09/11/2014
Chúa Nhật 32 Quanh Năm
Năm A
Lễ Cung Hiến Thánh Ðường
Latêranô
(phần I)
Bài
Ðọc I: Ed 47, 1-2. 8-9. 12
"Tôi
đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra, và nước ấy chảy đến ai, thì tất cả đều
được cứu rỗi".
Trích
sách Tiên tri Êdêkiel.
Trong
những ngày ấy, thiên thần dẫn tôi đến cửa nhà Chúa, và đây nước chảy dưới thềm
nhà phía hướng đông, vì mặt tiền nhà Chúa hướng về phía đông, còn nước thì chảy
từ bên phải đền thờ, về phía nam bàn thờ. Thiên thần dẫn tôi qua cửa phía bắc,
đưa đi phía ngoài, đến cửa ngoài nhìn về hướng đông, và đây nước chảy từ bên phải.
Người ấy lại nói với tôi: "Nước này chảy về phía cồn cát, phía đông, chảy
xuống đồng bằng hoang địa, rồi chảy ra biển, biến mất trong biển và trở nên nước
trong sạch. Tất cả những sinh vật sống động, nhờ suối nước chảy qua, đều được sống.
Sẽ có rất nhiều cá và nơi nào nước này chảy đến, nơi đó sẽ trở nên trong lành,
và sự sống sẽ được phát triển ở nơi mà suối nước chảy đến. Gần suối nước, hai
bên bờ ở mỗi phía, mọi thứ cây ăn trái sẽ mọc lên; lá của nó sẽ không khô héo,
và trái của nó sẽ không bao giờ hết; mỗi tháng nó có trái mới, vì dòng nước này
phát xuất từ đền thờ; trái của nó dùng làm thức ăn, và lá của nó dùng làm thuốc
uống.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 45, 2-3. 5-6. 8-9
Ðáp: Nước dòng sông
làm cho thành Chúa vui mừng, làm hân hoan cung thánh Ðấng Tối Cao (c. 5).
Xướng:
1) Chúa là nơi ẩn náu và là sức mạnh của chúng ta, Người hằng cứu giúp khi ta sầu
khổ. Dầu đất có rung chuyển, ta không sợ chi, dầu núi đổ xuống đầy lòng biển cả.
- Ðáp.
2)
Nước dòng sông làm cho thành Chúa vui mừng, làm hân hoan cung thánh Ðấng Tối
Cao hiển ngự. Chúa ở giữa thành, nên nó không chuyển rung, lúc tinh sương,
thành được Chúa cứu giúp. - Ðáp.
3)
Chúa thiên binh hằng ở cùng ta, ta được Chúa Giacóp hằng bảo vệ. Các ngươi hãy
đến mà xem mọi kỳ công Chúa làm, Người thực hiện muôn kỳ quan trên vũ trụ. -
Ðáp.
Bài
Ðọc II: 1 Cr 3, 9b-11. 16-17
"Anh
em là đền thờ của Thiên Chúa".
Trích
thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh
em thân mến, anh em là toà nhà của Thiên Chúa. Theo ân sủng Thiên Chúa đã ban
cho tôi, tôi như một kiến trúc sư lành nghề, đã đặt nền móng, còn kẻ khác thì
xây lên. Nhưng mỗi người hãy xem coi mình xây lên thế nào? Vì chưng không ai có
thể xây dựng một nền tảng khác, ngoài nền tảng đã được xây dựng là Ðức Kitô.
Anh
em không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự
trong anh em sao? Nếu ai xúc phạm tới đền thờ của Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ
huỷ diệt người ấy. Vì đền thờ của Thiên Chúa là thánh mà chính anh em là đền thờ
ấy.
Ðó
là lời Chúa.
Alleluia:
2 Sb 7, 16
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Ta đã chọn lựa và thánh hoá nơi này, để danh Ta được
hiện diện khắp nơi cho đến muôn đời. - Alleluia.
Phúc
Âm: Ga 2, 13-22
"Người
có ý nói đền thờ là thân thể Người".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Lễ
Vượt Qua của dân Do-thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêrusa-lem; Người thấy ở
trong đền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi
tiền bạc. Người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò
ra khỏi đền thờ, Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của
họ, và bảo những người bán chim câu rằng: "Hãy đem những thứ này đi khỏi
đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán".
Môn
đệ liền nhớ lại câu Kinh Thánh: "Sự nhiệt thành vì nhà Chúa sẽ thiêu đốt
tôi".
Bấy
giờ người Do-thái bảo Người rằng: "Ông hãy tỏ cho chúng tôi thấy dấu gì là
ông có quyền làm như vậy". Chúa Giêsu trả lời: "Các ông cứ phá huỷ đền
thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại". Người Do-thái đáp lại:
"Phải bốn muơi sáu năm mới xây được đền thờ này mà ông, ông sẽ dựng lại
trong ba ngày ư?" Nhưng Người, Người có ý nói đền thờ là thân thể Người.
Vì thế, khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, các môn đệ mới nhớ lời đó, nên đã
tin Kinh Thánh và tin lời Người đã nói.
Ðó
là lời Chúa.
Suy niệm : Ðền Thờ Mẹ của tất cả các Nhà Thờ
Hôm
nay, toàn thể Giáo Hội mừng lễ cung hiến đền thờ Latêranô. Ðền thờ xây cất với
tư cách là nhà thờ của giáo phận Rôma, trọng tâm hiệp thông và hiệp nhất của
toàn thể Giáo Hội công giáo.
Ðền
thờ Latêranô được xem như là đền thờ mẹ của tất cả mọi nhà thờ của thành Rôma
và của toàn thế giới. Toàn thể Giáo Hội công giáo mừng lễ kỷ niệm cung hiến đền
thờ này để nói lên sự hiệp thông Giáo Hội. Giáo Hội Chúa hiện diện khắp nơi
trên thế giới được hiệp nhất và hiệp thông với nhau. Như thế, đền thờ Latêranô
còn là dấu hiệu mời gọi hiệp thông và hiệp nhất. Sự hiệp thông và hiệp nhất này
đã được bắt đầu trước hết nơi tâm hồn con người đón nhận Tin Mừng của Chúa và
tôn thờ Ngài trong sự thật và trong tinh thần. Ðền thờ bằng đá không còn ý
nghĩa nếu không có đền thờ tinh thần nơi tâm hồn con người, nếu con người không
biến tâm hồn mình làm đền thờ sống động cho Thiên Chúa ngự trị.
Con
người mọi thời đại đều bị cám dỗ trần tục hóa đền thờ, trần tục hóa niềm tin
tôn giáo như những kẻ buôn bán đổi tiền được nhắc đến trong Phúc Âm hôm nay. Mỗi
người Kitô chúng ta từng xác tín điều này và góp phần của mình để giúp anh chị
em chung quanh cũng được soi sáng hiểu như vậy. Ðây là một trong những trách
nhiệm của từng người Kitô đối với anh chị em mình. Ðó là chỉ cho anh chị em
mình phải biết tôn thờ Thiên Chúa như thế nào cho phải đạo.
Chiều
kích mầu nhiệm của Giáo Hội vượt ra bên ngoài cơ cấu hữu hình và đồng thời nhắc
nhở cho mỗi người chúng ta về bổn phận phải làm sao, hay làm chứng cho anh chị
em được hiểu và trở thành kẻ thờ phượng Thiên Chúa đích thực trong Thánh Thần
và trong sự thật. Ðây chính là ý nghĩa mà lễ mừng cung hiến đền thờ Latêranô nhắc
lại cho mỗi người chúng ta hôm nay.
Lạy
Chúa,
Xin
biến đổi mỗi người chúng con trở thành đền thờ sống động của Chúa và trở thành
những kẻ tôn thờ Chúa đích thực như lòng Chúa mong ước trong sự thật và trong
Thánh Thần.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Cung Hiến Đền Thờ
John-Laterano
Bài đọc: Eze 47:1-2, 8-9,
12; I Cor 3:9b-11, 16-17; Jn 2:13-22.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đền thờ cá nhân,
gia đình, và Giáo Hội phải luôn được thanh tẩy.
Hôm
nay Giáo Hội mừng kính ngày xây dựng thánh-đường St. John Lateran, một trong bốn
Đại Vương Cung Thánh Đường của Rôma, và là chỗ ở chính thức của Giáo Hoàng,
Giám Mục Rôma, hơn 1000 năm, từ khoảng 350 AD cho đến thời kỳ lưu đày bên
Avignon (~ 1350). Giống như Đền Thờ Jerusalem, Vương Cung Thánh Đường Lateran
cũng bị phá hủy và xây dựng lại nhiều lần vì tội lỗi và khuyết điểm của con người;
nhưng vẫn còn đứng vững cho đến ngày nay.
Các
Bài Đọc hôm nay tập trung trong việc con người phải luôn thanh tẩy mọi đền thờ
khỏi mọi nhơ bẩn của tội lỗi vì là nơi Thiên Chúa ngự. Trong Bài Đọc I,
tiên-tri Ezekiel thấy một thị kiến về tương lai của Đền Thờ Jerusalem. Nước từ
bên phải Đền Thờ chảy ra nhiều đến nỗi làm thành một con sông chảy ra sông
Jordan, rồi đổ ra Biển Chết. Nước chảy đến đâu, chữa lành con người tới đó và
mang lại sự sống cho con người. Thị kiến này muốn nói về sự bành trướng của
Giáo Hội từ Jerusalem lan tràn ra khắp nơi trên thế giới để mang ơn cứu độ của
Thiên Chúa đến cho con người, qua nước Rửa Tội có sức thanh tẩy tội lỗi và mang
lại sự sống cho con người.
Trong
Bài Đọc II, thánh Phaolô khuyên các tín hữu Corintô phải luôn xem xét đền thờ
cá nhân là tâm hồn mọi người cho Thiên Chúa ngự. Sau khi ngài đã đặt nền móng
chắc chắn cho họ trên nền tảng là Đức Kitô, họ phải xét xem cách thức họ xây
nhà có xứng đáng với nền tảng là Đức Kitô hay không. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu
thanh tẩy Đền Thờ Jerusalem, Nhà Cha của Ngài; vì họ đã làm cho Đền Thờ trở nên
ô uế bằng buôn bán và trao đổi tiền bạc. Khi được chất vấn lấy quyền gì để làm
như thế, Ngài cho họ biết nếu họ phá "đền thờ này" đi, Ngài sẽ xây dựng
lại trong ba ngày. Các môn đệ hiểu Ngài ám chỉ "đền thờ này" chính là
thân thể của Ngài, sau khi nhìn thấy Chúa sống lại sau ba ngày từ cõi chết.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Nước này chảy tới đâu, thì nó chữa lành; sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống.
1.1/
Nước từ bên phải Đền Thờ chảy ra: Đền Thờ trong thị kiến của tiên-tri Ezekiel là Đền
Thờ Jerusalem. Tiên tri thấy "có nước vọt ra từ dưới ngưỡng cửa Đền Thờ và
chảy về phía đông, vì mặt tiền Đền Thờ quay về phía đông. Nước từ phía dưới bên
phải Đền Thờ chảy xuống phía nam bàn thờ." Theo địa hình của thành
Jerusalem, phía Đông Nam của Đền Thờ là thung lũng Kedron, thường khô cạn nên một
người có thể từ Đền Thờ băng qua thung lũng để trèo lên Núi Olive, như Chúa
Giêsu và các môn đệ có lẽ đã làm sau khi hoàn tất Bữa Tiệc Ly để leo lên Núi
Olive cầu nguyện. Thị kiến hôm nay rất lạ vì khó có thể có nhiều nước đến nỗi
làm đầy thung lũng sâu Kedron, cho có đủ nước để tạo lên một giòng sông để chảy
ra phía Đông và nhập vào sông Jordan để chảy vào Biển Chết. Nhiều người cho thị
kiến này là biểu tượng của việc phát triển Giáo Hội ra khỏi Jerusalem và lan
tràn đến các Dân Ngoại.
1.2/
Hiệu quả của nước là chữa lành và ban sự sống: Điều lạ thứ hai là nước của Biển
Chết mặn đến nỗi không một sinh vật nào có thể sống sót nổi vì có quá nhiều muối.
Trong khi thị kiến hôm nay tiên-tri Ezekiel mô tả: "Nước này chảy về miền
đất phía đông, xuống vùng Arabah, rồi đổ ra Biển Chết và làm cho nước biển hoá
lành. Sông chảy đến đâu thì mọi sinh vật lúc nhúc ở đó sẽ được sống. Sẽ có rất
nhiều cá, vì nước này chảy tới đâu, thì nó chữa lành; sông này chảy đến đâu,
thì ở đó có sự sống. Trên hai bờ sông sẽ mọc lên mọi giống cây ăn trái, lá
không bao giờ tàn, trái không bao giờ hết: mỗi tháng các cây đó sẽ sinh trái mới
nhờ có nước chảy ra từ thánh điện. Trái dùng làm lương thực còn lá để làm thuốc."
Nếu hiểu cách biểu tượng là nước Rửa Tội hay ơn thánh của Chúa Thánh Thần, Nước
này quả thực có sức mạnh để rửa sạch, chữa lành, và thánh hóa những người tin
vào Đức Kitô.
2/
Bài đọc II:
Không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu
Kitô.
Theo
Phaolô, khi một người chịu phép Rửa Tội, người đó đã đổ nền cuộc đời mình trên
nền tảng là Đức Kitô; vì thế người đó phải xây dựng căn nhà là cuộc đời mình
sao cho xứng đáng với nền tảng là Đức Kitô, để biến thành ngôi đền thờ cho
Thiên Chúa ngự. Mọi tín hữu phải thường xuyên xem xét ngôi nhà của mình xây dựng
để bảo đảm phẩm chất của đền thờ Thiên Chúa; nếu không, ngôi nhà sẽ không đứng
vững nổi trước những phong ba bão táp của cuộc đời.
Trong
Thư Ephêsô, thánh Phaolô ví tất cả các tín hữu là thành phần sống động của Đền
Thờ Thiên Chúa, được xây dựng trên nền tảng là các tông-đồ và ngôn-sứ, với Đức
Kitô là Tảng Đá góc tường. Giáo Hội, bao gồm tất cả các tín hữu, cũng phải thường
xuyên xem xét để bảo vệ sự thánh thiện cho Đền Thờ của Thiên Chúa ngự.
3/
Phúc Âm:
Đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán.
3.1/
Phản ứng của Chúa Giêsu khi thấy Nhà Cha của Ngài bị ô uế: Trình thuật thanh tẩy
Đền Thờ Jerusalem được tường thuật cả bốn thánh-ký, nhưng trình thuật của Gioan
được mang lên đầu giai đoạn rao giảng của Đức Kitô; trong khi trình thuật của
Phúc Âm Nhất Lãm mang xuống cuối, và là một trong những lý do làm người Do-thái
tức giận và tố cáo Chúa Giêsu với Thượng Hội Đồng. Tại sao có sự khác biệt này?
Lý do chính có lẽ Gioan muốn trình bày quan điểm thần học của mình về Đức Kitô:
Ngài ý thức rõ ràng vai trò của mình là Con Thiên Chúa, khi Ngài tự nhận Đền Thờ
là Nhà Cha của Ngài khi nói với những kẻ bán bồ câu: "Đem tất cả những thứ
này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán." Hơn nữa, Ngài
cũng muốn dạy cho dân chúng biết cách thờ phượng Thiên Chúa cách trong sạch và
theo sự thật; không lệ thuộc vào tiền bạc cách bất chính.
3.2/
Cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và người Do-thái: Chứng kiến hành động
của Chúa Giêsu, người Do-thái tức tối hỏi Đức Giêsu: "Ông lấy dấu lạ nào
chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?" Đức Giêsu đáp:
"Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại."
Chúa
Giêsu muốn ám chỉ "Đền Thờ này" là chính thân thể của Ngài; nhưng người
Do-thái nghĩ Ngài nói về Đền Thờ Jerusalem, nên họ tranh luận với Chúa Giêsu:
"Đền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba
ngày ông xây lại được sao?"
Họ
nghĩ Chúa Giêsu nói khuếch đại; các môn đệ của Chúa Giêsu chỉ hiểu điều Chúa
Giêsu nói "khi Người từ cõi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói
điều đó, Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giêsu đã nói."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Thân thể chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi, đã được xây dựng trên nền
tảng là chính Đức Kitô. Chúng ta phải thường xuyên xem xét để bảo đảm chất lượng
và xứng đáng là đền thờ cho Thiên Chúa ngự trị; nếu không, nó sẽ biến thành chỗ
ở của quỉ thần.
-
Gia đình, cộng đoàn giáo xứ, và toàn thể Giáo Hội cũng là Đền Thờ của Thiên
Chúa. Bổn phận của mỗi tín hữu là phải chăm sóc và thanh tẩy những gì có thể
trong khả năng của chúng ta để Thiên Chúa ngự trị, và chúng ta được lãnh nhận
muôn ơn phúc của các Ngài.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
09/11/14 CHÚA NHẬT TUẦN
32 TN – A
Cung hiến thánh đường La-tê-ra-nô
Mt 25,1-13
Cung hiến thánh đường La-tê-ra-nô
Mt 25,1-13
Suy niệm: “Thiên hạ đua nhau nói dại-khôn,” nhưng không phải ai cũng
đồng ý với nhau thế nào là khôn, thế nào là dại. Theo Trần Tế Xương thì cái
khôn của nghề cờ bạc là khôn-dại, còn cái dại chốn văn chương lại là
dại-khôn. Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm tự nhận mình là dại khi “tìm nơi vắng vẻ”
nhưng lại ngầm ý rằng làm như ông mới đúng là khôn thật. Trong dụ ngôn mười
người trinh nữ, Chúa Giê-su cho biết tiêu chí xác định để ai dại ai khôn:
khôn là những cô biết chuẩn bị dầu đầy đủ cho ngọn đèn của họ luôn cháy sáng;
còn những cô dại chỉ làm có một nửa: mang đèn mà không mang theo dầu! Người
khôn là người biết canh thức, sẵn sàng chờ đợi ngày giờ Chúa đến; còn kẻ dại
là người vô tâm, bình chân như vại trước những cảnh báo của Ngài.
Mời Bạn: Ngọn đèn đức tin của bạn được cháy sáng nhờ từng giọt dầu
được liên tục thấm vào mỗi ngày. Đó là giọt dầu yêu mến, giọt dầu cầu nguyện,
giọt dầu phục vụ, giọt dầu hy sinh, giọt dầu Tám Mối Phúc Thật. Người khôn là
người biết hằng ngày châm những giọt dầu ấy cho đèn đức tin để ngọn đèn đó
luôn cháy sáng khi Chúa đến với mình ngày hôm nay cũng như ngày cuối đời.
Chia sẻ: Là Ki-tô hữu, chúng ta được nhắc nhở luôn về định mệnh cuối
cùng của đời mình. Những biến cố xảy đến, những tai họa, rủi ro…, đó là những
lời cảnh báo không bao giờ thừa giữa cuộc sống đầy bấp bênh hiện nay.
Sống Lời Chúa: Sống ngày hôm nay như ngày cuối cùng và duy nhất của tôi.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con biết chuẩn bị sẵn sàng dầu đèn cho
tiệc cưới đời đời. Ước gì lời cầu nguyện này nhắc con sống tốt mỗi ngày.
Amen.
|
Tái
thiêng cho Đền Thờ (09.11.2014 – Lễ Cung hiến Thánh đường La-tê-ra-nô)
SUY
NIỆM
Con
người thường tôn trọng những nơi thờ phượng dù đó là thánh địa của bất kỳ niềm
tin hay tín ngưỡng nào. Bởi lẽ, họ tin rằng đó là nơi trú ngụ của những thế lực
thần thánh mà nếu mạo phạm hay bất kính, có nguy cơ họ sẽ bị quở trách và giáng
phạt nặng nề. Mừng lễ cung hiến thánh đường La-tê-ra-nô hôm nay, cũng nhắc
nhở mỗi người chúng ta phải giữ gìn sự thánh thiêng cho các ngôi Thánh Đường vì
đó là nơi Chúa ngự. Tuy nhiên, Đức Giêsu đã kêu gọi không chỉ tôn kính Đền Thờ
vật chất nhưng còn phải biết trân quý đền thờ sống động của Thiên Chúa là chính
mỗi người chúng ta.
Đoạn
Tin Mừng chúng ta vừa nghe thuật lại việc Đức Giêsu lên Đền Thờ để mừng lễ Vượt
Qua. Chứng kiến cảnh tượng người ta mua bán lễ vật và đổi chác tiền bạc, Đức
Giêsu đã dùng dây thừng bện lại để xua đuổi và đạp đổ hết tất cả. Thật ra việc
buôn bán đổi chác là không xấu, nhất là để phục vụ cho công tác dâng cúng của
dân chúng trong Đền Thờ. Thế nhưng, những người lãnh đạo tôn giáo và nhiều người
khác đã lợi dụng điều này nhằm mưu lợi cho bản thân. Vì thế, cảnh tượng ở Đền
thờ chắc là rất chướng tai gai mắt nên Đức Giêsu, người vốn ít khi nổi giận,
cũng đã phải kiên quyết và dứt khoát dẹp bỏ hết tất cả.
Đức
Giêsu cũng tin tưởng như dân chúng rằng Đền Thờ là nơi Thiên Chúa ngự nhưng
Ngài lại phủ quyết việc Đền Thờ phải kiêm nhiệm thêm công năng của một trung
tâm mua sắm. Dân Do Thái đã đòi Đức Giêsu dấu chỉ chứng tỏ uy quyền cho phép
Ngài hành xử như thế. Đức Giêsu đã nói: “Cứ phá hủy Đền Thờ này đi; nội
ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại” (Ga 3, 19). Và thánh sử Gioan cho biết: Đức Giêsu
không có ý nói về Đền Thờ như tòa nhà được kết cấu bởi gạch đá mà người Do Thái
đã phải mất 46 năm mới xây lên được, nhưng Ngài muốn giới thiệu Đền Thờ mới đó
“chính là thân thể của Người” (Ga 3, 21).
Cần
một Đền thờ mới để thờ phượng Thiên Chúa vì đền thờ Giêrusalem đã bị giải
thiêng. Đền thờ mới ấy chính là Đức Giêsu. Đức Giêsu chính là Đền thờ của Thiên
Chúa ở giữa nhân loại. Hơn nữa, khi đang còn bị treo trên thập giá, Đức Giêsu
đã bị một tên lính lấy lưỡi đòng đâm thấu con tim. Từ đây, máu và nước đã chảy
ra. Máu và Nước từ cạnh sườn Chúa Giêsu tuôn chảy đến đâu sẽ tẩy trừ tội lỗi,
tiêu diệt sự chết, tái sinh sự sống đến đó đúng như lời tiên tri Ê-dê-ki-en đã
tiên báo về hình ảnh của suối nước chảy ra từ Đền Thờ trong bài đọc một: “Tất cả
những sinh vật sống động, nhờ suối nước chảy qua, đều được sống. Sẽ có rất nhiều
cá và nơi nào nước này chảy đến, nơi đó sẽ trở nên trong lành, và sự sống sẽ được
phát triển ở nơi mà suối nước chảy đến” (Ed 47, 9). Chỉ với nguyên vật liệu là
Máu và Nước của Chúa Giêsu cộng với ba ngày được an táng trong lòng đất là đủ để
Đức Giêsu tái thiết và kiến tạo một Đền Thờ mới, nơi con người đến để gặp gỡ
Thiên Chúa trong chân lý và sự thật. Chỉ nơi thân xác Phục Sinh của Đức Giêsu mới
xứng đáng là nơi để Thiên Chúa cư ngụ.
Nếu
như thân xác Phục Sinh của Đức Giêsu mới xứng đáng là Đền Thờ để Thiên Chúa cư
ngụ thì mỗi người chúng ta, nhờ liên hệ với Đức Giêsu Phục Sinh nơi Bí tích
Thánh tẩy, cũng trở nên những viên đá sống động góp phần kiến tạo nên Đền Thờ
là Thân Thể Nhiệm Mầu của Đức Kitô như lời Thánh Phaolô tông đồ đã nhắn nhủ các
tín hữu Cô-rin-tô: “Anh em không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh
Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?” (1 Cr 3, 16). Do đó, ta phải có trách
nhiệm để kiến thiết và giữ gìn tâm hồn mình vì “nếu ai xúc phạm tới đền thờ của
Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt người ấy” (1 Cr 3, 17). Nói như thế,
chúng ta được mời gọi tránh xa những tội liên quan đến giới răn thứ sáu vì
chúng làm ô uế không chỉ thân xác nhưng còn xúc phạm cả đến Đền thờ của Thiên
Chúa là tâm hồn mỗi người chúng ta. Hơn nữa, mỗi người phải xây nền đắp móng
cho Đền thờ tâm hồn của mình trên đá tảng hay phiến đá góc tường duy nhất là
chính Đức Giêsu như lời Thánh Phao lô: “Vì chưng không ai có thể xây dựng một nền
tảng khác, ngoài nền tảng đã được xây dựng là Ðức Kitô” (1 Cr 3, 11). Thêm vào
đó, để Đền thờ là Thân Thể Đức Giêsu được vững chắc và trường tồn, mỗi chúng ta
là những viên đá kết cấu nên Đền Thờ ấy, phải liên kết mật thiết với nhau nhờ
chất kết dính là tình yêu. Chỉ với chất kết dính là tình yêu, chúng ta mới biết
tôn trọng chính mình cũng như tha nhân vì tất cả đều là Đền Thờ của Thiên Chúa.
Mừng
lễ cung hiến thánh đường La-tê-ra-nô hôm nay, chúng ta có trách nhiệm gìn giữ
ngôi thánh đường giáo xứ của mỗi người chúng ta luôn trang nghiêm và xứng hợp.
Đồng thời, mỗi lần chúng ta đến nhà thờ để tham dự thánh lễ hay cử hành việc thờ
phượng, chúng ta luôn luôn phải tự hỏi chính mình. Chúng ta có ý thức mỗi người
là Đền Thờ của Thiên Chúa không? Là nơi Thiên Chúa ngự, tâm hồn tôi có duy trì
được sự thánh thiêng cần thiết cho xứng hợp không? Nếu nhận ra Đền thờ tâm hồn
của mình bị ô uế tôi có thường xuyên xin Chúa giúp thanh tẩy qua Bí tích Giải tội
không? Chỉ khi chúng ta trả lời có cho tất cả những câu hỏi trên, chúng ta mới
xứng đáng là nơi được Thiên Chúa phán: “Ta đã chọn lựa và thánh hoá nơi này, để
danh Ta được hiện diện khắp nơi cho đến muôn đời” (2 Sb 7, 16).
Jos.
Nguyễn Huy Mai
Đền
thờ mới
Theo
tập tục của người Do Thái, thì những khách hành hương trở về đền thờ vào những
dịp lễ lớn, thường phải dâng lễ vật và nộp thuế. Lễ vật có thể là chiên bò,
cũng có thể là bồ câu tuỳ theo khả năng tài chánh của mình. Lễ vật có thể từ xa
đem tới, nhưng để cho tiện, người ta đã tổ chức việc buôn bán các giống vật này
ngay tại khuôn viên đền thờ. Mặt khác, người ta không thể dùng loại tiền của
nhà nước đang lưu hành để mua các lễ vật hay để nộp thuế vì sợ ô uế, cho nên phải
đổi ra những đồng tiền của đền thờ. Do đó việc buôn bán và đổi tiền ở đây đã trở
thành một thứ dịch vụ phục vụ cho việc tế lễ.
Trước
cảnh tượng ồn ào và huyên náo ấy Chúa Giêsu đã hành động và hành động của Ngài
đã làm cho người Do Thái hết sức kinh ngạc. Thực vậy, Ngài đã đánh đuổi những
người buôn bán bò chiên, bồ câu và những người ngồi đổi tiền. Không phải chỉ bằng
những lời quát mắng mà bằng cả roi vọt. Ngài săn đuổi cả người lẫn vật ra khỏi
đền thờ, lật đổ bàn ghế của những kẻ đổi tiền. Và Ngài đã xác định cho thấy ý
nghĩa của việc Ngài đã làm: Hãy mang khỏi nơi đây những vật này. Đừng biến nhà
Cha thành một cái chợ. Đồng thời Ngài cũng còn muốn nói lên rằng: Kiểu tế lễ của
người Do Thái đã lỗi thời, đã mất hết ý nghĩa, và đã biến dạng thành một việc
buôn bán để trục lợi. Như vậy thì đền thờ chỉ còn là một cái chợ không hơn
không kém. Tình tạng này không thể được tiếp tục.
Người
Do Thái có lẽ đã hiểu được dụng ý sâu xa của Chúa Giêsu, cho nên họ đã đòi Chúa
Giêsu phải cung cấp cho họ một dấu chứng tỏ Ngài có quyền làm như vậy. Và Chúa
Giêsu đã đưa ra một dấu chứng hoàn toàn mới lạ, mà người Do Thái không bao giờ
ngờ tới, Ngài đã xác quyết: Đền thờ chính là thân xác của Ngài. Câu trả lời của
Ngài chỉ có thể hiểu được dưới ánh sáng của sự chết và sống lại.
Thực
vậy, được chứng kiến việc Chúa Giêsu chịu chết và sống lại, các tông đồ mới có
thể xác quyết được rằng: Khi nói đến một đền thờ bị phá huỷ và được xây dựng lại
ba ngày sau đó, Chúa Giêsu muốn ám chỉ đến chính thân xác của Ngài. Qua câu trả
lời, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy việc tế lễ theo kiểu cũ đã qua và với sự hiện
diện của Ngài, thì đã bắt đầu một giai đoạn mới trong việc tôn thờ Thiên Chúa.
Đền thờ là nơi con người thờ phượng Thiên Chúa, nhưng đồng thời cũng là nơi
Thiên Chúa hiện diện giữa con người. Một sự hiện diện tạo hạnh phúc và cứu độ.
Trong niềm tin của các tông đồ, chính Đức Kitô sống lại đã thể hiện đầy đủ ý
nghĩa của đền thờ. Ngài chính là sự hiện diện của Thiên Chúa giữa con người. Đồng
thời cũng là trung tâm thờ phượng trong tinh thần và chân lý. Bởi đó, mỗi người
chúng ta cũng cần phải kiểm điểm lại quan niệm về đạo cũng như cách thức sống đạo
của chúng ta. Để xem chúng ta đã thực sự đi đúng con đường mà Chúa muốn chúng
ta bước đi hay chưa. Con đường dẫn chúng ta tới ơn cứu độ và tới niềm hạnh phúc
Nước Trời.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
9
THÁNG MƯỜI MỘT
Chúng
Ta Đang Ơû Một Khúc Quanh Quyết Định
Mọi
thế hệ đều có thể đem lại những thuận tiện hoặc gây ra các khó khăn cho thế hệ
tiếp theo. Tuy nhiên, không có thế hệ nào mang trên vai mình trách nhiệm lớn
lao đối với tương lai như thế hệ chúng ta. Chưa bao giờ con người có được những
khả năng to lớn như chúng ta có hôm nay để ấn định tương lai mình: hoặc rất tốt
hoặc vô cùng tồi tệ. Chúng ta nhận ra mình đang ở trong một giai đoạn lịch sử đặc
biệt quan trọng.
Những
giá trị quan trọng nhất của chúng ta đang bị đe dọa. Chúng ta đang đứng ở ngã
ba đường, giữa hai hướng: hoặc tiến bộ đột phá hết sức ngoạn mục, hoặc suy
thoái cách bất khả kháng đến có thể gọi là đại họa. Chưa bao giờ con người nắm
trong tay mình nhiều quyền lực đến thế, và đồng thời chưa bao giờ con người yếu
nhược đến vậy. Sẽ gần như là một hiểm họa khi cả hai phương diện nói trên cùng
phát triển với nhau. Xem ra thật là một nghịch lý: Chính quyền lực lại là
nguyên nhân làm cho chúng ta yếu nhược!
Chúng
ta càng tiến gần đỉnh cao của tiến bộ kỹ thuật, thì thì chúng ta càng chứng kiến
những tai họa ập xuống trên chính những gốc rễ của sự sống mình. Với những bước
tiến nhảy vọt về kỹ thuật, càng có nhiều mối đe dọa kèm theo: đe dọa từ khắp
nơi, từ mặt đất, từ biển, từ trên bầu trời – bầu trời mà xưa nay vẫn luôn diễn
tả cái đẹp, diễn tả những khát vọng sâu xa nhất của chúng ta. Chúng ta hãy tha
thiết cầu nguyện cho tương lai của mình được che chở trong lòng xót thương của
Thiên Chúa.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
09-11
Chúa
Nhật XXXII Cung Hiến Thánh Đường Latêranô
Ed
47, 1-2. 8-9. 12; 1Cr 3, 9c-11. 16-17; Ga 2, 13-22.
LỜI
SUY NIỆM: Người nói với những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những thứ này ra
khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”
Tâm
hồn của người Kitô hữu đã trở thành đền thờ của Thiên Chúa, qua Phép Rửa Tội.
Chúa Giêsu đang đòi hỏi, mỗi người phải ra sức giữ gìn, cho trắng và cho sáng,
chứ đừng chất chứa sự buôn bán, trao đổi những điều xấu xa làm cho tâm hồn trở
nên bất xứng với Chúa.
Lạy
Chúa Giêsu, thân phận của chúng con luôn mỏng dòn, nhiều thiếu sót và tội lỗi,
xin Chúa thương ban cho mọi thành viên trong gia đình chúng con nhiều ơn thánh
để nhờ đó chúng con giữ được tâm hồn xứng đáng để Chúa ngự trị.
Mạnh
Phương
09
Tháng Mười Một
Dấu Chỉ Của Hòa
Bình
Một
trong những biểu tượng sống động nhất trên thế giới là khát vọng hòa bình của
con người, có lẽ là bảo tàng viện và đài kỷ niệm những nạn nhân đầu tiên của
bom hạt nhân tại thành phố Hiroshima bên Nhật Bản...
Bước
vào tháng 8, kỷ niệm bom nguyên tử được dội xuống Hiroshima, hàng trăm ngàn người
Nhật Bản đã tập trung trước đài kỷ niệm tại thành phố này để tưởng niệm những
người đã chết. Từ 4 giờ sáng, chuông các chùa chiền và giáo đường trên toàn quốc
đổ hồi để nhắc nhở người Nhật về biến cố đau thương này.
Hiroshima
tưởng niệm những người quá cố, nhưng nó không là biểu trưng của hận thù, trái lại,
trong những giây phút mặc niệm trước những nạn nhân của bom hạt nhân, tất cả mọi
người Nhật đều được mời gọi để tha thứ và xây dựng hòa bình.
Ông
Akihiro Takahashi, một nạn nhân còn sống sót của biến cố, nay đã được bầu làm
giám đốc của bảo tàng viện hòa bình Hiroshima và đồng thời điều khiển tổ chức
văn hóa phụng sự hòa bình của thành phố, đã nói lên tâm tình của ông như sau:
"Tôi
đã không bao giờ quên ngày đó... Qua bao nhiêu năm, tôi đã thù ghét chế độ quân
phiệt của Nhật Bản và quân đội Hoa Kỳ. Lúc đó, tôi là đứa bé khỏe mạnh, ngày
nay tôi đã trở thành một người bệnh hoạn... Tuy nhiên, trong những năm gần đây,
tôi đã gặp gỡ với rất nhiều người có tín ngưỡng, nhất là các bạn trẻ. Họ đã mời
gọi tôi tha thứ... Qua những cuộc gặp gỡ này, tôi đã lướt thắng được hận thù.
Tôi cũng đã nói chuyện với viên trung úy phi công ném bom và tôi đã có thể nói
với ông rằng tôi không kết án ông nữa".
Nếu
chết là một chấm hết, thì cái chấm hết ấy có lẽ chỉ có giá trị đối với sự thù hận.
Người chết không còn hận thù nhau nữa. Dù có căm thù sâu sắc đến đâu, nằm kề
bên nhau trong một nghĩa địa, những người chết sẽ không bao giờ thấy một cuộc
chiến giữa những người chết. Nếu có một thế giới không còn chiến tranh, không
còn vũ khí, không còn hận thù nhau nữa... có lẽ đó là thế giới của nghĩa trang.
Nơi đó chính là nơi an nghỉ khỏi mọi thù hận.
Cái
chết, dù độc ác đến đâu, cũng trở thành đấu chỉ của hòa bình... Ðó là điều mà
chúng ta có thể xác quyết khi nhìn ngắm cái chết của Ðức Kitô trên thập giá.
Ngài chết để lôi kéo mọi người đến với Ngài. Và để thực hiện điều đó, trong những
giây phút cuối cùng của cuộc sống trần gian, Ngài đã tha thứ ngay cho những kẻ
đang hành hạ Ngài.
Trong
cái chết của Chúa Giêsu, chúng ta hãy tưởng nhớ đến những người quá cố. Những
người quá cố đó có thể là những người thân của chúng ta, họ cũng có thể là những
người chúng ta chưa hề quen biết, nhưng nhất là những người đã từng là kẻ thù của
chúng ta... Tâm tình của người Kitô chúng ta trước hết phải là tâm tình tha thứ
của Chúa Giêsu... Cái chết của Chúa Giêsu đã trở thành nguồn ơn cứu rỗi và hòa
bình. Cái chết của những người Nhật Bản tại Hiroshima đã trở thành một lời kêu
gọi xây dựng hòa bình và tha thứ... Cái chết của những người mà chúng ta đang
ngậm ngùi tưởng niệm trong suốt tháng 11 này cũng phải là một âm vang của chính
cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá: Xin Cha tha cho chúng.
(Lẽ
Sống)
LATÊRANÔ VÀ NHỮNG NGÔI ĐỀN THỜ
Kể từ sau khi Chúa Giêsu về trời, với việc các thánh tông đồ nói riêng, các Kitô hữu đầu tiên nói chung, ra đi truyền bá Tin Mừng, Hội Thánh bắt đầu hiện diện giữa lòng thế giới. Thay vì đón nhận sự hiện diện ấy, chính quyền đế quốc Rôma bắt đầu nghi kỵ và ác cảm. Gần 300 năm (từ những năm cuối thập niên 50 trải dài đến những năm 310), cuộc bắt đạo lần lượt qua mười triều đại hoàng đế (khởi đi từ Nero đến Diokletian). Thế nhưng, suốt 300 năm ròng rã phải sống chui nhủi trong những hang toại đạo, những hốc đá, rừng rậm… như một thứ “Hội Thánh hầm trú”, vậy mà không một sức mạnh của bạo quyền nào có thể đè bẹp đức tin, tưởng chừng quá non nớt, quá mới mẽ của các Kitô hữu tiên khởi.
Đức tin có sức mạnh riêng, có lý lẽ riêng, có sự sống riêng của nó. Sức mạnh, lý lẽ, cũng như sự sống riêng ấy là một khối tinh thần. Khối tinh thần ấy không thuộc về lý trí, hay trí tuệ, nhưng thuộc về huyền nhiệm thánh thiêng, một huyền nhiệm của trời cao (chứ không phải của con người). Đã là sức mạnh của cả một khối tinh thần thuộc về huyền nhiệm thánh thiêng, làm gì có bất cứ một sức mạnh nào khác có thể vượt qua!
Ngay từ khởi đầu của Hội Thánh, một đức tin xem ra chẳng đáng kể gì về bề dày thời gian, đã có thể lướt thắng mọi trở ngại. Bởi thế, mãi cho đến hôm nay, đức tin ấy, một khối tinh thần thuộc về huyền nhiệm thánh thiêng ấy, đã được tinh luyện hàng ngàn năm, chắc chắn không dễ gì lay chuyển. Lịch sử vẫn còn đó, như dấu tích, như bằng chứng, hơn nữa như bài học xác đáng cho con người thời đại…
Sau một thời gian quá dài, không sao đổi dời lòng tin của các Kitô hữu, đến năm 313, hoàng đế Constantin ký sắc lệnh Milan công nhận Kitô giáo là một tôn giáo hợp pháp trên đế quốc Lamã.
Sau thời gian đó, hoàng đế tiếp tục thực hiện một nghĩa cử đáng trân trọng: Ông trao tặng Đức Thánh Cha Miltiad một cung điện lộng lẫy nằm trên đồi Coelius: cung điện Latêranô ngày nay. Một thời gian không lâu sau đó, Đức Thánh Cha đã cho xây bên cạnh cung điện này một Đại Thánh đường, đó là Đại Thánh đường Latêranô. Và ngày 9.1.324, Đức Sylvester đã long trọng cung hiến Đại Thánh đường này.
Ngay từ đầu, Thánh Đường Latêranô được dâng kính Đấng Cứu Thế, với tước hiệu Vương Cung Thánh đường Chúa Cứu Thế. Thế kỷ XII, nó cũng được dâng kính thánh Gioan Baotixita và thánh Gioan tông đồ. Đại thánh đường Latêranô được xem là “Mẹ và là Đầu của mọi nhà thờ trên thế giới”. Sở dĩ nhà thờ này có một chỗ đứng quan trọng trong Hội Thánh như thế là vì bốn lý do:
- Đây là ngôi thánh đường đầu tiên được công nhận trong đế quốc.
- Đây là nhà thờ đầu tiên trước mọi nhà thờ trong Hội Thánh. Một ngôi nhà thờ mang nhiều ý nghĩa lịch sử: Trong thời gian bị bắt đạo, Hội Thánh không thể xây một ngôi thánh đường nào. Các thánh lễ và các buổi tụ tập cầu nguyện đều lén lút tổ chức trong các nhà tư, trong các hang toại đạo, trên mộ các thánh Tử Đạo. Sau khi được chính quyền công nhận, các tín hữu, từ chỗ lén lút bước vào xã hội công khai, Đại Thánh đường đầu tiên này là nơi duy nhất và sang trọng nhất, để họ dâng kính Thiên Chúa việc thờ tự của mình.
- Đây là Vương Cung Thánh đường của giáo phận Rôma, có ngai tòa của Giáo hoàng.
- Hội Thánh chính là đền thờ của Thiên Chúa, mỗi Kitô hữu như những viên gạch sống động đắp xây ngôi Đền Thờ Hội Thánh. Vì ý nghĩa lịch sử lớn lao và có cả một bề dày hiện diện giữa lòng Hội Thánh, Đại Vương Cung Thánh đường Latêranô là ngôi Đền Thờ được Hội Thánh chấp nhận như một biểu trưng cho Đền Thờ to lớn là chính Hội Thánh, nơi mà Thiên Chúa trao tặng hết tình yêu của Người và ưa thích ngự vào.
Ngoài chính bản thân ngôi Đền thờ Latêranô là Đại Thánh đường cổ xưa nhất, nơi đây còn có giếng rửa tội lâu đời nhất của Rôma. Tại giếng rửa tội này, hàng ngàn tân tòng đã đến đây lãnh phép rửa tội, nhất là trong các đêm vọng Phục Sinh.
Cung điện Latêranô còn là nơi hội họp của 250 Công Đồng, trong đó có bốn Công Đồng chung. Các Đức Giáo Hoàng đã cư ngụ tại đây trong hơn 1.000 năm, mãi cho đến thế kỷ XIV, Đức Nicôlas V mới dời Giáo Đô về Vatican, cạnh đền thờ thánh Phêrô.
Qua các trận hỏa hoạn, động đất và càn quét của man dân, của Đức, của Pháp… Đền thờ Latêranô phải tái thiết lại nhiều lần. Ngày 28.4.1726, sau một công trình tái thiết lớn, Đức Thánh Cha Bênêditô XIII đã thánh hiến lại và công nhận ngày 9.11 hàng năm làm ngày lễ tưởng niệm cung hiến Đại Thánh đường Latêranô.
Nhưng trong thánh lễ kỷ niệm cung hiến Đền Thờ Latêranô hôm nay, Hội Thánh không dừng lại ở việc tưởng niệm một lịch sử đã qua đi từ lâu. Nhưng qua việc tưởng niệm này, Hội Thánh muốn chúng ta hướng tới sự tôn thờ một Ngôi Đền Thờ sang trọng, lớn lao, chất chứa mọi ngôi đền thờ, và vượt trên mọi ngôi đền thờ, và mọi ngôi đền thờ dù theo nghĩa hiện thực hoặc tinh thần, đều chỉ tìm thấy ý nghĩa của mình nơi Ngôi Đền Thờ ấy. Đó chính là Ngôi Đền Thờ mang tên Giêsu Kitô. Vì chỉ có Chúa Kitô mới là Đền Thờ đích thực như chính Người đã ám chỉ về mình trong bài Tin Mừng của lễ Cung Hiến Đền Thờ Latêranô: “Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi. Nội trong ba ngày, Ta sẽ xây dựng lại”. Và lời này được thánh Gioan Tông đồ giải thích ở cuối bài Tin Mừng: “Đền Thờ Chúa Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người”.
Mừng lễ cung hiến Đền Thờ Mẹ của mọi ngôi nhà thờ vật chất, ta hướng về Ngôi Đền Thờ Rất Thánh là Chúa Kitô, để nhận ra Người cũng chính là Ngôi Đền Thờ Mẹ của mọi ngôi đền thờ khác là chúng ta.
Ngôi Đền Thờ Mẹ rất Thánh ấy đã chấp nhận “hủy mình ra không”. Và chấp nhận được “phá hủy” như thế, để nên nguồn lợi lớn lao cho mỗi ngôi đền thờ con của Ngôi Đền Thờ Mẹ, là chính chúng ta: Người mang ơn cứu độ, mang lại sự sống trường cửu cho ta.
Hiểu được ý nghĩa của bài học về sự tự hiến nơi Chúa Giêsu như thế, đến lượt mình, bạn và tôi cũng hãy là những người biết dùng tất cả tài năng, sức lực, sự khôn ngoan để chung tay xây dựng cuộc đời, xây dựng Hội Thánh.
Nếu một ngôi đền thờ vật chất bị phá hủy, nó chỉ trơ lại một đống đổ nát. Nhưng nếu một ngôi đền thờ là chính mỗi con người biết “phá hủy” và chấp nhận để cuộc đời “phá hủy” mình, nghĩa là biết chấp nhận tự hiến, ngôi đền thờ ấy sẽ sinh ra không biết bao nhiêu lợi ích cho chính mình và cho muôn người.
Lạy Chúa, Chúa đã chọn chúng con như những ngôi đền thờ sống động, để cùng nhau xây nên một ngôi đền thánh vinh hiển là Hội Thánh của Chúa.
Xin cho chúng con biết cho đi chính bản thân để phụng sự Chúa và phục vụ con người. Chỉ có cho đi trong tinh thần tự hủy, chúng con mới có thể làm rạng danh Chúa và xứng đáng là những ngôi đền thờ có Chúa ngự. Hay nói cho đúng, chỉ khi nào có Chúa ngự, con người chúng con mới xứng đáng gọi là đền thờ.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Kể từ sau khi Chúa Giêsu về trời, với việc các thánh tông đồ nói riêng, các Kitô hữu đầu tiên nói chung, ra đi truyền bá Tin Mừng, Hội Thánh bắt đầu hiện diện giữa lòng thế giới. Thay vì đón nhận sự hiện diện ấy, chính quyền đế quốc Rôma bắt đầu nghi kỵ và ác cảm. Gần 300 năm (từ những năm cuối thập niên 50 trải dài đến những năm 310), cuộc bắt đạo lần lượt qua mười triều đại hoàng đế (khởi đi từ Nero đến Diokletian). Thế nhưng, suốt 300 năm ròng rã phải sống chui nhủi trong những hang toại đạo, những hốc đá, rừng rậm… như một thứ “Hội Thánh hầm trú”, vậy mà không một sức mạnh của bạo quyền nào có thể đè bẹp đức tin, tưởng chừng quá non nớt, quá mới mẽ của các Kitô hữu tiên khởi.
Đức tin có sức mạnh riêng, có lý lẽ riêng, có sự sống riêng của nó. Sức mạnh, lý lẽ, cũng như sự sống riêng ấy là một khối tinh thần. Khối tinh thần ấy không thuộc về lý trí, hay trí tuệ, nhưng thuộc về huyền nhiệm thánh thiêng, một huyền nhiệm của trời cao (chứ không phải của con người). Đã là sức mạnh của cả một khối tinh thần thuộc về huyền nhiệm thánh thiêng, làm gì có bất cứ một sức mạnh nào khác có thể vượt qua!
Ngay từ khởi đầu của Hội Thánh, một đức tin xem ra chẳng đáng kể gì về bề dày thời gian, đã có thể lướt thắng mọi trở ngại. Bởi thế, mãi cho đến hôm nay, đức tin ấy, một khối tinh thần thuộc về huyền nhiệm thánh thiêng ấy, đã được tinh luyện hàng ngàn năm, chắc chắn không dễ gì lay chuyển. Lịch sử vẫn còn đó, như dấu tích, như bằng chứng, hơn nữa như bài học xác đáng cho con người thời đại…
Sau một thời gian quá dài, không sao đổi dời lòng tin của các Kitô hữu, đến năm 313, hoàng đế Constantin ký sắc lệnh Milan công nhận Kitô giáo là một tôn giáo hợp pháp trên đế quốc Lamã.
Sau thời gian đó, hoàng đế tiếp tục thực hiện một nghĩa cử đáng trân trọng: Ông trao tặng Đức Thánh Cha Miltiad một cung điện lộng lẫy nằm trên đồi Coelius: cung điện Latêranô ngày nay. Một thời gian không lâu sau đó, Đức Thánh Cha đã cho xây bên cạnh cung điện này một Đại Thánh đường, đó là Đại Thánh đường Latêranô. Và ngày 9.1.324, Đức Sylvester đã long trọng cung hiến Đại Thánh đường này.
Ngay từ đầu, Thánh Đường Latêranô được dâng kính Đấng Cứu Thế, với tước hiệu Vương Cung Thánh đường Chúa Cứu Thế. Thế kỷ XII, nó cũng được dâng kính thánh Gioan Baotixita và thánh Gioan tông đồ. Đại thánh đường Latêranô được xem là “Mẹ và là Đầu của mọi nhà thờ trên thế giới”. Sở dĩ nhà thờ này có một chỗ đứng quan trọng trong Hội Thánh như thế là vì bốn lý do:
- Đây là ngôi thánh đường đầu tiên được công nhận trong đế quốc.
- Đây là nhà thờ đầu tiên trước mọi nhà thờ trong Hội Thánh. Một ngôi nhà thờ mang nhiều ý nghĩa lịch sử: Trong thời gian bị bắt đạo, Hội Thánh không thể xây một ngôi thánh đường nào. Các thánh lễ và các buổi tụ tập cầu nguyện đều lén lút tổ chức trong các nhà tư, trong các hang toại đạo, trên mộ các thánh Tử Đạo. Sau khi được chính quyền công nhận, các tín hữu, từ chỗ lén lút bước vào xã hội công khai, Đại Thánh đường đầu tiên này là nơi duy nhất và sang trọng nhất, để họ dâng kính Thiên Chúa việc thờ tự của mình.
- Đây là Vương Cung Thánh đường của giáo phận Rôma, có ngai tòa của Giáo hoàng.
- Hội Thánh chính là đền thờ của Thiên Chúa, mỗi Kitô hữu như những viên gạch sống động đắp xây ngôi Đền Thờ Hội Thánh. Vì ý nghĩa lịch sử lớn lao và có cả một bề dày hiện diện giữa lòng Hội Thánh, Đại Vương Cung Thánh đường Latêranô là ngôi Đền Thờ được Hội Thánh chấp nhận như một biểu trưng cho Đền Thờ to lớn là chính Hội Thánh, nơi mà Thiên Chúa trao tặng hết tình yêu của Người và ưa thích ngự vào.
Ngoài chính bản thân ngôi Đền thờ Latêranô là Đại Thánh đường cổ xưa nhất, nơi đây còn có giếng rửa tội lâu đời nhất của Rôma. Tại giếng rửa tội này, hàng ngàn tân tòng đã đến đây lãnh phép rửa tội, nhất là trong các đêm vọng Phục Sinh.
Cung điện Latêranô còn là nơi hội họp của 250 Công Đồng, trong đó có bốn Công Đồng chung. Các Đức Giáo Hoàng đã cư ngụ tại đây trong hơn 1.000 năm, mãi cho đến thế kỷ XIV, Đức Nicôlas V mới dời Giáo Đô về Vatican, cạnh đền thờ thánh Phêrô.
Qua các trận hỏa hoạn, động đất và càn quét của man dân, của Đức, của Pháp… Đền thờ Latêranô phải tái thiết lại nhiều lần. Ngày 28.4.1726, sau một công trình tái thiết lớn, Đức Thánh Cha Bênêditô XIII đã thánh hiến lại và công nhận ngày 9.11 hàng năm làm ngày lễ tưởng niệm cung hiến Đại Thánh đường Latêranô.
Nhưng trong thánh lễ kỷ niệm cung hiến Đền Thờ Latêranô hôm nay, Hội Thánh không dừng lại ở việc tưởng niệm một lịch sử đã qua đi từ lâu. Nhưng qua việc tưởng niệm này, Hội Thánh muốn chúng ta hướng tới sự tôn thờ một Ngôi Đền Thờ sang trọng, lớn lao, chất chứa mọi ngôi đền thờ, và vượt trên mọi ngôi đền thờ, và mọi ngôi đền thờ dù theo nghĩa hiện thực hoặc tinh thần, đều chỉ tìm thấy ý nghĩa của mình nơi Ngôi Đền Thờ ấy. Đó chính là Ngôi Đền Thờ mang tên Giêsu Kitô. Vì chỉ có Chúa Kitô mới là Đền Thờ đích thực như chính Người đã ám chỉ về mình trong bài Tin Mừng của lễ Cung Hiến Đền Thờ Latêranô: “Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi. Nội trong ba ngày, Ta sẽ xây dựng lại”. Và lời này được thánh Gioan Tông đồ giải thích ở cuối bài Tin Mừng: “Đền Thờ Chúa Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người”.
Mừng lễ cung hiến Đền Thờ Mẹ của mọi ngôi nhà thờ vật chất, ta hướng về Ngôi Đền Thờ Rất Thánh là Chúa Kitô, để nhận ra Người cũng chính là Ngôi Đền Thờ Mẹ của mọi ngôi đền thờ khác là chúng ta.
Ngôi Đền Thờ Mẹ rất Thánh ấy đã chấp nhận “hủy mình ra không”. Và chấp nhận được “phá hủy” như thế, để nên nguồn lợi lớn lao cho mỗi ngôi đền thờ con của Ngôi Đền Thờ Mẹ, là chính chúng ta: Người mang ơn cứu độ, mang lại sự sống trường cửu cho ta.
Hiểu được ý nghĩa của bài học về sự tự hiến nơi Chúa Giêsu như thế, đến lượt mình, bạn và tôi cũng hãy là những người biết dùng tất cả tài năng, sức lực, sự khôn ngoan để chung tay xây dựng cuộc đời, xây dựng Hội Thánh.
Nếu một ngôi đền thờ vật chất bị phá hủy, nó chỉ trơ lại một đống đổ nát. Nhưng nếu một ngôi đền thờ là chính mỗi con người biết “phá hủy” và chấp nhận để cuộc đời “phá hủy” mình, nghĩa là biết chấp nhận tự hiến, ngôi đền thờ ấy sẽ sinh ra không biết bao nhiêu lợi ích cho chính mình và cho muôn người.
Lạy Chúa, Chúa đã chọn chúng con như những ngôi đền thờ sống động, để cùng nhau xây nên một ngôi đền thánh vinh hiển là Hội Thánh của Chúa.
Xin cho chúng con biết cho đi chính bản thân để phụng sự Chúa và phục vụ con người. Chỉ có cho đi trong tinh thần tự hủy, chúng con mới có thể làm rạng danh Chúa và xứng đáng là những ngôi đền thờ có Chúa ngự. Hay nói cho đúng, chỉ khi nào có Chúa ngự, con người chúng con mới xứng đáng gọi là đền thờ.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét