Trang

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018

Ấn Độ: Giáo hội dạy các giá trị của Hiến pháp trong các trường Công giáo


n Đ: Giáo hi dy các giá tr ca Hiến pháp trong các trường Công giáo

Cần phải đọc và dạy cho các thế hệ mới Lời mở đầu của Hiến pháp Ấn Độ trong các trường học, và điều này sẽ được thực hiện bắt đầu từ hàng ngàn trường do Giáo hội Công giáo điều hành: đây là điều được nói tới trong một tài liệu của Văn phòng Giáo dục và Văn hóa của Hội đồng Giáo mục Công Giáo Ấn Độ gửi đến Hãng tin Fides. Tài liệu này được đưa ra vào thời điểm chính trị, khi chính phủ dân tộc của Đảng Barathiya Janata nắm quyền tại Liên bang, thúc đẩy các chính sách đi theo hướng biến Ấn Độ thành một quốc gia độc tôn.
Văn phòng Giáo dục và Văn hóa của HĐGM Ấn đã gửi chỉ thị cho các cơ sở giáo dục việc dạy các giá trị Hiến pháp cho học sinh, thúc đẩy lòng yêu nước thực sự, hội nhập quốc gia và lòng yêu nước. Cha Jose Manipadam, Thư ký của Văn phòng khẳng định với Hãng tin Fides rằng cha đã gửi tài liệu đến những người đứng đầu các cơ sở giáo dục Công giáo trên toàn quốc.
Cha giải thích: “Giáo hội  dự định đóng góp vào việc dạy các thế hệ trẻ các giá trị của Hiến pháp, trong khi các đảng dân tộc Hindu đang nỗ lực thay đổi Hiến pháp và cổ võ hệ tư tưởng Hindu loan truyền trong Ấn Độ  "Một tôn giáo, một văn hóa và một quốc gia".
Các Giám mục và các nhà lãnh đạo Công giáo dấn thân trong lĩnh vực giáo dục hoan nghênh chỉ thị này. Đức cha Calse Soosa Pakiam, Tổng Giám mục Trivandrum, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Kerala nói: "Việc dạy Hiến pháp và thúc đẩy giáo dục công dân, bao gồm các giá trị của Hiến pháp  là điều cần thiết của các trường Kitô giáo".  Đức Giám mục xác định những nỗ lực của một số nhóm trong việc “đưa lòng căm thù và sợ hãi vào trong xã hội như một lối tắt để đạt được quyền lực chính trị là "rất nguy hiểm". 
Cha Manipadam khẳng định rằng cha đã đón nhận sáng kiến này sau khi một số Giám mục yêu cầu Văn phòng của cha can thiệp để đóng góp khắc sâu các giá trị của Hiến pháp nơi những người trẻ, để "đưa ra ý nghĩa đích thực của chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ, lòng yêu nước dựa trên các giá trị của Hiến pháp".
Cha Jose Manipadam nhấn mạnh: “Ở cấp độ thực hành, việc này sẽ tiến hành trong bốn giai đoạn: trong giai đoạn đầu, học sinh được khuyến khích ghi nhớ Lời mở đầu; ở giai đoạn thứ hai, chúng tôi nói về ý nghĩa của Hiến pháp, hướng dẫn các sinh viên tham gia thảo luận nhóm, các bài viết được xây dựng, nghiên cứu; và giai đoạn thứ ba được gọi là “Chúng ta là dân Ấn Độ” như nêu trong Hiến pháp; cuối cùng, ý nghĩa của các từ khóa của Lời mở đầu được đào sâu như "chủ quyền", "xã hội chủ nghĩa", "giáo dân", "dân chủ" và "cộng hòa", cùng với "công lý", "tự do", "bình đẳng", "tình huynh đệ", "công dân". (Agenzia Fides 14/6/2018)
Ngọc Yến


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét