Đức Phanxicô với phái đoàn Chính Thống Nga: Các Giáo Hội Qui Hiệp
không còn là trở ngại cho Đại Kết nữa
Vũ Văn An
04/Jun/2018
Ngày 2 tháng 6 vừa qua, Phòng
Báo Chí của Tòa Thánh đã cho công bố lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
với phái đoàn Chính Thống Giáo Nga, ngày 30 tháng năm, tại Đại Sảnh Phaolô VI,
trước cuộc triều kiến chung ngày 30 tháng 5.
Khi chào mừng phái đoàn, ngài
nói với họ rằng “phong trào qui hiệp (uniatism) như con đường hợp nhất ngày nay
không còn giá trị nữa”. Chủ trương này tuy đã có từ mấy thập niên nay, nhưng được
Đức Phanxicô nhấn mạnh một cách đặc biệt với phái đoàn Chính Thống Nga.
Nhân dịp này, ngài đoan hứa sẽ không can thiệp “vào các vấn đề nội bộ của Giáo Hội Chính Thống Nga cũng như các vấn đề chính trị...Và những người pha mình vào đó là không vâng lời Tòa Thánh”.
Sau đây là nguyên văn lời Đức Phanxicô nói với Phái Đoàn Chính Thống Nga:
Xin cám ơn rất nhiều chuyến viếng thăm của anh chị em, và cả cuộc gặp gỡ này nữa; nó giúp chúng ta rất nhiều trong việc sống đức tin của chúng ta trong hợp nhất và hy vọng cùng sánh bước với nhau. Tôi sung sướng được đi con đường hợp nhất với anh chị em: con đường duy nhất hứa hẹn với chúng ta một điều chắc chắn, vì con đường chia rẽ dẫn chúng ta tới chiến tranh và hủy diệt. Và trước mặt ngài, thưa hiền huynh thân mến, và trước mặt anh chị em tất cả, tôi muốn nhắc lại, một cách đặc biệt, rằng Giáo Hội Công Giáo sẽ không bao giờ cho phép thái độ chia rẽ phát xuất từ người dân của mình. Chúng tôi sẽ không bao giờ tự cho phép mình làm điều đó, tôi không muốn thế. Ở Mạc Tư Khoa, ở nước Nga, chỉ có một Tòa Thượng Phụ: đó là Tòa Thượng Phụ của anh chị em. Chúng ta sẽ không có một tòa thượng phụ nào nữa. Và khi một tín hữu Công Giáo, bất luận là giáo dân, linh mục hay giám mục, phất cờ của Phong Trào Qui Hiệp, một phong trào không còn nữa, nó đã qua đi, thì điều này gây đau đớn cho tôi. Các Giáo Hội hợp nhất với Rôma phải được tôn trọng, nhưng Phong Trào Qui Hiệp như con đường hợp nhất thì ngày nay không còn giá trị nữa. Thay vào đó, tôi được an ủi khi khám phá ra điều này: những bàn tay mở rộng, những ôm hôn huynh đệ, cùng nhau suy nghĩ, và đồng hành. Đại kết được tạo ra bằng việc đồng hành. Chúng ta sánh bước. Một số người nghĩ, một cách không đúng, rằng trước hết phải có thỏa thuận về tín lý, về mọi điểm gây chia rẽ, rồi sau đó, mới đồng hành. Điều này không đúng đối với Đại Kết, vì chúng ta không biết khi nào thỏa thuận mới tới. Có lần tôi nghe một người của Giáo Hội nói, ngài đúng là người của Thiên Chúa, “Con biết ngày nào thỏa thuận về tín lý sẽ được ký kết”. Họ hỏi ngài: “Ngày nào?”, “Ngày sau khi Chúa Kitô trở lại trong vinh quang!” Chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu thần học, làm sáng tỏ các điểm, nhưng trong khi ấy, chúng ta hãy cùng sánh bước với nhau, ta đừng đợi cho các điều này được giải quyết rồi mới sánh bước, không. Chúng ta đồng hành với nhau nhưng làm cả điều này nữa: bước đi trong yêu thương, trong cầu nguyện; như trong điển hình hài tích. Cùng nhau cầu nguyện, cho nhau, trong đối thoại. Điều này rất tốt. Cuộc gặp gỡ với Đức Kirill rất tốt đối với tôi, tôi đã tìm được một người anh em. Và nay, một cách thiêng liêng, chúng ta cùng sánh bước.
Và xin một ít lời nữa trước khi kết thúc. Một lời về lòng tôn trọng của người Công Giáo đối với anh chị em, các anh chị em Chính Thống Nga: Giáo Hội Công Giáo, các Giáo Hội Công Giáo không được can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Giáo Hội Chính Thống Nga, cả các vấn đề chính trị nữa. Đó là thái độ của tôi, và là thái độ của Tòa Thánh hiện nay. Và những người pha mình vào là không vâng lời Tòa Thánh. Điều ấy muốn nói tới chính trị. Điều thứ hai: lòng đạo đức. Điều quan trọng là chúng ta cầu nguyện cho nhau, cả trong lời cầu nguyện riêng nữa. Chúng ta biết các anh chị em mới, và rồi cũng có lời cầu nguyện riêng. Tôi muốn ngỏ với anh chị em điều này: khi tôi gặp Thượng Phụ, sau đó, ngài gửi cho tôi hài tích của Thánh Seraphim. Tôi giữ hài tích này trên giá đêm của tôi, và mỗi đêm, trước khi đi ngủ, và mỗi sáng, khi thức dậy, tôi đều tôn kính hài tích này và cầu nguyện cho sự hợp nhất của chúng ta.
Xin cám ơn anh chị em rất nhiều. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau. Chúng ta hãy chúc lành cho nhau. Chúng ta hãy sánh bước với nhau. Cám ơn anh chị em.
Phong Trào Qui Hiệp đi vào dĩ vãng
Việc Phong Trào Qui Hiệp đi vào dĩ vãng ít nhất đã diễn ra chính thức với công bố chung tháng 6 năm 1993 tại Trường Thần Học Balamand ở Lebanon của Ủy Ban Hỗn Hợp Đối Thoại Thần Học Quốc Tế Giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống.
Công bố chung trên có tên là “Phong Trào Qui Hiệp, phương pháp hợp nhất của quá khứ, và cuộc tìm kiếm hiệp thông trọn vẹn hiện nay”.
Trong thông cáo chung, hai bên long trọng tuyên bố: “Trong tinh thần giáo hội học hiệp thông và vì sự kiện các Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống nhìn nhận nhau là Các Giáo Hội Chị Em, nên đã nhận định rằng, trong cố gắng tái lập hợp nhất, điều có liên hệ là cùng nhau chu toàn ý muốn của Chúa Kitô dành cho những kẻ là môn đệ của Người và kế sách của Thiên Chúa dành cho Giáo Hội của Người, bằng cách cùng nhau tìm kiếm sự thỏa thuận trọn vẹn trong đức tin. Chứ không phải là vấn đề tìm cách khiến người ta từ Giáo Hội này trở sang Giáo Hội khác. Loại hoạt động truyền giáo vừa kể, vốn được gọi là “phong trào qui hiệp”, không thể được chấp nhận cả như một phương pháp để theo lẫn một mô thức hợp nhất được các Giáo Hội chúng ta tìm kiếm.
“Ý thức sự kiện lịch sử các chia rẽ đã gây thương tích trầm trọng cho các ký ức của các Giáo Hội, người Công Giáo và người Chính Thống quyết tâm nhìn về tương lai, với việc hỗ tương nhìn nhận sự cần thiết phải tham khảo và hợp tác minh bạch ở mọi bình diện của đời sống Giáo Hội”.
Trong chính văn kiện chung, công bố cùng ngày, hai bên long trọng tuyên bố ở đoạn 2: Liên quan đến phương pháp vốn gọi là “qui hiệp”, hai bên nhắc lại tuyên bố chung tháng 6 năm 1990 tại Freising rằng “chúng tôi bác bỏ nó như một phương pháp tìm kiếm hợp nhất vì nó đi ngược lại truyền thống chung của các Giáo Hội chúng tôi”.
Nhân dịp này, ngài đoan hứa sẽ không can thiệp “vào các vấn đề nội bộ của Giáo Hội Chính Thống Nga cũng như các vấn đề chính trị...Và những người pha mình vào đó là không vâng lời Tòa Thánh”.
Sau đây là nguyên văn lời Đức Phanxicô nói với Phái Đoàn Chính Thống Nga:
Xin cám ơn rất nhiều chuyến viếng thăm của anh chị em, và cả cuộc gặp gỡ này nữa; nó giúp chúng ta rất nhiều trong việc sống đức tin của chúng ta trong hợp nhất và hy vọng cùng sánh bước với nhau. Tôi sung sướng được đi con đường hợp nhất với anh chị em: con đường duy nhất hứa hẹn với chúng ta một điều chắc chắn, vì con đường chia rẽ dẫn chúng ta tới chiến tranh và hủy diệt. Và trước mặt ngài, thưa hiền huynh thân mến, và trước mặt anh chị em tất cả, tôi muốn nhắc lại, một cách đặc biệt, rằng Giáo Hội Công Giáo sẽ không bao giờ cho phép thái độ chia rẽ phát xuất từ người dân của mình. Chúng tôi sẽ không bao giờ tự cho phép mình làm điều đó, tôi không muốn thế. Ở Mạc Tư Khoa, ở nước Nga, chỉ có một Tòa Thượng Phụ: đó là Tòa Thượng Phụ của anh chị em. Chúng ta sẽ không có một tòa thượng phụ nào nữa. Và khi một tín hữu Công Giáo, bất luận là giáo dân, linh mục hay giám mục, phất cờ của Phong Trào Qui Hiệp, một phong trào không còn nữa, nó đã qua đi, thì điều này gây đau đớn cho tôi. Các Giáo Hội hợp nhất với Rôma phải được tôn trọng, nhưng Phong Trào Qui Hiệp như con đường hợp nhất thì ngày nay không còn giá trị nữa. Thay vào đó, tôi được an ủi khi khám phá ra điều này: những bàn tay mở rộng, những ôm hôn huynh đệ, cùng nhau suy nghĩ, và đồng hành. Đại kết được tạo ra bằng việc đồng hành. Chúng ta sánh bước. Một số người nghĩ, một cách không đúng, rằng trước hết phải có thỏa thuận về tín lý, về mọi điểm gây chia rẽ, rồi sau đó, mới đồng hành. Điều này không đúng đối với Đại Kết, vì chúng ta không biết khi nào thỏa thuận mới tới. Có lần tôi nghe một người của Giáo Hội nói, ngài đúng là người của Thiên Chúa, “Con biết ngày nào thỏa thuận về tín lý sẽ được ký kết”. Họ hỏi ngài: “Ngày nào?”, “Ngày sau khi Chúa Kitô trở lại trong vinh quang!” Chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu thần học, làm sáng tỏ các điểm, nhưng trong khi ấy, chúng ta hãy cùng sánh bước với nhau, ta đừng đợi cho các điều này được giải quyết rồi mới sánh bước, không. Chúng ta đồng hành với nhau nhưng làm cả điều này nữa: bước đi trong yêu thương, trong cầu nguyện; như trong điển hình hài tích. Cùng nhau cầu nguyện, cho nhau, trong đối thoại. Điều này rất tốt. Cuộc gặp gỡ với Đức Kirill rất tốt đối với tôi, tôi đã tìm được một người anh em. Và nay, một cách thiêng liêng, chúng ta cùng sánh bước.
Và xin một ít lời nữa trước khi kết thúc. Một lời về lòng tôn trọng của người Công Giáo đối với anh chị em, các anh chị em Chính Thống Nga: Giáo Hội Công Giáo, các Giáo Hội Công Giáo không được can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Giáo Hội Chính Thống Nga, cả các vấn đề chính trị nữa. Đó là thái độ của tôi, và là thái độ của Tòa Thánh hiện nay. Và những người pha mình vào là không vâng lời Tòa Thánh. Điều ấy muốn nói tới chính trị. Điều thứ hai: lòng đạo đức. Điều quan trọng là chúng ta cầu nguyện cho nhau, cả trong lời cầu nguyện riêng nữa. Chúng ta biết các anh chị em mới, và rồi cũng có lời cầu nguyện riêng. Tôi muốn ngỏ với anh chị em điều này: khi tôi gặp Thượng Phụ, sau đó, ngài gửi cho tôi hài tích của Thánh Seraphim. Tôi giữ hài tích này trên giá đêm của tôi, và mỗi đêm, trước khi đi ngủ, và mỗi sáng, khi thức dậy, tôi đều tôn kính hài tích này và cầu nguyện cho sự hợp nhất của chúng ta.
Xin cám ơn anh chị em rất nhiều. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau. Chúng ta hãy chúc lành cho nhau. Chúng ta hãy sánh bước với nhau. Cám ơn anh chị em.
Phong Trào Qui Hiệp đi vào dĩ vãng
Việc Phong Trào Qui Hiệp đi vào dĩ vãng ít nhất đã diễn ra chính thức với công bố chung tháng 6 năm 1993 tại Trường Thần Học Balamand ở Lebanon của Ủy Ban Hỗn Hợp Đối Thoại Thần Học Quốc Tế Giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống.
Công bố chung trên có tên là “Phong Trào Qui Hiệp, phương pháp hợp nhất của quá khứ, và cuộc tìm kiếm hiệp thông trọn vẹn hiện nay”.
Trong thông cáo chung, hai bên long trọng tuyên bố: “Trong tinh thần giáo hội học hiệp thông và vì sự kiện các Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống nhìn nhận nhau là Các Giáo Hội Chị Em, nên đã nhận định rằng, trong cố gắng tái lập hợp nhất, điều có liên hệ là cùng nhau chu toàn ý muốn của Chúa Kitô dành cho những kẻ là môn đệ của Người và kế sách của Thiên Chúa dành cho Giáo Hội của Người, bằng cách cùng nhau tìm kiếm sự thỏa thuận trọn vẹn trong đức tin. Chứ không phải là vấn đề tìm cách khiến người ta từ Giáo Hội này trở sang Giáo Hội khác. Loại hoạt động truyền giáo vừa kể, vốn được gọi là “phong trào qui hiệp”, không thể được chấp nhận cả như một phương pháp để theo lẫn một mô thức hợp nhất được các Giáo Hội chúng ta tìm kiếm.
“Ý thức sự kiện lịch sử các chia rẽ đã gây thương tích trầm trọng cho các ký ức của các Giáo Hội, người Công Giáo và người Chính Thống quyết tâm nhìn về tương lai, với việc hỗ tương nhìn nhận sự cần thiết phải tham khảo và hợp tác minh bạch ở mọi bình diện của đời sống Giáo Hội”.
Trong chính văn kiện chung, công bố cùng ngày, hai bên long trọng tuyên bố ở đoạn 2: Liên quan đến phương pháp vốn gọi là “qui hiệp”, hai bên nhắc lại tuyên bố chung tháng 6 năm 1990 tại Freising rằng “chúng tôi bác bỏ nó như một phương pháp tìm kiếm hợp nhất vì nó đi ngược lại truyền thống chung của các Giáo Hội chúng tôi”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét