Tờ Financial Times nói về những
tác hại của luật an ninh mạng của Việt Nam
Đặng Tự Do
14/Jun/2018
Luật an ninh mạng Việt Nam nhằm
hạn chế Facebook và Google sẽ buộc các nhóm công nghệ thông tin lưu trữ dữ liệu
của người dùng tại Việt Nam. Diễn biến này đã gây ra mối quan tâm về quyền
riêng tư. Những người biểu tình phản đối một số chính sách của chính phủ, bao gồm
luật internet mới, và những bất bình khác của họ tại Sàigòn, Hà Nội và một số lớn
các tỉnh thành tại Việt Nam.
Quốc Hội Việt Nam đã thông qua một luật áp chế về an ninh mạng trong đó buộc Google, Facebook và các công ty công nghệ khác lưu trữ dữ liệu của họ trong nước. Các nhà chuyên môn trong ngành công nghiệp này cho biết luật mới của Việt Nam sẽ làm tổn hại đến niềm tin của các nhà đầu tư và ngăn chặn sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số tại đất nước này.
Các nhà hoạt động nhân quyền, là những người tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối luật mới này cũng như các vấn đề khác cuối tuần qua, cho biết các điều khoản trong luật mới sẽ cho phép nhà chức trách cộng sản truy cập dữ liệu cá nhân, bí mật theo dõi người dùng và làm xói mòn các quyền tự do phát biểu của người dân vốn dĩ đã bị hạn chế rất nhiều. Luật mới được thông qua hôm thứ Ba 12 tháng 6 với một tỷ số áp đảo gần 87% tại Quốc hội Việt Nam, nơi 96% đại biểu là đảng viên cộng sản.
Luật được gọi là an ninh mạng cấm người sử dụng Internet tại Việt Nam kêu gọi tổ chức các cuộc biểu tình với “mục đích chống nhà nước”. Luật này, chứa đựng những ngôn từ hàm hồ, cấm người dùng Internet không được “bóp méo lịch sử” hoặc “phủ nhận những thành tựu vĩ đại của cách mạng”, không được xúc phạm tình cảm tôn giáo hoặc phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính hoặc chủng tộc.
Các công ty công nghệ nước ngoài, trong đó có nhiều công ty hoạt động từ các cơ sở điều phối toàn khu vực ở Singapore hoặc Hồng Kông, sẽ buộc phải mở văn phòng tại Việt Nam và lưu trữ dữ liệu của họ tại đó. Họ cũng bị buộc phải trao các dữ liệu cá nhân của người dùng cho bộ Nội Vụ theo yêu cầu của nhà nước Việt Nam khi xảy ra các trường hợp người dùng bị cáo buộc là vi phạm luật.
Asia Internet Coalition, một nhóm trong ngành công nghiệp thông tin đại diện cho Facebook, Google và các công ty công nghệ nước ngoài khác, cảnh báo rằng yêu cầu của Việt Nam đòi nội địa hóa dữ liệu và kiềm chế tự do ngôn luận sẽ làm suy yếu đáng kể khả năng của Việt Nam trong việc gia tăng tổng sản phẩm nội địa, thúc đẩy tăng trưởng công ăn việc làm và gia tăng sản xuất trong “cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư” được hướng dẫn bởi công nghệ thông tin.
“Những điều khoản này sẽ dẫn đến những suy yếu nghiêm trọng đối với nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam”, Jeff Paine, giám đốc điều hành của nhóm cho biết.
Luật mới sẽ có hiệu lực từ đầu năm tới. Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội, Võ Trọng Việt, Chủ tịch Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc Hội Việt Nam, cho biết ông ta nhận thức được rằng đòi buộc các công ty phải mở các trung tâm lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam sẽ khiến chi phí của các công ty này gia tăng, gây tác hại đến đầu tư nước ngoài, nhưng ông ta vẫn quyết liệt bảo vệ luật này trên cơ sở những lo ngại về an ninh.
Tuy nhiên, những người chống đối luật này nói uy tín của các công ty công nghệ thông tin sẽ gặp thử thách nếu họ cộng tác với chính sách kiểm duyệt của chính phủ Việt Nam.
Với luật mới này “nhà cầm quyền hiện nay có thể yêu cầu các công ty quản lý internet hay các mạng truyền thông xã hội tiết lộ tất cả thông tin về các tài khoản của người dùng”, luật sư Lê Công Định, một nhà hoạt động chính trị cho biết.
Theo các báo cáo của nhà cầm quyền Việt Nam, kinh tế quốc gia này đã tăng 7,4% trong quý đầu tiên, là một trong những mức tăng nhanh nhất ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, tiếng tăm của Việt Nam như là một quốc gia ổn định chính trị trong vùng cần phải được đánh giá lại sau một loạt các vụ biểu tình trên các đường phố ở một số lớn các thành phố vào hôm Chúa Nhật. Điều này đã dẫn đến một sự nhượng bộ hiếm hoi của nhà cầm quyền Việt Nam. Họ đã phải đồng ý trì hoãn các cuộc thảo luận về luật đặc khu kinh tế cho đến tháng Mười.
Những người biểu tình tin rằng luật đặc khu kinh tế sẽ có lợi cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Nhà cầm quyền đã thông qua luật an ninh mạng, cũng là một mục tiêu khác của những người biểu tình, nhằm bịt miệng các công dân của họ. Tổ chức Ân xá Quốc tế cảnh báo trong tuần này rằng luật mới sẽ biến các công ty công nghệ thông tin thành những “chó săn” cho chính phủ Việt Nam. Không giống như ở Trung Quốc, các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter không bị cấm ở Việt Nam, nên người dân Việt Nam có chút tự do ngôn luận tương đối hơn so với người Trung Quốc.
Tuy nhiên, các công ty internet phải đối mặt với áp lực từ chính phủ để loại bỏ các nội dung nhạy cảm. Các nhà hoạt động Việt Nam đã viết một bức thư ngỏ cho Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành của Facebook, trong đó họ cáo buộc cơ quan truyền thông xã hội này tội hợp tác với nhà nước Việt Nam trong các vi phạm nhân quyền khi loại bỏ các nội dung và hủy bỏ các trương mục theo yêu cầu của nhà cầm quyền Việt Nam. Facebook nói cơ quan này cam kết bảo vệ quyền lợi của người dùng, nhưng đôi khi nó phải loại bỏ hay hạn chế các nội dung vi phạm luật của một quốc gia cụ thể.
Quốc Hội Việt Nam đã thông qua một luật áp chế về an ninh mạng trong đó buộc Google, Facebook và các công ty công nghệ khác lưu trữ dữ liệu của họ trong nước. Các nhà chuyên môn trong ngành công nghiệp này cho biết luật mới của Việt Nam sẽ làm tổn hại đến niềm tin của các nhà đầu tư và ngăn chặn sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số tại đất nước này.
Các nhà hoạt động nhân quyền, là những người tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối luật mới này cũng như các vấn đề khác cuối tuần qua, cho biết các điều khoản trong luật mới sẽ cho phép nhà chức trách cộng sản truy cập dữ liệu cá nhân, bí mật theo dõi người dùng và làm xói mòn các quyền tự do phát biểu của người dân vốn dĩ đã bị hạn chế rất nhiều. Luật mới được thông qua hôm thứ Ba 12 tháng 6 với một tỷ số áp đảo gần 87% tại Quốc hội Việt Nam, nơi 96% đại biểu là đảng viên cộng sản.
Luật được gọi là an ninh mạng cấm người sử dụng Internet tại Việt Nam kêu gọi tổ chức các cuộc biểu tình với “mục đích chống nhà nước”. Luật này, chứa đựng những ngôn từ hàm hồ, cấm người dùng Internet không được “bóp méo lịch sử” hoặc “phủ nhận những thành tựu vĩ đại của cách mạng”, không được xúc phạm tình cảm tôn giáo hoặc phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính hoặc chủng tộc.
Các công ty công nghệ nước ngoài, trong đó có nhiều công ty hoạt động từ các cơ sở điều phối toàn khu vực ở Singapore hoặc Hồng Kông, sẽ buộc phải mở văn phòng tại Việt Nam và lưu trữ dữ liệu của họ tại đó. Họ cũng bị buộc phải trao các dữ liệu cá nhân của người dùng cho bộ Nội Vụ theo yêu cầu của nhà nước Việt Nam khi xảy ra các trường hợp người dùng bị cáo buộc là vi phạm luật.
Asia Internet Coalition, một nhóm trong ngành công nghiệp thông tin đại diện cho Facebook, Google và các công ty công nghệ nước ngoài khác, cảnh báo rằng yêu cầu của Việt Nam đòi nội địa hóa dữ liệu và kiềm chế tự do ngôn luận sẽ làm suy yếu đáng kể khả năng của Việt Nam trong việc gia tăng tổng sản phẩm nội địa, thúc đẩy tăng trưởng công ăn việc làm và gia tăng sản xuất trong “cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư” được hướng dẫn bởi công nghệ thông tin.
“Những điều khoản này sẽ dẫn đến những suy yếu nghiêm trọng đối với nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam”, Jeff Paine, giám đốc điều hành của nhóm cho biết.
Luật mới sẽ có hiệu lực từ đầu năm tới. Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc Hội, Võ Trọng Việt, Chủ tịch Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc Hội Việt Nam, cho biết ông ta nhận thức được rằng đòi buộc các công ty phải mở các trung tâm lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam sẽ khiến chi phí của các công ty này gia tăng, gây tác hại đến đầu tư nước ngoài, nhưng ông ta vẫn quyết liệt bảo vệ luật này trên cơ sở những lo ngại về an ninh.
Tuy nhiên, những người chống đối luật này nói uy tín của các công ty công nghệ thông tin sẽ gặp thử thách nếu họ cộng tác với chính sách kiểm duyệt của chính phủ Việt Nam.
Với luật mới này “nhà cầm quyền hiện nay có thể yêu cầu các công ty quản lý internet hay các mạng truyền thông xã hội tiết lộ tất cả thông tin về các tài khoản của người dùng”, luật sư Lê Công Định, một nhà hoạt động chính trị cho biết.
Theo các báo cáo của nhà cầm quyền Việt Nam, kinh tế quốc gia này đã tăng 7,4% trong quý đầu tiên, là một trong những mức tăng nhanh nhất ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, tiếng tăm của Việt Nam như là một quốc gia ổn định chính trị trong vùng cần phải được đánh giá lại sau một loạt các vụ biểu tình trên các đường phố ở một số lớn các thành phố vào hôm Chúa Nhật. Điều này đã dẫn đến một sự nhượng bộ hiếm hoi của nhà cầm quyền Việt Nam. Họ đã phải đồng ý trì hoãn các cuộc thảo luận về luật đặc khu kinh tế cho đến tháng Mười.
Những người biểu tình tin rằng luật đặc khu kinh tế sẽ có lợi cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Nhà cầm quyền đã thông qua luật an ninh mạng, cũng là một mục tiêu khác của những người biểu tình, nhằm bịt miệng các công dân của họ. Tổ chức Ân xá Quốc tế cảnh báo trong tuần này rằng luật mới sẽ biến các công ty công nghệ thông tin thành những “chó săn” cho chính phủ Việt Nam. Không giống như ở Trung Quốc, các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter không bị cấm ở Việt Nam, nên người dân Việt Nam có chút tự do ngôn luận tương đối hơn so với người Trung Quốc.
Tuy nhiên, các công ty internet phải đối mặt với áp lực từ chính phủ để loại bỏ các nội dung nhạy cảm. Các nhà hoạt động Việt Nam đã viết một bức thư ngỏ cho Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành của Facebook, trong đó họ cáo buộc cơ quan truyền thông xã hội này tội hợp tác với nhà nước Việt Nam trong các vi phạm nhân quyền khi loại bỏ các nội dung và hủy bỏ các trương mục theo yêu cầu của nhà cầm quyền Việt Nam. Facebook nói cơ quan này cam kết bảo vệ quyền lợi của người dùng, nhưng đôi khi nó phải loại bỏ hay hạn chế các nội dung vi phạm luật của một quốc gia cụ thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét