Một linh mục Việt Nam viết thư cho tổng thống Trump xin “nhường” quốc
tịch Mỹ cho một người Syria tị nạn
Đặng Tự Do2/14/2017
Đặng Tự Do2/14/2017
Trong một diễn biến đáng kinh ngạc, một linh mục Công Giáo
Việt là người đã chạy trốn cộng sản sang Mỹ sau chiến tranh Việt Nam đã viết
thư cho Tổng thống Trump xin “nhường lại” quốc tịch Mỹ của ngài để ông Trump có
thể trao cái quốc tịch ấy cho một người tị nạn Syria, trong số những người bị cấm
nhập cảnh vào Hoa Kỳ theo một sắc lệnh gây nhiều tranh cãi của Tổng thống liên
quan đến Syria và sáu quốc gia Hồi giáo khác.
Cha Nguyễn Hoài Chương, một thành viên của dòng Salêdiêng, cũng nói ông Trump rằng ngài sẽ yêu cầu bề trên của mình cho phép sang làm việc mục vụ tại một trong bảy quốc gia trong danh sách bị cấm.
Trong thư viết cho tổng thống, cha Chương, đang làm mục vụ cho cộng đồng Việt ở Los Angeles và điều hành một trung tâm thanh niên Công Giáo ở đó, viết: “Vâng! Tôi là một người tị nạn. Tôi là một người Mỹ và tôi đã đóng góp cho nước Mỹ tuyệt vời này theo cách riêng của tôi trong 42 năm qua kể từ khi tôi được cấp quy chế tị nạn tại đất nước tuyệt vời này. Nhưng bây giờ, tôi muốn từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ của tôi và yêu cầu tổng thống ban nó cho một người tị nạn Syria”
“Tôi chắc chắn rằng họ, cũng giống như tất cả những người tị nạn khác, sẽ không lãng phí món quà của cuộc sống này. Ngoài ra, tôi tin rằng cùng với con cháu của họ, họ sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại”.
Bức thư đã được đăng hôm thứ Sáu 10 tháng 2 trên tạp chí Công Giáo Commonweal bởi Peter Steinfels, một trí thức và là ký giả kỳ cựu trong chuyên mục tôn giáo của tờ New York Times. Một người bạn của Steinfels đã gửi bức thư này cho ông.
Bức thư đề ngày 27 tháng Giêng, ngày bắt đầu năm mới Âm Lịch, một thời gian của hy vọng và các lễ lạc kỷ niệm, như cha Chương ghi nhận.
Nhưng cũng vào đúng ngày đó ông Trump đã ký sắc lệnh ngăn chặn những người tị nạn từ 7 nước như là một phần trong kế hoạch “cấm” người Hồi giáo vào Hoa Kỳ - một động thái mà ông tin sẽ giữ cho Hoa Kỳ được an ninh và tránh được các cuộc tấn công khủng bố.
Các nhà phê bình lưu ý rằng người tị nạn gần như không bao giờ phạm vào các tội tấn công khủng bố và , như CNN ghi nhận, “thủ phạm chính của các vụ tấn công khủng bố lớn chủ yếu lại chính là các công dân Hoa Kỳ được sinh ra tại Mỹ hoặc có quyền cư trú hợp pháp vĩnh viễn từ các nước không nằm trong lệnh cấm này.”
Một tòa án phúc thẩm liên bang đã ra phán quyết nói lệnh cấm của Trump là trái hiến pháp và chính quyền được báo cáo là đang tìm cách đưa vụ này ra Tòa án tối cao hoặc sửa đổi lại sắc lệnh với hy vọng nó sẽ được những tòa án thấp hơn cho phép.
Khi cha Chương đọc sắc lệnh này, ngài đã viết cho tổng thống, “lòng tôi nặng trĩu”
Cha Chương đã trình bày với tổng thống những chi tiết cuộc hành trình gian khổ của ngài khi rời Việt Nam vào năm 1975, cùng với hàng trăm ngàn “thuyền nhân” khác, khi cộng sản chiếm được miền Nam Việt Nam sau khi Mỹ rút lui.
Cha mẹ của cha Chương đã đưa các con, ở độ tuổi từ 6 đến 21, ra đi trên một chiếc thuyền chật chội không có thuyền trưởng, với một ít thức ăn và nước uống. Một tuần sau đó, dưới sự hộ tống của các lực lượng hải quân Hoa Kỳ, họ đã đến một nơi an toàn ở Phi Luật Tân. Hàng trăm ngàn người khác đã bị chết đuối khi cố gắng thoát khỏi chế độ cộng sản Việt Nam.
Cha Chương viết: “Trở thành một người tị nạn là một lựa chọn bất đắc dĩ khi người không còn lựa chọn nào khác”.
Sau đó, cha Chương kể lại cách thức ngài đến được Hoa Kỳ, trở thành một linh mục và cống hiến cuộc sống cho việc xây dựng một đất nước đã mở rộng vòng tay với ngài và những người khác.
Bây giờ, cha Chương nói ngài sẵn sàng nhường lại quyền công dân của mình cho một người tị nạn khác, nếu ông Trump cho phép.
Cho đến ngày thứ Bẩy 11 tháng Hai, Tòa Bạch Ốc vẫn chưa có thư trả lời cho cha Chương. Các quan sát viên cũng không biết liệu việc “nhường lại quyền công dân” này có khả thi hay không theo luật pháp Hoa Kỳ.
Source: Crux: Vietnamese refugee priest to Trump: Give my citizenship to a Syrian
Cha Nguyễn Hoài Chương, một thành viên của dòng Salêdiêng, cũng nói ông Trump rằng ngài sẽ yêu cầu bề trên của mình cho phép sang làm việc mục vụ tại một trong bảy quốc gia trong danh sách bị cấm.
Trong thư viết cho tổng thống, cha Chương, đang làm mục vụ cho cộng đồng Việt ở Los Angeles và điều hành một trung tâm thanh niên Công Giáo ở đó, viết: “Vâng! Tôi là một người tị nạn. Tôi là một người Mỹ và tôi đã đóng góp cho nước Mỹ tuyệt vời này theo cách riêng của tôi trong 42 năm qua kể từ khi tôi được cấp quy chế tị nạn tại đất nước tuyệt vời này. Nhưng bây giờ, tôi muốn từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ của tôi và yêu cầu tổng thống ban nó cho một người tị nạn Syria”
“Tôi chắc chắn rằng họ, cũng giống như tất cả những người tị nạn khác, sẽ không lãng phí món quà của cuộc sống này. Ngoài ra, tôi tin rằng cùng với con cháu của họ, họ sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại”.
Bức thư đã được đăng hôm thứ Sáu 10 tháng 2 trên tạp chí Công Giáo Commonweal bởi Peter Steinfels, một trí thức và là ký giả kỳ cựu trong chuyên mục tôn giáo của tờ New York Times. Một người bạn của Steinfels đã gửi bức thư này cho ông.
Bức thư đề ngày 27 tháng Giêng, ngày bắt đầu năm mới Âm Lịch, một thời gian của hy vọng và các lễ lạc kỷ niệm, như cha Chương ghi nhận.
Nhưng cũng vào đúng ngày đó ông Trump đã ký sắc lệnh ngăn chặn những người tị nạn từ 7 nước như là một phần trong kế hoạch “cấm” người Hồi giáo vào Hoa Kỳ - một động thái mà ông tin sẽ giữ cho Hoa Kỳ được an ninh và tránh được các cuộc tấn công khủng bố.
Các nhà phê bình lưu ý rằng người tị nạn gần như không bao giờ phạm vào các tội tấn công khủng bố và , như CNN ghi nhận, “thủ phạm chính của các vụ tấn công khủng bố lớn chủ yếu lại chính là các công dân Hoa Kỳ được sinh ra tại Mỹ hoặc có quyền cư trú hợp pháp vĩnh viễn từ các nước không nằm trong lệnh cấm này.”
Một tòa án phúc thẩm liên bang đã ra phán quyết nói lệnh cấm của Trump là trái hiến pháp và chính quyền được báo cáo là đang tìm cách đưa vụ này ra Tòa án tối cao hoặc sửa đổi lại sắc lệnh với hy vọng nó sẽ được những tòa án thấp hơn cho phép.
Khi cha Chương đọc sắc lệnh này, ngài đã viết cho tổng thống, “lòng tôi nặng trĩu”
Cha Chương đã trình bày với tổng thống những chi tiết cuộc hành trình gian khổ của ngài khi rời Việt Nam vào năm 1975, cùng với hàng trăm ngàn “thuyền nhân” khác, khi cộng sản chiếm được miền Nam Việt Nam sau khi Mỹ rút lui.
Cha mẹ của cha Chương đã đưa các con, ở độ tuổi từ 6 đến 21, ra đi trên một chiếc thuyền chật chội không có thuyền trưởng, với một ít thức ăn và nước uống. Một tuần sau đó, dưới sự hộ tống của các lực lượng hải quân Hoa Kỳ, họ đã đến một nơi an toàn ở Phi Luật Tân. Hàng trăm ngàn người khác đã bị chết đuối khi cố gắng thoát khỏi chế độ cộng sản Việt Nam.
Cha Chương viết: “Trở thành một người tị nạn là một lựa chọn bất đắc dĩ khi người không còn lựa chọn nào khác”.
Sau đó, cha Chương kể lại cách thức ngài đến được Hoa Kỳ, trở thành một linh mục và cống hiến cuộc sống cho việc xây dựng một đất nước đã mở rộng vòng tay với ngài và những người khác.
Bây giờ, cha Chương nói ngài sẵn sàng nhường lại quyền công dân của mình cho một người tị nạn khác, nếu ông Trump cho phép.
Cho đến ngày thứ Bẩy 11 tháng Hai, Tòa Bạch Ốc vẫn chưa có thư trả lời cho cha Chương. Các quan sát viên cũng không biết liệu việc “nhường lại quyền công dân” này có khả thi hay không theo luật pháp Hoa Kỳ.
Source: Crux: Vietnamese refugee priest to Trump: Give my citizenship to a Syrian
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét