Các nữ tu truyền giáo thuộc Hội dòng Thánh Tâm
Chúa Giêsu: thúc đẩy quyền của các cộng đoàn bản địa và loan báo
Tin Mừng bằng ngôn ngữ của họ
Các nữ tu truyền giáo thuộc Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu hiện
diện tại cộng đồng Shipibo-Konibo, ở huyện Yarinacocha, thuộc tỉnh Ucayali của
Peru từ 41 năm qua. Sự hiện diện của các nữ tu cho toàn bộ người Shipibo-Konibo
và đặc biệt cho các gia đình để hiểu biết sâu sắc về giá trị truyền thống của
nhóm dân tộc này, cũng như tích cực bảo vệ quyền văn hóa và môi trường của họ.
Các nữ tu giao tiếp và cử hành các nghi lễ phụng vụ bằng
ngôn ngữ Shipibo. Sơ Amparo Zaragoza Castello, một trong ba nữ tu đang hiện diện
cùng với họ nói: “Đối với chúng tôi, tầm nhìn của họ đối với thế giới – thậm
chí ngay cả khi chúng tôi không hoàn toàn biết nó – chưa bao giờ là một vấn đề
khi nói đến việc rao giảng Tin Mừng, bởi vì ngay từ đầu chúng tôi đã cố gắng
tôn trọng và hội nhập văn hóa của họ theo những chỉ dẫn của Công đồng Vatican
II; đồng thời bắt đầu từ việc hội nhập văn hóa, chúng tôi chia sẻ và công bố
Tin Mừng của Chúa Giêsu”.
Nói về công việc truyền giáo của mình, nữ tu Zaragoza cho biết rằng
điều này “đòi hỏi những khoảnh khắc mạnh mẽ của việc từ chối đối với chúng tôi,
chứ không phải bởi những người mà chúng tôi cùng đồng hành, nhưng từ các cá
nhân và xã hội, mà trong nhiều năm, đã cố gắng sở hữu sự phong phú về văn hóa
và những nguồn tài nguyên của lãnh thổ”.
Là một phần trong sự dấn thân truyền giáo của mình, Hội dòng
khuyến khích các quyền của những người Shipobo-konibo, giúp họ bảo vệ lãnh thổ
của họ và cố gắng nghiên cứu về luật bảo vệ họ. Sơ Zaragoza nhấn mạnh rằng các
nữ tu luôn cố gắng ghi nhớ những gì Tông Huấn Evangelii Nuntiandi nói ở số 31:
“Giữa việc Phúc Âm hóa và việc thăng tiến con người, tức phát triển và giải phóng,
có những mối liên hệ sâu xa thực sự. Liên hệ có tính cách nhân văn, bởi vì con
người cần được Phúc Âm hóa không phải là một hữu thể trừu tượng nhưng gắn liền
với những vấn đề xã hội và kinh tế. Liên hệ có tính cách thần học, bởi vì chúng
ta không thể tách rời bình diện Sáng tạo khỏi bình diện Cứu chuộc; thật thế, ơn
cứu chuộc cũng đạt tới những hoàn cảnh rất cụ thể của sự bất công cần phải chấm
dứt và sự công bình phải tái lập. Bác ái là liên hệ tiêu biểu nhất của Tin Mừng:
Thực vậy, làm sao có thể loan truyền điều răn mới mà không làm phát triển sự lớn
mạnh đích thực của con người trong công lý và hòa bình? Cần phải nhắc lại rằng
không thể chấp nhận quan niệm cho rằng: “Việc Phúc Âm hóa có thể hoặc phải
khinh thường những vấn đề hết sức quan trọng và sôi nổi nhất hiện nay, liên
quan đến công lý, giải phóng, phát triển và hòa bình trong thế giới. Nếu để
tình trạng đó xảy ra, tức là không biết đến giáo lý Tin Mừng về tình yêu đối với
tha nhân đang đau khổ hoặc thiếu thốn”.
Chính vì vậy sơ Zaragoza khẳng định: “Do đó, việc loan báo
Tin Mừng và việc hình thành của cộng đồng Kitô hữu phải luôn luôn đi kèm với việc
giúp đỡ cho các cuộc đấu tranh của họ, trên tất cả để được công nhận cá nhân và
như một nhóm sở hữu trái đất, ghi nhớ rằng vai trò của chúng tôi là cùng đi và
tư vấn cho họ, không chỉ đạo họ”.
Một trong những thách thức chính phải đối diện với tư cách
là người truyền giáo, theo nữ tu Tây Ban Nha, là "biết cách tránh cú sốc
văn hóa, nhưng để đảm bảo rằng có thể làm giàu lẫn nhau và từ đây nảy sinh một
cái gì đó mới và phong phú cho cả hai nền văn hóa".
Người dân Shipibo-Konibo thuộc một trong 12 dân tộc bản địa
có mặt tại khu vực rừng Peru. Hiện nay, nhóm này có hơn 30 nghìn người,
phân bố trên 226 cộng đồng, họ sống chủ yếu trên bờ sông Ucayali. Họ là một
trong những dân tộc lâu đời nhất của khu vực của Amazon Peru. Văn hóa bản địa của
họ được thể hiện trong việc áp dụng các thực hành, nguyên tắc tư tưởng và triết
học được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới dạng các quy tắc của cuộc
sống và kiến thức truyền thống, cùng với kỷ luật nghiêm ngặt cho tất cả các gia
tộc. Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân làm thay đổi lối sống và sự tồn tại của
người dân. Họ bắt đầu bị phân biệt chủng tộc và bóc lột tài nguyên thiên nhiên
bừa bãi và trở thành nô lệ. Đã có những mâu thuẫn sắc tộc để bảo vệ các nguồn
tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sự sống còn và sự thống trị của các vùng
lãnh thổ do các dân tộc khác nhau ở Amazon tạo ra.
Các tu sĩ dòng Phanxicô và dòng Tên là những nhà truyền giáo
Công giáo đầu tiên tiếp xúc với cộng đồng này trong thời kỳ thuộc địa. Và ngày
nay sự hiện diện của các nữ tu truyền giáo thuộc Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu thực
sự là một điều cần thiết cho việc hiểu biết sâu sắc về giá trị truyền thống của
nhóm dân tộc này, cũng như tích cực bảo vệ quyền văn hóa và môi trường của họ.(Agenzia
Fides 03/5/2018)
Ngọc Yến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét