Giải đáp phụng vụ: Các phó tế được xông hương riêng không?
Nguyễn Trọng Đa
05/Jun/2018
Giải đáp của Cha Edward
McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ
của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Dường như một phó tế không bao giờ được xông hương riêng trong Thánh lễ, và Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM) không nói gì về việc xông hương này. Bốn nơi trong Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma nói về các vật dụng phụng vụ và các nhóm người được xông hương, do vai trò riêng biệt của họ trong Thánh lễ, nhưng không có gì rõ ràng nói về phó tế. Thấy phó tế trong Thánh lễ giữ một vai trò khác biệt giữa linh mục và giáo dân, như một thừa tác viên có chức thánh, mặc dù không có dấu ấn linh mục để có thể cử hành Thánh lễ. Đặc biệt, số 178 của Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma nói rằng “Nếu có xông hương, thầy phó tế giúp vị tư tế xông hương lễ phẩm, thánh giá và bàn thờ, sau đó, thầy hoặc một người giúp lễ khác, sẽ xông hương vị tư tế và giáo dân” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang). Liệu có tài liệu nào khác của Hội Thánh có thể giúp làm sáng tỏ sự thực hành này, tức là không xông hương cho phó tế trong Thánh Lễ không? Lý do cho câu hỏi này xuất hiện trong con là sự việc xảy ra trong một Thánh Lễ, khi một thầy phó tế, người đã xông hương cho các Giám mục, linh mục và các tín hữu, lập luận rằng đáng lẽ thầy xông hương cho các phó tế hiện diện trước khi xông cho các tín hữu, sau khi xông cho các Giám mục và linh mục, bởi vì họ là các phó tế vĩnh viễn và họ chia sẻ trong thừa tác có chức thánh của Hội Thánh, và vì thế họ cũng nên được xông hương tách biệt với các tín hữu. Con nghĩ điều đó không đúng cho thầy phó tế muốn có sự thay đổi cho những gì người ta đã quen làm, nhưng con tự hỏi liệu chúng ta có lý do thần học nào ủng hộ truyền thống này chăng? Lý do của thầy phó tế muốn có sự phân biệt giữa các phó tế vĩnh viễn và phó tế chuyển tiếp là rằng các phó tế chuyển tiếp không được xông hương, bởi vì các thầy này đang trên đường trở thành linh mục, trong khi thật là đúng để xông hương cho các phó tế vĩnh viễn, bởi vì họ sẽ không là linh mục. Lập luận này đặt ra một sự phân biệt trong sứ vụ của phó tế, trong điều họ muốn nhắm tới, chứ không phải là đặc tính xác định vai trò của họ trong Thánh lễ. Thật là tuyệt vời khi chúng con đọc câu trả lời của cha cho các vấn đề khó này. - R. O., Torit, Nam Sudan.
Đáp: Tôi xin trả lời câu hỏi thứ hai của bạn trước đã. Không hề có sự phân biệt phụng vụ nào giữa các phó tế vĩnh viễn và phó tế chuyển tiếp. Cả hai đều là giáo sĩ đầy đủ, cả hai đều thực hiện các vai trò phụng vụ giống nhau, và tuân theo các cử chỉ nghi thức như nhau.
Có thể có một vài sự khác biệt, ngoài khung cảnh phụng vụ chặt chẽ, liên quan đến các khía cạnh, chẳng hạn mức độ buộc đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ, và sử dụng y phục giáo sĩ, nhưng các khác biệt này không ảnh hưởng đến địa vị của họ liên quan đến chức thánh, hoặc như là giáo sĩ.
Tôi có thể nói rằng Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma không nói đến việc xông hương cho phó tế, bởi vì lý do đơn giản là rằng văn kiện này mô tả trước tiên mọi cử hành trong một khuôn khổ giáo xứ, mà trong đó không có một hoặc hai phó tế phụ lễ.
Trong trường hợp này, không có gì được nói về việc xông hương cho phó tế, bởi vì, trong hầu hết các tình huống, phó tế là người làm việc xông hương. Sau khi vị chủ lễ được xông hương, các vị đồng tế, nếu hiện diện, sẽ được xông hương chung như là một nhóm.
Tình huống được mô tả bởi bạn đọc này là một Thánh Lễ đồng tế đông người, với Giám mục, nhiều linh mục và các phó tế hiện diện. Điều này có thể có nghĩa rằng một vài phó tế sẽ thực hiện thừa tác của họ trong Thánh lễ, trong khi các phó tế khác có mặt như là giáo sĩ, hoặc chỉ trợ giúp lúc cho tín hữu rước lễ mà thôi.
Trong tình huống này, cuốn sách tham khảo không phải là Sách lễ Rôma, nhưng là Sách Lễ Nghi Giám Mục.
Sách Lễ Nghi Giám Mục nói chi tiết hơn, mặc dù sách này thậm chí không nói đến sự hiện diện của nhiều phó tế. Điều này có lẽ bởi vì nó tập trung vào các phó tế thực thi một thừa tác phụng vụ trong Thánh lễ, và bởi vì khả năng có nhiều phó tế hiện diện tại một nơi là tương đối mới trong Hội Thánh.
Số 96 của Sách Lễ Nghi Giám Mục:
“96. Giám Mục khi ở bàn thờ hay ở Tòa thì đứng mà nhận xông hương và không đội mũ mitra, trừ khi đang đội sẵn.
“Phó tế xông hương cho các vị đồng tế chung một lần. Sau cùng Phó tế xông hương cho dân chúng từ một chỗ đứng thích hợp hơn cả. Nếu có các kinh sĩ không đồng tế hoặc cộng thể ở trong kinh hội thì được xông hương cùng một trật với dân chúng, trừ khi cách xếp đặt nơi chốn bảo phải làm thế khác.
“Điều này cũng áp dụng cho các Giám Mục, nếu cùng hiện diện ở đó” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Mặc dù các thầy phó tế không được nhắc đến cách đặc biệt, các người có mặt mà không đồng tế sẽ ở trong một tình hình tương tự với các kinh sĩ không đồng tế hoặc cộng thể ở trong kinh hội. Do đó, lựa chọn hợp lý sẽ là xông hương cho họ chung với các tín hữu.
Bởi vì việc xông hương này cũng là cho Giám mục có thể hiện diện ở đó mà không đồng tế, nên khó có thể giải thích được như là không xông hương cho bậc phó tế.
Thật cũng là hợp lý khi không xông hương riêng cho các phó tế phụ lễ, sau khi xông hương cho các vị đồng tế. Thường sẽ chỉ có một hoặc hai phó tế, và họ có lẽ đang đứng bên cạnh Giám mục và đã có mặt khi Ngài được xông hương.
Cuối cùng, nếu một Thánh Lễ đồng tế là quá đông, đến nỗi các vị đồng tế đứng hết cả khu cung thánh và còn thêm vài dãy ghế đầu nữa, sẽ không có việc xông hương riêng cho các giáo sĩ. Lúc ấy, tất cả mọi người hiện diện được xông hương, sau khi vị chủ tế đã được xông hương. (Zenit.org 5-6-2018)
Hỏi: Dường như một phó tế không bao giờ được xông hương riêng trong Thánh lễ, và Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM) không nói gì về việc xông hương này. Bốn nơi trong Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma nói về các vật dụng phụng vụ và các nhóm người được xông hương, do vai trò riêng biệt của họ trong Thánh lễ, nhưng không có gì rõ ràng nói về phó tế. Thấy phó tế trong Thánh lễ giữ một vai trò khác biệt giữa linh mục và giáo dân, như một thừa tác viên có chức thánh, mặc dù không có dấu ấn linh mục để có thể cử hành Thánh lễ. Đặc biệt, số 178 của Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma nói rằng “Nếu có xông hương, thầy phó tế giúp vị tư tế xông hương lễ phẩm, thánh giá và bàn thờ, sau đó, thầy hoặc một người giúp lễ khác, sẽ xông hương vị tư tế và giáo dân” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang). Liệu có tài liệu nào khác của Hội Thánh có thể giúp làm sáng tỏ sự thực hành này, tức là không xông hương cho phó tế trong Thánh Lễ không? Lý do cho câu hỏi này xuất hiện trong con là sự việc xảy ra trong một Thánh Lễ, khi một thầy phó tế, người đã xông hương cho các Giám mục, linh mục và các tín hữu, lập luận rằng đáng lẽ thầy xông hương cho các phó tế hiện diện trước khi xông cho các tín hữu, sau khi xông cho các Giám mục và linh mục, bởi vì họ là các phó tế vĩnh viễn và họ chia sẻ trong thừa tác có chức thánh của Hội Thánh, và vì thế họ cũng nên được xông hương tách biệt với các tín hữu. Con nghĩ điều đó không đúng cho thầy phó tế muốn có sự thay đổi cho những gì người ta đã quen làm, nhưng con tự hỏi liệu chúng ta có lý do thần học nào ủng hộ truyền thống này chăng? Lý do của thầy phó tế muốn có sự phân biệt giữa các phó tế vĩnh viễn và phó tế chuyển tiếp là rằng các phó tế chuyển tiếp không được xông hương, bởi vì các thầy này đang trên đường trở thành linh mục, trong khi thật là đúng để xông hương cho các phó tế vĩnh viễn, bởi vì họ sẽ không là linh mục. Lập luận này đặt ra một sự phân biệt trong sứ vụ của phó tế, trong điều họ muốn nhắm tới, chứ không phải là đặc tính xác định vai trò của họ trong Thánh lễ. Thật là tuyệt vời khi chúng con đọc câu trả lời của cha cho các vấn đề khó này. - R. O., Torit, Nam Sudan.
Đáp: Tôi xin trả lời câu hỏi thứ hai của bạn trước đã. Không hề có sự phân biệt phụng vụ nào giữa các phó tế vĩnh viễn và phó tế chuyển tiếp. Cả hai đều là giáo sĩ đầy đủ, cả hai đều thực hiện các vai trò phụng vụ giống nhau, và tuân theo các cử chỉ nghi thức như nhau.
Có thể có một vài sự khác biệt, ngoài khung cảnh phụng vụ chặt chẽ, liên quan đến các khía cạnh, chẳng hạn mức độ buộc đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ, và sử dụng y phục giáo sĩ, nhưng các khác biệt này không ảnh hưởng đến địa vị của họ liên quan đến chức thánh, hoặc như là giáo sĩ.
Tôi có thể nói rằng Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma không nói đến việc xông hương cho phó tế, bởi vì lý do đơn giản là rằng văn kiện này mô tả trước tiên mọi cử hành trong một khuôn khổ giáo xứ, mà trong đó không có một hoặc hai phó tế phụ lễ.
Trong trường hợp này, không có gì được nói về việc xông hương cho phó tế, bởi vì, trong hầu hết các tình huống, phó tế là người làm việc xông hương. Sau khi vị chủ lễ được xông hương, các vị đồng tế, nếu hiện diện, sẽ được xông hương chung như là một nhóm.
Tình huống được mô tả bởi bạn đọc này là một Thánh Lễ đồng tế đông người, với Giám mục, nhiều linh mục và các phó tế hiện diện. Điều này có thể có nghĩa rằng một vài phó tế sẽ thực hiện thừa tác của họ trong Thánh lễ, trong khi các phó tế khác có mặt như là giáo sĩ, hoặc chỉ trợ giúp lúc cho tín hữu rước lễ mà thôi.
Trong tình huống này, cuốn sách tham khảo không phải là Sách lễ Rôma, nhưng là Sách Lễ Nghi Giám Mục.
Sách Lễ Nghi Giám Mục nói chi tiết hơn, mặc dù sách này thậm chí không nói đến sự hiện diện của nhiều phó tế. Điều này có lẽ bởi vì nó tập trung vào các phó tế thực thi một thừa tác phụng vụ trong Thánh lễ, và bởi vì khả năng có nhiều phó tế hiện diện tại một nơi là tương đối mới trong Hội Thánh.
Số 96 của Sách Lễ Nghi Giám Mục:
“96. Giám Mục khi ở bàn thờ hay ở Tòa thì đứng mà nhận xông hương và không đội mũ mitra, trừ khi đang đội sẵn.
“Phó tế xông hương cho các vị đồng tế chung một lần. Sau cùng Phó tế xông hương cho dân chúng từ một chỗ đứng thích hợp hơn cả. Nếu có các kinh sĩ không đồng tế hoặc cộng thể ở trong kinh hội thì được xông hương cùng một trật với dân chúng, trừ khi cách xếp đặt nơi chốn bảo phải làm thế khác.
“Điều này cũng áp dụng cho các Giám Mục, nếu cùng hiện diện ở đó” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Mặc dù các thầy phó tế không được nhắc đến cách đặc biệt, các người có mặt mà không đồng tế sẽ ở trong một tình hình tương tự với các kinh sĩ không đồng tế hoặc cộng thể ở trong kinh hội. Do đó, lựa chọn hợp lý sẽ là xông hương cho họ chung với các tín hữu.
Bởi vì việc xông hương này cũng là cho Giám mục có thể hiện diện ở đó mà không đồng tế, nên khó có thể giải thích được như là không xông hương cho bậc phó tế.
Thật cũng là hợp lý khi không xông hương riêng cho các phó tế phụ lễ, sau khi xông hương cho các vị đồng tế. Thường sẽ chỉ có một hoặc hai phó tế, và họ có lẽ đang đứng bên cạnh Giám mục và đã có mặt khi Ngài được xông hương.
Cuối cùng, nếu một Thánh Lễ đồng tế là quá đông, đến nỗi các vị đồng tế đứng hết cả khu cung thánh và còn thêm vài dãy ghế đầu nữa, sẽ không có việc xông hương riêng cho các giáo sĩ. Lúc ấy, tất cả mọi người hiện diện được xông hương, sau khi vị chủ tế đã được xông hương. (Zenit.org 5-6-2018)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét