09/11/2014
Chúa Nhật 32 Quanh Năm
Năm A
Lễ Cung Hiến Thánh Ðường
Latêranô
(phần
II)
GLPÂ
CN LỄ CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG LATÊRANÔ
Sách Tiên Tri Eze6kiel 47.1-2.8-9.12 ; Thư I của
Thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Côrintô 3.9-11.16-17 và Phúc Âm Thánh
Gioan 2.13-22
I. Giáo Huấn P.Â.:
Chúa là Đấng Thánh – là đền thánh – là Chiên Vượt
Qua hiến tế - là đền thờ Giêrusalem mới.
Phải tôn thờ Chúa là Đấng thánh – trong nơi thánh
và phượng tự thánh.
Nền phượng tự mới là lễ đền tội, sám hối, sinh ơn
cứu độ chứ không phải máu chiên bò sát tế.
II. Vấn nạn P.Â.
Vương Cung Thánh Đường Gioan Lateranô: Ttiếng Ý: Basilica di San
Giovanni in Laterano, là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Rômam, nơi có ngai tòa của Giám Mục Rôma tức Đức Giáo Hoàng. Nhà thờ này có tên chính
thức tiếng Latinh là Archibasilica
Sanctissimi Salvatoris et Sancti Iohannes Baptista et Evangelista in Laterano và
được xem là "nhà thờ mẹ" của Giáo
hội Công giáo Rôma, thậm chí trên cả Vương
cung thánh đường Thánh Phêrônữa.Vương cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô là một trong những
thánh đường đầu tiên được xây cất sau những cuộc bách đạo ban đầu. Thánh đường
được Hoàng Đế Constantinô xây và được ĐTC Sylvester thánh hiến năm 324. Thánh
Đường này tiếp tục là Nhà Thờ Chánh Tòa của Giám Mục Rôma, Đức Thánh Cha. Thánh
Đường này được gọi là ‘Mater Ecclesiae Romae Urbis et Orbis’, Mẹ của tất cả các
thánh đường ở Rôma và trên thế giới. Thánh đường dài 130m, có 5 gian. Gian
chính dài 87m, rộng 16m, có tượng 12 Thánh Tông Đồ bằng đá cẩm thạch trắng.
Bước vào đền thờ, bên phải có đàn phong cầm vĩ đại với hai ngàn ống. Sau tòa
giám quản có Giếng Rửa Tội (theo truyền thuyết, chính Hoàng Đế Constantine được
ĐGH Silvestro rửa tội nơi đây). Ngoài nhà thờ, bên hông trái, có tháp bút cao
nhất (47m) và cổ kính nhất ở Roma bằng đá hoa cương đỏ của Ai Cập có từ thế kỷ
14 trước Chúa KiTô. Là Mẹ của các nhà thờ và là nhà thờ chánh tòa của giáo phận
Roma, đền thờ Thánh Gioan ở Laterano nhắc nhở các tín hữu “hồng ân rửa tội” với
tất cả ý nghĩa của ơn này và mời gọi các tín hữu cảm tạ Thiên Chúa bằng chính
cuộc sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. (x.BGCN 2008).
Vương cung thánh đường Latêranô nguyên là cung
điện hoàng đế Constantin. Năm 313 hoàng đế Constantin ký sắc lệnh Milanô, công
nhận Kitô Giáo hợp pháp trên toàn La Mã và nhường cà khu đối Latran cho Đức
Giáo Hoàng làm nơi cư trú. Các Đức Giáo Hoàng đã cư ngụ nơi đây cho đến thế kỷ
XIV mới dời về Vatican.
Chúa Nhật mừng Chúa Phục Sinh sao lại mừng lễ
cung hiến Vương Cung Thánh Đường Gioan Lateranô?
Thánh đường được thánh hiến làm nhà cầu nguyện ,
làm nhà của Thiên Chúa ở giữa dân Ngài. Thánh đường là nơi thánh, nơi chúng ta
được tái sinh trong giếng rửa tội. Qua bí tích rửa tội, chúng ta được tôn thờ
Thiên chúa là Cha chúng ta. Nên ngày Chúa Nhật là ngày của Chúa, ngày mừng Chúa
Phục Sinh, ngày chúng ta lên đền thánh thờ phượng Chúa. Mừng Lễ cung hiến thánh
đường cũng nhắc nhớ chúng ta là những lữ hành đang trên đường về quê trời, nơi
thánh.
Vương
cung thánh đường? (nguồn Bác Khoa tự điển và internet) Vương
cung thánh đường là một danh hiệu đặc biệt mà Đức Giáo Hoàng dành cho một số nhà thờ cổ kính và có tầm quan trọng trong lịch
sử Giáo
hội Công Giáo
Rôma. Phần lớn vương cung thánh đường là nhà thờ chính tòa, nhưng
không phải nhà thờ chính tòa nào cũng là vương cung thánh đường. Trong tiếng Hy Lạp, basilikè có
nghĩa là cổng hoàng cung. Thời xưa, người dân La Mã gọi basilica là
một dạng kiến trúc công cộng chứ chưa
phải là tôn giáo. Ngày nay, "basilica" thường được
hiểu là một công trình tôn giáo của Công giáo, tiếng Việt gọi
là "vương cung thánh đường".
Hầu hết
các vương cung thánh đường Công giáo đều là các nhà thờ có kiến trúc to lớn và
cổ kính. Mặt bằng các công trình này thường mang hình cây thập giá (tượng
trưng cho Chúa Giêsu) tạo
thành ba gian chính: gian hành lang, gian giáo dân và gian cung thánh. Bên
trong có lưu giữ hài cốt các vị tử đạo, thánh nhân hoặc các tác phẩm nghệ thuật
Công giáo có giá trị lớn. Hiện nay, Giáo hội Công giáo chia thành 2 loại vương
cung thánh đường là:
Đại
vương cung thánh đường (Major Basilica): danh hiệu dành cho bốn
vương cung thánh đường nổi tiếng ở Vatican gồm Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô, Vương
cung thánh đường Thánh Phêrô, Vương
cung thánh đường Đức Bà Cả và Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành (là
một thánh địa).
Tiểu
vương cung thánh đường (Minor Basilica): Danh hiệu dành cho bất kỳ ngôi thánh
đường nào khác tại Rôma hay khắp nơi
trên thế giới, do chính Đức Giáo Hoàng ban tặng. Khi một nhà thờ đã
được nâng lên hàng tiểu vương cung thánh đường thì được Toà Thánh trao cho hai
biểu trưng của Đức Giáo
Hoàng: một
là cái chuông (tintinnabulum) dùng để báo tin khi giáo hoàng
hay người thay mặt giáo hoàng đến, hai là cái dù bằng lụa có hai màu vàng, đỏ(conopaeum) dùng
để che cho Đức Giáo
Hoàng.
Tính
đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, có cả thảy 1565 địa điểm trên toàn thế giới
được tôn phong Vương cung Thánh đường. Tại Việt Nam, tới năm 2012 có 4 Vương
cung Thánh đường làNhà
thờ Đức Bà Sài Gòn, Nhà thờ La Vang (Quảng Trị), Nhà
thờ Phú Nhai (Nam Định) và Nhà
thờ Sở Kiện (Hà Nam).
III. Thực hành P.Â.:
Nhà thờ vắng người
Giáo xứ cần một ngôi thánh đường khang trang xứng
đáng để thờ phượng Chúa. Đồng ý!
Giáo xứ cần một nhà xứ tương đối an toàn và tiện
nghi để làm nơi cư trú cho Cha xứ! Đồng ý!
Giáo xứ cần một hội trường rộng rải, và tiện dụng
cho việc liên hoan hay tiệc tùng. Đồng ý!
Giáo xứ cần một chỗ đậu xe đủ chỗ cho nhiều xe cộ
nhất là lễ lớn. Đồng ý!
Giáo xứ cần và cần đủ thứ… Đồng ý!
Tuy nhiên có một điều mà bà con không đồng ý là
vụ quyên góp tài chánh: nhiều và lâu dài và triền miên. Ngày Chúa Nhật nào cũng
nghe Cha nói, rồi Cha giảng về chuyện đóng góp. Nhiều khi Cha còn đe là không
đóng góp sẽ thế nầy thế nọ… Người ta thấy tiền, làm tiền hay nói về tiền ở chợ
chứ thường không có ở nhà thờ. Nhà thờ nơi thờ phượng Chúa, nơi yêu thương,
nâng đỡ nhau, chứ đâu phải nơi kiếm tiền hay làm tiền. Cần thanh tẩy như Chúa
làm ở đền thở Giêrusalem trong bài Phúc Âm hôm nay. Nếu không, nhà thờ thành
chợ. Người đi nhà thờ thành người đi chợ.
Trong thực tế, nhiều người không thích đi chợ hay
không thích đến nhà thờ kiểu chợ, nên nhà thờ thưa vắng và “ế dài”.
Cha nhà thờ. Anh em linh mục chúng tôi thường hay bị người ta
gọi là cha cố hay cha nhà thờ. Cách gọi nầy không có gì xấu, nhưng làm tôi
nhột:
Tôi chỉ làm Cha ở trong nhà thờ. Bên ngoài nhà thờ…
tôi là ai?
Tôi là cha nhà thờ, nhưng nhiều khi tôi ít chăm
sóc nhà thờ, mà lo cho cái gì không phài nhà thờ và không liên quan đến nhà
thờ.
Tôi là cha nhà thờ, nhưng nhiều khi thấy tôi,
người lại không muốn đến nhà thờ.
Tôi là cha nhà thờ, nhưng nhiều khi lời ăn tiếng
nói thiếu chất nhà thờ tức thiếu khiêm tốn và thánh thiện.
Tôi là cha nhà thờ nhưng tôi ít biết hay không
ham hiểu biết về những mỹ thuật thánh trong nhà thờ. Nhiều khi biến nhà thờ
thành nơi thật khó cầu nguyện cho người khác.
Lm
Phêrô Trần Thế Tuyên
Đền
thờ tâm hồn – Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
Kỷ
niệm ngày cung hiến Vương cung thánh đường Latêranô là dịp suy nghĩ về đền thờ
đích thực, là chính thân thể Đức Giêsu Kitô (Ga 2,21). Chính nơi đền thờ này,
Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi đền thờ
này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa.
1.
Giới thiệu Đền Thờ Latêranô
Vương
cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô là một trong những thánh đường đầu tiên
được xây cất sau những cuộc bách đạo ban đầu. Thánh đường được Hoàng Đế
Constantinô xây và được ĐTC Sylvester thánh hiến năm 324. Thánh Đường này tiếp
tục là Nhà Thờ Chánh Tòa của Giám Mục Rôma, Đức Thánh Cha. Thánh Đường này được
gọi là ‘Mater Ecclesiae Romae Urbis et Orbis’, Mẹ của tất cả các thánh đường ở
Rôma và trên thế giới.
Năm
313, sau khi ra chiếu chỉ ở Milano cho Giáo hội được tự do hành đạo, Hoàng Đế
Constantine cho xây đền thờ ở Laterano trong thời gian 313-318 để dâng kính
Chúa Cứu Thế. Thời Đức Giáo Hoàng Gregorio I (590-604) đền thờ được dâng kính cả
Thánh Gioan Tẩy Giả và Thánh Gioan Tông Đồ. ĐGH Lucio II đã ấn định tên đền thờ
như hiện nay, Đền Thờ Thánh Gioan ở Laterano, năm 1144.Từ thế kỷ thứ 4 đến thế
kỷ thứ 14, đền thờ này là trung tâm của giáo hội Roma, trụ sở và biểu tượng của
Đức Giáo Hoàng.
Như
các đền thờ khác, Đền Thờ Thánh Gioan ở Laterano nhiều lần bị tàn phá, hỏa hoạn,
hoang tàn sau hơn 73 năm vắng chủ khi giáo triều dời về Avignon, Pháp, đươc xây
lại như ngày nay thời ĐGH Sisto V (1585-1590).
Thánh
đường dài 130m, có 5 gian. Gian chính dài 87m, rộng 16m, có tượng 12 Thánh Tông
Đồ bằng đá cẩm thạch trắng. Bước vào đền thờ, bên phải có đàn phong cầm vĩ đại
với hai ngàn ống. Sau tòa giám quản cóGiếng Rửa Tội (theo truyền thuyết, chính
Hoàng Đế Constantine được ĐGH Silvestro rửa tội nơi đây). Ngoài nhà thờ, bên
hông trái, có tháp bút cao nhất (47m) và cổ kính nhất ở Roma bằng đá hoa cương
đỏ của Ai Cập có từ thế kỷ 14 trước Chúa KiTô. Là Mẹ của các nhà thờ và là nhà
thờ chánh tòa của giáo phận Roma, đền thờ Thánh Gioan ở Laterano nhắc nhở các
tín hữu “hồng ân rửa tội” với tất cả ý nghĩa của ơn này và mời gọi các tín hữu
cảm tạ Thiên Chúa bằng chính cuộc sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa trong Đức
Giêsu Kitô. (x.BGCN 2008).
2.
Chúa Giêsu thánh tẩy đền thờ
Đối
với Do thái giáo, Lễ Vượt Qua là một đại lễ, tưởng niệm cuộc vượt qua Biển Đỏ
tiến về Đất Hứa. Lễ Vượt qua được tổ chức vào ngày 15 tháng Nissan, tức là
tháng 4 dương lịch.
Mọi
người trong đất nước Palestin đều về Giêrusalem dự lễ. Cả những người tản mác
khắp thế giới không bao giờ quên tôn giáo, tổ tiên cũng về dự đại lễ quan trọng
nhất này.
Dầu
sống ở xứ nào, người Do thái vẫn ước mơ và hy vọng được dự lễ Vượt Qua tại
Giêrusalem ít nhất là một lần trong đời.
Trong
dịp này Chúa Giêsu cùng đi dự lễ Vượt qua với các môn đệ.
Thuế
Đền Thờ là một sắc thuế mà mỗi người Do thái từ 9 tuổi trở lên đều phải đóng.Tiền
thuế là ½ siếc-lơ, tương đương với 2 ngày công nhật.
Trong
việc giao dịch thương mại, mọi loại tiền đều co giá trị tại Palestin. Nhưng tiền
thuế Đền thờ phải nộp bằng đồng siếc-lơ Galilê hoặc siếc-lơ của Đền Thờ.
Khách
hành hương đến Đền Thờ phải đổi tiền siếc-lơ. Vì vậy trong sân Đền Thờ có nhiều
người làm nghề đổi tiền.Tiền huê hồng khi đổi là ¼ ngày công cho 1đồng. 4 đồng
siếc-lơ thì người đổi được lợi một ngày công. Do đó số tiền thuế Đền thờ và lợi
tức đổi tiền thật là lớn.
Điều
khiến Chúa Giêsu nổi giận là khách hành hương phải chịu những tệ nạn của bọn đổi
tiền bóc lột với giá cắt cổ.Thật là bất công và càng tệ hơn nữa khi người ta
nhân danh Tôn giáo để trục lợi.
Bên
cạnh bọn đổi tiền còn có một số người bán bò, chiên, bồ câu để khách hành hương
mua làm lễ vật toàn thiêu. Điều hết sức tự nhiên và tiện lợi là có thể mua đựơc
các con vật ở sân Đền Thờ. Luật quy định các con vật làm của lễ phải lành lặn
không tỳ vết. Có những chức sắc kiểm tra khám xét con vật. Mỗi lần khám xét phải
trả 1/12 siếc-lơ, không được mua vật ở ngoài Đền thờ. Khốn nổi, mỗi con vật mua
trong đền thờ đắt gấp 15 lần ở bên ngoài. Khách hành hương nghèo bị bốc lột trắng
trợn khi muốn dâng lễ vật. Sự bất công này lại càng tệ hại thêm vì nó làm dưới
danh nghĩa tôn giáo.
Chính
vì những điều ấy đã làm Chúa Giêsu bừng bừng nổi giận. Chúa lấy dây thừng bện
thành roi đánh đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ;còn tiền của
những người đổi bạc,Người đổ tung ra,và lật nhào bàn ghế của họ.
Trong
Phúc âm hiếm khi ta thấy Chúa Giêsu nổi giận. Ngài bình thản đón lấy nụ hôn phản
bội của Giuđa; lặng lẽ trước những lời cáo gian buộc tội; xin Chúa Cha tha thứ
cho những kẻ đóng đinh mình vì họ không biết việc họ làm. Chính Chúa Giêsu đã mời
gọi chúng ta học lấy nơi Ngài bài học hiền lành và khiêm nhường. Vậy mà ở đây,
Chúa đã nỗi giận đùng đùng, lật tung bàn ghế, lấy dây thừng làm roi xua đuổi tất
cả.
Khung
cảnh đền thờ phải là nơi yên tĩnh, thánh thiêng. Thế mà nay lại ồn ào huyên
náo, mua bán đổi chác, tranh giành, cãi cọ, đôi co như là một cái chợ buôn bán
sầm uất. "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây,đừng biến nhà Cha Ta thành
nơi buôn bán" (Ga 2,16). "Nhà của Ta là nhà cầu nguyện,còn các ngươi
làm thành hang trộm cướp" ( Mt 21,12-13).Chúa Giêsu thất vọng biết bao
trong tiếng than thở ấy."Nơi buôn bán", "Hang trộm cướp", Đền
thờ nơi tôn nghiêm thờ phượng Đức Chúa, nay lại quá bất kính, quá bát nháo khiến
Chúa Giêsu phải đau lòng. Lời ngôn sứ Giêrêmia quở trách dân Do thái xưa đã nên
ứng nghiệm ( x Gr 7,11).
Thế
là Chúa Giêsu thực hiện một cuộc thanh tẩy Đền thờ vì Ngài yêu mến Đền thờ.
"Vì
nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Tv 69,10).Lòng
nhiệt thành với Đền thờ sẽ dẫn Đức Giêsu đến chỗ bị người đời bách hại (x Ga
15,5).
3.
Tại sao Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ?
-
Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ vì nhà Thiên Chúa đã bị xúc phạm.
Trong
sân đền thờ có thờ phượng mà không có lòng tôn kính.Thờ phượng mà không có lòng
tôn kính là việc bất xứng.Đó là việc thờ phượng hình thức chiếu lệ. Trong sân Đền
thờ người ta cãi vả về giá cả,tiếng ồn ào huyên náo tạo thành một cái chợ chứ
không phải là Đền thờ.
-
Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ để chứng minh rằng việc dâng thú vật làm lễ tế
không còn thích đáng nữa.
Các
ngôn sứ đã loan báo: “Đức Chúa phán, ngần ấy hy lễ của các ngươi đối với Ta nào
có nghĩa lý gì? Lễ toàn thiêu chiên cừu,mỡ bê mập, Ta chán ngấy. Máu chiên dê
Ta chẳng thèm.” (Is 1,11). "Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm, con có thượng
tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận" (Tv 50,16).
Thái
độ thanh tẩy Đền thờ của Chúa Giêsu chứng tỏ Chúa đòi hỏi lòng thành kính.Lễ vật
đẹp lòng Thiên Chúa là tấm lòng chân thành.
-
Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ vì "Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện"
Đền
thờ là nơi Thánh, là chốn Thiên Chúa hiện diện tiếp nhận phụng tự của người
dâng lễ và thông ban cho họ sự sống và các ân huệ của Người.
Các
chức sắc Đền thờ,các con buôn người Do thái đã biến Đền thờ thành nơi huyên
náo, nổi loạn. Tiếng bò rống, tiếng chiên kêu, tiếng rao hàng, lời qua tiếng lại
mặc cả, cãi cọ mua bán làm cho khách hành hương không thể cầu nguyện được.
4.
Xây dựng đền thờ tâm hồn.
Chúa
Giêsu đã thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem. Chúa muốn chúng ta thanh tẩy Đền thờ tâm
hồn mình.
Đền
thờ tâm hồn không xây dựng bằng vật liệu cao cấp của các thứ kim loại, bằng những
loại gỗ quý giá. Đền thờ tâm hồn được xây bằng các bí tích, các việc lành thánh
thiện, những hy sinh, lòng yêu mến Thiên Chúa.
Trong
Đức Kitô, chúng ta đã trở nên đền thờ sống động và đã được cung hiến ngày lãnh
nhận phép Thánh Tẩy. Thánh Phaolô minh định: “Anh em là đền thờ của Thiên Chúa
và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong đền thờ ấy”. Đó là một hồng ân cao cả mà
Thiên Chúa dành cho mỗi tín hữu qua Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa yêu thích ngự
nơi đền thờ tâm hồn chúng ta hơn là đền thờ bằng gỗ đá, dù là gỗ thơm đá quý. Bởi
lẽ đền thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinh đẹp và đồ sộ như đền thờ Latêranô đi chăng nữa
thì một ngày kia, cũng sẽ tiêu tan. Không có đền thờ nào đẹp bằng đền thờ
Giêrusalem. Một công trình nguy nga tráng lệ xây cất ròng rã 46 năm. Khi đi
qua, các môn đệ tự hào chỉ cho Chúa Giêsu thấy sự huy hoàng của Đền thờ, nhưng
Người lại nói rằng: sẽ có ngày không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Khi người
Do thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy ? Chúa Giêsu bảo: cứ phá Đền
thờ này đi,trong 3 ngày Ta sẽ xây dựng lại. Chúa ám chỉ đến cái chết và sự phục
sinh của Người. Đền thờ ở đây chính là thân thể Đức Giêsu mà mỗi người Kitô hữu
là một viên đá sống động xây dựng nên đền thờ ấy. Thân thể phục sinh của Chúa
là đền thờ mới, nơi con người thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực, trong tinh
thần và trong chân lý. Chỉ có Thân thể Chúa Kitô và tâm hồn chúng ta mới là đền
thờ vững bền.
Kỷ
niệm ngày cung hiến Vương cung thánh đường Latêranô là dịp suy nghĩ về đền thờ
đích thực, là chính thân thể Đức Giêsu Kitô (Ga 2,21). Chính nơi đền thờ này,
Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi đền thờ
này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa. Quả thế, Thánh Linh đã
phục sinh thân thể Đức Giêsu. Chúa Cha đã đặt Người làm Trung gian duy nhất để
chuyển cầu cho nhân loại (x. 2 Tm 2:5; Dt 9:15; 12:24). Tất cả mọi giá trị và ý
nghĩa của vương cung thánh đường Latêranô cũng như mọi thánh đường khác đều phải
bắt nguồn từ đền thờ này. Thật vậy, “không ai có thể đặt nền móng nào khác
ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô.” (1Cr 3,11). Máu và nước từ cạnh
sườn Đức Giêsu tuôn chảy như giòng sông. “Sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự
sống.” (Ed 47,9). Người được phúc đón nhận sự sống đó là Kitô hữu. Vì họ là
“thân thể Đức Kitô.” (2 Cr 12, 27). Bởi đó, họ cũng là “Đền Thờ của Thiên
Chúa.” (1 Cr 3,16).
Lạy
Chúa Giêsu Kitô,
Chúa
đã đuổi những người buôn bán ra khỏi đền thờ vì họ đã đem đền thờ biến thành
nơi buôn bán, đổi chác;
Xin
Chúa xua đuổi nhưng thói hư tật xấu ra khỏi tâm hồn chúng con, để tâm hồn chúng
con xứng đáng là đền thờ sống động của Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Amen.
Lectio Divina: Lễ Cung
Hiến Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô
Chúa Nhật, 9 Tháng 11, 2014
Đức Giêsu tẩy uế Đền Thờ
Ga 2:13-22
1. Lời nguyện mở đầu
Lạy Thiên Chúa
của sức mạnh và lòng thương xót,
Xin hãy che chở chúng
con khỏi mọi nguy biến.
Xin ban cho chúng con
sự tự do tinh thần,
sức khỏe trong tâm trí
và cơ thể để làm công việc của Chúa trên thế gian.
Chúng con cầu xin nhờ
Đức Giêsu Kitô, Con Chúa,
Đấng hằng sống và hiển
trị cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần,
Một Thiên Chúa, đến
muôn thuở muôn đời. Amen.
2. Tin Mừng Chúa Kitô theo thánh
Gioan – Ga 2:13-22
Lễ Vượt Qua của dân Do-thái gần đến, Chúa Giêsu đi lên
Giêrusalem; Người thấy ở trong Đền Thờ có những người bán bò, chiên, chim câu
và cả những người ngồi đổi tiền bạc. Người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi
tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ, Người hất tung tiền của những
người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ, và bảo những người bán chim câu rằng:
"Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn
bán".
Môn đệ liền nhớ lại câu Kinh Thánh: "Sự nhiệt thành vì nhà
Chúa sẽ thiêu đốt tôi".
Bấy giờ người Do-thái bảo Người rằng: "Ông hãy tỏ cho chúng
tôi thấy dấu gì là ông có quyền làm như vậy".
Chúa Giêsu trả lời: "Các ông cứ phá huỷ đền thờ này đi, nội
trong ba ngày Ta sẽ dựng lại".
Người Do-thái đáp lại: "Phải bốn mươi sáu năm mới xây được đền
thờ này mà ông, ông sẽ dựng lại trong ba ngày ư?" Nhưng Người, Người có ý
nói đền thờ là thân thể Người. Vì thế, khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, các
môn đệ mới nhớ lời đó, nên đã tin Kinh Thánh và tin lời Người đã nói.
3. Suy Niệm
- Bối cảnh: Đoạn Tin Mừng của chúng ta có một giáo huấn rõ
ràng và không thể nhầm lẫn của Chúa Giêsu trong Đền Thờ. Trước đây,
ông Gioan Tẩy Giả đã được chứng kiến Chúa Giêsu nói rằng Người là Đấng Mêssia
(1:29); các môn đệ đầu tiên, dựa trên biểu lộ của Gioan Tẩy Giả, đã công nhận
Người là Chiên Thiên Chúa, Đấng Thiên Sai đích thực: để mở đầu cho
một lễ Vượt Qua mới và một giao ước mới, để mang đến sự giải thoát cho nhân
loại (Ga 1:35-51); tại Cana, Chúa Giêsu ban phép lạ đầu tiên để cho thấy vinh
quang của Người (Ga 2:1-12): vinh quang sẽ được nhìn thấy, sự vinh
quang có thể được dự liệu trước; do đó, tự nó biểu lộ. Đó là vinh
quang của Chúa Cha hiện diện trong con người của Đức Giêsu và tự biểu lộ tại
lúc khởi đầu hoạt động của Người, bằng cách này, dự đoán “giờ” của Người đã đến
(17:1). Vinh quang của Chúa được thể hiện bằng cách
nào? Thiên Chúa khôi phục lại mối quan hệ mới với nhân loại cách
nhưng không; Người kết hợp mật thiết với loài người và ban cho họ có khả năng
yêu thương như Ngài yêu thương, qua Chúa Thánh Thần, Đấng thanh tẩy tâm hồn
loài người và làm cho loài người trở thành con Thiên Chúa. Tuy
nhiên, thật là cần thiết để nhận thức được rằng tình yêu Thiên Chúa không thay
đổi, được thể hiện trong Đức Giêsu, tương ứng với đức tin, với lòng gắn bó riêng.
- Chúa Giêsu và Đền Thờ: Giờ đây Chúa Giêsu đang ở tại
Giêrusalem, trong Đền Thờ ứng nghiệm lời tiên Malakhi (Ml 3:1-3), Người công bố
mình là Đấng Cứu Thế. Sự có mặt như thế của Chúa Giêsu thì đã tạo ra
sự căng thẳng hơn cả những giáo lý của Người. Bây giờ, người đọc
hiểu rằng làm thế nào mà các cuộc tranh chấp lớn với người Do Thái luôn luôn
xảy ra trong Đền Thờ; ở nơi này, Chúa Giêsu đã nói lên lời tố giác đáng kể của
mình; nhiệm vụ của Người là xua đuổi người ta ra khỏi Đền Thờ (2:15;
10:4). Trong trường hợp cuối cùng, Chúa Giêsu bị kết án bởi vì Người
bị coi như là mối nguy hiểm cho Đền Thờ và cho người Do Thái. Chúa
Giêsu đi lên Giêrusalem vào dịp lễ Vượt Qua của người Do Thái: đây
là dịp Người biểu lộ công khai và mặc khải cho tất cả mọi người rằng chính
Người là Đấng Cứu Thế. Trong dịp lễ, thành Giêrusalem đầy những
khách hành hương đến từ tất cả các miền và do đó các hành động của Người sẽ có
tác dụng lớn trong toàn cõi Paléstine. Khi đến Giêrusalem, Chúa lập
tức được nhìn thấy trong Đền Thờ, nơi có một số người bán bò, cừu, và bồ câu và
những người đổi tiền ngồi ở đó. Cuộc chạm trán trong Đền Thờ không
phải với những người tìm kiếm Thiên Chúa mà với những kẻ buôn thần bán
thánh: số tiền trả để mở một sạp bán hàng phải được nạp cho thày
thượng tế. Chúa Giêsu dùng cơ hội này (Lễ Vượt Qua) tại nơi này (Đền
Thờ) để ban cho một phép lạ. Người lấy dây roi, một dụng cụ biểu
tượng của Đấng Mêssia, Đấng trừng phạt những tệ nạn và hành động tội lỗi, và
Người xua đuổi tất cả mọi người ra khỏi Đền Thờ, cùng với chiên cũng như
bò. Điều đáng ghi nhận là hành động của Người đối với những kẻ bán
chim bồ câu (câu 15). Chim bồ câu là động vật được dùng cho của lễ
toàn thiêu tạ tội (Lv 9:14-17), là phương tiện hy sinh đền tội và thanh tẩy (Lv
12:8; 15:14,29), đặc biệt là nếu người dâng của lễ là người nghèo (Lv 5:7;
14:22,30 và các câu tiếp theo). Những người bán chim bồ câu, có thể
xem như là, đã buôn bán sự hòa giải với Thiên Chúa bằng tiền bạc.
- Nhà của Cha Ta. Câu
nói muốn chỉ ra rằng Chúa Giêsu trong hành động của mình cư xử như một Người
Con. Chúa đại diện cho Chúa Cha trên thế gian. Họ đã biến nơi thờ
phượng Thiên Chúa thành nơi mua bán đổi chác. Đền Thờ không còn là
nơi để gặp gỡ Thiên Chúa, mà là một cái chợ nơi mà sự hiện diện của tiền bạc
đang làm chủ. Việc thờ phượng đã trở thánh cái cớ để trục
lợi. Chúa Giêsu công kích vào cơ quan đầu não của người Do Thái là
đền thờ: biểu tượng của dân chúng và của sự chọn
lựa. Người tố cáo rằng Đền Thờ đã bị tước bỏ nhiệm vụ lịch sử của
nó: là dấu chỉ nhà của Thiên Chúa ở giữa dân của
Người. Phản ứng đầu tiên về hành động của Chúa Giêsu đến từ các môn
đệ là những người liên đới đến Thánh Vịnh 69:10: “Sự nhiệt thành vì
nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi”. Phản ứng thứ hai đến từ các thượng tế là
những kẻ lợi dụng danh nghĩa của những người buôn bán trong Đền
Thờ: “Ông hãy tỏ cho chúng tôi thấy dấu gì là ông có quyền làm như
vậy?" (câu 18). Họ đòi hỏi Người tỏ ra một dấu chỉ; Người cho
họ biết đó là cái chết của Người: "Các ông cứ phá huỷ đền thờ
này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại" (câu 19). Chúa Giêsu
là Đền Thờ bảo đảm sự hiện diện của Thiên Chúa trên thế gian, sự hiện diện tình
yêu của Chúa; cái chết trên cây thập giá sẽ làm cho Người là Đền Thờ duy nhất
và khẳng định của Thiên Chúa. Đền Thờ được tạo ra bởi bàn tay loài
người đang bị mục nát; Đức Giêsu sẽ thay thế cho Đền Thờ ấy, bởi vì bây giờ
Người là sự hiện hữu của Thiên Chúa trên thế gian này; Chúa Cha hiện diện trong
Người.
4. Một vài câu hỏi cá nhân
- Bạn
có hiểu rằng dấu hiệu tình yêu của Thiên Chúa dành cho bạn không còn là Đền Thờ
nữa mà là một Người: Đức Giêsu bị đóng đinh không?
- Bạn
có biết rằng dấu hiệu này được trao cho riêng bạn để mang lại sự giải thoát dứt
khoát của bạn không?
5. Lời Nguyện Kết
Thiên
Chúa là nơi ta ẩn náu, là sức mạnh của ta.
Người
luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ khi ta phải ngặt nghèo.
Nên
dầu cho địa cầu chuyển động, núi đồi có sập xuống biển sâu, ta cũng chẳng sợ
gì.
(Tv
46:1-2)
Cung hiến Thánh Đường Latêranô – Lm Hồ Thông
Đại thánh đường La-tê-ra-nô
được gọi “là Mẹ và là Đầu của mọi nhà thờ trên thế giới”, bởi vì đây là Đền Thờ
đầu tiên được chính quyền hợp pháp công nhận trên đế quốc Rô-ma và cũng là nhà
thờ chánh tòa của địa phận Rô-ma, nơi có ngai tòa Đức Giáo Hoàng.
Lễ Cung Hiến Thánh Đường
La-tê-ra-nô được ghi nhận vào thế kỷ XI. Thánh đường này đã bị tàn phá, đoạn
được tái thiết, được Đức Thánh Cha Benoit XIII vào năm 1726 cung hiến một cách
long trọng và được xác định mừng lễ vào ngày 9 tháng 11.
Nhưng Giáo Hội không cử
hành một hoài niệm, cho dù quan trọng đến mấy đi nữa. Khi tưởng niệm lễ Cung
Hiến Thánh Đường La-tê-ra-nô, Giáo Hội muốn nhấn mạnh sự hiệp nhất của toàn thể
Giáo Hội. Giáo Hội liên kết vào ngày lễ cung hiến nầy tất cả mọi thánh đường là
Nhà Thiên Chúa và là nơi cầu nguyện. Hơn thế nữa, Giáo Hội cử hành Đền Thờ còn
cao quý hơn nhiều, đó là Giáo Hội và tất cả thành viên của mình là những viên
đá sống động. Thử hỏi có đền thờ nào, dù lớn lao đến mầy đi nữa cũng do bàn tay
con người xây dựng nên, làm thế nào có thể so sánh với đền thờ là con người
được Thiên Chúa tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh của Ngài? “Nào anh em chẳng
biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong
anh em sao?” (1Cr 3: 16).
Ed 47, 1-2, 8-9, 12
Bài Đọc I trích từ sách
Ê-dê-ki-en. Đây là sứ điệp của ngôn sứ lưu đày ở Ba-by-lon gởi đến cho toàn thể
dân Thiên Chúa. Trong thị kiến, ông đã miêu tả Đền Thờ lýý tưởng sẽ thay thế
Đền Thờ của vua Sa-lô-mon bị đạo quân Ba-by-lon tàn phá. Ông thấy dòng nước
không bao giờ cạn tuôn trào từ bên phải Đền Thờ. Dòng nước thần diệu nầy chảy
đến đâu sức sống dâng trào đến đó.
1Cr 3, 9-11, 16-17
Trong thư thứ nhất gởi tín
hữu Cô-rin-tô, thánh Phao-lô sánh ví cộng đồng Ki-tô hữu với Nhà Thiên Chúa mà
nền móng là Đức Giê-su Ki-tô. Ngôi nhà nầy được xây dựng bằng cuộc sống của
những người Kitô hữu, những viên đá sống động. Mỗi người Kitô hữu cũng là Đền
Thờ Thiên Chúa, nơi Chúa Thánh Thần cư ngụ.
Ga 2, 13-22
Tin Mừng Gioan thuật lại sự
kiện Đức Giê-su đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ. Qua đó, Đức Giê-su
muốn cho hiểu rằng Đền Thờ đích thật sẽ là thân thể phục sinh của Ngài.
BÀI ĐỌC I (Ed 47: 1-2, 8-9,
12)
Trước tiên, sứ điệp của
ngôn sứ Ê-dê-ki-en là sứ điệp của một vị ngôn sứ lưu đày. Sau khi
Na-bu-cô-đô-nô-so, vua Ba-by-lon, đánh chiếm kinh thành Giê-ru-sa-lem vào năm
598 trước Công Nguyên, tư tế Ê-dê-ki-en là một trong số đoàn người đầu tiên bị
phát lưu đến Ba-by-lon. Chính từ một ngôi làng Tel-Aviv nhở bé bên bờ sông
Cơ-va bên Ba-by-lon, nơi ông sống và qua đời có lẽ vào năm 571 tCN, mà vị ngôn
sứ ngỏ lời với toàn thể đồng bào của ông. Để tưởng nhớ ông, vị ngôn sứ tiên báo
sự phục sinh của dân Ít-ra-en, người ta lấy tên Tel-Aviv đặt cho một thành phố
hiện nay.
Sứ điệp của ngôn sứ
Ê-dê-ki-en cũng là sứ điệp của một tư tế. Đã là tư tế trước khi Thiên Chúa gọi
ông làm ngôn sứ của Ngài, ông có một tâm hồn tư tế, ưu tư về tính thánh thiện
của phụng tự và tôn kính những định chế tôn giáo. Ông tiên báo Đền Thờ
Giê-ru-sa-lem sẽ bị phá hủy thành bình địa. Trong lưu đày, ông biết rằng sấm
ngôn của ông đã được ứng nghiệm, nhưng trong thị kiến, ông nhìn thấy một Đền
Thờ Mới và miêu tả Đền Thờ này cách tỉ mỉ.
Sứ điệp của Ê-dê-ki-en cũng
là sứ điệp của một nhà thị kiến, vì thế, chứa đựng biết bao những cuộc xuất
thần. Bản văn được trích dẫn hôm nay kết thúc với việc mô tả Đền Thờ lý tưởng
sẽ thay thế đền thờ Giê-ru-sa-lem bị phá hủy. Thị kiến của vị ngôn sứ trộn lẫn
thực tại địa lýý với biểu tượng vườn địa đàng, nhưng mặc khải một ýnghĩa mới.
1. Thực tại địa lý.
Dòng nước chảy đến đâu đem
lại màu xanh tươi cho đôi bờ sông đến đó: đủ loại cây trái mọc lên, cành lá sum
sê, đơm bông kết trái quanh năm. Có thể thị kiến nầy diễn tả thực tại địa lýý
miền Pa-lét-tin. Dòng suối Xê-đơ-ron, khi chảy đến chân đền thờ, nước dâng cao
nhờ hợp lưu với dòng suối Ghi-bon (dòng suối nầy cung cấp nguồn nước chính cho
thành thánh Giê-ru-sa-lem và hồ Si-lô-ê) và một con sông nhánh Ain Rogel. Nhờ
yếu tố thiên nhiên nầy, vua Giô-si-gia (716-687 tCN) đã xây dựng hệ thống dẫn
nước vào thành thánh Giê-ru-sa-lem. Cũng có thể Ê-dê-ki-en đã mượn hình ảnh mà
ông thấy ở Ba-by-lon những hệ thống dẫn thủy nhập điền, nhờ đó đất khô cằn trở
thành những cánh đồng màu mỡ xanh tươi.
2. Biểu tượng vườn địa
đàng.
Nhưng thị kiến của ngôn sứ
Ê-dê-ki-en trước hết là biểu tượng vườn địa đàng như được miêu tả trong St 2,
theo đó có bốn dòng sông chảy bao quanh để nuôi dưỡng cây trái xanh tươi, biểu
tượng sự phú túc tâm linh, đặc quyền của con người trước khi phạm tội.
Đền Thờ tương lai mà ngôn
sứ Ê-dê-ki-en miêu tả là dấu chỉ của việc Đức Chúa sẽ trở về và ngự trị giữa
dân Ngài tại Giê-ru-sa-lem. Dân Ngài sẽ tìm lại sự thánh thiện và phong nhiêu
tâm linh, được biểu tượng bởi dòng nước trào dâng từ thánh điện, nghĩa là Đức
Chúa sẽ rộng lòng tha thứ cho dân và ban cho họ muôn vàn ân sủng.
Đức Giê-su sẽ hiện tại hóa
sứ điệp nầy vào chính mình. Vào ngày bế mạc tuần lễ Lều, ngày người ta dâng hy
lễ cầu xin mưa thuận gió hòa tại Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su cất tiếng
kêu mời: “Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống! Như Kinh
Thánh đã nói: Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống.” Đức
Giê-su muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận. Thật thế,
bấy giờ họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Giê-su chưa được tôn vinh” (Ga 7:
37-38).
Nước biểu tượng sự sống
thần linh chạy xuyên suốt Cựu Ước. Ngôn sứ Ê-dê-ki-en diễn tả sứ điệp của mình
theo lối nói ngoa ngữ báo trước thể loại văn chương khải huyền. Quả thật, kiểu
nói nầy tái xuất hiện trong các sách khải huyền Do thái (sách Kha-nốc), cũng
như trong sách Khải Huyền của thánh Gioan: “Rồi thiên thần chỉ cho tôi thấy một
con sông có nước trường sinh, sáng chói như pha lê, chảy ra từ ngai của Thiên
Chúa và của Con Chiên. Ở giữa quảng trường của thành, giữa hai nhánh sông, có cây
Sự Sống sinh trái mười lần, mỗi tháng một lần; lá cây dùng thuốc chữa lành các
dân ngoại” (Kh 22: 2).
3. Bên phải Đền Thờ:
Ngôn sứ Ê-dê-ki-en cũng nói
về thần dược và thánh thánh Giê-ru-sa-len trên trời. Ngôn sứ xác định nước tuôn
trào từ bên phải Đền Thờ. Bên phải là biểu tượng phía mặt trời mọc, phía ánh
sáng và sự sống. Thật là ý nghĩa biết bao khi nghệ thuật Kitô giáo trong suốt
nhiều thế kỷ trình bày Đức Giê-su trên thập giá mang lấy ở bên cạnh sườn phải
của Ngài vết thương bị lưỡi đồng đâm thâu, từ đó máu và nước phun vọt ra, dấu
chỉ bí tích Thánh Tẩy và bí tích Thánh Thể phát sinh sự sống đời đời.
4. Đền Thờ.
Vào Ngày lễ Cung Hiến Đền
Thờ, phụng vụ mời gọi chúng ta suy niệm về Đền Thờ. Ngôn sứ Ê-dê-ki-en là một
tư tế, ông không thể quan niệm một tôn giáo của Đức Chúa mà không có một nơi
được thánh hiến để dân Ngài có thể cùng nhau quy tụ lại để phụng sự Thiên Chúa
của mình cho thật xứng hợp. Nói cách khác, với tư cách là một tư tế, ngôn sứ
không thể nào quan niệm rằng cuộc sống đạo mà không có Đền Thờ được. Tuy nhiên,
trong cảnh lưu đày, dân Ít-ra-en không có Đền Thờ, vì thế họ không thể dâng lên
Thiên Chúa của mình những lời khẩn nguyện và những hy lễ. Ngôn sứ Ê-dê-ki-en
thực sự là một trong số những người sống trong cảnh ngộ nầy. Trong những cơn xuất
thần của mình, ông thấy vinh quang Thiên Chúa rời bỏ Đền Thờ Giê-ru-sa-lem (11:
32-33) đến bên bờ sông Cơ-va, nơi ông cùng với dân chúng đang sống cảnh lưu đày
(1: 1). Lúc đó, vị ngôn sứ thoáng thấy hình thức phụng tự tinh thần. Đức Chúa
đích thân hiện diện ở giữa dân Ngài, vì thế, ở đâu dân Ngài hiện diện ở đó
Thiên Chúa đồng hiện diện với dân Ngài. Ngài đồng hiện diện giữa dân Ngài để
cùng chia sẻ cảnh lưu đày khổ cực với dân Ngài. Dân Ngài thực sự là Đền Thờ của
Thiên Chúa (ch. 37-38).
BÀI ĐỌC II (1Cr 3: 9b-11,
16-17)
Thánh Phao-lô đã thành lập
Giáo Đoàn Cô-rin-tô vào những năm 50-52. Thánh nhân đã sống 18 tháng trong
thành phố nầy. Sau ngài, các vị loan báo Tin Mừng khác đến tiếp nối công việc
của thánh nhân.
Dân Cô-rin-tô, vốn ham mê
tranh luận, thích những bài diễn thuyết lời hay ý đẹp. Vì thế, cộng đoàn Kitô
hữu Cô-rin-tô cũng chia bè kết nhóm, mỗi nhóm ngưỡng mộ một nhà giảng thuyết:
nhóm theo phe thánh Phao-lô, nhóm theo phe ông A-pô-lô, một nhà giảng thuyết có
tài hùng biện, và nhóm trưng dẫn thánh Phê-rô. Thánh Phao-lô cực lực lên án
thái độ chia bè kết nhóm nầy, bởi vì, chúng biến cộng đoàn Kitô hữu thành những
trường phái khôn ngoan của các bậc hiền nhân Hy-lạp. Trong đoạn thư trích dẫn
hôm nay, thánh Phao-lô bày tỏ những lời khiển trách và những lời khuyên nhủ như
phần kết luận. Như thói quen của mình, thánh nhân đưa ra cuộc tranh luận và
định nghĩa cộng đoàn Ki-tô hữu là gì.
1. Nhà Thiên Chúa.
Cộng đoàn Ki-tô hữu là Nhà
Thiên Chúa. Dù các nhà loan báo Tin Mừng tiếp nối nhau để xây dựng toà nhà này
là ai đi nữa, nền móng không ai khác chính Đức Giê-su Ki-tô. Nếu thánh Phao-lô
đã đặt viên đá đầu tiên, thì mỗi nhà loan báo Tin Mừng khác lần lượt góp phần
vào việc xây dựng công trình nầy theo cách thức của mình. Thánh nhân tự xem
mình có trách nhiệm gìn giữ nền tảng vững chắc của tòa nhà cũng như nếp sống
đạo hạnh của những người tiếp nối sứ mạng của ngài. Dù ám chỉ đến những bè phái
của các Kitô hữu Cô-rin-tô, nhưng những lời khuyên này có giá trị đối với tất
cả các cộng đoàn Kitô hữu ở khắp nơi và muôn thế hệ. Những lời khuyên của thánh
Phao-lô thường hằng bảy tỏ nỗi bận lòng của thánh nhân về đức chính trực của
những người loan báo Tin Mừng. Trong thư thứ nhất của mình, thánh Phê-rô cũng
sử dụng cùng một hình ảnh: “Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá
sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em
làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức
Giê-su Kitô” (1P 2: 5).
2. Đền Thờ Thiên Chúa.
“Nào anh em chẳng biết rằng
anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em
sao?”. Chúng ta lưu ý rằng ở đây thánh Phao-lô không dùng từ “hieron” theo
nghĩa đơn thuần “nơi thánh”, nhưng từ “naos” theo nghĩa “nơi cực thánh” của Đền
Thờ, chúng ta có thể dịch “thánh điện” hay “cung thánh”. Cộng đoàn Kitô hữu
đích thật là nơi cực thánh vì Thiên Chúa ngự giữa dân Ngài và mỗi người Ki-tô
hữu là “nơi cực thánh”, nơi Chúa Thánh Thần cư ngụ trong chúng ta.
Khái niệm “đền thánh tinh
thần” thật ra có cội nguồn ở Cựu Ước, đặc biệt từ thời lưu đày Ba-by-lon. Những
người bị phát lưu đã kinh qua một tôn giáo trơ trụi, không Đền Thờ, không hy
lễ, một tôn giáo nội tâm. Vào lúc đó, ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã phác họa ý tưởng
theo đó Đền Thờ đích thật của người tín hữu là chính Đức Chúa (Bài Đọc I).
Ngôn sứ Giê-rê-mi-a, đương
thời với ngôn sứ E-dê-ki-en, đã loan báo rằng sẽ đến một ngày Luật của Thiên
Chúa sẽ không còn ghi khắc trên bia đá nhưng trong lòng của mỗi người, đó sẽ là
dấu chỉ Giao Ước Mới (Gr 31: 31-33). Ngay trước thời Đức Ki-tô, phái Ét-xê-nô
đã đoạn tuyệt với Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, không thừa nhận hy lễ và chuyên tâm
vào đời sống cộng đoàn. Đối với họ, đền thờ đích thật đó là cộng đoàn Kum-ran
trên bờ Biển Chết.
Sau cùng, không phải Đức
Giê-su đã công bố rằng đền thờ đích thật chính là “thân thể Ngài” trong đoạn
Tin Mừng Gioan hôm nay sao? Đó là Đền Thờ tinh thần mà thánh Phao-lô xác định.
Vả lại ý tưởng này không xa lắm với khái niệm Giáo Hội là thân thể của Đức
Ki-tô, mà thánh nhân sẽ khai triển sau nầy. Đó là đời sống thánh thiện của cộng
đoàn Ki-tô hữu, vừa bao gồm toàn thể vừa mỗi một thành viên, ở đó Thánh Thần cư
ngụ. Việc dẫn nhập những bè phái vào trong cộng đoàn Ki-tô hữu không gì khác
hơn là hành động phá hoại Đền Thờ Thiên Chúa và là hành động tự hủy, vì “Đền Thờ
nầy chính là anh em”. Thánh Phao-lô mạnh mẻ cảnh báo các Kitô hữu Cô-rin-tô bị
phân năm xẻ bảy nầy.
TIN MỪNG (Ga 2: 13-25)
Sự kiện Đức Giê-su đuổi
những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ được cả bốn Tin Mừng tường thuật. Ba Tin
Mừng Nhất Lãm đặt sự kiện nầy vào tiền cảnh của biến cố Tử Nạn, vì thế, biến cố
nầy được xem như giọt nước làm tràn ly phẩn nộ của giai cấp lãnh đạo Do thái
giáo; trong khi thánh Gioan đặt sự kiện này vào đầu sứ vụ công khái của Đức
Giê-su, ngay sau tiệc cưới Ca-na và sau thời gian lưu lại ít ngày ở
Ca-phác-na-um.
Phần mở đầu của câu chuyện
nầy xác định khung cảnh và địa điểm: “Gần đến lễ Vượt Qua của người Do thái”.
Trong Tin Mừng Gioan, diễn ngữ nầy được lập đi lập lại đến ba lần (2: 13; 6: 4;
11: 5) xác định ba lần Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua, phù hợp
với hai năm rưỡi đời sống công khai của Ngài.
Phản ứng của Đức Giê-su
thật khác thường. Ngài lấy dây bện làm roi mà xua đuổi những người buôn bán,
lật nhào bàn ghế, đổ tung tất cả tiền bạc của họ và giải thích hành động của
mình: “Đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán”. Phải chăng qua hành động của
mình, Đức Giê-su muốn nói rằng Ngài đến để phục hưng tôn giáo Ít-ra-en qua việc
thanh tẩy Đền Thờ mà chẳng bao lâu sau sẽ bị phá hủy? Để hiểu trọn vẹn ýý nghĩa
của sựu kiện quá đặc biệt nầy, trước hết phải đặt nó vào khung cảnh ngoại tại,
đoạn vào khung cảnh tôn giáo, tức khung cảnh của lễ Vượt Qua, và sau cùng vào
văn mạch của Tin Mừng Gioan.
1. Khung cảnh bên ngoài.
Đền Thờ tọa lạc trên một
khuôn viên rộng lớn được bao quanh bởi những hàng hiên. Khi bước qua những dãy
hàng hiên, người ta vào trong tiền sảnh được gọi “tiền sảnh dân ngoại”, vì
lương dân được phép đến đây để cầu nguyện với Thiên Chúa của dân Do thái. Tiếng
Hy lạp: “hieron”, được sử dụng ở đây phải được hiểu là “nơi thánh” hay “thánh
địa” chứ không phải “naos” (nơi cực thánh) ở bên trong Đền Thờ. Tiếp đó, phạm
vi thánh, nơi được dành riêng cho dân Do thái, được phân chia thành những tiền
đình riêng biệt, tiền đình dành cho nữ giới và tiền đình dành cho nam giới, và
cuối cùng tiền đình dành cho các tư tế.
Chính ở nơi “tiền sảnh dân
ngoại” mà những người buôn bán súc vật dùng cho các hy lễ. Công việc buôn bán
rất thịnh đạt. Có nhiều lý do để nghĩ rằng những vị tư tế cao cấp – đứng đầu là
thượng tế - đã hưởng nhiều lợi nhuận ở đây. Những người đổi tiền cũng ở trên
tiền sảnh nầy đáp ứng nhu cầu mộ đạo của các tín hữu, vì người Do thái không
được phép dâng hiến cho Đền Thờ những hiện kim được xem đồng tiền “ô uế” do có đúc hình vị hoàng đế hay vị thần
ngoại giáo nào đó (Mt 22: 15-21). Những người đổi tiền hưởng huê hồng. Phải
nhận ra rằng sự hiện diện của những người buôn bán súc vật và những người đổi
tiền đáp ứng nhu cầu cần thiết của khách hành hương từ xa lên Đền Thờ
Giê-ru-sa-lem dâng hy lễ hay cúng tiền bạc cho Đẻn Thờ, đặc biệt vào những ngày
đại lễ.
2. Khung cảnh lễ Vượt Qua.
Khung cảnh lễ Vượt Qua đem
lại cho sự kiện nầy ý nghĩa sâu xa. Đức Giê-su đuổi những người buôn bán súc
vật ra khỏi khuôn viên Đền Thờ, vì đây là thánh địa được dành riêng cho cầu
nguyện. Nhưng hơn nữa, Ngài xua đuổi những súc vật dành cho các hy lễ, vì chính
Ngài sẽ là “Con Chiên” sát tế, lễ tế đích thật của lễ Vượt Qua, lễ tế duy nhất
nầy từ nay sẽ thay thế tất cả lễ tế khác. Như vậy, kiểu nói: “Gần đến lễ Vượt
Qua của người Do thái” cũng ngụ ý rằng còn có một lễ Vượt Qua khác nữa, lễ Vượt
Qua của người Ki-tô hữu mà con chiên bị sát tế là Đức Giê-su. Sau cùng, Đức
Giê-su thanh tẩy “tiền sảnh dân ngoại”, vì từ nay Ngài đã phá hủy mọi hàng rào
ngăn cách giữa Do thái và dân ngoại. Dân ngoại cũng được mời gọi dự phần vào
cùng ơn cứu độ như dân Ít-ra-en.
3. Văn mạch của Tin Mừng
Gioan.
Khi đặt biến cố nầy vào
thời kỳ đầu sứ vụ công khai của Đức Giê-su, thánh kýý để lộ những ý định của
mình: ông muốn dẫn đưa người đọc vào trong mầu nhiệm của Đức Giê-su: Đấng mà
thánh Gioan Tẩy Giả giới thiệu là Đấng Mê-si-a, Đấng ấy ở Giê-ru-sa-lem hành xử
như Con Thiên Chúa trong mối quan hệ mật thiết chưa từng có.
Trước hết, ở tiệc cưới
Ca-na, Đức Giê-su đã ban rượu mới, tiên báo rượu sẽ là máu của Ngài. Ở Giê-ru-sa-lem,
đáp lại việc người Do thái đòi hỏi dấu lạ, Đức Giê-su loan báo một đền thờ mới
sẽ là thân thể của Ngài: “Các ông cứ phá hủy Đền Thờ nầy đi; nội ba ngày tôi sẽ
xây dựng lại”, ám chỉ đến cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Ngài. Trong ba Tin Mừng
nhất lãm, lời tuyên bố nầy của Đức Giê-su được các người làm chứng gian lập lại
trong phiên toà của Thượng Hội Đồng, nhưng được sửa đổi với ác tâm, thay vì:
“Các ông cứ phá hủy đền thờ nầy đi” thì lại: “Tôi có thể phá hủy…” (Mc 14: 58).
Ngoài ra, thánh Gioan chủ ý
đặt lời nầy trên môi miệng của chính Đức Giê-su: “Nội ba ngày, tôi sẽ xây lại”
để chỉ biến cố Phục Sinh của Ngài, như sau nầy Ngài tiên báo về cuộc Tử Nạn và
Phục Sinh của Ngài: “Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi
tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống
ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được” (Ga 10: 18).
Hơn nữa, trong cùng một câu
chuyện, thánh Gioan có ý sử dụng từ “hieron” với nghĩa “nơi thánh” để chỉ Đền
Thờ Giê-ru-sa-lem, nhưng dành riêng từ“naos” với nghĩa “thánh điện” hay “cung thánh”, tức là nơi cực
thánh nhất của Đền Thờ, để nói về Thân Thể của Ngài. Sau khi Đức Giê-su sống
lại, các môn đệ nhớ lại những lời mà Đức Giê-su đã nói vào dịp nầy: “Họ tin vào
Kinh Thánh và lời Đức Giê-su đã nói”.
Tình tiết Đức Giê-su đuổi
những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ “gần đến lễ Vượt Qua của người Do thái”
theo Tin Mừng Gioan chất chứa biết bao ý nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét