Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 35)
8/21/2017
8/21/2017
Nếu Giáo Hội là bí tích của hợp nhất, thì các chia rẽ nội bộ há không phải là gương mù gương xấu hay sao?
Chắc chắn người ta có thể nêu lên luận điểm trên. Khảo sát bầu khí chính trị thế tục đầu thế kỷ 21, một số nhà bình luận Công Giáo có tâm huyết thường ân hận về điều họ coi như bầu khí “tai tiếng” đầy chua cay và chia rẽ ý thức hệ làm trở ngại việc đưa ra các giải pháp xây dựng cho các vấn đề cấp bách. Họ cho rằng chính trị đừng trở thành trò chơi bên được bên thua (zero-sum game), mà phải là một cố gắng phối hợp để cổ vũ ích chung. Họ thường cho rằng giáo huấn xã hội Công Giáo là nguồn cung cấp cho ta một nền chính trị mới vượt lên trên cuộc đấu tranh tả hữu. Đây là một viễn kiến khá hấp dẫn nhưng quả có che dấu một sự thật hiển nhiên về Đạo Công Giáo ngày nay, nhất là ở Tây Phương: sự chia rẽ có tính ý thức hệ không phải chỉ là một sự kiện của đời sống ở bên ngoài Giáo Hội, nhưng nó cũng hết sức sinh động và sống rất khỏe ở bên trong Giáo Hội nữa.
Tình huống trên thường được gọi là “sự phân cực”, cho thấy người trong Giáo Hội bị phân chia thành các cực chống chọi nhau, mà người ta thường mô tả là cấp tiến và bảo thủ. Thực ra, nên mô tả thực tại xã hội học này là “chủ nghĩa bộ lạc”. Nhìn quanh, người ta thấy các bộ lạc đủ loại rải rác cùng khắp thế giới Công Giáo: nào là người Công Giáo phò sự sống, người Công Giáo duy truyền thống về phụng vụ, người Công Giáo cải tổ Giáo Hội, người Công Giáo hoà bình và công lý, người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha, người Công Giáo Viêt Nam, người Công Giáo tân bảo thủ, người Công Giáo Obama, và v.v… ấy là chưa nói tới những người Công Giáo bình thường. Mỗi bộ lạc có bậc anh hùng riêng, họ bảo trợ các cuộc hội nghị riêng, họ đọc các tạp chí và blogs riêng, và thờ phượng tại các cộng đoàn riêng của họ. Họ tiến sâu tiến xa vào các nẻo đường tách biệt đến nỗi thường có những cuộc nói chuyện hoàn toàn riêng rẽ, dựa trên những cảm tưởng biệt lập và thường là mâu thuẫn nhau về những gì đang thực sự diễn ra trong Giáo Hội. Hậu quả là khi thành viên của những bộ lạc đa dạng này tình cờ chạm trán nhau thật khó để họ có thể nói chuyện với nhau được lâu vì họ không có bao nhiêu điểm qui chiếu chung ngoài một số dòng chữ lấy từ Kinh Tin Kính hay một số thực hành thiêng liêng chung.
Há tính đa dạng trong nội bộ của Giáo Hội Công Giáo không là một điều tốt hay sao?
Trên nguyên tắc, phần lớn người Công Giáo cho rằng: tính đa dạng vừa lành mạnh vừa không thể tránh được. Hiện có 67 triệu người Công Giáo ở Hoa Kỳ và 1 tỷ 2 trên khắp thế giới, nên chuyện phức tạp là điều khó tránh.Tuy nhiên, tính đa dạng cũng làm cho người ta đau đầu, khi các bộ lạc nói trên không nói chuyện với nhau nữa, và thay vào đó, còn bắt đầu nhìn nhau bằng con mắt ngờ vực, nếu không muốn nói coi nhau như kẻ thù. Người ta thấy rõ điều này dường như đang diễn ra. Họ có thể cho rằng khuôn mẫu này không chỉ có tính thách thức hay bất hạnh, nó còn gây gương mù gương xấu thực sự nữa. Dường như họ có cảm thức rõ ràng này là Đạo Công Giáo ở Tây Phương, nhất là ở Hoa Kỳ, đang thực sự được rao giảng hơn là đi rao giảng. Rõ ràng, nhiều người Công Giáo đang bị thứ tâm lý học của nền chính trị thế tục rao giảng, nên họ coi Giáo Hội như một lãnh thổ trên đó, các trận chiến dành quyền lợi phe nhóm diễn ra hơn là chiếc bàn chung của Chúa mà quanh đó họ phải giải quyết các dị biệt của họ.
Chủ nghĩa bộ lạc do đâu mà có?
Muốn xây dựng tình bằng hữu vượt trên mọi chia rẽ ý thức hệ, trước hết, người ta phải lội ngược dòng làn sóng văn hóa đương thịnh, nhất là ở Hoa Kỳ. Ký giả Bill Bishop đã đưa ra kiểu nói “The Big Sort” (Loại Lớn) để chỉ khuynh hướng kéo dài nhiều thập niên qua trong đó người Hoa Kỳ rút vào những khu cô lập gồm những người cùng một tâm trí, cả thực lẫn ảo. Càng ngày người Hoa Kỳ càng chỉ chọn sống, làm việc, giao du và cả thờ phượng nữa với những người suy nghĩ giống như họ. Một định luật căn bản trong khoa xã hội học nói rằng các cộng đoàn thuần nhất (homogeneous) dễ cực đoan hóa trong khi các cộng đồng không thuần nhất (heterogeneous) thì ôn hòa hơn, nên thứ Loại Lớn này rất thích đáng được dùng để giải thích đặc tính độc hại trong đời sống đô thị của chúng ta. Vấn đề ở đây không hẳn là người Hoa Kỳ không đồng ý với nhau, mà họ đang trở thành xa lạ đối với nhau.
Thứ hai, các cột trụ thông thường của đời sống Công Giáo không còn tự nhiên đem các người Công Giáo với các viễn tượng khác nhau đến với nhau nữa. Nhiều giáo xứ đã trờ thành các cộng đoàn cửa kín then cài. Bước vào bất cứ giáo phận nào ở Hoa Kỳ để tìm một người có hiểu biết mà xem, chỉ cần năm phút, vị này sẽ nói cho bạn biết các giáo xứ của Vatican II ở đâu, các giáo xứ tân bảo thủ ở đâu, các giáo xứ duy truyền thống ở đâu và v.v… Một điều như thế cũng có thể được đưa ra về các cao đẳng và đại học Công Giáo, về các phương tiện truyền thông Công Giáo, và nhiều định chế Công Giáo khác, tất cả đều có khuynh hướng xếp hàng ý thức hệ một cách rõ rệt. Ngày xưa, các định chế này tạo nên “các khu chung” (commons) để các tín hữu Công Giáo thuộc đủ tính khí và cách nhìn có thể chung vai sát cánh và tạo tình thân ái. Còn ngày nay, họ có xu hướng hành xử như các đại lý của chủ nghĩa bộ lạc chứ không phải là đối cực của chủ nghĩa này.
Thứ ba, tính sáng tạo Công Giáo trong vấn đề này và trong nhiều vấn đề khác đã bị làm cho tê cóng bởi thứ Giáo Hội học bình dân quá ư có tính hạn chế; thứ Giáo Hội học này chủ trương rằng các giám mục vừa là nguyên nhân vừa là giải pháp cho mọi vấn đề của Giáo Hội. Không những làm suy yếu, giả thuyết này còn rất sai lầm. Lịch sử Giáo Hội dậy rằng các thúc đẩy mới hết sức vĩ đại như các dòng khất sĩ, các cộng đoàn giảng huấn của thế kỷ 19, hay các phong trào giáo dân mới mẻ không phát sinh vì một vị có quyền nào đó phán “hãy có nó”. Cùng một điều như thế phải được đưa ra để giải quyết các căng thẳng duy bộ lạc ngày nay. Các giám mục không phải là lý do hàng đầu khiến Giáo Hội phải trải qua các căng thẳng này, dù cho các giám mục, đôi khi, hành xử như một “bộ lạc” đối với nhau, và các căng thẳng này cũng khó dịu xuống dù quần chúng Công Giáo trông chờ các vị giám mục giải quyết chúng.
Có thí dụ nào cho thấy người Công Giáo cố gắng phản công chủ nghĩa bộ lạc không?
Trong kinh nghiệm Công Giáo, cách tốt nhất để đương đầu với các thù oán do óc kình địch bộ lạc gây ra thường là xây dựng các vùng thân thiện vượt quá ranh giới phe phái. Không nhất thiết là những chương trình đối thoại chính thức, càng không nhất thiết là các hội tranh luận. Thay vào đó, là ý tưởng cho rằng phải dựng lên các không gian để các mối liên hệ giữa các người Công Giáo có các nhãn quan khác nhau có thể phát triển một cách tự nhiên cùng với thời gian. Như thực tế đã chứng tỏ, hiện có nhiều dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy điều vừa nói đang diễn ra.
Thứ nhất, phong trào Focolare, lập ở Ý thời chiến tranh bởi một nữ giáo dân tên Chiara Lubich, phát xuất từ một nền linh đạo hợp nhất sâu xa. Dựa trên nền tảng này, Focolare đã xây dựng được nhiều tình thân ái bền vững trong các năm qua với các Kitô hữu khác, các tín đồ của các tôn giáo khác và mọi người có thiện chí. Sự thành công của nó được thành hình không chỉ nhờ linh đạo của nó mà còn nhờ nền văn hóa nội bộ của nó nữa: kiên nhẫn, cởi mở, luôn sẵn sàng hiểu biết trước khi đưa ra phán đoán. Các phẩm tính này thủ đắc được phần lớn nhờ xây dựng được các tình thân ái ở bên ngoài Giáo Hội, nhưng chúng đại diện cho một nguồn tài nguyên nội bộ mạnh mẽ.
Thứ hai, Mạng Lưới Muối và Ánh Sáng (Salt and Light Network) ở Gia Nã Đại là một cơ sở truyền thông họa hiếm ở nước này vừa có tính Công Giáo một cách rõ nét nhưng hết sức cởi mở đối với nhiều hình thức khác nhau nói lên bản sắc này. Nó phát sinh do kinh nghiệm Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2002 tại Toronto, và hiện do linh mục Dòng Basilian, Cha Thomas Rosica, điều khiển; ngài không những có viễn kiến mà còn có cả đảm lược kinh doanh nữa. Mạng lưới này được sự hỗ trợ của các giám mục Gia Nã Đại, nhưng không phải là một sáng kiến của định chế. Về việc lên chương trình, ai cũng có thể có phần. Thí dụ, Muối và Ánh Sáng sản xuất nhiều chương trình có giá trị cao về hạnh các thánh và những vị vọng khác, trong đó, có những vị anh hùng đối với cả người cấp tiến lẫn người bảo thủ, thế nhưng, nó cũng đưa ra phương thức đào sâu hơn cách đọc có tính ý thức hệ. Các nhân viên cũng phản ảnh nhiều bối cảnh và kinh nghiệm khác nhau, làm thế nào để giọng điệu truyền đi phản ảnh các liên hệ thân ái ngay trong nhà.
Thứ ba, dự án Các Tiếng Nói Công Giáo (Catholic Voices) ở Vương Quốc Thống Nhất (Anh) đã được phát động trước cuộc tông du năm 2010 của Đức Bênêđíctô XVI, giúp lực lượng nòng cốt của tuổi trẻ Công Giáo một khóa học cấp tốc về cả kỹ thuật truyền thông lẫn các vấn đề đang đặt ra cho Giáo Hội và sau đó, biến họ thành các chủ thể để các cơ sở truyền thông khắp thế giới phỏng vấn. Các nhà đồng sáng lập ra dự án này là một phát ngôn viên tại Anh của Opus Dei, một định chế được nhiều người coi thuộc phe bảo thủ, và một cựu chủ bút của tờ The Tablet, một tập san có tiếng là cấp tiến của Đạo Công Giáo tại Anh. Thế nhưng, họ là những người bạn vĩ đại và tinh thần này thẩm thấu mọi khía cạnh của dự án. Cuối cùng, Các Tiếng Nói Công Giáo đã phóng chiếu được cả một khuôn mặt vừa hữu lý, vừa tự tin và lôi cuốn cho Đạo Công Giáo lúc Đức Giáo Hoàng có mặt trong thành phố, giải giới khá nhiều thiên kiến bài giáo hoàng và bài Công Giáo. Ý niệm này thành công đến nỗi ngày nay một Hàn Lâm Viện Các Tiếng Nói Công Giáo đang được thành hình và nhiều người Công Giáo cùng chí hướng ở các nới khác trên thế giới mong đợi được cấp quyền sử dụng danh xưng này.
Điều đáng lưu ý ở đây không phải chỉ là việc Focolare, Muối và Ánh Sáng, và Các Tiếng Nói Công Giáo là những nơi người Công Giáo với các kinh nghiệm khác nhau tạo được tình thân ái. Mà còn là việc chính sách giao thoa của họ đã tạo được một loại “sinh lực lai giống” giúp họ thực hiện được các mục tiêu rõ ràng vượt quá các tài nguyên của bất cứ cơ sở riêng rẽ nào tự hoạt động một mình. Đàng khác, không vị nào trong hàng giáo phẩm đã phát động các dự án này, nhưng cũng không có vị nào đã gây trở ngại cho chúng. Vận may của Giáo Hội trong những năm sắp tới có hay không phần lớn tùy thuộc việc người Công Giáo có khả năng thăng tiến các cố gắng thuộc loại này hay không.
Còn tiếp
Chắc chắn người ta có thể nêu lên luận điểm trên. Khảo sát bầu khí chính trị thế tục đầu thế kỷ 21, một số nhà bình luận Công Giáo có tâm huyết thường ân hận về điều họ coi như bầu khí “tai tiếng” đầy chua cay và chia rẽ ý thức hệ làm trở ngại việc đưa ra các giải pháp xây dựng cho các vấn đề cấp bách. Họ cho rằng chính trị đừng trở thành trò chơi bên được bên thua (zero-sum game), mà phải là một cố gắng phối hợp để cổ vũ ích chung. Họ thường cho rằng giáo huấn xã hội Công Giáo là nguồn cung cấp cho ta một nền chính trị mới vượt lên trên cuộc đấu tranh tả hữu. Đây là một viễn kiến khá hấp dẫn nhưng quả có che dấu một sự thật hiển nhiên về Đạo Công Giáo ngày nay, nhất là ở Tây Phương: sự chia rẽ có tính ý thức hệ không phải chỉ là một sự kiện của đời sống ở bên ngoài Giáo Hội, nhưng nó cũng hết sức sinh động và sống rất khỏe ở bên trong Giáo Hội nữa.
Tình huống trên thường được gọi là “sự phân cực”, cho thấy người trong Giáo Hội bị phân chia thành các cực chống chọi nhau, mà người ta thường mô tả là cấp tiến và bảo thủ. Thực ra, nên mô tả thực tại xã hội học này là “chủ nghĩa bộ lạc”. Nhìn quanh, người ta thấy các bộ lạc đủ loại rải rác cùng khắp thế giới Công Giáo: nào là người Công Giáo phò sự sống, người Công Giáo duy truyền thống về phụng vụ, người Công Giáo cải tổ Giáo Hội, người Công Giáo hoà bình và công lý, người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha, người Công Giáo Viêt Nam, người Công Giáo tân bảo thủ, người Công Giáo Obama, và v.v… ấy là chưa nói tới những người Công Giáo bình thường. Mỗi bộ lạc có bậc anh hùng riêng, họ bảo trợ các cuộc hội nghị riêng, họ đọc các tạp chí và blogs riêng, và thờ phượng tại các cộng đoàn riêng của họ. Họ tiến sâu tiến xa vào các nẻo đường tách biệt đến nỗi thường có những cuộc nói chuyện hoàn toàn riêng rẽ, dựa trên những cảm tưởng biệt lập và thường là mâu thuẫn nhau về những gì đang thực sự diễn ra trong Giáo Hội. Hậu quả là khi thành viên của những bộ lạc đa dạng này tình cờ chạm trán nhau thật khó để họ có thể nói chuyện với nhau được lâu vì họ không có bao nhiêu điểm qui chiếu chung ngoài một số dòng chữ lấy từ Kinh Tin Kính hay một số thực hành thiêng liêng chung.
Há tính đa dạng trong nội bộ của Giáo Hội Công Giáo không là một điều tốt hay sao?
Trên nguyên tắc, phần lớn người Công Giáo cho rằng: tính đa dạng vừa lành mạnh vừa không thể tránh được. Hiện có 67 triệu người Công Giáo ở Hoa Kỳ và 1 tỷ 2 trên khắp thế giới, nên chuyện phức tạp là điều khó tránh.Tuy nhiên, tính đa dạng cũng làm cho người ta đau đầu, khi các bộ lạc nói trên không nói chuyện với nhau nữa, và thay vào đó, còn bắt đầu nhìn nhau bằng con mắt ngờ vực, nếu không muốn nói coi nhau như kẻ thù. Người ta thấy rõ điều này dường như đang diễn ra. Họ có thể cho rằng khuôn mẫu này không chỉ có tính thách thức hay bất hạnh, nó còn gây gương mù gương xấu thực sự nữa. Dường như họ có cảm thức rõ ràng này là Đạo Công Giáo ở Tây Phương, nhất là ở Hoa Kỳ, đang thực sự được rao giảng hơn là đi rao giảng. Rõ ràng, nhiều người Công Giáo đang bị thứ tâm lý học của nền chính trị thế tục rao giảng, nên họ coi Giáo Hội như một lãnh thổ trên đó, các trận chiến dành quyền lợi phe nhóm diễn ra hơn là chiếc bàn chung của Chúa mà quanh đó họ phải giải quyết các dị biệt của họ.
Chủ nghĩa bộ lạc do đâu mà có?
Muốn xây dựng tình bằng hữu vượt trên mọi chia rẽ ý thức hệ, trước hết, người ta phải lội ngược dòng làn sóng văn hóa đương thịnh, nhất là ở Hoa Kỳ. Ký giả Bill Bishop đã đưa ra kiểu nói “The Big Sort” (Loại Lớn) để chỉ khuynh hướng kéo dài nhiều thập niên qua trong đó người Hoa Kỳ rút vào những khu cô lập gồm những người cùng một tâm trí, cả thực lẫn ảo. Càng ngày người Hoa Kỳ càng chỉ chọn sống, làm việc, giao du và cả thờ phượng nữa với những người suy nghĩ giống như họ. Một định luật căn bản trong khoa xã hội học nói rằng các cộng đoàn thuần nhất (homogeneous) dễ cực đoan hóa trong khi các cộng đồng không thuần nhất (heterogeneous) thì ôn hòa hơn, nên thứ Loại Lớn này rất thích đáng được dùng để giải thích đặc tính độc hại trong đời sống đô thị của chúng ta. Vấn đề ở đây không hẳn là người Hoa Kỳ không đồng ý với nhau, mà họ đang trở thành xa lạ đối với nhau.
Thứ hai, các cột trụ thông thường của đời sống Công Giáo không còn tự nhiên đem các người Công Giáo với các viễn tượng khác nhau đến với nhau nữa. Nhiều giáo xứ đã trờ thành các cộng đoàn cửa kín then cài. Bước vào bất cứ giáo phận nào ở Hoa Kỳ để tìm một người có hiểu biết mà xem, chỉ cần năm phút, vị này sẽ nói cho bạn biết các giáo xứ của Vatican II ở đâu, các giáo xứ tân bảo thủ ở đâu, các giáo xứ duy truyền thống ở đâu và v.v… Một điều như thế cũng có thể được đưa ra về các cao đẳng và đại học Công Giáo, về các phương tiện truyền thông Công Giáo, và nhiều định chế Công Giáo khác, tất cả đều có khuynh hướng xếp hàng ý thức hệ một cách rõ rệt. Ngày xưa, các định chế này tạo nên “các khu chung” (commons) để các tín hữu Công Giáo thuộc đủ tính khí và cách nhìn có thể chung vai sát cánh và tạo tình thân ái. Còn ngày nay, họ có xu hướng hành xử như các đại lý của chủ nghĩa bộ lạc chứ không phải là đối cực của chủ nghĩa này.
Thứ ba, tính sáng tạo Công Giáo trong vấn đề này và trong nhiều vấn đề khác đã bị làm cho tê cóng bởi thứ Giáo Hội học bình dân quá ư có tính hạn chế; thứ Giáo Hội học này chủ trương rằng các giám mục vừa là nguyên nhân vừa là giải pháp cho mọi vấn đề của Giáo Hội. Không những làm suy yếu, giả thuyết này còn rất sai lầm. Lịch sử Giáo Hội dậy rằng các thúc đẩy mới hết sức vĩ đại như các dòng khất sĩ, các cộng đoàn giảng huấn của thế kỷ 19, hay các phong trào giáo dân mới mẻ không phát sinh vì một vị có quyền nào đó phán “hãy có nó”. Cùng một điều như thế phải được đưa ra để giải quyết các căng thẳng duy bộ lạc ngày nay. Các giám mục không phải là lý do hàng đầu khiến Giáo Hội phải trải qua các căng thẳng này, dù cho các giám mục, đôi khi, hành xử như một “bộ lạc” đối với nhau, và các căng thẳng này cũng khó dịu xuống dù quần chúng Công Giáo trông chờ các vị giám mục giải quyết chúng.
Có thí dụ nào cho thấy người Công Giáo cố gắng phản công chủ nghĩa bộ lạc không?
Trong kinh nghiệm Công Giáo, cách tốt nhất để đương đầu với các thù oán do óc kình địch bộ lạc gây ra thường là xây dựng các vùng thân thiện vượt quá ranh giới phe phái. Không nhất thiết là những chương trình đối thoại chính thức, càng không nhất thiết là các hội tranh luận. Thay vào đó, là ý tưởng cho rằng phải dựng lên các không gian để các mối liên hệ giữa các người Công Giáo có các nhãn quan khác nhau có thể phát triển một cách tự nhiên cùng với thời gian. Như thực tế đã chứng tỏ, hiện có nhiều dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy điều vừa nói đang diễn ra.
Thứ nhất, phong trào Focolare, lập ở Ý thời chiến tranh bởi một nữ giáo dân tên Chiara Lubich, phát xuất từ một nền linh đạo hợp nhất sâu xa. Dựa trên nền tảng này, Focolare đã xây dựng được nhiều tình thân ái bền vững trong các năm qua với các Kitô hữu khác, các tín đồ của các tôn giáo khác và mọi người có thiện chí. Sự thành công của nó được thành hình không chỉ nhờ linh đạo của nó mà còn nhờ nền văn hóa nội bộ của nó nữa: kiên nhẫn, cởi mở, luôn sẵn sàng hiểu biết trước khi đưa ra phán đoán. Các phẩm tính này thủ đắc được phần lớn nhờ xây dựng được các tình thân ái ở bên ngoài Giáo Hội, nhưng chúng đại diện cho một nguồn tài nguyên nội bộ mạnh mẽ.
Thứ hai, Mạng Lưới Muối và Ánh Sáng (Salt and Light Network) ở Gia Nã Đại là một cơ sở truyền thông họa hiếm ở nước này vừa có tính Công Giáo một cách rõ nét nhưng hết sức cởi mở đối với nhiều hình thức khác nhau nói lên bản sắc này. Nó phát sinh do kinh nghiệm Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2002 tại Toronto, và hiện do linh mục Dòng Basilian, Cha Thomas Rosica, điều khiển; ngài không những có viễn kiến mà còn có cả đảm lược kinh doanh nữa. Mạng lưới này được sự hỗ trợ của các giám mục Gia Nã Đại, nhưng không phải là một sáng kiến của định chế. Về việc lên chương trình, ai cũng có thể có phần. Thí dụ, Muối và Ánh Sáng sản xuất nhiều chương trình có giá trị cao về hạnh các thánh và những vị vọng khác, trong đó, có những vị anh hùng đối với cả người cấp tiến lẫn người bảo thủ, thế nhưng, nó cũng đưa ra phương thức đào sâu hơn cách đọc có tính ý thức hệ. Các nhân viên cũng phản ảnh nhiều bối cảnh và kinh nghiệm khác nhau, làm thế nào để giọng điệu truyền đi phản ảnh các liên hệ thân ái ngay trong nhà.
Thứ ba, dự án Các Tiếng Nói Công Giáo (Catholic Voices) ở Vương Quốc Thống Nhất (Anh) đã được phát động trước cuộc tông du năm 2010 của Đức Bênêđíctô XVI, giúp lực lượng nòng cốt của tuổi trẻ Công Giáo một khóa học cấp tốc về cả kỹ thuật truyền thông lẫn các vấn đề đang đặt ra cho Giáo Hội và sau đó, biến họ thành các chủ thể để các cơ sở truyền thông khắp thế giới phỏng vấn. Các nhà đồng sáng lập ra dự án này là một phát ngôn viên tại Anh của Opus Dei, một định chế được nhiều người coi thuộc phe bảo thủ, và một cựu chủ bút của tờ The Tablet, một tập san có tiếng là cấp tiến của Đạo Công Giáo tại Anh. Thế nhưng, họ là những người bạn vĩ đại và tinh thần này thẩm thấu mọi khía cạnh của dự án. Cuối cùng, Các Tiếng Nói Công Giáo đã phóng chiếu được cả một khuôn mặt vừa hữu lý, vừa tự tin và lôi cuốn cho Đạo Công Giáo lúc Đức Giáo Hoàng có mặt trong thành phố, giải giới khá nhiều thiên kiến bài giáo hoàng và bài Công Giáo. Ý niệm này thành công đến nỗi ngày nay một Hàn Lâm Viện Các Tiếng Nói Công Giáo đang được thành hình và nhiều người Công Giáo cùng chí hướng ở các nới khác trên thế giới mong đợi được cấp quyền sử dụng danh xưng này.
Điều đáng lưu ý ở đây không phải chỉ là việc Focolare, Muối và Ánh Sáng, và Các Tiếng Nói Công Giáo là những nơi người Công Giáo với các kinh nghiệm khác nhau tạo được tình thân ái. Mà còn là việc chính sách giao thoa của họ đã tạo được một loại “sinh lực lai giống” giúp họ thực hiện được các mục tiêu rõ ràng vượt quá các tài nguyên của bất cứ cơ sở riêng rẽ nào tự hoạt động một mình. Đàng khác, không vị nào trong hàng giáo phẩm đã phát động các dự án này, nhưng cũng không có vị nào đã gây trở ngại cho chúng. Vận may của Giáo Hội trong những năm sắp tới có hay không phần lớn tùy thuộc việc người Công Giáo có khả năng thăng tiến các cố gắng thuộc loại này hay không.
Còn tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét