20/06/2018
Thứ Tư tuần 11 thường niên
Bài Ðọc I: (Năm
II) 2 V 2, 1. 6-14
"Có một xe bằng
lửa, và Êlia lên trời".
Trích sách Các Vua quyển
thứ hai.
Khi Thiên Chúa muốn
đem Êlia lên trời trong cơn gió lốc, Êlia và Êlisê đang rời bỏ đất Galgala. Khi
cả hai đến thành Giêricô, Êlia nói với Êlisê rằng: "Con cứ ngồi đây, Chúa
sai thầy đến sông Giođan". Êlisê đáp: "Nhân danh Chúa hằng sống và lấy
mạng sống của Thầy, con xin thề rằng: Con sẽ không rời thầy". Thế rồi cả
hai cùng đi xuống Bêthel. Có năm mươi người đồ đệ của tiên tri cũng đi theo hai
vị, và đứng xa xa, còn hai vị thì đứng trên bờ sông Giođan. Êlia lấy áo choàng
cuốn lại, đập xuống nước. Nước liền rẽ làm hai, và hai vị cứ lối ráo mà qua
sông.
Khi đã qua rồi, Êlia
nói với Êlisê rằng: "Con muốn gì thì cứ xin, để thầy làm cho, trước khi thầy
được cất đi khỏi con". Êlisê đáp: "Con muốn được gấp đôi thần trí của
thầy". Êlia nói: "Con xin điều khó quá, nhưng nếu con thấy được thầy
trong lúc thầy được cất đi khỏi con, thì con sẽ được như ý; nhưng nếu con không
xem thấy, thì không được". Hai ông tiếp tục đi và nói chuyện, thì này đây
có một xe bằng lửa và ngựa cũng bằng lửa phân rẽ hai người; và trong cơn gió lốc,
Êlia lên trời. Êlisê thấy vậy kêu lên: "Cha ơi, cha ơi, cha là xe và là
người đánh xe Israel". Và Êlisê không thấy thầy mình nữa, người liền lấy
áo mình và xé ra làm đôi, và lượm chiếc áo choàng Êlia đã thả xuống, rồi lui về,
và đứng lại ở bờ sông Giođan, lấy áo choàng Êlia đã thả xuống, đập xuống nước
mà nước lại không rẽ ra. Người kêu lên: "Thiên Chúa của Êlia bây giờ ở
đâu?" Người lại đập xuống nước, và nước rẽ làm đôi, và Êlisê đi qua.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 30, 20. 21.
24
Ðáp: Lòng chư vị hãy can trường mạnh bạo, hết thảy chư vị
là người cậy trông ở Chúa (c. 25).
Xướng: 1) Lạy Chúa, vĩ
đại thay lòng nhân hậu Chúa, lòng nhân hậu Ngài dành để cho những kẻ kính sợ
Ngài, lòng nhân hậu Ngài ban cho những ai tìm nương tựa Ngài, ngay trước mặt
con cái người ta. - Ðáp.
2) Chúa che chở họ dưới
bóng long nhan Ngài, cho khỏi người ta âm mưu làm hại. Chúa giấu họ trong lều
trại của Ngài, cho khỏi miệng lưỡi người đời tranh luận. - Ðáp.
3) Chư vị thánh nhân của
Chúa, hãy mến yêu Ngài, Ngài gìn giữ những kẻ trung thành. Nhưng Ngài trả miếng
thực là đầy đủ cho những ai xử sự kiêu căng. - Ðáp.
Alleluia: Tv 94, 8ab
Alleluia, alleluia! -
Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa, và đừng cứng lòng. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 6, 1-6.
16-18
"Cha ngươi Ðấng
thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho ngươi".
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu
phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức
trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không, các con mất công phúc
nơi Cha các con là Ðấng ở trên trời. Vậy khi các con bố thí, thì đừng thổi loa
báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng
họ. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con có bố thí,
thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc con bố thí được giữ
kín, và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.
"Rồi khi các con
cầu nguyện, thì cũng chớ làm như những kẻ giả hình: họ ưa đứng cầu nguyện giữa
hội đường và các ngả đàng, để thiên hạ trông thấy. Quả thật, Ta bảo các con: họ
đã được thưởng công rồi. Còn con khi cầu nguyện, thì hãy vào phòng đóng cửa lại
mà cầu xin với Cha con, Ðấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn,
sẽ trả công cho con.
"Khi các con ăn
chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não: họ làm cho mặt mũi ủ dột, để có
vẻ ăn chay trước mặt người ta. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công
rồi. Còn con khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, để thiên hạ
không biết con ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha con Ðấng ngự nơi bí ẩn, và Cha
con thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm: Các việc đạo
đức
Tại nhiều nơi, cứ vào
mùa tranh cử, người ta lại dễ dàng nhìn thấy những bảng hiệu ghi ơn dân biểu
này, nghị sĩ nọ, hoặc loan báo những công trình xây dựng của các nhân vật chính
trị. Dĩ nhiên, ai cũng hiểu đó là những vận động gián tiếp, những hứa hẹn với
dân chúng để hy vọng được bầu vào những chức vụ công quyền. Tâm thức và lối
hành xử thường tình của con người là như thế đó: làm việc tốt để kể công, để được
trọng vọng, khen thưởng. Người Kitô hữu cũng dễ bị cám dỗ để có tinh thần khoe
khoang kể công như trên vào đời sống đạo đức.
Tin Mừng hôm nay ghi lại
những lời dạy của Chúa Giêsu về tinh thần tu đức cần phải có, với nguyên tắc sống
đạo: đừng làm việc lành có ý phô trương cho người ta thấy. Theo luật Môsê, bố
thí, cầu nguyện, ăn chay là những việc lành cao quý, và người ta thường tổ chức
các việc đạo đức đó cách công khai để thúc đẩy nhiều người tham gia. Chúa Giêsu
không phản đối các việc đó, nhưng Ngài chỉ muốn người ta thực hiện chúng với ý
hướng mới, đó là làm vì lòng yêu mến và tìm đẹp lòng Chúa hơn là để được người
đời khen ngợi. Chẳng vậy, các việc đạo đức ấy có thể chỉ có hình thức, đấy là
chưa nói đến trường hợp có nhiều người làm bộ cầu nguyện lâu giờ, ăn chay nhiều
ngày, bố thí rộng rãi để dễ lừa gạt người khác.
Chúa Giêsu cảnh giác
chúng ta đề phòng thứ đạo đức vụ hình thức. Nhưng việc đạo đức tự nó rất ích lợi
cho bản thân, cho tha nhân và đáng được Thiên Chúa ban thưởng, với điều kiện
chúng được thực hiện với ý ngay lành. Chúng ta cần thực hành các việc lành với
ý hướng này, vì đó là lẽ sống, là niềm vui và là động lực cho cuộc đời hy sinh
phục vụ của chúng ta.
Veritas Asia
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ tư tuần XI năm II
Bài đọc: 2 Kgs 2:1, 6-14; Mt 6:1-6, 16-18.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
:
Muốn sự khen tặng của
người đời hay phần thưởng của Thiên Chúa ?
Nhiều tín hữu thích được
người ta khen tặng các việc mình làm như ủng hộ một số tiền lớn vào nhà thờ hay
trở thành người bảo trợ cho chương trình từ thiện. Thiên Chúa muốn con người
làm việc lành cách thành tâm, kín đáo, bằng cách làm phúc đừng cho tay trai biết
việc tay phải làm. Người tín hữu chỉ được chọn một trong hai: hoặc được người
khác khen hoặc được Thiên Chúa trả công; chứ không thể chọn cả hai.
Các bài đọc hôm nay
nêu bật việc phải có ý hướng tốt lành trong khi xử dụng quà tặng Thiên Chúa
ban. Trong bài đọc I, Elishah xin cho được gấp đôi thần khí của thầy mình là
Elijah.
Nếu Elishah dùng quà tặng
đó cho sứ vụ ngôn sứ, đó là điều tốt và Thiên Chúa sẽ ban; nhưng nếu Elishah
dùng quà tặng đó để được người khác khen tặng hay để hại người khác, chắc chắn
ông sẽ không được Thiên Chúa ban. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ
khi cho đi, cầu nguyện và ăn chay, các ông phải làm với ý hướng tốt lành thì mới
mong được hưởng phần thưởng Thiên Chúa ban; nếu không, các ông chỉ được hưởng
những lời khen tặng của người thế gian.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Ngôn sứ được ban những quà tặng để chu toàn nhiệm vụ.
1.1/ Elishah xin cho được
gấp hai phần thần khí của Elijah.
Đến giờ Đức Chúa gọi
Elijah về và trao sứ vụ ngôn sứ lại cho môn đệ là Elishah. Elijah là một ngôn sứ
được Đức Chúa cho quyền làm rất nhiều phép lạ: truyền đóng cửa trời không cho
mưa, hóa bột và dầu olive ra nhiều cho bà góa thành Zarephath, truyền lửa từ trời
xuống thiêu rụi của lễ, cho mưa rơi... Mục đích của uy quyền Chúa ban là để
giúp cho con người nhận ra lỗi lầm của họ và ăn năn trở lại với Đức Chúa, chứ
không phải để dọa nạt hay để giương oai với người khác.
Môn đệ Elishah có linh
tính thầy mình sắp được Đức Chúa gọi về, nên ông bám sát thầy mình và nài xin
cho được thần khí gấp hai lần của Elijah. Ông Elijah đáp: "Anh xin một điều
khó đấy! Nếu anh thấy thầy khi thầy được đem đi, rời xa anh, thì sẽ được như thế;
bằng không, thì không được." Các ông còn đang vừa đi vừa nói, thì này một
cỗ xe đỏ như lửa và những con ngựa đỏ như lửa tách hai người ra. Và ông Elijah
lên trời trong cơn gió lốc.” Ông túm lấy áo mình và xé ra làm hai mảnh để
tỏ sự buồn rầu khi phải xa thầy.
1.2/ Elishah cũng được Đức
Chúa ban cho uy quyền làm phép lạ.
Elishah thấy thầy mình
được cuốn đi trong cơn gió lốc với một một cỗ xe đỏ như lửa và những con ngựa đỏ
như lửa. Đó là lý do mà truyền thống Do-thái vẫn tin ngôn sứ Elijah không chết.
Họ vẫn để hai chiếc ghế một cho ngôn sứ Elijah và một cho ông Moses mỗi năm vào
ngày Lễ Xá Tội (Day of Atonement). Họ tin hai ông sẽ trở lại trước ngày Đấng
Messiah tới.
Ngôn sứ Elijah cố ý để
lại chiếc áo choàng cho Elishah. Ông lượm lấy áo choàng của ông Elijah rơi xuống.
Ông trở về và đứng bên bờ sông Jordan. Ông lấy áo choàng của ông Elijah đã
rơi xuống mà đập xuống nước và nói: "Đức Chúa, Thiên Chúa của ông Elijah ở
đâu?" Ông đập xuống nước, nước rẽ ra hai bên, và ông Elishah đi qua.
Ông Elishah biết mình đã có thần khí của thầy, ông có uy quyền làm phép lạ như
thầy mình.
2/ Phúc Âm: Làm việc lành với các ý hướng ngay lành
Có những việc tự bản
chất rất tốt như việc rao giảng Tin Mừng, giúp đỡ người nghèo, cầu nguyện và ăn
chay; nhưng các kinh sư và biệt phái cũng biến chúng thành xấu vì sự giả hình của
họ. Chúa Giêsu đề phòng các môn đệ cách tổng quát mọi việc lành trước khi đi
vào ba lãnh vực chính của đời sống Kitô hữu là giúp đỡ người nghèo, cầu nguyện
và ăn chay. Khi chúng ta làm việc lành, đối tượng chúng ta nhắm tới là Thiên
Chúa, chứ không phải là bất cứ ai khác; nên đừng làm để được tiếng khen của người
đời, nhưng là để được Thiên Chúa thấu suốt và ban thưởng cho chúng ta.
2.1/ Giúp đỡ người nghèo: là dùng những gì mình có để san sẻ cho những người thiếu
thốn. Cha của Tobia khuyên ông như sau: “Con hãy dùng của cải bố thí cho tất
cả những ai thực thi công chính, và khi bố thí, mắt con đừng có so đo. Đối với
ai nghèo khổ, con đừng ngoảnh mặt làm ngơ, để rồi đối với con, Thiên Chúa cũng
sẽ không ngoảnh mặt làm ngơ. Tuỳ con có bao nhiêu, hãy cho bấy nhiêu; có nhiều
thì cho nhiều, có ít thì đừng ngại cho ít” (Tob 4:7-8).
Nhưng có những người
cho vì miễn cưỡng, để phô trương sự giàu có, hay để được tiếng khen. Chúa Giêsu
đề phòng cho các môn đệ: “Khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo
đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen.
Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi bố thí, đừng
cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của
anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” Chúng ta không
thể hiểu theo nghĩa đen câu “không cho tay trái biết việc tay phải làm” vì
đó là điều không thể xảy ra, nhưng Chúa chỉ có ý nói đừng phô trương cho người
khác thấy việc mình làm.
2.2/ Cầu nguyện: là để nâng tâm hồn lên tới Chúa để nói chuyện, bàn thảo,
hay xin ơn. Hành động cầu nguyện ám chỉ những gì xảy ra giữa hai người: Thiên
Chúa và người cầu nguyện, không có sự hiện diện của người thứ ba. Khi một người
có mục đích cầu nguyện để được người khác thấy và khen, làm sao họ có thể tập
trung vào Thiên Chúa; vì thế, Chúa Giêsu khuyên các môn đệ: “Còn anh, khi cầu
nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện
diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại
cho anh.”
Khi nói những điều
này, Chúa không ngăn cấm việc cầu nguyện chung; vì Ngài đã từng vào các hội đường
để cầu nguyện chung. Điều Chúa Giêsu muốn nói hôm nay chỉ liên quan đến việc cầu
nguyện riêng: đừng đứng ở nơi công cộng cầu nguyện với mục đích cho người khác
thấy.
2.3/ Ăn chay: là cố ý sống không có lương thực trong một thời gian cho
mục đích tôn giáo như để ăn năn đền tội và xin Thiên Chúa tha thứ (Jon 3:5; Joe
1:14, 2:15), để xin Thánh Thần soi sáng cho biết việc phải làm (Acts 13:2); để
cầu xin Thiên Chúa điều gì (2 Sam 12:16). Để việc ăn chay có hiệu quả, nhiều
khi nó phải đi kèm theo với việc cầu nguyện và làm việc bác ái (Isa 58:7); nếu
không, Thiên Chúa sẽ không nhận lời (Isa 58:6).
Ăn chay để người khác
thấy bằng cách rầu rĩ, ủ dột chỉ là cách thức của bọn đạo đức giả: chúng làm
cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Chúa dạy các môn đệ:
“Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy
là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của
anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Ý hướng của chúng ta
khi làm các việc đạo đức là tiêu chuẩn để được Chúa thưởng công. Nếu chúng ta
làm vì để được tiếng khen của người đời, Chúa không cần phải thưởng công nữa.
- Đừng bao giờ cầu xin
những ơn lành Thiên Chúa ban cho để xử dụng với mục đích trần tục.
Lm. Anthony Đinh Minh Tiên, OP.
20/06/2018
THỨ TƯ TUẦN 11 TN
Mt 6,1-6.16-18
Mt 6,1-6.16-18
NỘI TÂM
“Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại
cho anh.” (Mc 6,18)
Suy niệm: Chúa Giê-su mời gọi thính
giả đi vào nội tâm cách khéo léo khi đưa ra những hình ảnh trái ngược
nhau về cùng những việc đạo đức: bố thí, cầu nguyện, ăn chay. Một bên biểu diễn
bên ngoài, một bên đi vào chiều sâu tâm hồn. Ba lần Chúa kết luận: “Cha của
anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” Mối quan hệ
tôn giáo trước hết là với chính Thiên Chúa mà ta tôn thờ, chớ không phải là với
con người, nên cần phải được phát khởi từ nội tâm, và qui về nội tâm, không cần
phải tô son đánh phấn, khua chiêng đánh trống bên ngoài. Quả là một bài học thiết
thực và đáng cho ta lưu tâm, vì nếu không, ta sẽ dễ chạy theo thành tích, tìm
kiếm tiếng khen để rồi rơi vào những hình thức hào nhoáng, nhưng hời hợt, bên
ngoài thì hoành tráng còn bên trong rỗng tuếch.
Mời Bạn: Nhớ lại dụ ngôn hai người
lên đền thờ cầu nguyện, một biệt phái và một thu thuế (Lc 18,9-14). Rà soát lại
xem cung cách mình cầu nguyện, sống đạo, sống bác ái có thật sự phát khởi từ nội
tâm, và chỉ qui hướng về Chúa là Đấng thấu suốt tâm lòng mình không.
Chia sẻ: Điều rất thật là trong tương quan giữa người và người, ai
cũng muốn cái tâm, cái lòng, cái hồn của nhau, chứ không phải cái mã, cái vỏ,
cái xác bên ngoài. Huống gì với Thiên Chúa là Đấng linh thiêng, thấu suốt mọi
tâm hồn.
Sống Lời Chúa: Thứ Tư hàng tuần, chúng ta
học đòi gương thánh Cả Giu-se, một vị thánh sống nội tâm âm thầm, sống cho bên
trong hơn là bên ngoài.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con tìm gặp Chúa trong sâu thẳm hồn con
Amen.
(5 phút Lời Chúa)
Đấng thấy nơi kín đáo (20.6.2018 – Thứ Tư, Tuần 11 Thường
niên)
Suy niệm:
“Đã mang tiếng ở trong
trời đất,
phải có danh gì với núi sông.”
Danh tiếng để lại cho đời là điều khiến nhiều người bận tâm.
Có người hiến mình để làm những công trình lớn lao để lại cho hậu thế.
Nhưng cũng có người rơi vào thói háo danh,
làm mọi sự chỉ để tìm cho mình chút tiếng khen mau qua.
Trong Bài Giảng trên núi mà ta nghe hôm nay,
Đức Giêsu tố giác thói háo danh của những người đạo đức giả,
khi họ làm ba việc đạo đức căn bản là bố thí, cầu nguyện, ăn chay.
Ngài cũng cho thấy cách sống đạo của người môn đệ.
phải có danh gì với núi sông.”
Danh tiếng để lại cho đời là điều khiến nhiều người bận tâm.
Có người hiến mình để làm những công trình lớn lao để lại cho hậu thế.
Nhưng cũng có người rơi vào thói háo danh,
làm mọi sự chỉ để tìm cho mình chút tiếng khen mau qua.
Trong Bài Giảng trên núi mà ta nghe hôm nay,
Đức Giêsu tố giác thói háo danh của những người đạo đức giả,
khi họ làm ba việc đạo đức căn bản là bố thí, cầu nguyện, ăn chay.
Ngài cũng cho thấy cách sống đạo của người môn đệ.
Làm các việc đạo đức để
tìm tiếng khen, là một cám dỗ có thật.
Có người thổi kèn trong hội đường hay ngoài phố khi bố thí.
Có người thích đứng cầu nguyện tại giữa ngã ba đường.
Có người có mang bộ mặt thiểu não khi ăn chay.
Tất cả chỉ nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người khác,
chỉ nhằm “cho người ta thấy”, “để người ta khen” (cc. 1. 2. 5. 16).
Họ làm những việc tốt lành, nhưng lại tìm mình, co quắp trên chính mình,
trong khi lẽ ra những việc này phải mở họ ra trước Thiên Chúa.
Đối với Đức Giêsu, được người ta khen là nhận được phần thưởng rồi,
nên cũng chẳng được Cha trên trời ban thưởng nữa (c. 1).
Họ được phần thưởng mau qua của người đời,
nhưng mất phần thưởng trọng hậu trong ngày sau hết.
Có người thổi kèn trong hội đường hay ngoài phố khi bố thí.
Có người thích đứng cầu nguyện tại giữa ngã ba đường.
Có người có mang bộ mặt thiểu não khi ăn chay.
Tất cả chỉ nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người khác,
chỉ nhằm “cho người ta thấy”, “để người ta khen” (cc. 1. 2. 5. 16).
Họ làm những việc tốt lành, nhưng lại tìm mình, co quắp trên chính mình,
trong khi lẽ ra những việc này phải mở họ ra trước Thiên Chúa.
Đối với Đức Giêsu, được người ta khen là nhận được phần thưởng rồi,
nên cũng chẳng được Cha trên trời ban thưởng nữa (c. 1).
Họ được phần thưởng mau qua của người đời,
nhưng mất phần thưởng trọng hậu trong ngày sau hết.
Đức Giêsu mời các môn
đệ đi vào cái kín đáo, thầm lặng,
nơi đó không có con mắt của người đời, không có tiếng khen chê.
Nơi đó kín đến mức tay trái không biết việc tay phải làm.
Nơi đó là căn phòng đóng cửa, để chỉ có Cha và anh gặp gỡ.
Cha là Đấng hiện diện ở nơi kín đáo (cc. 6. 18).
Cha cũng là Đấng thấy những gì được làm ở nơi kín đáo (cc. 4. 6. 18).
Cha thấy anh đã bố thí, cầu nguyện, ăn chay cách thầm lặng.
Chính Cha sẽ ban thưởng cho anh.
nơi đó không có con mắt của người đời, không có tiếng khen chê.
Nơi đó kín đến mức tay trái không biết việc tay phải làm.
Nơi đó là căn phòng đóng cửa, để chỉ có Cha và anh gặp gỡ.
Cha là Đấng hiện diện ở nơi kín đáo (cc. 6. 18).
Cha cũng là Đấng thấy những gì được làm ở nơi kín đáo (cc. 4. 6. 18).
Cha thấy anh đã bố thí, cầu nguyện, ăn chay cách thầm lặng.
Chính Cha sẽ ban thưởng cho anh.
“Hữu xạ tự nhiên
hương” có thể là một hình ảnh đẹp về người kitô hữu.
Đời kitô hữu là cuộc đời kín đáo thầm lặng, như bị che khuất.
Nhưng cũng là cuộc đời không che giấu được trước mắt mọi người.
Chính khi cái tốt được làm một cách vô cầu, thì nó lại tỏa ngát hương.
Không hẳn là chúng ta luôn luôn phải cầu nguyện trong phòng đóng cửa.
Cũng như không hẳn chúng ta phải tô son đánh phấn khi ăn chay.
Nhưng điều quan trọng là chúng ta làm mọi sự cho vinh danh Chúa.
Đời kitô hữu là cuộc đời kín đáo thầm lặng, như bị che khuất.
Nhưng cũng là cuộc đời không che giấu được trước mắt mọi người.
Chính khi cái tốt được làm một cách vô cầu, thì nó lại tỏa ngát hương.
Không hẳn là chúng ta luôn luôn phải cầu nguyện trong phòng đóng cửa.
Cũng như không hẳn chúng ta phải tô son đánh phấn khi ăn chay.
Nhưng điều quan trọng là chúng ta làm mọi sự cho vinh danh Chúa.
Lời nguyện
Ngày lại ngày, lạy
Thiên Chúa,
Tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan,
Hai tay cung kính, lạy Thiên Chúa muôn loài,
Tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan.
Tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan,
Hai tay cung kính, lạy Thiên Chúa muôn loài,
Tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan.
Dưới bầu trời bao
la,
Trong cô đơn và thầm lặng,
Với tấm lòng thanh tịnh,
Tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan,
Trong cô đơn và thầm lặng,
Với tấm lòng thanh tịnh,
Tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan,
Trong thế giới ồn
ào vì nhọc nhằn,
Huyên náo vì đấu tranh,
Giữa đám đông hối hả lăng xăng,
Tôi sẽ đứng trước người chiêm ngưỡng dung nhan.
Huyên náo vì đấu tranh,
Giữa đám đông hối hả lăng xăng,
Tôi sẽ đứng trước người chiêm ngưỡng dung nhan.
Và khi đã hoàn tất
việc đời,
Lạy Thiên Chúa muôn loài,
Một mình, lặng lẽ,
Tôi sẽ đứng trước người chiêm ngưỡng dung nhan.
R. Tagor
Lạy Thiên Chúa muôn loài,
Một mình, lặng lẽ,
Tôi sẽ đứng trước người chiêm ngưỡng dung nhan.
R. Tagor
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 6
20 THÁNG SÁU
Một Đức Tin Chân Chất
Ngôi Lời của Thiên
Chúa vẫn chưa là cái gì tuyệt vời mấy đối với chúng ta bao lâu chúng ta chưa trực
diện với những dấu hỏi thâm sâu nhất về cuộc sống. Đứng trước những vấn nạn căn
bản nhất, chúng ta nhớ lại rằng Thiên Chúa đang hiện diện ở đây với mình. Ngài
là Emmanuel, là Thiên Chúa ở với chúng ta (Is 7,14). Và qua con người Giê-su
Na-da-rét đã chết và đã sống lại ấy, Con Thiên Chúa và là anh em của chúng ta
đã “cư ngụ ở giữa chúng ta” (Ga 1,14).
Thật vậy, tất cả những
thử thách của Giáo Hội qua giòng thời gian đưa dẫn Giáo Hội tới chỗ không ngừng
nỗ lực làm mới lại niềm khao khát sự hiện diện vĩnh cửu của Thiên Chúa. Trong
cuộc tìm kiếm này, Giáo Hội luôn luôn được hướng dẫn bởi mẫu mực của Đức Kitô
và bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần.
Đó là lý do tại sao
Giáo Hội phải nói lên và phải chỉ ra cho thế giới thấy ân sủng của Thiên Chúa
và cảm nhận thường xuyên của mình về sự quan phòng của Thiên Chúa. Giáo Hội phải
chia sẻ về tình yêu kỳ diệu này để cho người ta có thể được giải phóng khỏi sự
đè nặng của bao mối nghi ngại. Vâng, con người phải ký thác trọn vẹn chính mình
cho mầu nhiệm tình yêu hết sức cao cả, hết sức lớn lao và hết sức quyết liệt
này.
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
Ngày 20-6
2V 2, 1,6-14; Tin Mừng theo Thánh Mt 6, 1-6. 16-18.
LỜI SUY NIỆM: “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi
chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được
Cha của anh em, Đấng ngự trên trời ban thưởng.” (Mt 6,1)
Thói
thường trong cuộc sống khi một ai đó làm được một việc tốt, một việc phúc đức
thường mong được người khác biết đến, càng nhiều người biết càng tốt, và mong
được có lời khen.
Nhưng đối với Chúa Giêsu, Ngài muốn mọi Kitô hữu, mỗi một công việc, mỗi một việc
phúc đức của chúng ta làm vì yêu mến Thiên Chúa và vì Thiên Chúa. Còn việc tốt
và phúc đức là bổn phận của chúng ta; và phải hoàn thành; chứ không phải là
công trạng để được khen thưởng. Nhưng vì tình yêu thương của Thiên Chúa khi
chúng ta khiêm tốn thì chính Thiên Chúa sẽ ban thưởng cho chúng ta ở đời này lẫn
đời sau.
Mạnh Phương
Hạnh Các Thánh
Thứ Tư 20-6
Thánh Tôma More
(1478-1535)
Thánh Tôma More sinh
ở Luân Ðôn năm 1478. Sau khi thông thạo căn bản tôn giáo và kinh điển, ngài
theo học luật ở Oxford. Sau đó, ngài là một luật sư và lập gia đình với
bà Jane Colt có bốn người con. Ngài dành nhiều thời giờ cho việc giáo dục con
cái. Chính ngài là một người trí thức và là bạn của hàng thức giả thời bấy giờ
như Linacre, Fisher và Erasmus.
Tôma More thăng tiến
mau chóng trong sự nghiệp. Ngài là một luật sư nổi tiếng và được chọn vào
Nghi Viện khi mới 22 tuổi. Từ đó, ngài tiếp tục thăng quan tiến chức cho đến
47 tuổi, ngài được sự chú ý của vua Henry VIII và được chọn làm Quan Chưởng Ấn
kế vị Ðức Hồng Y Wolsey.
Vào năm 1532, giữa
lúc tột đỉnh danh vọng và sự nghiệp, Tôma More từ chức khi nhà vua nhất định
duy trì lập trường của ông về vấn đề hôn nhân và uy quyền tối thượng của Ðức
Giáo Hoàng. Vì vua Henry VIII muốn li dị bà Catherine ở Aragon, là người
không sinh được con trai để nối dõi và muốn đặt các con người vợ lẽ làm thừa
kế. Tôma More không đồng ý với hành động của nhà vua, và cũng không công nhận
Henry là thủ lãnh tối cao của Giáo Hội Anh, như nhà vua đã tự xưng nhằm mục
đích tách biệt khỏi Giáo Hội Rôma và khước từ quyền bính của đức giáo hoàng.
Tôma More bị tống
giam ở Ngục Luân Ðôn. Mười lăm tháng sau, ngài được đưa ra tòa về tội phản quốc.
Trước toà, ngài cho biết là không thể hành động trái với lương tâm, và cầu
chúc các quan toà rằng "tất cả chúng ta sẽ gặp nhau ở đời sau trong hạnh
phúc thiên đàng để được cứu chuộc đời đời." Trên đoạn đầu đài, ngài
tuyên bố với đám đông rằng ngài chết như "một tôi trung của nhà vua --
nhưng trước hết là tôi trung của Thiên Chúa". Ngài bị chém đầu ngày 6
tháng Sáu năm 1535.
Năm 1935, ngài được
Ðức Giáo Hoàng Piô XI tuyên xưng là "Vị Tử Ðạo của Ðức Giáo Hoàng"
và đặt làm quan thầy của các luật gia.
|
Lời Bàn
Là một quân sư và
nhà ngoại giao hàng đầu, Tôma More không tương nhượng các quy tắc đạo lý của
chính ngài để chiều theo nhà vua, vì biết rằng sự trung thành đích thực với
quyền bính không có nghĩa mù quáng chấp nhận những gì người cầm quyền mong muốn.
Tôma More đã can đảm trung thành với lý tưởng ấy cho đến giọt máu cuối cùng.
Lời Trích
"Mỗi ngày đều
có các cơ hội xúc phạm đến Thiên Chúa, nên tôi phải trang bị cho mình trong
cuộc chiến đấu ấy bằng việc rước Mình Thánh Chúa. Nếu tôi cần sự soi dẫn và
khôn ngoan để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề, tôi phải đến với Ðấng Cứu Ðộ để
tìm sự khuyên bảo và sáng suốt của Người." -- Thánh Tôma More
|
Copyright © 2010 by
Nguoi Tin Huu.
|
20 Tháng Sáu
Ai Hơn Ai?
Trong một khu vườn
tuyệt đẹp kia có nhiều loại hoa đua nhau khoe màu tranh sắc: Hoa Hồng, hoa Hướng
Dương, hoa Vạn Thọ, hoa Cúc, kể cả vài cụm bông Móng Tay và bông Mười Giờ.
Một ngày kia, có
người đến nhìn ngắm những bông hoa đẹp, rồi lấy một cây thước ra đo chiều cao,
chiều dài cũng như đếm số các nụ hoa. Xong ông ta bỏ đi.
Ý thức về chiều cao
và độ lớn của mình, hoa Hướng Dương càng vươn cổ lên cao và nói: "Trong khắp
khu vườn, không hoa nào lớn mạnh như chúng tôi". Nghe nói thế, hoa Hồng
lên tiếng: "Nhưng không hoa nào đẹp và tỏa hương thơm ngát như chúng
tôi". Không chịu thua ai, hoa Vạn Thọ góp lời: "Hai người nói thế
nghe sao phải, to lớn và thơm tho nào có ý nghĩa gì. Hai người làm gì có được
nhiều bông hoa như chúng tôi".
Nghe những loại hoa
trên tranh luận, các loại hoa Cúc, hoa Móng Tay và hoa Mười Giờ cảm
thấy tủi phận. Hoa Móng Tay tìm lời an ủi hoa Mười Giờ: "Bọn mình không đẹp,
không thơm, nhưng được cái là dễ trồng nên được nhiều người ưa thích".
Sau đó, khu vườn trở
lại yên lặng trong khoảnh khắc. Nhưng hoa Cúc phá tan sự im lặng nặng nề với những
phát biểu sau đây: "Sao các anh, các chị lại có thể suy nghĩ thế? Bởi đâu
các anh các chị lại tranh nhau về chiều cao, về độ lớn, về vẻ đẹp, về hương
thơm. Anh chị quên rằng: Dù lớn hay nhỏ, dù mạnh hay yếu, dù đỏ hay vàng, mọi
bông hoa đều nhận lãnh hình hài, vẻ đẹp và hương thơm từ bàn tay của Ðấng Tạo
Hóa và dưới mắt Người chúng ta đều như sau. Mỗi chúng ta đều được Người ban cho
đồng đều ánh sáng và hơi ấm của mặt trời. Mỗi bông hoa đều được Người cho mưa
rơi xuống gốc và sương sa trên mình như nhau. Ðó là Mầu Nhiệm của lòng quảng đại
và khoan nhân của Thiên Chúa".
Sự phân bì, ghen tuông
đã và đang làm khổ đau cho con người cũng bằng tính tự cao, tự đại hay ít ra
tính phân bì, ghen ghét cũng làm cho chúng ta không được thư thái, bình an. Vì
thế, có người đã đề ra những phương pháp sau đây như những điều kiện để được hưởng
sự bình an trong tâm hồn:
- Nếu tôi không muốn
so sánh mình với người khác, tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc với những gì tốt đẹp nơi
tôi.
- Nếu tôi không làm nô
lệ cho sự thành công, tôi có thể sản xuất những thành quả tốt đẹp kẻ khác chờ đợi
nơi tôi.
- Nếu tôi không để
mình bị vướng vào mạng lưới của sự cạnh tranh, tôi sẽ thông phần và chia sẻ được
những cái tốt đẹp hàm ẩn trong tất cả mọi người.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét