“Hãy Hiến Tặng Hết Mình”, văn kiện
mới nhất của Tòa Thánh về thể thao, Chương Bốn: Các thách thức dưới ánh sáng
Tin Mừng
Vũ Văn An
19/Jun/2018
Chương 4: Các thách thức dưới
ánh sáng Tin Mừng
4.1 Một nền thể thao nhân bản và công chính
Chúng ta đã nói về các khía cạnh ý nghĩa của thể thao cũng như vị trí của nó trong việc tìm kiếm điều tốt và sự thật. Tuy nhiên giống bất cứ thực tại nhân bản nào khác, thể thao có thể quay mặt chống lại nhân phẩm và nhân quyền. Do đó Giáo Hội lên tiếng khi thấy nhân phẩm và hạnh phúc thực sự của con người bị đe dọa.
Cổ vũ các giá trị nhân bản trong thể thao
Sự phát triển hiện nay trong thể thao phải được đánh giá theo việc liệu chúng có khởi đi từ việc nhìn nhận phẩm giá con người và thể hiện sự tôn trọng thỏa đáng đối với người khác, đối với mọi tạo vật và môi trường hay không. Hơn nữa, Giáo Hội nhìn nhận tầm quan trọng của niềm vui được tham gia vào thể thao và sự trung thành cùng hiện hữu với nhau của người ta. Khi các quy tắc thể thao được đồng thuận ở bình diện quốc tế, thì các vận động viên từ các nền văn hóa, các quốc gia và tôn giáo khác nhau được hưởng trải nghiệm chung về việc thi đua công bằng và vui tươi, một điều có thể giúp cổ vũ sự đơn nhất của gia đình nhân loại.
Bằng cách tham gia vào thể thao, người ta có thể cảm nghiệm sự hiện hữu bằng thân xác của họ một cách đơn giản và tích cực. Bằng cách chơi trong một đội, các vận động viên nhận thấy các cảm nghiệm thỏa mãn nhất xảy ra khi người chơi có mối liên kết chặt chẽ với nhau và chơi đẹp với nhau.
Phê phán việc chỉ đường sai
Từ quan điểm này, một loạt các hiện tượng và phát triển phải được đánh giá một cách có phê phán. Điều này áp dụng vào thể thao hệt như vào các lãnh vực khác của cuộc sống trong xã hội. Giáo huấn xã hội của Giáo Hội luôn nhắc nhở chúng ta rằng những người tham gia chính trị, kinh tế, hay khoa học phải tự hỏi liệu các hành động của họ có phục vụ con người nhân bản và trật tự công chính hay không. Những người tham gia vào thể thao cũng phải đối đầu với câu hỏi này.
4.1 Một nền thể thao nhân bản và công chính
Chúng ta đã nói về các khía cạnh ý nghĩa của thể thao cũng như vị trí của nó trong việc tìm kiếm điều tốt và sự thật. Tuy nhiên giống bất cứ thực tại nhân bản nào khác, thể thao có thể quay mặt chống lại nhân phẩm và nhân quyền. Do đó Giáo Hội lên tiếng khi thấy nhân phẩm và hạnh phúc thực sự của con người bị đe dọa.
Cổ vũ các giá trị nhân bản trong thể thao
Sự phát triển hiện nay trong thể thao phải được đánh giá theo việc liệu chúng có khởi đi từ việc nhìn nhận phẩm giá con người và thể hiện sự tôn trọng thỏa đáng đối với người khác, đối với mọi tạo vật và môi trường hay không. Hơn nữa, Giáo Hội nhìn nhận tầm quan trọng của niềm vui được tham gia vào thể thao và sự trung thành cùng hiện hữu với nhau của người ta. Khi các quy tắc thể thao được đồng thuận ở bình diện quốc tế, thì các vận động viên từ các nền văn hóa, các quốc gia và tôn giáo khác nhau được hưởng trải nghiệm chung về việc thi đua công bằng và vui tươi, một điều có thể giúp cổ vũ sự đơn nhất của gia đình nhân loại.
Bằng cách tham gia vào thể thao, người ta có thể cảm nghiệm sự hiện hữu bằng thân xác của họ một cách đơn giản và tích cực. Bằng cách chơi trong một đội, các vận động viên nhận thấy các cảm nghiệm thỏa mãn nhất xảy ra khi người chơi có mối liên kết chặt chẽ với nhau và chơi đẹp với nhau.
Phê phán việc chỉ đường sai
Từ quan điểm này, một loạt các hiện tượng và phát triển phải được đánh giá một cách có phê phán. Điều này áp dụng vào thể thao hệt như vào các lãnh vực khác của cuộc sống trong xã hội. Giáo huấn xã hội của Giáo Hội luôn nhắc nhở chúng ta rằng những người tham gia chính trị, kinh tế, hay khoa học phải tự hỏi liệu các hành động của họ có phục vụ con người nhân bản và trật tự công chính hay không. Những người tham gia vào thể thao cũng phải đối đầu với câu hỏi này.
Phẩm tính có cường độ cao của
các kinh nghiệm thể thao là cơ sở cho sức hấp dẫn của nó. Tuy nhiên, vì cường độ
này, thể thao cũng có thể trôi dạt theo các chính sách và thực hành không phục
vụ cho con người nhân bản. Điều này áp dụng vào các người tham gia cũng như
khán giả và người ủng hộ. Sư quan trọng lớn lao của thể thao đối với nhiều người
có thể làm nó thoái hóa, biến nó thành một phương tiện đạt các lợi ích khác, vì
các mục đích chính trị và chứng tỏ uy quyền, vì mù quáng mưu cầu lợi ích tài
chính hay tự quyết duy quốc gia. Bằng cách này, quyền tự lập của thể thao và
thiện ích nội bộ của nó bị đe dọa. Các quyền lợi không còn là quyền lợi thể
thao nữa, mà đúng hơn là các quyền lợi chính trị, kinh tế hoặc liên quan đến
truyền thông, lúc đó, sẽ bắt đầu ra lệnh cho các động lực của thể thao và ngay
cả các kinh nghiệm của chính các vận động viên. Thể thao luôn là thành phần của
một xã hội phức tạp với nhiều bộ phận và tham gia vào sinh hoạt của xã hội này,
ấy thế nhưng, mặt khác, phải cẩn thận đừng đặt quyền tự lập của nó vào thế nguy
nan. Phát biểu trước một phái đoàn các đội bóng đá chuyên nghiệp Ý, Đức Giáo Hoàng
Phanxicô đã nhắc lại những lần, lúc còn nhỏ tuổi, ngài vui vẻ tới sân vận động
bóng đá cùng với gia đình ngài và điệu bộ mừng vui về những ngày này. Ngài nói
với các cầu thủ và các nhà dìu dắt: “Tôi hy vọng rằng bóng đá và mọi môn thể
thao phổ thông khác có thể lặp lại yếu tố mừng vui đó. Ngày nay bóng đá cũng hoạt
động trong thế giới kinh doanh, tiếp thị, truyền hình, vv... Nhưng khía cạnh
kinh tế không được trổi vượt hơn khía cạnh thể thao; [khi trổi vượt] nó có nguy
cơ gây ô nhiễm mọi điều ở bình diện quốc tế, quốc gia và thậm chí cả địa phương
nữa”[59].
Khi thể thao được thực hành với thái độ “thắng bằng mọi giá”, chính thể thao sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Chỉ tập chú hoàn toàn vào thành công thể thao, cho dù vì các lý do cá nhân, chính trị hay kinh tế, đều làm cho quyền lợi và phúc lợi của những người tham gia trở thành không đáng kể. Đối với thân thể của chính người ta, mong muốn lên cao hơn bằng bất cứ giá nào xác định ra tác phong và có hậu quả nghiêm trọng. Tiêu chuẩn mà theo đó, mọi thứ khác phải tùy thuộc không còn là phẩm giá của con người nữa, mà là hiệu năng của họ, và điều này có thể kéo theo nguy cơ cho sức khỏe của họ và của bạn đồng hành của họ. Phẩm giá và quyền lợi của người ta không bao giờ có thể bị tùy thuộc một cách võ đoán vào các quyền lợi khác. Các vận động viên cũng không thể trở thành một loại hàng hóa. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nói với các thành viên của Ủy ban Thế Vận Châu Âu: “Khi các môn thể thao chỉ được xem xét bên trong các thông số kinh tế hoặc vì phải thắng bằng mọi giá, thì người ta có nguy cơ rút gọn các vận động viên đến chỉ còn là hàng hóa để tăng lợi nhuận. Cũng các vận động viên này đã gia nhập một hệ thống có nhiệm vụ xóa sạch họ, họ mất hết ý nghĩa thực sự nơi hoạt động của họ, mất cả niềm vui được chơi vốn thu hút họ lúc còn nhỏ và truyền cảm hứng để họ thực hiện nhiều hy sinh thực sự và trở thành các nhà vô địch”[60].
Các quyền tổng quát được sống có phẩm giá và tự do phải được bảo vệ trong các môn thể thao. Chúng đặc biệt áp dụng đối với người nghèo và người yếu, đặc biệt là các trẻ em; chúng có quyền được bảo vệ trong sự toàn vẹn thân thể của chúng. Các điển hình lạm dụng trẻ em, bất kể về thể xác, về tình dục hay xúc cảm của huấn luyện viên, người huấn luyện hay các người lớn khác là một sự nhục mạ trực tiếp đối với người trẻ vốn được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa và do đó giống Thiên Chúa. Các định chế tài trợ cho các chương trình thể thao của giới trẻ, kể cả ở bình diện ưu tú, phải phát triển các chính sách với sự giúp đỡ của các chuyên gia nhằm đảm bảo sự an toàn của mọi trẻ em.
Các vận động viên cũng có quyền lập hội và cùng nhau đại diện cho lợi ích của họ. Không được ngăn cản họ tự do phát biểu trong tư cách công dân và theo lương tâm của họ. Họ phải được đối xử như những con người với mọi quyền lợi của họ. Bất cứ hình thức kỳ thị nào vì nguồn gốc xã hội hoặc quốc gia, giới tính, sắc tộc, chủng tộc, vóc dáng thể lý hoặc tôn giáo cũng không bao giờ được chấp nhận trong thể thao. Nhưng ngoài cả các biến cố thể trực tiếp, thể thao cũng chịu trách nhiệm đối với những gì xảy ra cho môi trường của nó. Nhiều người bị ảnh hưởng bởi việc chuẩn bị và thực hiện các biến cố thể thao lớn, và các quyền lợi và điều kiện sống hợp pháp của họ phải được tôn trọng.
4.2 Trách nhiệm chung đối với một nền thể thao tốt đẹp
Thể thao là một thực tại đa diện. Các nhà phê bình về thể thao không nên hoàn toàn nghi ngờ về điều này, cũng không nên đánh giá các khía cạnh tích cực của nó như là ngây ngô. Ngoài ra, chúng ta cần phân biệt các tác nhân và tổ chức nào trong thể thao có trách nhiệm cụ thể trong các tình huống đặc thù. Thực thế, không chỉ những người tham gia hoặc các vận động viên có trách nhiệm mà cả nhiều người khác, như gia đình, huấn luyện viên và các phụ tá, bác sĩ, người quản lý, khán giả và những người có liên hệ với thể thao trong các bộ phận khác, trong đó có các nhà khoa học thể thao, các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh và các đại diện truyền thông.
Khán giả và những người ủng hộ tham gia các hoạt động thể thao trực tiếp hoặc qua các phương tiện truyền thông có trách nhiệm chung trong các biến cố thể thao. Họ có thể biểu lộ lòng tôn trọng đối với các cầu thủ của cả hai bên thi đấu và nói lên sự phản đối của họ đối với tác phong phi thể thao. Chơi đẹp cũng phải có nơi các khán giả biết ủng hộ đội đối phương. Bất cứ loại miệt thị hoặc bạo lực nào đều bị lên án và những người chịu trách nhiệm về thể thao phải làm hết sức để phản công loại tác phong này. Có những mô hình có thể giải quyết bạo lực trong môi trường thể thao. Thí dụ, một số câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp ở châu Âu và các nơi khác đào tạo các thiện nguyện viên làm việc với các người hâm mộ để phản công tác phong phi thể thao và cả bạo lực hâm mộ (fan violence) vốn trở thành một phần quá quen thuộc trong các trận bóng đá những năm gần đây. Trách nhiệm ở đây không thể lấy khỏi thể thao mà gán cho các tổ chức khác được.
Nhiều người tích cực thực hành thể thao trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, hoạt động thể thao không để môi trường này nguyên vẹn. Nó gây một tác động, trong một số trường hợp, khá lâu dài. Vì vậy, các vận động viên và người tài trợ các biến cố thể thao có trách nhiệm bổ sung, là nhiệm vụ đối sử với sáng thế một cách hết sức tôn trọng. Một lần nữa, trách nhiệm này thuộc rất nhiều người. Mọi người không những phải xem xét đâu là các thiệt hại sinh thái có thể liên hệ đến môn thể thao của họ. Nhưng những nhà tài trợ cho các biến cố thể thao lớn cũng phải cân nhắc xem họ có tìm ra một khuôn khổ có thể chịu đựng được lâu dài đối với môi trường hay không.
Hơn nữa, trong các môn thể thao, có liên quan tới động vật, phải lưu ý để bảo đảm rằng chúng được đối xử một cách thích đáng về luân lý chứ không phải chỉ như những đồ vật đơn thuần.
Khi thể thao được thực hành với thái độ “thắng bằng mọi giá”, chính thể thao sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Chỉ tập chú hoàn toàn vào thành công thể thao, cho dù vì các lý do cá nhân, chính trị hay kinh tế, đều làm cho quyền lợi và phúc lợi của những người tham gia trở thành không đáng kể. Đối với thân thể của chính người ta, mong muốn lên cao hơn bằng bất cứ giá nào xác định ra tác phong và có hậu quả nghiêm trọng. Tiêu chuẩn mà theo đó, mọi thứ khác phải tùy thuộc không còn là phẩm giá của con người nữa, mà là hiệu năng của họ, và điều này có thể kéo theo nguy cơ cho sức khỏe của họ và của bạn đồng hành của họ. Phẩm giá và quyền lợi của người ta không bao giờ có thể bị tùy thuộc một cách võ đoán vào các quyền lợi khác. Các vận động viên cũng không thể trở thành một loại hàng hóa. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nói với các thành viên của Ủy ban Thế Vận Châu Âu: “Khi các môn thể thao chỉ được xem xét bên trong các thông số kinh tế hoặc vì phải thắng bằng mọi giá, thì người ta có nguy cơ rút gọn các vận động viên đến chỉ còn là hàng hóa để tăng lợi nhuận. Cũng các vận động viên này đã gia nhập một hệ thống có nhiệm vụ xóa sạch họ, họ mất hết ý nghĩa thực sự nơi hoạt động của họ, mất cả niềm vui được chơi vốn thu hút họ lúc còn nhỏ và truyền cảm hứng để họ thực hiện nhiều hy sinh thực sự và trở thành các nhà vô địch”[60].
Các quyền tổng quát được sống có phẩm giá và tự do phải được bảo vệ trong các môn thể thao. Chúng đặc biệt áp dụng đối với người nghèo và người yếu, đặc biệt là các trẻ em; chúng có quyền được bảo vệ trong sự toàn vẹn thân thể của chúng. Các điển hình lạm dụng trẻ em, bất kể về thể xác, về tình dục hay xúc cảm của huấn luyện viên, người huấn luyện hay các người lớn khác là một sự nhục mạ trực tiếp đối với người trẻ vốn được tạo dựng giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa và do đó giống Thiên Chúa. Các định chế tài trợ cho các chương trình thể thao của giới trẻ, kể cả ở bình diện ưu tú, phải phát triển các chính sách với sự giúp đỡ của các chuyên gia nhằm đảm bảo sự an toàn của mọi trẻ em.
Các vận động viên cũng có quyền lập hội và cùng nhau đại diện cho lợi ích của họ. Không được ngăn cản họ tự do phát biểu trong tư cách công dân và theo lương tâm của họ. Họ phải được đối xử như những con người với mọi quyền lợi của họ. Bất cứ hình thức kỳ thị nào vì nguồn gốc xã hội hoặc quốc gia, giới tính, sắc tộc, chủng tộc, vóc dáng thể lý hoặc tôn giáo cũng không bao giờ được chấp nhận trong thể thao. Nhưng ngoài cả các biến cố thể trực tiếp, thể thao cũng chịu trách nhiệm đối với những gì xảy ra cho môi trường của nó. Nhiều người bị ảnh hưởng bởi việc chuẩn bị và thực hiện các biến cố thể thao lớn, và các quyền lợi và điều kiện sống hợp pháp của họ phải được tôn trọng.
4.2 Trách nhiệm chung đối với một nền thể thao tốt đẹp
Thể thao là một thực tại đa diện. Các nhà phê bình về thể thao không nên hoàn toàn nghi ngờ về điều này, cũng không nên đánh giá các khía cạnh tích cực của nó như là ngây ngô. Ngoài ra, chúng ta cần phân biệt các tác nhân và tổ chức nào trong thể thao có trách nhiệm cụ thể trong các tình huống đặc thù. Thực thế, không chỉ những người tham gia hoặc các vận động viên có trách nhiệm mà cả nhiều người khác, như gia đình, huấn luyện viên và các phụ tá, bác sĩ, người quản lý, khán giả và những người có liên hệ với thể thao trong các bộ phận khác, trong đó có các nhà khoa học thể thao, các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh và các đại diện truyền thông.
Khán giả và những người ủng hộ tham gia các hoạt động thể thao trực tiếp hoặc qua các phương tiện truyền thông có trách nhiệm chung trong các biến cố thể thao. Họ có thể biểu lộ lòng tôn trọng đối với các cầu thủ của cả hai bên thi đấu và nói lên sự phản đối của họ đối với tác phong phi thể thao. Chơi đẹp cũng phải có nơi các khán giả biết ủng hộ đội đối phương. Bất cứ loại miệt thị hoặc bạo lực nào đều bị lên án và những người chịu trách nhiệm về thể thao phải làm hết sức để phản công loại tác phong này. Có những mô hình có thể giải quyết bạo lực trong môi trường thể thao. Thí dụ, một số câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp ở châu Âu và các nơi khác đào tạo các thiện nguyện viên làm việc với các người hâm mộ để phản công tác phong phi thể thao và cả bạo lực hâm mộ (fan violence) vốn trở thành một phần quá quen thuộc trong các trận bóng đá những năm gần đây. Trách nhiệm ở đây không thể lấy khỏi thể thao mà gán cho các tổ chức khác được.
Nhiều người tích cực thực hành thể thao trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, hoạt động thể thao không để môi trường này nguyên vẹn. Nó gây một tác động, trong một số trường hợp, khá lâu dài. Vì vậy, các vận động viên và người tài trợ các biến cố thể thao có trách nhiệm bổ sung, là nhiệm vụ đối sử với sáng thế một cách hết sức tôn trọng. Một lần nữa, trách nhiệm này thuộc rất nhiều người. Mọi người không những phải xem xét đâu là các thiệt hại sinh thái có thể liên hệ đến môn thể thao của họ. Nhưng những nhà tài trợ cho các biến cố thể thao lớn cũng phải cân nhắc xem họ có tìm ra một khuôn khổ có thể chịu đựng được lâu dài đối với môi trường hay không.
Hơn nữa, trong các môn thể thao, có liên quan tới động vật, phải lưu ý để bảo đảm rằng chúng được đối xử một cách thích đáng về luân lý chứ không phải chỉ như những đồ vật đơn thuần.
Giáo Hội nhấn mạnh trách nhiệm của
mỗi người trong thế giới thể thao và kêu gọi lương tâm mỗi người trong việc dấn
thân vào việc cổ vũ một nền thể thao nhân đạo và công bằng bao nhiêu có thể.
Tuy nhiên, sẽ không hợp tình hợp lý chút nào khi chỉ đặt gánh nặng trách nhiệm
đối với một nền thể thao tốt đẹp lên các vận động viên cá thể. Chúng ta cũng phải
lưu ý đến các cơ cấu xã hội gây ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ và hành động.
"Đó là toàn bộ các định chế và thực hành mà mọi người đã thấy hiện có hoặc
họ tạo ra, trên bình diện quốc gia và quốc tế, và là các cơ cấu định hướng hoặc
tổ chức đời sống kinh tế, xã hội và chính trị" (61). Các cơ cấu như thế có
thể ảnh hưởng tới hành động một cách khó mà duy trì được lòng trung thành đối với
các thiện ích và giá trị nội tại của thể thao. Tuy nhiên, những cơ cấu này
không phải là định mệnh. “Chúng luôn tùy thuộc vào trách nhiệm của con người
nhân bản, những người có thể thay đổi chúng, chứ không tùy thuộc một định mệnh
thuyết về lịch sử.” [62] Vì vậy, chúng vẫn nằm trong phạm vi trách nhiệm của
chúng ta. Tầm quan trọng xã hội của các tổ chức và định chế thể thao khác nhau ở
bình diện khu vực, quốc gia và quốc tế là rất đáng kể và do đó cũng là trách
nhiệm đạo đức của họ. Họ phải phục vụ các thiện ích nội tại của thể thao và lợi
ích của con người nhân bản.
4.3 Bốn phát triển đầy thách thức chuyên biệt
Có bốn phát triển mà Giáo Hội coi là những thách thức đặc biệt nghiêm trọng đối với thể thao trong thời đại chúng ta mà văn kiện này tìm cách giải quyết. Có thể hiểu chúng như kết quả của một xu hướng không giới hạn nhằm đạt thành công và những lợi ích kinh tế và chính trị to lớn phát sinh từ các cuộc thi đấu thể thao. Các tác nhân khác nhau tham gia vào các biến cố thể thao – các vận động viên, các khán giả, giới truyền thông, các doanh nhân hay chính trị gia – càng nhấn mạnh đến việc trình diễn lớn lao hơn hay chiến thắng nhiều hơn bằng bất cứ giá nào, thì càng có nhiều áp lực quá đáng đối với các nhà thể thao và họ càng tìm cách nâng cao việc biểu diễn đáng ngờ vực về mặt luân lý.
Sự hạ giá thân xác
Trong khi việc tham gia thể thao có thể là một cách tích cực để cảm nghiệm việc mang thân xác của một con người, nó cũng có thể là một bối cảnh trong đó thân xác con người bị giản lược xuống hàng đồ vật hoặc chỉ còn được cảm nghiệm về mặt vật chất. Như một cầu thủ bóng đá người Mỹ đã bình luận sau khi sự nghiệp của anh kết thúc, “Một cách nghịch lý, tôi nhận ra việc mình bị cắt đứt và tách rời thân xác mình như thế nào. Tôi biết thân xác mình một cách thấu đáo hơn hầu hết người khác có thể biết, nhưng tôi đã sử dụng nó và nghĩ về nó như một cỗ máy, một đồ vật cần được dầu mỡ tốt, được nuôi dưỡng đầy đủ và được chăm sóc cẩn thận, để làm một công việc chuyên biệt”[63]. Khi những người trẻ được đào luyện về cơ thể theo cách này, họ có nguy cơ trở thành xa lạ với cảm tính của chính họ, điều này làm tổn hại khả năng thân mật của họ, một nhiệm vụ phát triển quan trọng đối với người trẻ [64]. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hiện diện của họ trong mối tương quan thể lý và xúc cảm, vốn là một trong những ơn ban và ơn thánh cho cuộc sống hôn nhân.
Cha mẹ, các huấn luyện viên và các xã hội thường tham dự vào việc tự động hóa các vận động viên để đảm bảo thành công và thỏa mãn các hy vọng đoạt huy chương, kỷ lục, học bổng, hợp đồng quảng cáo béo bở và giàu có. Có thể thấy các sai lầm của loại này trong các môn thể thao thi đấu cao của trẻ em. Càng ngày càng trở nên phổ biến việc người trẻ được đặt vào tay cha mẹ, các huấn luyện viên và quản trị viên chỉ biết quan tâm đến việc chuyên môn hóa một chiều một tài năng duy nhất nào đó. Tuy nhiên, vì thân xác người trẻ không có khả năng chịu đựng việc huấn luyện quanh năm trong một môn thể thao, nên việc chuyên môn hóa sớm sủa như vậy thường là dẫn đến thương tích quá mức. Trong trường hợp các môn thể dục dụng cụ ưu tú của phụ nữ, loại thân thể lý tưởng đã thay đổi trong nhiều năm qua để trở thành một thân thể mảnh mai, tiền kinh kỳ. Và điều này, trong một số bối cảnh, đã dẫn đến việc huấn luyện các cô gái rất trẻ trong một số giờ quá đáng mỗi ngày trong tuần. Trong những tình huống này, các cô gái thường xuyên lo lắng đến việc phải mảnh mai, điều sẽ dẫn đến các rối loạn ăn uống với phần trăm cao hơn nhiều so với dân số nói chung của trẻ nữ và phụ nữ. Thí dụ này cho thấy tầm quan trọng của vai trò cha mẹ các vận động viên trẻ trong mọi môn thể thao. Phụ huynh có trách nhiệm chỉ cho con cái thấy rằng chúng có thế nào, chúng được yêu thương thế ấy, chứ không phải vì các thành công, ngoại hình hay khả năng thể lý của chúng.
4.3 Bốn phát triển đầy thách thức chuyên biệt
Có bốn phát triển mà Giáo Hội coi là những thách thức đặc biệt nghiêm trọng đối với thể thao trong thời đại chúng ta mà văn kiện này tìm cách giải quyết. Có thể hiểu chúng như kết quả của một xu hướng không giới hạn nhằm đạt thành công và những lợi ích kinh tế và chính trị to lớn phát sinh từ các cuộc thi đấu thể thao. Các tác nhân khác nhau tham gia vào các biến cố thể thao – các vận động viên, các khán giả, giới truyền thông, các doanh nhân hay chính trị gia – càng nhấn mạnh đến việc trình diễn lớn lao hơn hay chiến thắng nhiều hơn bằng bất cứ giá nào, thì càng có nhiều áp lực quá đáng đối với các nhà thể thao và họ càng tìm cách nâng cao việc biểu diễn đáng ngờ vực về mặt luân lý.
Sự hạ giá thân xác
Trong khi việc tham gia thể thao có thể là một cách tích cực để cảm nghiệm việc mang thân xác của một con người, nó cũng có thể là một bối cảnh trong đó thân xác con người bị giản lược xuống hàng đồ vật hoặc chỉ còn được cảm nghiệm về mặt vật chất. Như một cầu thủ bóng đá người Mỹ đã bình luận sau khi sự nghiệp của anh kết thúc, “Một cách nghịch lý, tôi nhận ra việc mình bị cắt đứt và tách rời thân xác mình như thế nào. Tôi biết thân xác mình một cách thấu đáo hơn hầu hết người khác có thể biết, nhưng tôi đã sử dụng nó và nghĩ về nó như một cỗ máy, một đồ vật cần được dầu mỡ tốt, được nuôi dưỡng đầy đủ và được chăm sóc cẩn thận, để làm một công việc chuyên biệt”[63]. Khi những người trẻ được đào luyện về cơ thể theo cách này, họ có nguy cơ trở thành xa lạ với cảm tính của chính họ, điều này làm tổn hại khả năng thân mật của họ, một nhiệm vụ phát triển quan trọng đối với người trẻ [64]. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hiện diện của họ trong mối tương quan thể lý và xúc cảm, vốn là một trong những ơn ban và ơn thánh cho cuộc sống hôn nhân.
Cha mẹ, các huấn luyện viên và các xã hội thường tham dự vào việc tự động hóa các vận động viên để đảm bảo thành công và thỏa mãn các hy vọng đoạt huy chương, kỷ lục, học bổng, hợp đồng quảng cáo béo bở và giàu có. Có thể thấy các sai lầm của loại này trong các môn thể thao thi đấu cao của trẻ em. Càng ngày càng trở nên phổ biến việc người trẻ được đặt vào tay cha mẹ, các huấn luyện viên và quản trị viên chỉ biết quan tâm đến việc chuyên môn hóa một chiều một tài năng duy nhất nào đó. Tuy nhiên, vì thân xác người trẻ không có khả năng chịu đựng việc huấn luyện quanh năm trong một môn thể thao, nên việc chuyên môn hóa sớm sủa như vậy thường là dẫn đến thương tích quá mức. Trong trường hợp các môn thể dục dụng cụ ưu tú của phụ nữ, loại thân thể lý tưởng đã thay đổi trong nhiều năm qua để trở thành một thân thể mảnh mai, tiền kinh kỳ. Và điều này, trong một số bối cảnh, đã dẫn đến việc huấn luyện các cô gái rất trẻ trong một số giờ quá đáng mỗi ngày trong tuần. Trong những tình huống này, các cô gái thường xuyên lo lắng đến việc phải mảnh mai, điều sẽ dẫn đến các rối loạn ăn uống với phần trăm cao hơn nhiều so với dân số nói chung của trẻ nữ và phụ nữ. Thí dụ này cho thấy tầm quan trọng của vai trò cha mẹ các vận động viên trẻ trong mọi môn thể thao. Phụ huynh có trách nhiệm chỉ cho con cái thấy rằng chúng có thế nào, chúng được yêu thương thế ấy, chứ không phải vì các thành công, ngoại hình hay khả năng thể lý của chúng.
Các môn thể thao nào không tránh
khỏi việc gây hại nghiêm trọng cho cơ thể con người thì không thể được biện
minh về đạo đức. Trong những trường hợp gần đây, trong đó chúng ta biết rõ các
hậu quả tác hại của một môn thể thao đặc thù đối với cơ thể, kể cả tổn hại đến
não, điều quan trọng là mọi người thuộc mọi bộ phận của xã hội phải đưa ra các
quyết định về các môn thể thao nào biết đặt phẩm giá con người nhân bản và phúc
lợi của họ lên hàng đầu.
Dùng chất kích thích
Vấn đề dùng chất kích thích (doping) ảnh hưởng đến cái hiểu căn bản về thể thao. Và không may, hiện nay, nó được thực hành bởi các vận động viên cá nhân cũng như các đội và thậm chí cả các quốc gia. Dùng chất kích thích làm nảy sinh hàng loạt vấn đề luân lý khó khăn vì nó không tương ứng với các giá trị sức khỏe và việc chơi đẹp. Đây cũng là một thí dụ tốt cho thấy não trạng “thắng bằng mọi giá” làm hỏng các môn thể thao thế nào bằng cách dẫn đến việc vi phạm các quy tắc cấu thành ra nó. Trong diễn trình này, "khung chơi" bị bẻ gẫy và các thiện ích nội tại của các môn thể thao vốn tùy thuộc việc chấp nhận các quy tắc, bị mất đi. Trong những trường hợp như vậy, điều quan trọng hơn kỹ năng hoặc đào tạo thể thao của một người là năng lực của những người cố gắng tăng gia các khả năng của họ bằng mọi phương tiện có thể có và có thể tưởng tượng được. Cơ thể của vận động viên bị hạ giá để trở thành một đồ vật nhằm chứng tỏ hiệu năng của y khoa.
Trong một số môn thể thao sử dụng phương tiện cơ giới (đua xe đạp, đua xe gắn máy thể thao, Đua xe “Formula One”), việc chơi đẹp sẽ tệ đi do việc sử dụng gian lận cơ khí hoặc dùng chất kích thích. Việc gian lận này có thể được thực hiện cá thể bởi các vận động viên, nhưng cũng có thể bởi một nhóm lớn hơn, với sự giúp đỡ của phụ tá cơ khí và được thúc đẩy bởi các nhà tài trợ hoặc thậm chí bị thao túng trên một quy mô lớn hơn.
Để chống lại các nguy hiểm của việc dùng chất kích thích thể lý và cơ khí và để hỗ trợ việc chơi trong các cuộc thi đấu thể thao, chỉ kêu gọi tới đạo đức cá nhân của các vận động viên là điều không đủ. Vấn đề dùng chất kích thích không thể chỉ bị qui cho cá nhân chơi thể thao mà thôi, cho dù cá nhân đó có lỗi đến mức nào. Đây là một vấn đề rộng lớn hơn. Trách nhiệm của các tổ chức thể thao là tạo ra các quy tắc hữu hiệu và các điều kiện định chế căn bản để hỗ trợ và tưởng thưởng các cá nhân thể thao vì trách nhiệm của họ và giảm thiểu bất cứ sự khuyến khích dùng chất kích thích nào. Trong thế giới thể thao hoàn cầu hóa, cần có những nỗ lực quốc tế hữu hiệu và được phối hợp. Những người khác nào gây ảnh hưởng đáng kể trong thể thao ngày nay như các phương tiện truyền thông và các tác nhân tài chính và chính trị, cũng phải can dự vào.
Các khán giả cũng phải xem xét liệu các kỳ vọng và mong muốn ngày càng gia tăng của họ đối với các quá lạm ngoạn mục trong các biến cố thể thao có khiến cho các diễn viên thể thao phải sử dụng các chất kích thích thể lý hoặc cơ khí hay không.
Tham nhũng
Không kém việc dùng chất kích thích, tham nhũng có thể phá nát thể thao. Nó được sử dụng để tước hết ý nghĩa của việc thi đua thể thao nơi người chơi và khán giả, những người bị lừa bịp và gian dối. Tham nhũng không chỉ liên quan đến một sự kiện thể thao đơn nhất mà thôi vì nó có thể lan vào các chính sách thể thao. Bởi thế, có việc các quyết định liên quan đến thể thao được đưa ra bởi các tác nhân bên ngoài vì các quyền lợi tài chính hoặc chính trị. Điều cũng đáng trách không kém là các loại hối lộ liên quan đến việc cá độ thể thao. Nếu vô số những người thể thao và đam mê thể thao bị lừa dối chỉ để một ít người có thể làm giàu bản thân một cách trơ trẽn, thì điều này cũng sẽ đe dọa tính toàn vẹn của thể thao. Cũng như trong trường hợp dùng chất kích thích, các cá nhân liên hệ phải bị cảnh cáo về việc này cũng như các tổ chức thể thao phải có quy tắc minh bạch và hữu hiệu để ngăn chặn các giá trị của họ bị xói mòn. Thể thao không được là một nơi vô quyền, trong đó vắng bóng các tiêu chuẩn luân lý của việc chung sống một cách trung thành và nhân bản.
Dùng chất kích thích
Vấn đề dùng chất kích thích (doping) ảnh hưởng đến cái hiểu căn bản về thể thao. Và không may, hiện nay, nó được thực hành bởi các vận động viên cá nhân cũng như các đội và thậm chí cả các quốc gia. Dùng chất kích thích làm nảy sinh hàng loạt vấn đề luân lý khó khăn vì nó không tương ứng với các giá trị sức khỏe và việc chơi đẹp. Đây cũng là một thí dụ tốt cho thấy não trạng “thắng bằng mọi giá” làm hỏng các môn thể thao thế nào bằng cách dẫn đến việc vi phạm các quy tắc cấu thành ra nó. Trong diễn trình này, "khung chơi" bị bẻ gẫy và các thiện ích nội tại của các môn thể thao vốn tùy thuộc việc chấp nhận các quy tắc, bị mất đi. Trong những trường hợp như vậy, điều quan trọng hơn kỹ năng hoặc đào tạo thể thao của một người là năng lực của những người cố gắng tăng gia các khả năng của họ bằng mọi phương tiện có thể có và có thể tưởng tượng được. Cơ thể của vận động viên bị hạ giá để trở thành một đồ vật nhằm chứng tỏ hiệu năng của y khoa.
Trong một số môn thể thao sử dụng phương tiện cơ giới (đua xe đạp, đua xe gắn máy thể thao, Đua xe “Formula One”), việc chơi đẹp sẽ tệ đi do việc sử dụng gian lận cơ khí hoặc dùng chất kích thích. Việc gian lận này có thể được thực hiện cá thể bởi các vận động viên, nhưng cũng có thể bởi một nhóm lớn hơn, với sự giúp đỡ của phụ tá cơ khí và được thúc đẩy bởi các nhà tài trợ hoặc thậm chí bị thao túng trên một quy mô lớn hơn.
Để chống lại các nguy hiểm của việc dùng chất kích thích thể lý và cơ khí và để hỗ trợ việc chơi trong các cuộc thi đấu thể thao, chỉ kêu gọi tới đạo đức cá nhân của các vận động viên là điều không đủ. Vấn đề dùng chất kích thích không thể chỉ bị qui cho cá nhân chơi thể thao mà thôi, cho dù cá nhân đó có lỗi đến mức nào. Đây là một vấn đề rộng lớn hơn. Trách nhiệm của các tổ chức thể thao là tạo ra các quy tắc hữu hiệu và các điều kiện định chế căn bản để hỗ trợ và tưởng thưởng các cá nhân thể thao vì trách nhiệm của họ và giảm thiểu bất cứ sự khuyến khích dùng chất kích thích nào. Trong thế giới thể thao hoàn cầu hóa, cần có những nỗ lực quốc tế hữu hiệu và được phối hợp. Những người khác nào gây ảnh hưởng đáng kể trong thể thao ngày nay như các phương tiện truyền thông và các tác nhân tài chính và chính trị, cũng phải can dự vào.
Các khán giả cũng phải xem xét liệu các kỳ vọng và mong muốn ngày càng gia tăng của họ đối với các quá lạm ngoạn mục trong các biến cố thể thao có khiến cho các diễn viên thể thao phải sử dụng các chất kích thích thể lý hoặc cơ khí hay không.
Tham nhũng
Không kém việc dùng chất kích thích, tham nhũng có thể phá nát thể thao. Nó được sử dụng để tước hết ý nghĩa của việc thi đua thể thao nơi người chơi và khán giả, những người bị lừa bịp và gian dối. Tham nhũng không chỉ liên quan đến một sự kiện thể thao đơn nhất mà thôi vì nó có thể lan vào các chính sách thể thao. Bởi thế, có việc các quyết định liên quan đến thể thao được đưa ra bởi các tác nhân bên ngoài vì các quyền lợi tài chính hoặc chính trị. Điều cũng đáng trách không kém là các loại hối lộ liên quan đến việc cá độ thể thao. Nếu vô số những người thể thao và đam mê thể thao bị lừa dối chỉ để một ít người có thể làm giàu bản thân một cách trơ trẽn, thì điều này cũng sẽ đe dọa tính toàn vẹn của thể thao. Cũng như trong trường hợp dùng chất kích thích, các cá nhân liên hệ phải bị cảnh cáo về việc này cũng như các tổ chức thể thao phải có quy tắc minh bạch và hữu hiệu để ngăn chặn các giá trị của họ bị xói mòn. Thể thao không được là một nơi vô quyền, trong đó vắng bóng các tiêu chuẩn luân lý của việc chung sống một cách trung thành và nhân bản.
Khán giả
Khán giả trong các hoạt động thể thao và các trò chơi cùng nhau xem và hỗ trợ như một khối người hâm mộ. Cảm quan chung thuộc mọi lứa tuổi, giới tính, chủng tộc, niềm tin tôn giáo này quả là một nguồn hân hoan và đẹp đẽ tuyệt vời. Người hâm mộ thuộc cùng một cộng đồng khi đội của họ thắng, nhưng cả trong lúc đối diện với thua và thất bại nữa. Họ đứng đàng sau các cầu thủ của họ và tôn trọng cả các cầu thủ lẫn người hâm mộ của đội kia và trọng tài trong một lối chơi đẹp hỗ tương. Đó là những giây phút, những biến cố và tác phong làm cho chúng ta nhận thức được niềm vui, sức mạnh và ý nghĩa của nền thể thao hài hòa. Tuy nhiên, vai trò của khán giả trong thể thao có thể mơ hồ. Trong một số trường hợp, khán giả khinh miệt các cầu thủ đối lập và những người ủng hộ họ hoặc các trọng tài. Hành vi này có thể biến thái thành bạo lực, hoặc bằng lời nói (bằng cách hát những bài hát kỳ thị) hoặc bằng thể lý. Các trận đánh đấm giữa những người hâm mộ cạnh tranh nhau xuất hiện và vi phạm lối chơi đẹp, là lối chơi vốn luôn phải thắng thế trong các biến cố thể thao. Việc đồng hóa quá đáng với một vận động viên hoặc một đội cũng có thể làm trầm trọng thêm sự căng thẳng vốn đã có giữa các nhóm văn hóa, quốc gia hoặc tôn giáo khác nhau. Đôi khi người hâm mộ có thể sử dụng một biến cố thể thao để truyền bá chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, hoặc ý thức hệ cực đoan. Các khán giả nào không tôn trọng các vận động viên cũng có lúc tấn công họ về thể lý hoặc liên tục nhục mạ hoặc bôi lọ họ. Sự thiếu tôn trọng như vậy đôi khi cũng xảy ra đối với các vận động viên thuộc đội của các khán giả giả này lúc đội chơi không khá. Các đội, các hiệp hội và liên đoàn, bất kể ở trường học, ở bình diện ưu tú hoặc trong các môn thể thao chuyên nghiệp, có trách nhiệm đảm bảo để tác phong của khán giả tôn trọng phẩm giá của tất cả những ai tham gia hoặc tham dự các biến cố thể thao.
Kỳ sau: Chương Năm: Giáo hội như người chủ đạo chính
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét