Tường thuật của Hội Đồng Thế
Giới các Giáo Hội về chuyến thăm đại kết tại Genève của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
23/Jun/2018
Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội,
tiếng Anh viết tắt là WCC, đã nồng hậu dành cho Đức Phanxicô một chỗ danh dự
trong diễn đàn chung tại Genève vào ngày 21 tháng 6 nhân dịp ngài tới đó tham dự
lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập tổ chức đại kết này.
Theo trang mạng của họ, Tổng Thư
Ký WCC, Mục Sư Tiến Sĩ Olav Fykse Tveit, nói rằng “Hôm nay là một dấu mốc quan
trọng. Chúng ta sẽ không dừng ở đây. Chúng ta sẽ tiếp tục, chúng ta có thể cùng
nhau làm nhiều hơn nữa cho những người cần tới chúng ta”.
Đức Giáo Hoàng khởi đầu cuộc thăm viếng bằng cách tham dự buổi cầu nguyện tại nhà nguyện của Trung Tâm Đại Kết ở Genève sau khi từ Rôma bay tới và sau đó, thăm Viện Đại Kết ở Bossey, một viện đào tạo thần học.
Vào buổi chiều, Đức Giáo Hoàng lại thăm Trung Tâm Đại Kết một lần nữa, nơi phần lớn việc làm của WCC diễn ra. Ở đây, ngài cùng lên tiếng với Tiến Sĩ Tveit và Tiến Sĩ Agnes Abuom, phối trí viên của Ủy Ban Trung Ương, một cơ phận quản trị quan trọng của WCC.
Đức Giáo Hoàng nói rằng “Ở đây, tôi muốn tái khẳng định điều này: Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận tầm quan trọng đặc biệt việc làm của Ủy Ban Đức Tin và Kỷ Luật và mong muốn được tiếp tục đóng góp vào việc làm này qua việc tham dự của các thần học gia có chuyên môn cao”.
“Việc Đức Tin và Kỷ Luật tìm kiếm một viễn kiến chung về giáo hội, cùng với việc làm của nó trong việc nghiên cứu các vấn đề luân lý và đạo đức, liên quan tới các lãnh vực chủ chốt đối với tương lai phong trào đại kết”.
Trang mạng trên tường thuật rằng Đức Giáo Hoàng trưng dẫn sự hiện diện tích cực của Công Giáo trong Ủy Ban Truyền Giáo và Rao Giảng Tin Mừng Thế Giới; sự hợp tác với Văn Phòng Đối Thoại và Hợp Tác Liên Tôn, gần đây nhất về chủ đề giáo dục cho hòa bình rất quan trọng; và việc cùng soạn thảo các bản văn cho Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Việc Hợp Nhất Kitô Giáo.
Viện Đại Kết Bossey
Trang mạng của WCC cũng tường thuất lời phát biểu của Đức Phanxicô về Viện Đại Kết Bossey: “tôi cũng đánh giá cao vai trò thiết yếu của Viện Đại Kết Bossey trong việc huấn luyện các nhà lãnh đạo mục vụ và học thuật tương lai trong nhiều giáo hội và tuyên tín Kitô Giáo khắp thế giới”.
Đức Giáo Hoàng khởi đầu cuộc thăm viếng bằng cách tham dự buổi cầu nguyện tại nhà nguyện của Trung Tâm Đại Kết ở Genève sau khi từ Rôma bay tới và sau đó, thăm Viện Đại Kết ở Bossey, một viện đào tạo thần học.
Vào buổi chiều, Đức Giáo Hoàng lại thăm Trung Tâm Đại Kết một lần nữa, nơi phần lớn việc làm của WCC diễn ra. Ở đây, ngài cùng lên tiếng với Tiến Sĩ Tveit và Tiến Sĩ Agnes Abuom, phối trí viên của Ủy Ban Trung Ương, một cơ phận quản trị quan trọng của WCC.
Đức Giáo Hoàng nói rằng “Ở đây, tôi muốn tái khẳng định điều này: Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận tầm quan trọng đặc biệt việc làm của Ủy Ban Đức Tin và Kỷ Luật và mong muốn được tiếp tục đóng góp vào việc làm này qua việc tham dự của các thần học gia có chuyên môn cao”.
“Việc Đức Tin và Kỷ Luật tìm kiếm một viễn kiến chung về giáo hội, cùng với việc làm của nó trong việc nghiên cứu các vấn đề luân lý và đạo đức, liên quan tới các lãnh vực chủ chốt đối với tương lai phong trào đại kết”.
Trang mạng trên tường thuật rằng Đức Giáo Hoàng trưng dẫn sự hiện diện tích cực của Công Giáo trong Ủy Ban Truyền Giáo và Rao Giảng Tin Mừng Thế Giới; sự hợp tác với Văn Phòng Đối Thoại và Hợp Tác Liên Tôn, gần đây nhất về chủ đề giáo dục cho hòa bình rất quan trọng; và việc cùng soạn thảo các bản văn cho Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Việc Hợp Nhất Kitô Giáo.
Viện Đại Kết Bossey
Trang mạng của WCC cũng tường thuất lời phát biểu của Đức Phanxicô về Viện Đại Kết Bossey: “tôi cũng đánh giá cao vai trò thiết yếu của Viện Đại Kết Bossey trong việc huấn luyện các nhà lãnh đạo mục vụ và học thuật tương lai trong nhiều giáo hội và tuyên tín Kitô Giáo khắp thế giới”.
Tiến Sĩ Tveit, trong diễn văn của
ông, nói rằng chuyến viếng thăm WCC của Đức Giáo Hoàng chứng minh rằng các chia
rẽ, xa cách, và tranh chấp có thể được vượt qua ra sao như một dấu chỉ hy vọng.
Theo ông “chúng ta hãy làm cho khả hữu đối với các thế hệ tương lai việc tạo ra
các biểu thức mới cho hợp nhất, công lý, và hòa bình, khi chúng ta càng ngày
càng chia sẻ với nhau”.
Ông cho rằng chuyến viếng thăm này chứng tỏ “có thể vượt qua các chia rẽ và xa cách, cũng như các tranh chấp sâu xa gây ra bởi các truyền thống và xác tín đức tin khác nhau. Có nhiều cách để từ tranh chấp bước qua hiệp thông. Và dĩ nhiên, chúng ta chưa vượt qua mọi dị biệt và chia rẽ. Do đó, ta cùng nhau cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta và hợp nhất chúng ta trên đường tiến tới của chúng ta”.
50 năm hợp tác
Trang mạng cho rằng chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô cũng đánh dấu 50 năm WCC hợp tác với Giáo Hội Công Giáo trong việc tìm kiếm sự hợp nhất Kitô Giáo.
Ông cho rằng chuyến viếng thăm này chứng tỏ “có thể vượt qua các chia rẽ và xa cách, cũng như các tranh chấp sâu xa gây ra bởi các truyền thống và xác tín đức tin khác nhau. Có nhiều cách để từ tranh chấp bước qua hiệp thông. Và dĩ nhiên, chúng ta chưa vượt qua mọi dị biệt và chia rẽ. Do đó, ta cùng nhau cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta và hợp nhất chúng ta trên đường tiến tới của chúng ta”.
50 năm hợp tác
Trang mạng cho rằng chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô cũng đánh dấu 50 năm WCC hợp tác với Giáo Hội Công Giáo trong việc tìm kiếm sự hợp nhất Kitô Giáo.
Chủ đề chuyến viếng thăm là
“Hành Hương Đại Kết – Cùng Nhau Bước Đi, Cầu Nguyện và Làm Việc” và cuộc gặp gỡ
bắt đầu bằng buổi cầu nguyện tại nhà nguyện Trung Tâm Đại Kết.
Tiến Sĩ Tổng Thư Ký nói rằng “Thưa Đức Thánh Cha, chuyến thăm của ngài là một dấu chỉ niềm hy vọng này của chúng ta. Nó là dấu mốc quan trọng trong các liên hệ giữa các giáo hội. Chúng ta ở đây trong tư cách đại diện cho nhiều giáo hội và truyền thống khác nhau trên khắp thế giới”.
Năm 2017, trang mạng thuật lại, người Công Giáo Rôma và người Thệ Phản Luthêrô đã cùng nhau kỷ niệm 500 năm Phong Trào Cải Cách từng chia rẽ Kitô Giáo khi Martin Luther dẫn đầu cuộc phản kháng chống lại các thực hành của giáo hội. Genève lúc ấy là một thành phố quan trọng của Phong Trào Cải Cách.
Nhưng 500 năm trước đó, cuộc Đại Ly Giáo năm 1054, khi Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp chính thức tách rời Giáo Hội Công Giáo, cũng đã phân ly Kitô Giáo rồi.
Tiến Sĩ Tveit nhận định rằng, “nhờ cùng nhau bước đi, cầu nguyện và làm việc trong suốt 70 năm qua, chúng ta đã học được khá nhiều về việc tình hiệp thông các giáo hội có nghĩa gì. Đó cũng cho thấy mối liên hệ đã phát triển ra sao giữa WCC và Giáo Hội Công Giáo Rôma sau hơn 50 hợp tác”.
Ông giải thích rằng đặc tính việc làm của WCC và nhiều đối tác của họ ngày nay là “Cùng Nhau Hành Hương Công Lý Và Hòa Bình”.
Tiến Sĩ Tveit nói rằng WCC và Giáo Hội Công Giáo đang làm việc với nhau trong nhiều sáng kiến công lý hỗn hợp tại nhiều nơi trên thế giới để giải quyết tình huống người tị nạn song song với các vấn đề công lý kinh tế và xử lý cảnh nghèo.
“Chúng ta làm việc hăng hái với nhau để chống việc thay đổi khí hậu và các đe dọa khác đối với môi trường. Chúng ta phát huy các cuộc đối thoại và sáng kiến liên phái cho hòa bình. Chúng ta cùng nhau cổ động cho Các Mục Tiêu Phát Triển Dài Hạn. Chúng ta soạn thảo các lời cầu nguyện hàng năm cầu cho sự hợp nhất Kitô Giáo”.
Tiến Sĩ Tổng Thư Ký nói rằng “Thưa Đức Thánh Cha, chuyến thăm của ngài là một dấu chỉ niềm hy vọng này của chúng ta. Nó là dấu mốc quan trọng trong các liên hệ giữa các giáo hội. Chúng ta ở đây trong tư cách đại diện cho nhiều giáo hội và truyền thống khác nhau trên khắp thế giới”.
Năm 2017, trang mạng thuật lại, người Công Giáo Rôma và người Thệ Phản Luthêrô đã cùng nhau kỷ niệm 500 năm Phong Trào Cải Cách từng chia rẽ Kitô Giáo khi Martin Luther dẫn đầu cuộc phản kháng chống lại các thực hành của giáo hội. Genève lúc ấy là một thành phố quan trọng của Phong Trào Cải Cách.
Nhưng 500 năm trước đó, cuộc Đại Ly Giáo năm 1054, khi Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp chính thức tách rời Giáo Hội Công Giáo, cũng đã phân ly Kitô Giáo rồi.
Tiến Sĩ Tveit nhận định rằng, “nhờ cùng nhau bước đi, cầu nguyện và làm việc trong suốt 70 năm qua, chúng ta đã học được khá nhiều về việc tình hiệp thông các giáo hội có nghĩa gì. Đó cũng cho thấy mối liên hệ đã phát triển ra sao giữa WCC và Giáo Hội Công Giáo Rôma sau hơn 50 hợp tác”.
Ông giải thích rằng đặc tính việc làm của WCC và nhiều đối tác của họ ngày nay là “Cùng Nhau Hành Hương Công Lý Và Hòa Bình”.
Tiến Sĩ Tveit nói rằng WCC và Giáo Hội Công Giáo đang làm việc với nhau trong nhiều sáng kiến công lý hỗn hợp tại nhiều nơi trên thế giới để giải quyết tình huống người tị nạn song song với các vấn đề công lý kinh tế và xử lý cảnh nghèo.
“Chúng ta làm việc hăng hái với nhau để chống việc thay đổi khí hậu và các đe dọa khác đối với môi trường. Chúng ta phát huy các cuộc đối thoại và sáng kiến liên phái cho hòa bình. Chúng ta cùng nhau cổ động cho Các Mục Tiêu Phát Triển Dài Hạn. Chúng ta soạn thảo các lời cầu nguyện hàng năm cầu cho sự hợp nhất Kitô Giáo”.
Phối Trí Viên Abuom nói đến các thành quả của việc hợp tác với Giáo Hội Công Giáo Rôma trong “nhiều tình thế cụ thể”. Bà cho hay: “Tôi chỉ xin nhấn mạnh tại Nam Sudan, quan trọng xiết bao khi các giáo hội Kitô Giáo coi nhau như một, tại Colombia, hành động chung về công lý và hòa bình chủ yếu xiết bao đối với diễn trình hòa bình tại đó; tại Bán Đảo Triều Tiên, việc cầu nguyện và làm việc với nhau mạnh mẽ biết dường nào đối với diễn trình tái thống nhất; tại Burundi và Cộng Hòa Dân Chủ Congo hành động phối hợp cần thiết biết dường nào”.
Bà nói rằng chuyến viếng thăm của Đức GH Phanxicô tại Trung Tâm Đại Kết ở Genève cho thấy “cam kết hợp nhất của các giáo hội vì toàn thể nhân loại và toàn thể sáng thế của Thiên Chúa hết sức sống động và mạnh mẽ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét