này.
Theo Từ Điển Bách Khoa Công Giáo cũ (Ấn bản 1914), thì luật ấn tín tòa giải tội chính thức được san định trong Decretum của Gratian năm 1151 (secunda pars, dist. VI, c. II), qui định rằng "Deponatur sacerdos qui peccata penitentis publicare præsumit", nghĩa là "Linh mục nào dám tiết lộ tội lỗi của hối nhân mình phải bị cách chức” và ông còn quả quyết rằng người vi phạm luật này phải bị phạt làm kẻ “lang thang” suốt đời, tức tuyệt thông.
Công Đồng Lateran thứ tư, năm 1215, chính thức áp dụng luật trên cho toàn thể Giáo Hội: “Linh mục tuyệt đối phải ý thức rằng ngài không được phản bội người có tội bằng lời nói hay dấu hiệu hoặc bất cứ cách nào: nhưng nếu ngài có nhu cầu phải tham khảo ý kiến khôn ngoan hơn, thì ngài phải thận trọng làm thế mà không nhắc gì tới người [có tội]. Vì bất cứ vị nào dám tiết lộ một tội đã được xưng với mình trong toà thống hối, chúng tôi sắc chỉ rằng vị này không những mất chức vụ linh mục mà còn bị giam trong một đan viện để mãi mãi đền tội” (Xem Hefele-Leclercq, "Hist. des Conciles" năm 1215); cũng nên xem Mansi or Harduin, "Coll. conciliorum").
Nhưng nên biết “Decretum” chỉ thu thập các sắc lệnh của các công đồng và nguyên tắc giáo luật đã có. Thành thử, luật này chắc chắn đã có từ lâu trong Giáo Hội, trước cuộc đại phân ly Đông Tây. Nên rất nhiều giáo Hội Kitô Giáo ngoài Công Giáo Rôma, tuân giữ.
Theo Bách Khoa Từ Điển Mở Wikipedia, người tín hữu Chính Thống Giáo thường chọn xưng tội với một “cha linh hướng”, có thể là cha xứ hoặc một vị chân tu (staret). Và điều họ xưng với các vị này được bảo vệ bởi ấn tín giải tội, tuy việc xưng tội không diễn ra trong một toà giải tội, mà thường là ở phần chính của nhà thờ, trước bục đọc sách đặt cạnh iconostasis (bình phong ảnh tượng). Cũng như Công Giáo Rôma, các giáo hội Chính Thống hiểu rằng việc xưng tội không phải là với vị linh mục mà là với Chúa Kitô, linh mục chỉ là chứng nhân và người hướng dẫn, tuy ngài được quyền giải tội.
Phần lớn các giáo hội Thệ Phản tin rằng không một trung gian nào, ngoài Chúa Kitô, là cần thiết giữa Kitô hữu và Thiên Chúa để được giải mọi tội lỗi. Thành thử nhiều giáo hội Thệ Phản chính dòng qui định việc xưng tội tập thể trong các buổi phụng vụ của họ.
Một số người Thệ Phản xưng tội riêng của họ với Thiên Chúa, tin rằng điều này đủ để được tha tội. Tuy nhiên, trong một số giáo phái, họ được khuyến khích xưng tội với một người khác khi người này bị hại.
Trong các bối cảnh trên, không thể có ấn tín tòa giải tội vì không có việc xưng tội với 1 thừa tác viên do Giáo Hội chỉ định. Tuy nhiên, khác với các giáo hội Thệ Phản khác, giáo hội Luthêrô thực hành “xưng tội và tha tội”, dưới hai hình thức. Dưới hình thức đầu, trong phụng vụ thánh, toàn thể cộng đoàn dừng lại giây lát để im lặng xưng tội, đọc kinh Cáo Mình, và nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa qua vị mục sư với lời cầu nguyện : “dựa vào lời xưng tội của anh chị em và nhân danh cùng lời truyền của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tôi tha thứ cho anh chị em mọi tội lỗi của anh chị em nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
Hình thức xưng tội và tha tội thứ hai gọi là “Phép Tha Tội Thánh” (Holy Absolution) được thực hiện riêng với vị mục sư (thường phải được yêu cầu). Ở đây, hối nhân xưng riêng các tội của mình và làm hành vi ăn năn tội cách trọn (contrition) lúc mục sư, hành động trong ngôi vị Chúa Kitô, đọc công thức tha tội: “nhân danh và theo lệnh truyền của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tôi tha thứ cho anh (chị) mọi tội lỗi của anh (chị) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Trong giáo hội Luthêrô, mục sư buộc phải giữ ấn tín tòa giải tội như trong truyền thống Công Giáo Rôma. Sách Giáo Lý Nhỏ của Luther dạy rằng “mục sư đoan hứa không nói với ai khác các tội ngỏ với ngài trong lúc xưng tội riêng, vì các tội này đã được cất bỏ”. Tuy nhiên, trong các thế kỷ 19 và 20, hình thức thứ hai này ít được sử dụng; hiện nay, nó chỉ được áp dụng lúc rước lễ lần đầu.
Giáo hội Giám Lý (Methodism) thừa nhận cả hai cách xưng tội với người phàm: công khai khi gây tai tiếng công cộng; tư riêng với một vị linh hướng để được nhẹ nhõm lương tâm và giúp thống hối. Trong nghi thức xưng tội và tha tội riêng, vị mục sư đọc “nhân danh Chúa Giêsu Kitô, anh (chị) được tha thứ!”. Một số giáo hội Giám Chức thường xuyên tổ chức định kỳ việc xưng tội và tha tội riêng, trong khi nhiều giáo hội khác chỉ có khi được yêu cầu. Vì giáo hội Giám Chức chủ trương quyền chìa khóa “thuộc mọi người đã chịu phép rửa”, nên việc xưng tội và tha tội riêng không nhất thiết phải được làm với một mục sư, và do đó, họ cho phép việc xưng tội với một giáo dân, dù đây không hẳn là một qui định. Gần đến giờ chết, nhiều tín hữu Giám Chức xưng các tội riêng của họ và lãnh ơn tha tội từ một thừa tác viên thụ phong, song song với việc được xức dầu. Trong giáo hội Giám Chức, các mục sư buộc phải giữ ấn tín tòa giải tội. Ai không tuân giữ sẽ bị mất chức theo giáo luật. Việc xưng tội tập thể vẫn năng được thực hành nhiều hơn cả. Và nhiều tín hữu Giám Chức thường xuyên xưng tội với chính Thiên Chúa.
Tính tương đối của ấn tín tòa giải tội Anh Giáo
Ai cũng biết giáo hội Giám Chức do John Wesley, một mục sư Anh Giáo, thành lập. Nên có nhiều điểm giống Anh Giáo. Thực vậy, Anh Giáo cũng có hai hình thức xưng tội: xưng tội tập thể và xưng tội riêng. Trong hình thức đầu, mọi người âm thầm xưng tội mình trong tâm hồn, cùng đọc lời xưng tội chung và được vị mục sư tha tội chung. Hình thức sau cũng được người Anh Giáo thực hành, nhất là bởi những người gọi là Anglo-Catholics (Anh Giáo thiên Công Giáo) trong một tòa giải tội hay tại một cuộc gặp gỡ riêng với vị mục sư. Sau khi xưng tội, vị mục sư đọc công thức giải tội. Cũng như Công Giáo Rôma, Anh Giáo coi ấn tín tòa giải tội là tuyệt đối và bất cứ vị giải tội nào tiết lộ những tội ngỏ với ngài trong toà giải tội sẽ bị mất chức.
Nhưng thực ra, ấn tín tòa giải tội trong Anh Giáo không hề có tính “tuyệt đối” như trên vừa nói. Điều luật 113 ban hành năm 1603 của Giáo Hội Thệ Phản Anh (tên bấy giờ của Hiệp Thông Anh Giáo) qui định các thừa tác viên của Giáo Hội “bất cứ lúc nào cũng không được tiết lộ và cho bất cứ người nào biết bất cứ tội ác hay vi phạm nào đã được ủy thác cho sự đáng tin và sự bí mật của mình, ngoại trừ chúng là các tội ác mà theo luật lệ của lãnh thổ này, mạng sống của chính họ bị đặt thành vấn đề vì đã che dấu chúng...”
Như thế, rõ ràng có một luật trừ đối với bổn phận phải giữ sự bí mật khi một bổn phận như thế trái với một bổn phận do quyền bính dân sự áp đặt. Chẳng qua, đây chỉ là hệ luận của Luật “Submission of the Clergy” năm 1532 khi Giáo Hội Anh Giáo từ bỏ quyền được ban hành luật lệ Giáo Hội nếu không được phép và chấp thuận của nhà Vua.
Chính vì thế, theo Alison Cotes, The Courier-Mail ngày 8 tháng 7 năm 2014, Giáo Hội Anh Giáo đã bỏ phiếu cho phép các mục sư của họ được tiết lộ những điều nghe được trong tòa giải tội về lạm dụng tình dục trẻ em.
Không lạ gì khi Tổng Giám Mục Anh Giáo của Adelaide là Geoffrey Smith, nhân dịp này, tuyên bố giáo hội của ngài đồng ý đặt ấn tín tòa giải tội xuống hàng ưu tiên thứ yếu so với sự an tòan của vị thành niên. Ông Ramsay ủng hộ việc này là điều dễ hiểu.
Tính tuyệt đối của ấn tín tòa giải tội Công Giáo
Các lực lượng duy thế tục
Sau đề nghị đó, hiện đã có ba tiểu bang và lãnh thổ Úc ban hành các đạo luật buộc phải thông báo các trường hợp ấu dâm và hoài nghi ấu dâm. Đó là hai Tiểu Bang New South Wales, South Australia và Lãnh Thổ Thủ Đô Canberra. Riêng Tiểu Bang South Australia và Lãnh Tổ Thủ Đô Canberra đã chính thức bao gồm các tôn giáo vào đạo luật buộc phải tường trình. Một cách cụ thể, các linh mục thuộc hai quyền tài phán này buộc phải tường trình những điều nghe được liên quan tới một vụ ấu dâm dù là ở trong Tòa Giải Tội. Luật này sẽ có hiệu lực tại Tiểu Bang South Australia từ tháng 10 năm nay, và tại Lãnh Thổ Thủ Đô vào tháng 3 năm 2019. Và trong khi chờ đợi luật có hiệu lực, Lãnh thổ Thủ Đô Canberra sẽ có cuộc thảo luận chính thức giữa Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse với Bộ Trưởng Tư Pháp Gordon Ramsay về đạo luật này, thì Tiểu Bang South Australia không hề dự định một cuộc thảo luận như vậy, dù, Đức Cha Gregory O’Kelly, giám quản tông tòa Tổng Giáo Phận Adelaide cho hay: Tổng Giáo Phận không hề biết đạo luật này áp dụng cho ấn tín tòa giải tội cho đến nay!
Tiểu Bang New South Wales chưa bao gồm các tôn giáo vào đạo luật buộc phải tường trình vì họ coi đây là vấn đề thuộc bình diện quốc gia. Khía cạnh này, dường như cũng được bộ trưởng Gordon Ramsay của Lãnh Thổ Thủ Đô Canberra đồng ý.
Chính vì thế, cả Bộ Trưởng Tư Pháp Liên Bang Christian Porter và Thủ Tướng Chính Phủ Liên Bang Malcolm Turnbull vừa lên tiếng theo chiều hướng muốn một luật chung cho cả nước về vấn đề này và ý hướng của họ là đặt sự an tòan của trẻ em lên trên hết, dĩ nhiên trên cả ấn tín tòa giải tội.
Tuy nhiên, còn nước còn tát, trước khung trí (mindset) của Lãnh Thổ Thủ Đô Canberra muốn có cuộc thảo luận chính thức với Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse, cả Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse lẫn Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, vị tiền nhiệm của ngài và hiện là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Úc, đều lên tiếng ủng hộ và hứa sẽ có giải pháp hợp lý vừa bảo đảm an toàn cho trẻ em vừa tôn trọng luật thánh thiêng của Công Giáo là ấn tín tòa giải tội.
Đọc các tin tức trên, điều làm người ta lo ngại là tình cảnh cô đơn của Giáo Hội Công Giáo trước sức tấn công vũ bão và bất công của chủ nghĩa duy thế tục.
Ai cũng biết ông Malcolm Turnbull là một người Công Giáo dù ông ít khi nói đến đức tin Công Giáo trong sinh hoạt chính trị của mình. Xem ra, ấn tín tòa giải tội ít có ý nghĩa đối với ông. Riêng ông Gordon Ramsay, Bộ Trưởng Tư Pháp của Lãnh Thổ Thủ Đô Canberra, vốn là một mục sư Anh Giáo, thì ý nghĩa của ấn tín này, chắc chắn ông nắm rất vững. Nhưng ông vẫn chủ trương phải bỏ ấn tín này trong trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em. Hỏi thì ông bảo: tôi phải tách biệt các niềm tin tôn giáo của tôi ra khỏi tư cách đại diện dân. Làm như người Công Giáo không phải là người được ông đại diện! Còn các tôn giáo khác và các hệ phái Kitô Giáo khác thì sao?
Các Tôn Giáo
Đó là điều đáng nói. Xét chung, tôn giáo nào cũng có điều khoản xưng thú tội lỗi hay ít nhất lỗi lầm của mình cho môt ai đó có thẩm quyền. Thực vậy, ít nhất trong giới tăng già, các tu sĩ Phật Giáo đã có truyền thống xưng thú các lỗi lầm của bản thân lên các bậc bề trên. Trong các kinh thuộc Tam tạng kinh điển Phật giáo viết bằng tiếng Phạn (pali Canon), các bì khu (tỳ kheo) từng thú tội mình với Đức Phật. Luật này không thấy nói áp dụng cho các tín hữu bình thường và chắc chắn không hề mang mục đích xóa tội, tha thứ, mà chỉ là một phương pháp tu luyện thực hành trên bình diện nhân sinh, không hề có tính thánh thiêng như lời trần tình mặt đối mặt với Đấng Phán Xét tối hậu, và do đó, tính bảo mật, cùng lắm, chỉ là bảo mật nhân tình, có thể không cần phải bảo vệ trước một nhu cầu nhân sinh lớn hơn là sự an toàn của trẻ vô tội.
Trong Do Thái Giáo, thú tội là phần quan trọng để nhận sự tha thứ cho các tội chống lại Thiên Chúa và người khác. Việc thú tội với Thiên Chúa thường làm tập thể ở số nhiều. Người Do Thái Giáo thú tội “Chúng con đã phạm tội”. Đối với việc xúc phạm đến người khác, buộc phải thú tội với nạn nhân để được nạn nhân tha thứ, một điều kiện để nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa. Nếu nạn nhân không tha thứ, thì người phạm tội phải thú tội công khai, trước một cử tọa lớn hơn. Như thế, Do Thái Giáo không có tòa giải tội để có ấn tín buộc phải giữ, vì không có việc thú tội cá nhân, ngoại trừ việc xin nạn nhân tha thứ.
Hồi Giáo cũng có việc thú tội và thú tội trực tiếp với Thiên Chúa, không qua con người, trừ trường hợp xin nạn nhân của tội tha thứ. Hồi giáo dạy rằng tội phải được giữ cho riêng mình để tìm sự tha thứ cá thể của Thiên Chúa. Thiên Chúa tha thứ cho những ai tìm sự tha thứ của Người và cam kết không tái phạm, dù một số tội trong đó một người khác là nạn nhân thì không được tha thứ, ngoại trừ khi người kia tha thứ, nên phải xin họ tha thứ. Quan điểm này, xét chung, giống quan điểm của Do Thái Giáo, không có việc xưng tội với người phàm, không có tòa giải tội.
Kitô Giáo có nhiều quan điểm khác nhau hơn về việc xưng tội. Nói chung quan điểm của Công Giáo Rôma và các Giáo Hội Chính Thống giống nhau về bí tích xưng tội, nhất là ấn tín tòa giải tội.
Các hệ phái Kitô Giáo
Theo Tân Từ Điển Bách Khoa Công Giáo, việc công khai thú tội (exomologesis) đã có từ lâu trong Giáo Hội sơ khai. Và ít nhất từ thế kỷ thứ 8 (nghĩa là trước cuộc ly khai Đông Tây năm 1054), từ ngữ xưng tội được dùng để chỉ việc thú tội với vị linh mục để nhận sự tha tội (absolution) nhờ quyền chìa khóa.
Thực ra, cũng theo Tân Từ Điển Bách Khoa nói trên, hình thức xưng tội riêng với vị linh mục đã có từ lâu trong Giáo Hội. Bởi lẽ, trong một lá thư viết năm 459 gửi một số giám mục Ý, Đức Lêô Cả, trong khi nghiêm khắc lên án sự lạm dụng trong việc buộc hối nhân phải đọc công khai bản kê khai chi tiết các tội bản thân của mình, đã nhìn nhận rằng việc tự ý tình nguyện xưng tội công khai có thể đáng khen trong một số trường hợp, nhưng không được đòi họ làm điều này, vì việc xưng tội bí mật với các linh mục đã đủ rồi (Epist. 168.2; Patrologia Latina ed. J. P. Migne, 54:1210).
Ý niệm xưng tội bản thân nói trên được mọi hệ phái Kitô Giáo, kể cả các hệ phái phát sinh từ sau cuộc đại ly giáo Tây Phương năm 1517, chỉ khác là xưng với linh mục (Công Giáo, Chính Thống) hay trực tiếp với Thiên Chúa (Thệ Phản nói chung).
Nhưng còn ý niệm ấn tín tòa giải tội? Theo luận lý, đã không xưng tội với một con người, nghĩa là không có tòa giải tội, thì cũng không có ấn tín tòa giải tội. Mà đã có tòa giải tội, thì phải có ấn tín của nó. Như sẽ thấy, nhiều giáo hội tự xưng mình là Thệ Phản nhưng vẫn duy trì tòa giải tội. Và do đó, có ấn tín tòa này.
Theo Từ Điển Bách Khoa Công Giáo cũ (Ấn bản 1914), thì luật ấn tín tòa giải tội chính thức được san định trong Decretum của Gratian năm 1151 (secunda pars, dist. VI, c. II), qui định rằng "Deponatur sacerdos qui peccata penitentis publicare præsumit", nghĩa là "Linh mục nào dám tiết lộ tội lỗi của hối nhân mình phải bị cách chức” và ông còn quả quyết rằng người vi phạm luật này phải bị phạt làm kẻ “lang thang” suốt đời, tức tuyệt thông.
Công Đồng Lateran thứ tư, năm 1215, chính thức áp dụng luật trên cho toàn thể Giáo Hội: “Linh mục tuyệt đối phải ý thức rằng ngài không được phản bội người có tội bằng lời nói hay dấu hiệu hoặc bất cứ cách nào: nhưng nếu ngài có nhu cầu phải tham khảo ý kiến khôn ngoan hơn, thì ngài phải thận trọng làm thế mà không nhắc gì tới người [có tội]. Vì bất cứ vị nào dám tiết lộ một tội đã được xưng với mình trong toà thống hối, chúng tôi sắc chỉ rằng vị này không những mất chức vụ linh mục mà còn bị giam trong một đan viện để mãi mãi đền tội” (Xem Hefele-Leclercq, "Hist. des Conciles" năm 1215); cũng nên xem Mansi or Harduin, "Coll. conciliorum").
Nhưng nên biết “Decretum” chỉ thu thập các sắc lệnh của các công đồng và nguyên tắc giáo luật đã có. Thành thử, luật này chắc chắn đã có từ lâu trong Giáo Hội, trước cuộc đại phân ly Đông Tây. Nên rất nhiều giáo Hội Kitô Giáo ngoài Công Giáo Rôma, tuân giữ.
Theo Bách Khoa Từ Điển Mở Wikipedia, người tín hữu Chính Thống Giáo thường chọn xưng tội với một “cha linh hướng”, có thể là cha xứ hoặc một vị chân tu (staret). Và điều họ xưng với các vị này được bảo vệ bởi ấn tín giải tội, tuy việc xưng tội không diễn ra trong một toà giải tội, mà thường là ở phần chính của nhà thờ, trước bục đọc sách đặt cạnh iconostasis (bình phong ảnh tượng). Cũng như Công Giáo Rôma, các giáo hội Chính Thống hiểu rằng việc xưng tội không phải là với vị linh mục mà là với Chúa Kitô, linh mục chỉ là chứng nhân và người hướng dẫn, tuy ngài được quyền giải tội.
Phần lớn các giáo hội Thệ Phản tin rằng không một trung gian nào, ngoài Chúa Kitô, là cần thiết giữa Kitô hữu và Thiên Chúa để được giải mọi tội lỗi. Thành thử nhiều giáo hội Thệ Phản chính dòng qui định việc xưng tội tập thể trong các buổi phụng vụ của họ.
Một số người Thệ Phản xưng tội riêng của họ với Thiên Chúa, tin rằng điều này đủ để được tha tội. Tuy nhiên, trong một số giáo phái, họ được khuyến khích xưng tội với một người khác khi người này bị hại.
Trong các bối cảnh trên, không thể có ấn tín tòa giải tội vì không có việc xưng tội với 1 thừa tác viên do Giáo Hội chỉ định. Tuy nhiên, khác với các giáo hội Thệ Phản khác, giáo hội Luthêrô thực hành “xưng tội và tha tội”, dưới hai hình thức. Dưới hình thức đầu, trong phụng vụ thánh, toàn thể cộng đoàn dừng lại giây lát để im lặng xưng tội, đọc kinh Cáo Mình, và nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa qua vị mục sư với lời cầu nguyện : “dựa vào lời xưng tội của anh chị em và nhân danh cùng lời truyền của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tôi tha thứ cho anh chị em mọi tội lỗi của anh chị em nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
Hình thức xưng tội và tha tội thứ hai gọi là “Phép Tha Tội Thánh” (Holy Absolution) được thực hiện riêng với vị mục sư (thường phải được yêu cầu). Ở đây, hối nhân xưng riêng các tội của mình và làm hành vi ăn năn tội cách trọn (contrition) lúc mục sư, hành động trong ngôi vị Chúa Kitô, đọc công thức tha tội: “nhân danh và theo lệnh truyền của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tôi tha thứ cho anh (chị) mọi tội lỗi của anh (chị) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Trong giáo hội Luthêrô, mục sư buộc phải giữ ấn tín tòa giải tội như trong truyền thống Công Giáo Rôma. Sách Giáo Lý Nhỏ của Luther dạy rằng “mục sư đoan hứa không nói với ai khác các tội ngỏ với ngài trong lúc xưng tội riêng, vì các tội này đã được cất bỏ”. Tuy nhiên, trong các thế kỷ 19 và 20, hình thức thứ hai này ít được sử dụng; hiện nay, nó chỉ được áp dụng lúc rước lễ lần đầu.
Giáo hội Giám Lý (Methodism) thừa nhận cả hai cách xưng tội với người phàm: công khai khi gây tai tiếng công cộng; tư riêng với một vị linh hướng để được nhẹ nhõm lương tâm và giúp thống hối. Trong nghi thức xưng tội và tha tội riêng, vị mục sư đọc “nhân danh Chúa Giêsu Kitô, anh (chị) được tha thứ!”. Một số giáo hội Giám Chức thường xuyên tổ chức định kỳ việc xưng tội và tha tội riêng, trong khi nhiều giáo hội khác chỉ có khi được yêu cầu. Vì giáo hội Giám Chức chủ trương quyền chìa khóa “thuộc mọi người đã chịu phép rửa”, nên việc xưng tội và tha tội riêng không nhất thiết phải được làm với một mục sư, và do đó, họ cho phép việc xưng tội với một giáo dân, dù đây không hẳn là một qui định. Gần đến giờ chết, nhiều tín hữu Giám Chức xưng các tội riêng của họ và lãnh ơn tha tội từ một thừa tác viên thụ phong, song song với việc được xức dầu. Trong giáo hội Giám Chức, các mục sư buộc phải giữ ấn tín tòa giải tội. Ai không tuân giữ sẽ bị mất chức theo giáo luật. Việc xưng tội tập thể vẫn năng được thực hành nhiều hơn cả. Và nhiều tín hữu Giám Chức thường xuyên xưng tội với chính Thiên Chúa.
Tính tương đối của ấn tín tòa giải tội Anh Giáo
Ai cũng biết giáo hội Giám Chức do John Wesley, một mục sư Anh Giáo, thành lập. Nên có nhiều điểm giống Anh Giáo. Thực vậy, Anh Giáo cũng có hai hình thức xưng tội: xưng tội tập thể và xưng tội riêng. Trong hình thức đầu, mọi người âm thầm xưng tội mình trong tâm hồn, cùng đọc lời xưng tội chung và được vị mục sư tha tội chung. Hình thức sau cũng được người Anh Giáo thực hành, nhất là bởi những người gọi là Anglo-Catholics (Anh Giáo thiên Công Giáo) trong một tòa giải tội hay tại một cuộc gặp gỡ riêng với vị mục sư. Sau khi xưng tội, vị mục sư đọc công thức giải tội. Cũng như Công Giáo Rôma, Anh Giáo coi ấn tín tòa giải tội là tuyệt đối và bất cứ vị giải tội nào tiết lộ những tội ngỏ với ngài trong toà giải tội sẽ bị mất chức.
Nhưng thực ra, ấn tín tòa giải tội trong Anh Giáo không hề có tính “tuyệt đối” như trên vừa nói. Điều luật 113 ban hành năm 1603 của Giáo Hội Thệ Phản Anh (tên bấy giờ của Hiệp Thông Anh Giáo) qui định các thừa tác viên của Giáo Hội “bất cứ lúc nào cũng không được tiết lộ và cho bất cứ người nào biết bất cứ tội ác hay vi phạm nào đã được ủy thác cho sự đáng tin và sự bí mật của mình, ngoại trừ chúng là các tội ác mà theo luật lệ của lãnh thổ này, mạng sống của chính họ bị đặt thành vấn đề vì đã che dấu chúng...”
Như thế, rõ ràng có một luật trừ đối với bổn phận phải giữ sự bí mật khi một bổn phận như thế trái với một bổn phận do quyền bính dân sự áp đặt. Chẳng qua, đây chỉ là hệ luận của Luật “Submission of the Clergy” năm 1532 khi Giáo Hội Anh Giáo từ bỏ quyền được ban hành luật lệ Giáo Hội nếu không được phép và chấp thuận của nhà Vua.
Chính vì thế, theo Alison Cotes, The Courier-Mail ngày 8 tháng 7 năm 2014, Giáo Hội Anh Giáo đã bỏ phiếu cho phép các mục sư của họ được tiết lộ những điều nghe được trong tòa giải tội về lạm dụng tình dục trẻ em.
Không lạ gì khi Tổng Giám Mục Anh Giáo của Adelaide là Geoffrey Smith, nhân dịp này, tuyên bố giáo hội của ngài đồng ý đặt ấn tín tòa giải tội xuống hàng ưu tiên thứ yếu so với sự an tòan của vị thành niên. Ông Ramsay ủng hộ việc này là điều dễ hiểu.
Tính tuyệt đối của ấn tín tòa giải tội Công Giáo
|
Trái lại, Giáo Hội Công Giáo thì vẫn coi ấn tín này có giá trị tuyệt đối. Thực vậy, gần cùng ngày với lá phiếu của Anh Giáo nói trên, Tòa Thánh có tổ chức một cuộc hội thảo cho khoảng 200 cha giải tội tại Vatican về ấn tín tòa giải tội và việc giữ bí mật mục vụ. Nhân dịp này, Đức Hồng Y Mauro Piacenza, đứng đầu Tòa Xá Giải của Tòa Thánh, quả quyết không có bất cứ luật trừ nào đối với ấn tín tòa giải tội. Ngài nói “ấn tín này tuyệt đối và bất khả xâm phạm, tôi buộc phải giữ bí mật liên quan đến mọi điều được ngỏ với tôi”.
Về tính tuyệt đối này, bộ Giáo Luật năm 1983 có các qui định sau đây:
Điều 983: §1. Ấn tín bí tích là điều bất khả xâm phạm, vì thế, tuyệt đối cấm cha giải tội không được tiết lộ hối nhân bằng lời nói hay bằng cách nào khác, và vì bất cứ lý do gì. §2. Thông dịch viên, nếu có, và tất cả mọi người đã biết được tội bằng bất cứ cách nào, do việc thú tội, cũng đều buộc phải giữ bí mật.
Điều 984: §1. Tuyệt đối cấm cha giải tội, dùng những kiến thức biết được trong lúc giải tội để làm hại hối nhân, mặc dù không có nguy cơ tiết lộ nào. §2. Người cầm quyền không thể dùng những kiến thức biết được bất cứ lúc nào do việc giải tội, để lãnh đạo ở tòa ngoài, bằng bất cứ cách nào.
Còn Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo thì dạy rõ:
Điều 2490: Bí mật của bí tích Hoà giải là một bí mật linh thánh và không thể bị phản bội với bất cứ lý do nào. "Bí mật của bí tích này có tính bất khả xâm phạm, bởi vậy tuyệt đối cấm cha giải tội không được tỏ lộ bất cứ điều gì về người xưng tội, dù bằng lời nói hoặc bằng cách nào khác, vì bất cứ lý do nào".
Giải thích điều trên, Cha Saunders, khoa trưởng Notre Dame Graduate School of Christendom College, viết trên Arlington Catholic Herald cho rằng “linh mục không được vi phạm ấn tín tòa giải tội để cứu mạng sống mình, để giữ tiếng thơm của mình, để bác bỏ 1 tố cáo gian, để cứu mạng sống một người khác, để giúp tiến trình công lý (như báo cáo 1 tội ác), hay để tránh một tai họa công cộng”.
Đó là điều hiện vẫn được hàng giáo phẩm Úc chủ trương và duy trì, dù phải đối diện với áp lực lớn lao từ phía quyền lực chính trị và dù vẫn muốn hợp tác với mọi thành phần dân chúng trong việc bảo vệ vị thành niên.
Có chăng một giải pháp chung?
Cũng nên biết, theo Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse, bỏ ấn tín tòa giải tội cũng có nghĩa là không tên ấu dâm nào lại đút đầu vào rọ bằng cách đi xưng tội cả. Thành thử bỏ ấn tín tòa giải tội nào có giải quyết được gì. Vả lại, “các tên ấu dâm... dấu diếm tội ác của chúng, chúng không tự thú”, làm gì có chuyện chúng đến xưng tội. Đàng khác, ít khi vị linh mục biết được căn cước người xưng tội: không ai phải nói căn cước của mình cho linh mục giải tội cả.
Trong khi đó, không có ấn tín tòa giải tội, sẽ không còn ai đến để trút những bí ẩn sâu xa nhất từng làm lương tâm họ khốn khổ, như thế là xâm phạm quyền tự do tôn giáo của họ mà vẫn không giải quyết được nạn lạm dụng tình dục vị thành niên.
Nhưng người ta chưa biết các luận điểm trên đây của Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse có đủ mạnh để xã hội dân chính “an tâm” về phương diện bảo vệ sự an toàn cho trẻ em không.
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, theo tin ngày 10 tháng Sáu, 2018 của David Wroe, thì cho rằng Giáo Hội Úc đã bắt đầu nói chuyện với Tòa Thánh về vấn đề này và “coi trọng bất cứ cố gắng nào nhằm cải thiện sự an toàn cho trẻ em”. Riêng về ấn tín tòa giải tội, ngài cho rằng “rất ít bằng chứng vững chắc đã được trình bầy tại Ủy Ban Hoàng Gia cho thấy bí tích đã bị lạm dụng một cách đến có thể cho phép các tên ấu dâm tiếp tục phạm tội ác”.
Ngài cũng cho rằng luật buộc các linh mục phá bỏ ấn tín tòa giải tội “dựa trên một cấu trúc hoàn toàn có tính giả thuyết về bí tích Thống Hối, một thứ cấu trúc không hiểu chi về thực tại của những gì diễn ra giữa linh mục và hối nhân trong bí tích... Nó là thứ luật lệ có thể đã được soạn thảo và thông qua chỉ bởi những người biết rất ít hay không biết gì về cách bí tích vận hành trên thực tế”.
Nói như Đức Tổng Giám Mục Christian Prowse, “Chính phủ... đã tự chỉ định mình làm một nhà chuyên môn về các thực hành tôn giáo và mưu toan thay đổi bí tích xưng tội trong khi không hề cải thiện sự an toàn của trẻ em”.
Theo Megan Neil của Australian Associated Press, Đức Tổng Giám Mục Coleridge quả quyết rằng “bảo vệ trẻ em và đề cao toàn vẹn tính của các bí tích Công Giáo không hề loại trừ lẫn nhau và Giáo Hội muốn tiếp tục làm việc với chính phủ để bảo đảm có thể đạt được và duy trì được cả hai điều”.
Theo tạp chí Crux, Đức Cha O’Kelly, giám quản Adelaide, khi được hỏi ngài sẽ làm gì nếu có người đến xưng tội rằng họ lạm dụng tình dục trẻ em, đã trả lời: bổn phận của tôi là cố gắng giục người đó đi chỗ khác nơi ông ta có thể nhận được sự giúp đỡ hay bất cứ điều gì khác, làm bất cứ điều gì có thể để thay đổi tác phong gớm ghiếc này... Bạn năn nỉ ông ta, bạn có thể qùy lạy ông ta mà năn nỉ, nhưng tôi không thể vi phạm ấn tín tòa giải tội”.
Ngài cho hay nếu 1 đứa trẻ đến nói với 1 linh mục trong tòa giải tội rằng em bị lạm dụng tình dục, linh mục này nên thúc giục em báo cáo việc đó ở bên ngoài tòa giải tội cho “một nơi khác an toàn, một ai đó em có thể nói với”.
Khó lòng các luận điểm của Đức Cha O’Kelly được chính phủ nghe theo để bỏ điều khỏan buộc các linh mục phải báo cáo những điều liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em nghe được trong tòa giải tội. Phần chắc là các linh mục phải sẵn sàng để chịu phạt, thậm chí đi tù vì cương quyết bảo vệ ấn tín tòa giải tội. Tự do hành đạo quả không còn trên đất nước tự hào là thành lũy phát huy tự do này.
Đã đến lúc các tôn giáo nói chung, nhất là các hệ phái Kitô Giáo, phải cùng lên tiếng khi tự do tôn giáo bị đe dọa như trong trường hợp này. Im lặng càng làm cho chính sách chia để trị của độc tài duy tương đối thành công hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét