CẦU NGUYỆN VỚI THÁNH GIUSE
Đào Quốc Dũng
http://dtlongxuyen.com/
Ngồi cầu nguyện với Thánh
Giuse. Tôi xin Thánh Cả nhận tôi làm học trò nhỏ của
Ngài.Xin như vậy, vì tôi biết mình cần phải học hỏi ở Thánh Nhân rất
nhiều, thậm chí rất rất nhiều. Vì vậy, tôi xin Ngài
thi ân giáng phúc để mỗi ngày tôi trở nên giống Ngài, trở
nên một Giuse trong thời đại mới.
Trong màn đêm vắng vẻ, tĩnh mịch
của căn phòng nhỏ, tôi dần dần nhận được câu trả lời của Thánh nhân qua mấy điều
sau:
1. Muốn làm môn đệ của Thánh
Cả thì trước hết tôi phải là người biết lắng nghe ý Chúa
qua Bề trên của mình
Thái độ khiêm tốn lắng nghe
Thánh ý Chúa được làm bật lên nơi Cha Thánh Giuse. Thánh
Kinh Matthew kể lại khi Thánh Giuse bị cám dỗ từ bỏ Đức
Mẹ cách kín đáo lúc biết vợ chưa cưới có thai thì sứ thần_ người
đại diện của Chúa hiện ra báo mộng cho Thánh Nhân: “Này ông Giuse, là
con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Maria, vợ ông về, vì người con bà cưu mang bởi
Chúa Thánh Thần” (Mt 1.20). Chẳng ai biết độ xác thực của giấc mơ
là bao. Vậy mà với niềm tin tuyệt đối vào Chúa, Thánh Giuse đã lắng
nghe lời của Chúa qua sứ thần truyền tin. Tinh thần tuân phục của
thánh nhân được thể hiện xuyên suốt trong suốt cuộc đời của Ngài. Trong biến
cố đưa Hài Nhi Giê-su và Mẹ Người qua Ai Cập, rồi đưa Chúa Hài
Nhi và Mẹ Maria từ Ai Cập về It-ra-en (Mt 2,13-23)
Hiến Chế mặc khải, số 1
nói rằng: “...thái độ nền tảng mà toàn thể Hội Thánh phải có, đó là
thái độ cung kính lắng nghe lời Thiên Chúa”. Cùng quan điểm ấy, Thánh
Gioan Phaolo II bày tỏ: “thái độ đó là tuyệt đối sẵn sàng để trung
thành phục vụ ý định cứu độ của Thiên Chúa, được mặc khải qua Đức Giêsu. Ngay từ
lúc khởi đầu việc cứu độ con người, chúng ta đã thấy được, sau Đức Maria, mẫu
gương vâng lời thể hiện nơi thánh Giuse, Đấng đã đặc biệt trung thành thực thi
các luật điều của Thiên Chúa” (Tông huấn Đấng gìn giữ Chúa Cứu Thế
của ĐGH Gioan-Phaolô II, số 30).
Thánh Giuse là người thầy
dạy tôi biết sẵn sàng lãnh nhận Thánh ý Thiên Chúa. Tôi tìm cách
bắt chước vị thánh bổn mạng của mình qua các công việc hàng
ngày. Tôi cầu nguyện xin ngàicho tôi biết lắng nghe ý Chúa, ý Bề
trên để từ bỏ ý riêng của mình.
2. Giuse, vị
thánh dạy tôi phải biết tìm kiếm ý Chúa qua những anh chị em
chung quanh
Theo mô tả của
Luca 2,41-50 thì: “khi cha mẹ Ðức Giêsu trẩy hội đến
Giêrusalem mừng Lễ Vượt Qua. Khi đó, trẻ Giêsu được 12 tuổi và cả gia đình
cùng lên đền theo tập tục ngày lễ. Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn
cậu bé Giêsu thì ở lại Giêrusalem, mà cha mẹ chẳng hay biết. Ông bà cứ tưởng là
cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm
giữa đám bà con và người quen thuộc. Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại
Giêrusalem mà tìm. Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Ðền Thờ, đang
ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. Ai nghe cũng ngạc
nhiên về trí thông minh và những lời đáp của cậu. Khi thấy con, hai ông bà
sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy?
Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!”. Người đáp:
“Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con
sao?”. Theo thánh sử Luca câu trả lời này, cả Thánh
Giuse và mẹ Maria đều không hiểu ý của Đức Giê-su. Mặc dầu vậy,
cùng với Đức Maria, Thánh Giuse cũng khiêm tốn lắng nghe ý kiến của con trẻ Giê-su.
Hiểu được thế, ta
thấy được thánh Giuse là người biết lắng nghe tâm tình của tha
nhân.Trước hết là trong mái ấm gia đình, từ những người thân. Như bao
gia đình khác, để giữ được bầu khí gia đình hạnh phúc ấm êm. Chắc hẳn Thánh
Gia Thất phải có sự khiêm tốn lắng nghe từ nhiều phía trong mối tương quan
3 chiều giữa Thánh Giuse – Đức Maria – Chúa Giê-su. Đàng khác, thánh Giuse
còn là một người thợ mộc, người làm ra các sản phẩm tinh xảo từ gỗ. Muốn
được sản phẩm ưng ý và “chạy hàng”, ngoài món nghề của mình, hẳn
thánh Giuse còn biết tiếp nhận ý kiến của người khác để tạo ra những sản
phẩm “vừa lòng khách tới, thuận lòng khách đi”.
Thế nên, thái độ chân
thành tiếp thu ý kiến của những thành viên trong gia đình
Nadaret là nhân đức quý giá cho chúng ta học hỏi. Các Ngài
khiêm tốn lắng nghe nhau để xây dựng hạnh phúc gia đình. Các ngài
khiêm tốn lắng nghe nhau để cùng nhau thi hành ý Chúa. Noi gương
Cha Thánh, tôi tập lắng nghe ý kiến từ những người thân, từ những người chung quanh
mình. Bởi có như vậy, tôi sẽ nhận ra được “Đức Ki-tô trong anh
chị em” (Khẩu hiệu giám mục của Đức cha cố Micae Nguyễn Khắc Ngữ, Gm tiên khởi
Gp Long Xuyên)
3. Thứ ba, Thánh
Giuse muốn tôi phải mau mắn thực thi những điều Chúa dạy
“Học đi đôi với hành” là
phương châm của ngành giáo dục. Nghĩa là học thì phải biết, phải hiểu và
phải ứng dụng được vào cuộc sống con người. Nếu như, học sinh – sinh
viên chỉ thuộc lý thuyết mà không biết áp dụng kiến thức đã học thì
cũng giống như “thùng rỗng”. Trong Thánh Kinh,có một số người đọc
nhiều, hiểu nhiều, biết nhiều lại là những người có thói
quen lên án người khác như các Thầy Tư Tế, những người
Pha-ri-siêu giả hình. Điều này thật không hay khi Đức Giê-su từng lên án họ:
“Hỡi những kẻ giải hình,…”
Sách thánh cho biết: “Phúc
cho những ai lắng nghe và thực thi lời Chúa” (Lc 11,27-28)khẳng định những
người lắng nghe và thi hành ý muốn của Thiên Chúa sẽ được chúc phúc.
Ngài đưa ra những lời khuyên, điều răn, mối phúc như những chỉ dẫn giúp
chúng ta bảo vệ sự tự do củachính mình.
Hẳn chúng ta còn nhớ trình
thuật Sa ngã trong Sách Sáng Thế Kí, vì không vâng lời Thiên Chúa, vì
không thực hiện lời Chúa dạy nên ông bà nguyên tổ Adam và Eva đã bị
con rắn gian ác xúi dục ăn trái cấm trong vườn Ê-đen, từ đó làm
cho con người bị mất đi Ơn nghĩa với Thiên Chúa.
Liên hệ như thế, để chúng hiểu
rằng thánh Giuse, vị Dưỡng phụ của Chúa Giê-su là mẫu gướng xán lạn cho chúng
ta về người của Lời Chúa. Ngài là Người của Lời Chúa vì Ngài nhạy
bén trong cách lắng nghe và mau mắn trong cách thực hành Lời
Chúa. Ngài can đảm trong cách thực hiện dù biết rằng có nhiều khó khăn,
chướng ngại. (Đức Maria có thai trước hôn nhân, không có quán trọ cho
Maria sinh nở, thức giấc nửa đêm đem Hài Nhi chạy trốn sự tàn bạo của
Hê-rô-đê, lạc con trong Đền Thánh,…)
4. Sau cùng, Thánh Giuse khơi
lên cho tôi niềm hy vọng cứu rỗi với sự chuyển cầu của Thánh Nhân
Nhìn lên các bức phù điêu, tượng ảnh về Thánh
Giuse. Tôi nhận thấy Thánh Giuse mang đến một niềm hy vọng. Sắc thái
trên khuân mặt của Ngài rất tươi, rất hiền từ và thánh thiện. Nụ cười
của Người mang đến cho kẻ “chạy đến cùng Ngài” một chỗ dựa
vững chắc. Điều đó cho hay những ai đến khẩn cầu cùng Thánh Cả Giuse thì
có lẽ ánh sáng rực rỡ trong nụ cười của Thiên Chúa sẽ dừng lại trên người ấy. Chẳng
phải thế mà cha ông ta vẫn cầu xin cùng Thánh Giuse: “Lạy Thánh Giuse,
xưa nay không ai cầu cầu cha mà vô hiệu. Cha có thần thế trước mặt Đức Chúa Trời đến
nỗi người ta có thể nói rằng trên trời, Thánh Giuse truyền lệnh hơn là van
xin”. (Kinh Khấn Thánh Giuse Bảo Trợ Những Vụ Khó Khăn).
Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô
15 tuyến bố: “Khi chúng ta quan tâm đến sự bao vây, tấn công nhân loại
của ma quỷ hôm nay. Chúng ta thấy dường như tất cả các bằng chứng cho thấy lòng
sùng kính Thánh Giuse gia tăng vô cùng mạnh mẽ, nó được lan truyền rộng rãi
trong các tín hữu...”
Thật vậy, nhờ vào sự chuyển cầu
Ơn ích thiêng liêng của Cha Thánh Giuse và với sự phù hộ của Người,
những giáo hữu ngày càng sùng mến vị Dưỡng phụ Chúa Giê-su và tin tưởng nơi
Ngài. Đức GH Pio 12 đã tuyến bố vai trò của Thánh Giuse trong tương
quan trung gian giữa con người với Đấng Cứu Thế: “Nếu các con muốn được gần
Chúa Kitô, Cha nhắc nhớ các con hôm nayHãy đến cùng Giuse” (St
41,55)
Giuse Đào Quốc Dũng
Dự tu sinh viên cụm Cần
Thơ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét