Những 'Sứ Giả Thương Xót',
họ làm gì?
Trần Mạnh Trác3/13/2016
Trần Mạnh Trác3/13/2016
Có những điều họ không làm
Thứ Tư lễ Tro vừa qua, ĐGH Phanxicô đã ủy thác sứ vụ 'Sứ Giả Thương Xót' cho 1142 linh mục từ khắp nơi trên Thế Giới về Roma, và Ngài đã gửi họ đi, để thực hiện một nhiệm vụ mà Ngài gọi là "tiếp tục nhiệm vụ của Đức Kitô là hòa giải toàn bộ thế giới với Đức Chúa Cha".
Sứ vụ cuả các linh mục này bao gồm hai khiá cạnh chính yếu: rao giảng về lòng thương xót và thực hiện sự thương xót ấy qua Bí Tích Giải Tội.
Họ là "dấu chỉ đặc biệt cuả lòng thương xót của Chúa trong Năm Thánh Thương Xót này", và như thế, các 'Sứ Giả Thương Xót' đã được trao cho hai đặc quyền mà các cha giải tội thường không có, đó là 'năng quyền giải tội' cuả họ không có giới hạn về địa lý (có thể giải tội ở khắp mọi nơi) và họ có quyền tha một số 'vạ' dành riêng cho Toà Thánh.
Nói tới đây, nhiều người đã có sẵn một câu hỏi đó là, liệu những người đang mắc vạ tuyệt thông vì rối rắm về bí tích hôn phối, thì có thể được 'giải vạ' qua các vị 'Sứ Giả Thương Xót' này không?
Xin thưa ngay là không! bởi vì bí tích hôn phối là vĩnh viễn, chỉ mất đi khi một trong hai người đã chết. Do đó mà Tòa Thánh cũng không có quyền tháo gỡ bí tích này, và vì thế Toà Thánh cũng không thể nào trao ban cho các vị 'Sứ Giả Thương Xót' điều mà chính Toà Thánh cũng không có...
(Nhưng có nhiều trường hợp mà bí tích hôn phối đã không thành, cho nên cái 'vạ' cũng không hề có. Vậy những ai đang ở trong tình trạng 'rối' này thì nên tìm đến các cha Sở để tìm hiểu xem có thể thực hiện những thủ tục 'tiêu hôn' không.
Còn những người đang thực sự là 'rối' thì cũng đừng thất vọng, bởi vì Hội Thánh luôn có những con đường 'mục vụ' để giúp họ, và giúp con cái cuả họ sống một 'con đường đức tin'. Hãy nhớ, một cây đã nghiêng về phiá nào rồi thì dù cho có đổ cũng sẽ đổ về phiá đó mà thôi.)
Những đặc quyền
Vậy thì, trở lại với các vị Sứ Giả Thương Xót, họ có những đặc quyền tha những vạ tuyệt thông nào?
Có 4 cái vạ họ có thể tha: 1- Xúc phạm đến Mình Thánh Chuá (thí dụ ăn cắp Mình Thánh Chuá để làm buà phép); 2- Hành hung Đức Giáo Hoàng (ngày nay thì chắc chưa có ai làm việc này); 3- Tha tội ngoại tình cho người đồng loã và sau cùng là 4- Vi phạm ấn tích giải tội.
Trong 4 cái vạ nêu trên thì có tới 2 cái vạ là cuả hàng linh mục (3 và 4.) Như vậy rõ ràng ĐTC không chỉ mở kho ân sủng xuống cho đoàn chiên mà thôi, Ngài còn mong muốn thanh tẩy những con chiên mẹ để cho công việc mục vụ được thánh thiện hơn.
"Đức Giáo Hoàng Phanxicô rõ ràng đã muốn nói rằng, đừng để bất kỳ một tội lỗi nào giữ bạn lại, dù bạn đã làm gì ... ngay cả khi tội lỗi của bạn chảy máu đỏ tươi thì cũng đừng sợ, hãy cứ đến," là lời cuả Cha Roger Landry, thuộc giáo phận Fall River, Mass., đang làm việc tại văn phòng ngoại giao cuả Toà Thánh ở Liên Hiệp Quốc.
Hành động cho phép một linh mục thường mà có quyền tha vạ tại chỗ cho một tội nghiêm trọng, thì quả là một cách tiếp cận dễ dàng đối với những người đang mang "một gánh nặng cực kỳ nặng nề," và tỏ cho họ rằng, Giáo Hội "đang giải thảm chờ đợi họ, xin hãy đến", Cha Landry nói.
Như đã nói ở trên, những Sứ Giả Thương Xót có quyền giải tội không giới hạn về địa lý, nghiã là họ không phải xin phép vị giám mục địa phương khi tới một giáo phân nào, "tuy nhiên trên thực tế các vị đó sẽ thực hiện những điều cụ thể, theo những gì mà vị giám mục địa phương hoặc các cha Sở muốn, đặc biệt trong những dịp họ được mời đi giảng phòng cho các đại hội, hội nghị thanh niên, các đoàn thể gia đình và các cuộc hành hương," Cha Landry cho biết.
Nhiệm vụ rao giảng
Những cuộc giảng phòng là một phương thế mà các vị Sứ Giả Thương Xót đang cố gắng thực hiện.
Qua các phương tiện truyền thông, người ta đã biết khá rõ ràng là các Sứ Giả Thương Xót có quyền tha những vạ dành riêng cho Toà Thánh. Nhưng cũng có nhiều linh mục đã có quyền đó rồi, vậy thì vai trò đặc biệt mà các linh mục Sứ Giả sẽ làm là gì?
Câu trả lời nằm trong Sắc Lệnh cuả ĐGH, Đức Thánh Cha Phanxicô viết: "Tôi yêu cầu các giám mục anh em hãy mời gọi và chào đón các nhà truyền giáo để họ có thể, trên hết mọi sự, giảng thuyết một cách thuyết phục về lòng thương xót. Từng giáo phận nên tổ chức các 'cơ hội cho giáo dân', để những nhà truyền giáo có thể đem niềm vui và sự tha thứ đến"(Misericordiae Vultus, số 18).
Vì giảng phòng là hoạt động cơ bản cuả các Sứ Giả Thương Xót, cho nên hy vọng rằng các giám mục trên thế giới sẽ sử dụng các vị linh mục này để hướng dẫn các khóa cấm phòng, và các sáng kiến khác cuả giáo phận cũng như cuả giáo xứ, đặc biệt chú trọng đến Bí tích Hòa giải.
Như lời Cha Anthony Brausch, một Sứ Giả Thương Xót, phó giám đốc Chủng viện Mount St. Mary tại Athenaeum Ohio, "điểm nhấn mạnh của Đức Thánh Cha, rõ ràng, không phải chỉ có các linh mục đã được trao ban danh hiệu này mới là những Sứ Giả Thương Xót, trong thực tế, tất cả mọi Kitô hữu phải là Sứ Giả Thương Xót của Thiên Chúa. Nhưng, Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh rằng lòng thương xót của Thiên Chúa được thực hiện cách tỏ tường nơi bí tích (hoà giải) đã được lập ra bởi Người Con của Thiên Chúa".
Theo Cha Geno Sylva, một linh mục người Mỹ đang phục vụ tại Hội đồng Giáo hoàng về Tân Phúc âm Hoá, thì trong số 125 Sứ Giả cuả Thương Xót ở Mỹ, có tới 14% là thuộc dòng Đa Minh (dòng Giảng Thuyết) thuộc tỉnh dòng thánh Giuse ở Mỹ. Một trong số đó có cha John Maria Devaney từ New York.
Cha Devaney đang là tuyên úy các bệnh viện đồng thời ngài giữ chân giảng thuyết trên chương trình radio 'the Catholic Channel" cuả hãng SiriusXM ở New York.
Cha Devaney cho biết Ngài xin tham gia làm Sứ Giả Thương Xót là vì cảm kích trước các sự kiện xảy ra ở các nhà thương. Hằng tuần Ngài thăm hỏi, uỉ an, giải tội, cho nhiều người trên giường bệnh đợi chết.
"Thương Xót là bản chất cuả Thiên Chúa," Cha Devaney nói, "Thương Xót có nghĩa là dù cho chúng ta có xúc phạm đến Chuá và đến các anh em bao nhiêu chăng nữa, thì vẩn có thể hoà giải được."
Những cách thức tha tội tầy đình.
Cha John Paul Zeller, một Linh mục dòng Phanxicô ở Birmingham, Ala., cho biết rằng khi giải một vạ dành riêng cho Toà Thánh, có một công thức đặc biệt mà các cha giải tội phải sử dụng.
Ngài nói rằng mặc dù bản chất của tội là nghiêm trọng, nhưng ấn tích giải tội phải được áp dụng.
"Nó phải được hiểu rằng đây là dưới ấn tích của toà giải tội, và phải thực hiện theo những gì chúng ta gọi là 'toà trong', là không có gì có thể được tiết lộ ra ngoài," Ngài nói, và thêm rằng việc sám hối và tiến trình hòa giải cho từng hối nhân sẽ khác nhau.
Một số trường hợp có thể được giải quyết nhanh chóng, trong khi những trường hợp khác có thể lâu hơn tùy thuộc vào từng người.
Dù thế nào chăng nữa, Cha John Paul nhấn mạnh rằng những Sứ Giả Thương Xót "phải tin tưởng rằng Chúa sẽ ban cho ơn và những lời thích hợp để nói, và việc bố trí thích hợp, để lắng nghe và đón nhận một kẻ có tội ăn năn trở lại."
Tuy nhiên, Ngài giải thích rằng tiến trình hòa giải liên quan đến nhiều việc hơn là đơn giản chỉ có giải tội, giải vạ và sau đó cho hối nhân ra về.
Tiến trình này bao gồm các câu hỏi "điều gì sẽ xảy ra từ bây giờ?" Cha John Paul nói, so sánh với căn bệnh của một bệnh nhân và phương pháp chữa bệnh của một bác sĩ.
"Chúng ta đều là những bệnh nhân trên một mức độ tâm linh, chúng ta cần ân sủng và sự chữa lành của Thiên Chúa, đặc biệt là những người có tội trọng," Ngài nói, nhưng lưu ý rằng trong việc đối phó cuả các bác sĩ, một số bệnh nhân cần nhiều thời gian và nhiều chú ý hơn.
"Cũng vậy, tôi nghĩ rằng trong một số trường hợp đặc biệt, có lẽ sẽ cần có một con đường sám hối dài hơn."
Thứ Tư lễ Tro vừa qua, ĐGH Phanxicô đã ủy thác sứ vụ 'Sứ Giả Thương Xót' cho 1142 linh mục từ khắp nơi trên Thế Giới về Roma, và Ngài đã gửi họ đi, để thực hiện một nhiệm vụ mà Ngài gọi là "tiếp tục nhiệm vụ của Đức Kitô là hòa giải toàn bộ thế giới với Đức Chúa Cha".
Sứ vụ cuả các linh mục này bao gồm hai khiá cạnh chính yếu: rao giảng về lòng thương xót và thực hiện sự thương xót ấy qua Bí Tích Giải Tội.
Họ là "dấu chỉ đặc biệt cuả lòng thương xót của Chúa trong Năm Thánh Thương Xót này", và như thế, các 'Sứ Giả Thương Xót' đã được trao cho hai đặc quyền mà các cha giải tội thường không có, đó là 'năng quyền giải tội' cuả họ không có giới hạn về địa lý (có thể giải tội ở khắp mọi nơi) và họ có quyền tha một số 'vạ' dành riêng cho Toà Thánh.
Nói tới đây, nhiều người đã có sẵn một câu hỏi đó là, liệu những người đang mắc vạ tuyệt thông vì rối rắm về bí tích hôn phối, thì có thể được 'giải vạ' qua các vị 'Sứ Giả Thương Xót' này không?
Xin thưa ngay là không! bởi vì bí tích hôn phối là vĩnh viễn, chỉ mất đi khi một trong hai người đã chết. Do đó mà Tòa Thánh cũng không có quyền tháo gỡ bí tích này, và vì thế Toà Thánh cũng không thể nào trao ban cho các vị 'Sứ Giả Thương Xót' điều mà chính Toà Thánh cũng không có...
(Nhưng có nhiều trường hợp mà bí tích hôn phối đã không thành, cho nên cái 'vạ' cũng không hề có. Vậy những ai đang ở trong tình trạng 'rối' này thì nên tìm đến các cha Sở để tìm hiểu xem có thể thực hiện những thủ tục 'tiêu hôn' không.
Còn những người đang thực sự là 'rối' thì cũng đừng thất vọng, bởi vì Hội Thánh luôn có những con đường 'mục vụ' để giúp họ, và giúp con cái cuả họ sống một 'con đường đức tin'. Hãy nhớ, một cây đã nghiêng về phiá nào rồi thì dù cho có đổ cũng sẽ đổ về phiá đó mà thôi.)
Những đặc quyền
Vậy thì, trở lại với các vị Sứ Giả Thương Xót, họ có những đặc quyền tha những vạ tuyệt thông nào?
Có 4 cái vạ họ có thể tha: 1- Xúc phạm đến Mình Thánh Chuá (thí dụ ăn cắp Mình Thánh Chuá để làm buà phép); 2- Hành hung Đức Giáo Hoàng (ngày nay thì chắc chưa có ai làm việc này); 3- Tha tội ngoại tình cho người đồng loã và sau cùng là 4- Vi phạm ấn tích giải tội.
Trong 4 cái vạ nêu trên thì có tới 2 cái vạ là cuả hàng linh mục (3 và 4.) Như vậy rõ ràng ĐTC không chỉ mở kho ân sủng xuống cho đoàn chiên mà thôi, Ngài còn mong muốn thanh tẩy những con chiên mẹ để cho công việc mục vụ được thánh thiện hơn.
"Đức Giáo Hoàng Phanxicô rõ ràng đã muốn nói rằng, đừng để bất kỳ một tội lỗi nào giữ bạn lại, dù bạn đã làm gì ... ngay cả khi tội lỗi của bạn chảy máu đỏ tươi thì cũng đừng sợ, hãy cứ đến," là lời cuả Cha Roger Landry, thuộc giáo phận Fall River, Mass., đang làm việc tại văn phòng ngoại giao cuả Toà Thánh ở Liên Hiệp Quốc.
Hành động cho phép một linh mục thường mà có quyền tha vạ tại chỗ cho một tội nghiêm trọng, thì quả là một cách tiếp cận dễ dàng đối với những người đang mang "một gánh nặng cực kỳ nặng nề," và tỏ cho họ rằng, Giáo Hội "đang giải thảm chờ đợi họ, xin hãy đến", Cha Landry nói.
Như đã nói ở trên, những Sứ Giả Thương Xót có quyền giải tội không giới hạn về địa lý, nghiã là họ không phải xin phép vị giám mục địa phương khi tới một giáo phân nào, "tuy nhiên trên thực tế các vị đó sẽ thực hiện những điều cụ thể, theo những gì mà vị giám mục địa phương hoặc các cha Sở muốn, đặc biệt trong những dịp họ được mời đi giảng phòng cho các đại hội, hội nghị thanh niên, các đoàn thể gia đình và các cuộc hành hương," Cha Landry cho biết.
Nhiệm vụ rao giảng
Những cuộc giảng phòng là một phương thế mà các vị Sứ Giả Thương Xót đang cố gắng thực hiện.
Qua các phương tiện truyền thông, người ta đã biết khá rõ ràng là các Sứ Giả Thương Xót có quyền tha những vạ dành riêng cho Toà Thánh. Nhưng cũng có nhiều linh mục đã có quyền đó rồi, vậy thì vai trò đặc biệt mà các linh mục Sứ Giả sẽ làm là gì?
Câu trả lời nằm trong Sắc Lệnh cuả ĐGH, Đức Thánh Cha Phanxicô viết: "Tôi yêu cầu các giám mục anh em hãy mời gọi và chào đón các nhà truyền giáo để họ có thể, trên hết mọi sự, giảng thuyết một cách thuyết phục về lòng thương xót. Từng giáo phận nên tổ chức các 'cơ hội cho giáo dân', để những nhà truyền giáo có thể đem niềm vui và sự tha thứ đến"(Misericordiae Vultus, số 18).
Vì giảng phòng là hoạt động cơ bản cuả các Sứ Giả Thương Xót, cho nên hy vọng rằng các giám mục trên thế giới sẽ sử dụng các vị linh mục này để hướng dẫn các khóa cấm phòng, và các sáng kiến khác cuả giáo phận cũng như cuả giáo xứ, đặc biệt chú trọng đến Bí tích Hòa giải.
Như lời Cha Anthony Brausch, một Sứ Giả Thương Xót, phó giám đốc Chủng viện Mount St. Mary tại Athenaeum Ohio, "điểm nhấn mạnh của Đức Thánh Cha, rõ ràng, không phải chỉ có các linh mục đã được trao ban danh hiệu này mới là những Sứ Giả Thương Xót, trong thực tế, tất cả mọi Kitô hữu phải là Sứ Giả Thương Xót của Thiên Chúa. Nhưng, Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh rằng lòng thương xót của Thiên Chúa được thực hiện cách tỏ tường nơi bí tích (hoà giải) đã được lập ra bởi Người Con của Thiên Chúa".
Theo Cha Geno Sylva, một linh mục người Mỹ đang phục vụ tại Hội đồng Giáo hoàng về Tân Phúc âm Hoá, thì trong số 125 Sứ Giả cuả Thương Xót ở Mỹ, có tới 14% là thuộc dòng Đa Minh (dòng Giảng Thuyết) thuộc tỉnh dòng thánh Giuse ở Mỹ. Một trong số đó có cha John Maria Devaney từ New York.
Cha Devaney đang là tuyên úy các bệnh viện đồng thời ngài giữ chân giảng thuyết trên chương trình radio 'the Catholic Channel" cuả hãng SiriusXM ở New York.
Cha Devaney cho biết Ngài xin tham gia làm Sứ Giả Thương Xót là vì cảm kích trước các sự kiện xảy ra ở các nhà thương. Hằng tuần Ngài thăm hỏi, uỉ an, giải tội, cho nhiều người trên giường bệnh đợi chết.
"Thương Xót là bản chất cuả Thiên Chúa," Cha Devaney nói, "Thương Xót có nghĩa là dù cho chúng ta có xúc phạm đến Chuá và đến các anh em bao nhiêu chăng nữa, thì vẩn có thể hoà giải được."
Những cách thức tha tội tầy đình.
Cha John Paul Zeller, một Linh mục dòng Phanxicô ở Birmingham, Ala., cho biết rằng khi giải một vạ dành riêng cho Toà Thánh, có một công thức đặc biệt mà các cha giải tội phải sử dụng.
Ngài nói rằng mặc dù bản chất của tội là nghiêm trọng, nhưng ấn tích giải tội phải được áp dụng.
"Nó phải được hiểu rằng đây là dưới ấn tích của toà giải tội, và phải thực hiện theo những gì chúng ta gọi là 'toà trong', là không có gì có thể được tiết lộ ra ngoài," Ngài nói, và thêm rằng việc sám hối và tiến trình hòa giải cho từng hối nhân sẽ khác nhau.
Một số trường hợp có thể được giải quyết nhanh chóng, trong khi những trường hợp khác có thể lâu hơn tùy thuộc vào từng người.
Dù thế nào chăng nữa, Cha John Paul nhấn mạnh rằng những Sứ Giả Thương Xót "phải tin tưởng rằng Chúa sẽ ban cho ơn và những lời thích hợp để nói, và việc bố trí thích hợp, để lắng nghe và đón nhận một kẻ có tội ăn năn trở lại."
Tuy nhiên, Ngài giải thích rằng tiến trình hòa giải liên quan đến nhiều việc hơn là đơn giản chỉ có giải tội, giải vạ và sau đó cho hối nhân ra về.
Tiến trình này bao gồm các câu hỏi "điều gì sẽ xảy ra từ bây giờ?" Cha John Paul nói, so sánh với căn bệnh của một bệnh nhân và phương pháp chữa bệnh của một bác sĩ.
"Chúng ta đều là những bệnh nhân trên một mức độ tâm linh, chúng ta cần ân sủng và sự chữa lành của Thiên Chúa, đặc biệt là những người có tội trọng," Ngài nói, nhưng lưu ý rằng trong việc đối phó cuả các bác sĩ, một số bệnh nhân cần nhiều thời gian và nhiều chú ý hơn.
"Cũng vậy, tôi nghĩ rằng trong một số trường hợp đặc biệt, có lẽ sẽ cần có một con đường sám hối dài hơn."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét